1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

du lịch hồ phú ninh, quảng nam

43 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 578,5 KB

Nội dung

Đặc biệt, hình ảnh Phú Ninh - một vùng đất giàu truyền thống cách mạng với những di tích lịch sử đáng tự hào, nơi có hồ Phú Ninh - một điểm xanh lý tưởng để nghĩ dưỡng, nơi từng có mỏ và

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Như sự xắp xếp kỳ diệu của đất trời, với trí tuệ và sức mạnh phi thường, con người đã chinh phục thiên nhiên, khai thác những bí ẩn, hoang sơ của núi đồi, biến một vùng quê bán sơn địa xưa kia thành một lòng hồ mênh mông thơ mộng

Phú Ninh - tên gọi của một làng quê nhỏ nằm trên bờ sông Quán của mảnh đất

Hà Đông xưa giờ đây đã đổi khác Đặc biệt, hình ảnh Phú Ninh - một vùng đất giàu truyền thống cách mạng với những di tích lịch sử đáng tự hào, nơi có hồ Phú Ninh - một điểm xanh lý tưởng để nghĩ dưỡng, nơi từng có mỏ vàng Đông Dương nổi tiếng một thời đang được nhiều du khách biết đến Và những lo toan của cuộc sống đời thường sẽ lắng xuống nhường chỗ cho sự thư giãn, thoả mái khi du khách đặt chân đếnvới mảnh đất này Đến Phú Ninh, du khách còn có cảm giác gần gũi, trải lòng mình với nhịp sống bình yên ở từng thôn xóm

Hồ Phú Ninh nằm cách trung tâm thị xã Tam Kỳ 7km về phía Tây Nam Códiện tích mặt nước 3,433 ha, với 30 đảo và bán đảo nhỏ xinh đẹp Công trình đượckhởi công xây dựng vào năm 1997 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng Đây làmột trong những đại công trình thuỷ nông lớn nhất toàn quốc Hồ Phú Ninh có diệntích tổng thể là 23,409ha (nằm trong lãnh thổ huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh).Trong đó diện tích mặt nước 3,433 ha Hồ nước được ngăn bởi đập chính thuộc TamXuân, ba đập phụ gồm:

+ Đập Tràn thuộc Tam Xuân (gần đập chính)

+ Đập Dương Lâm thuộc Tam Dân

+ Đập Tư Yên thuộc Tam Đại

Sau khi chặn dòng, những núi đồi ngày xưa trở thành những hòn đảo nổi mượtxanh, thơ mộng với những tên gọi dân dã như đảo Ông Sơ, đảo Khỉ, đảo Rùa, đảo Su,đảo 61, hố Khế, hố Ba Trăng

Từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ như một chảo nước khổng lồ với nhiều ốc đảo,được bao bọc bởi những dãy núi, những bờ đê và những cánh rừng xanh tốt Bằngchiếc thuyền con, du khách có thể dạo chơi quanh các ốc đảo, chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ nhưng cũng thật hùng vĩ giữa một màu xanh bạt ngàn của núi rừng Tronglòng thung lũng Chấp Trà, giữa mặt hồ yên tĩnh có một mạch nguồn nước khoáng lộthiêng, có công dụng chữa được nhiều căn bệnh về cơ khớp, gan, mật, tiêu hoá…

Ngoài các lợi thế để phát triển thuỷ điện, thuỷ sản, thuỷ lợi, nông lâm nghiệp,cung cấp nước sinh hoạt, hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng Nơiđây có hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ trong lòng hồ đang chờ du khách khám phá với nhiều

Trang 2

hang động, rừng nguyên sinh Vùng có khí hậu trong lành với nhiệt độ trung bình hằngnăm 26,40 C Hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, có mỏ nước khoáng nóng

có giá trị cao

Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vùng còn có tài nguyên du lịchnhân văn phong phú Trước hết phải kể đến một lịch sử chống thực dân Pháp và đếquốc Mỹ của người dân với những địa điểm nổi tiếng như Đồi Đá Đen, Đảo 61… Bêncạnh đó là sự có mặt của dân tộc Cor với nhiều phong tục tập quán, lễ hội, văn hoá đặcsắc, hay các làng nghề truyền thống như mộc Văn Hà, đan lát Tam Vinh, đan mây treTam Thành Cùng với công trình Đại thuỷ nông Phú Ninh, vùng hồ Phú Ninh là mộtđiểm du lịch có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh,tham quan, nghiên cứu, thể thao… Nơi đây đang thực sự là một điểm đến hấp dẫnkhách du lịch gần xa tìm đến

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh vẫnchưa khai phá tương xứng với tiềm năng của nó Cơ sở vật chất hạ tầng còn nghèonàn, chưa có các sản phẩm du lịch độc đáo đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch ngàycàng cao Đội ngũ nhân viên phục viên chưa chuyên nghiệp, thiếu các công trình phục

vụ du lịch làm hạn chế một lượng khách du lịch khá lớn

Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài “Đánh giá tiềm năng – xây dựng giải pháp pháttriển du lịch vùng hồ Phú Ninh” để làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp Đề tài này phântích, đánh giá giá trị du lịch của khu du lịch vùng hồ Hồ Phú Ninh và qua đó đưa ramột số giải pháp về phát triển du lịch Hồ Phú Ninh, góp phần đưa du lịch Phú Ninhnói riêng và Quảng Nam nói chung phát triển trong tương lai

II Mục tiêu của đề tài

Trên cơ sở phân tích đánh giá các nguyên nhân, thực trạng khai thác vùng hồPhú Ninh Đề tài này nhằm mục tiêu là: Phát triển du lịch Phú Ninh tạo ra động lực mới cho du lịch phía Nam của tỉnh phát triển, tăng thu nhập cho xã hội, cộng đồng dân

cư, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân địa phương

III Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu toàn bộ khu du lịch vùng hồ Phú Ninh và những vấn đề lịch sử, vănhoá xã hội

Đề tài được thực hiện trong 1 tháng

Đối tượng cụ thể: Đánh giá tiềm năng - xây dựng giải pháp phát triển du lịchvùng hồ Phú Ninh

Trang 3

IV Lịch sử nghiên cứu

Có nhiều sách báo, các công trình nghiên cứu về hồ Phú Ninh như: Di tích vàdanh thắng Quảng Nam (Sở văn hoá thông tin Quảng Nam, 2002,Tam Kỳ) Đề án pháttriển du lịch Phú Ninh đến 2015 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Hồ PhúNinh Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu nghiên cứu đánhgiá tiềm năng và xây dựng các giải pháp phù hợp cho phát triển du lịch vùng hồ PhúNinh

V Điểm mới của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến vùng hồ Phú Ninh

Đề tài này đánh giá được tiềm năng du lịch hồ Phú Ninh và xây dựng một số giải phápmới bên cạnh những giải pháp đã nêu trong các đề tài đã nghiên cứu nhằm góp phầnđưa du lịch Phú Ninh phát triển trong tương lai

VI Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp quan sát

2 Phương pháp miêu tả

3 Phương pháp nghiên cứu tư liệu

4 Phương pháp điền giải

5 Phương pháp phân tích tổng hợp

VII Bố cục của đề tài

A Phần mở đầu

I Lý do chọn đề tài

II Mục tiêu của đề tài

III Đối tượng phạm vi nghiên cứu

IV Lịch sử nghiên cứu

V Điểm mới của đề tài

VI Phương pháp nghiên cứu

B Phần nội dung

Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương II Đánh giá tiềm năng du lịch vùng hồ Phú Ninh

Chương III Xây dựng các giải pháp phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh

C Phần kết luận

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I Các khái niệm liên quan

1 Khái niệm về du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp Do vậy, các tổ chức quốc tế về du lịch, cácnhà nghiên cứu du lịch, tiếp cận du lịch từ những góc độ khác nhau đã đưa ra các kháiniệm khác nhau

Theo quan niệm của người phương Tây thì du lịch là một chuyến du ngoạn,tuân theo một chương trình nhất định cũng không vì mục đích sinh lợi Như vậy nhucầu đích thực của du khách là muốn thưởng ngoạn, thẩm nhặn những giá trị vật chất vàtinh thần tại điểm du lịch

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam “Du lịch là hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi lưu trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhucầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

Theo hội thống kê du lịch tại Canada 1991 “Du lịch là các hoạt động của conngười đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơnkhoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định”

Ở khía cạnh khác, du lịch với tư cách là đối tượng nghiên cứu của môn du lịchhọc, khái niệm du lịch phải phản ánh được các mối quan hệ bên trong làm cơ sở choviệc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó

Theo du lịch học thì “Du lịch là tổng thể của những hiện tượng và mối quan hệphát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau từ khách du lịch, những nhà kinh doanh,chính quyền sở tại và cộng động dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữkhách du lịch

Theo tiến sĩ Trần Nhoãn cho rằng : Du lịch là một quá trình của con người rờikhỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thấm nhuần các giá trịvăn hoá vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ so với quê hương không nhằmmục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền

Như vậy,du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quanvới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đíchnghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức vănhoá hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hoá

2 Khái niệm về khu du lịch

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiênnhiên, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm thoã mãn nhu cầu đa dạng của khách dulịch, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường

Trang 5

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá lịch sử cùng các thành phầncủa chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra cácdịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ cũng như khả nănglao động và sức khoẻ của con người

II Đặc điểm của hoạt động du lịch

Hoạt động của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, kinh tế và thời gian rỗicủa du khách

1 Lứa tuổi

Hiện nay, nhu cầu du lịch ngày càng phát triển và nó trở nên hấp dẫn đối vớimọi lứa tuổi

Du lịch của những người cao tuổi

Du lịch của những người trung niên

Du lịch của tầng lớp thanh niên

Du lịch của tầng lớp thiếu niên và trẻ em

Về mặt sinh học, điều kiện sức khoẻ, tính hoạt động và khả năng chịu đựng củacác lớp người này có sự khác biệt Thiếu niên, thanh niên luôn có nhu cầu vận động.Tầng lớp trung niên kém nhanh nhẹn và người cao tuổi thể hiện sức ỳ lớn

Về mặt khả năng chi trả, có thể đại đa số những người trung niên có khả năngchi trả cao hơn các tầng lớp khác Thiếu niên, thanh niên còn phụ thuộc vào kinh tế giađình nên khả năng chi trả thấp, còn người cao tuổi chi trả ở mức trung bình

2 Kinh tế

Là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch Du lịch chỉ có thể phát triển khimức sống (vật chất và tinh thần) của con người đạt đến trình độ nhất định Không cóthu nhập của cá nhân và xã hội cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi – du lịch.Nhìn chung ở những nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập tính bình quân theo đầungười cao thì nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ

Cùng với việc tăng mức thu nhập thực tế, các điều kiện sống khác liên tục đượccải thiện góp phần phát triển rộng rãi hoạt động du lịch, tăng cường tính cơ động củanhân dân trong quá trình nghỉ ngơi - giải trí

3 Thời gian rỗi

Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người không

có thời gian rỗi Nó thực sự trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động dulịch

Thời gian rỗi là thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó diễn ra các hoạt độngnhằm khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần của con người Số thời gian rỗinhiều hay ít phụ thuộc vào năng suất lao động của quan hệ sản xuất của dân cư Nguồn

Trang 6

quan trọng nhất làm tăng thời gian rỗi là giảm độ dài tuần làm việc và giảm thời giancông việc nội trợ Để phát triển du lịch trong nước, điều kiện quan trọng đặc biệt là cónhiều thời gian rỗi vào cuối tuần Bằng cách này người lao động có tổng số ngày nghỉcác loại (cuối tuần, phép) chiếm khoảng 1/3 thời gian trong năm (130 – 133 ngày) Cóthể coi đây là nhân tố rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch dài ngày.

III Đặc điểm các loại hình du lịch

IV Vai trò du lịch đối với nền kinh tế và đời sống xã hội nói chung

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã và đang trở thành nhu cầukhông thể thiếu được trong đời sống văn hoá xã hội và phát triển mạnh mẽ với tư cáchnhư một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, cùng với xuthế du lịch phát triển mạnh của thế giới, Đảng và nhà nước ta cũng đã xác định pháttriển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn

Về kinh tế, du lịch góp phần làm tăng tổng sản phẩm trong nước Ở nước ta thunhập từ du lịch nhìn chung tăng lên Trong những năm vừa qua, tuy trải qua nhiềuthăng trầm do những nguyên nhân khác nhau nhưng ngành du lịch đã đạt được nhữngthành tựu rất đáng tự hào

Tiếp theo, du lịch luôn có vai trò xã hội quan trọng Nó tạo thêm việc làm chongười lao động và phần nào giải quyết nhu cầu việc làm cho nhân dân

Về mặt xã hội, thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấntượng và cảm xúc với thiên nhiên, đồng thời góp phần mở mang kiến thức, đáp ứnglòng ham hiểu biết về thiên nhiên và xã hội

Du lịch còn là “giấy thông hành của hoà bình”, là phương tiện giáo dục lòngyêu quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Du lịch làm cho con

Trang 7

người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán của dântộc.

Hơn thế, du lịch còn góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc,bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên xã hội

Có thể nói, hoà trong sự phát triển chung của đất nước, du lịch đã đóng góp rấtlớn vào việc tạo dựng hình ảnh của một đất nước trong mọi lĩnh vực, hoà nhập vào sựphát triển chung của toàn thế giới

V Vai trò của du lịch đối với Quảng Nam nói riêng

Trong những năm qua, bức tranh kinh tế Quảng Nam đã có những chuyển biếnkhá ấn tượng Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh

tế xã hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Một trongnhững thành công là tỉnh đã thúc đẩy các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tíchcực: tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế ngành Công nghiệp - Dịch vụ tăng khá, từ 52,4% lênhơn 60% Cùng với sự phát triển chung của kinh tế của tỉnh, ngành du lịch cũng đã cónhững bước phát triển không ngừng Là một tỉnh nằm ở trung độ của Việt Nam, cách

Hà Nội 860km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865km về phía Nam Lại cólợi thế nằm trong vùng trọng điểm du lịch của cả nước, với vị trí trung độ của đấtnước, giao điểm giữa 2 vùng kiến tạo địa lý, giao thoa 2 miền khí hậu Bắc - Nam, địahình đa dạng với núi, trung du, đồng bằng ven biển cùng với những ưu thế về bề dàylịch sử, văn hoá, con người, danh thắng tạo cho Quảng Nam tiềm năng lớn để pháttriển du lịch Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hoá, truyền thống lịch sửcủa Quảng Nam là tài nguyên vô cùng quý giá tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Namphát triển mạnh ngành du lịch Trong những năm gần đây, tốc độ tăng bình quân giaiđoạn 2001 -2005 về lượt khách là 26,6 %, tăng trưởng doanh thu hằng năm 36,7%, tạoviệc làm cho hơn 7500 lao động mỗi năm Nhiều khu du lịch đạt chất lượng quốc tế,trong 2 năm trở lại đây, tỉnh ta thu hút mỗi năm 1 triệu lượt khách đến tham quan, lưutrú, nhiều dự án đầu tư du lịch đã và đang hoạt động có hiệu quả

Bên cạnh đó, tỉnh xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vị tríquan trọng trong quá trình đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH của tỉnh, đóng góp vai tròquan trọng trong việc tăng tỉ trọng GDP của tỉnh Có thể nói, du lịch phát triển đã làmthay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh: Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, vốn đầu

tư trong và ngoài nước đối với Quảng Nam tăng cao, du lịch phát triển còn tạo ranhiều cơ hội việc làm, giải quyết được phần lớn nhu cầu việc làm cho nhân dân Chính

vì thế mà Ban thường vụ tỉnh uỷ đã có nghị quyết 09/NQ – TU, UBND Tỉnh ban hành

đề án phát triển du lịch Quảng Nam đến 2015, xác định phát triển du lịch là một trongnhững định hướng quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Trang 8

Là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính đa ngành, liên vùng, du lịch phát triển

sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tạo ra khả năng tiêu thụhàng hoá tại chỗ, thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, khôi phục các làngnghề truyền thống, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu với các tỉnhkhác, đồng thời góp phần bảo vệ các tài nguyên nhân văn và sinh thái của địa phương

Du lịch ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnhQuảng Nam Trên cơ sở những kết quả đã đạt được của tỉnh tạo tiền đề thuận lợi cho

du lịch Phú Ninh phát triển trong tương lai

Trang 9

Chương 2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH VÙNG HỒ PHÚ NINH

I Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1 Các đặc trưng cơ bản của Hồ Phú Ninh

Vùng hồ Phú Ninh có vị trí như sau:

- Phía Bắc là các xã Tam Dân, Tam Đại, Tam Thái, Tam Xuân

- Phía Đông là các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Thạnh và Tam Sơn

- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi

- Phía Tây là các xã Tam Dân, Tam Lãnh

Vị trí như trên tạo điều kiện cho vùng thu hút khách du lịch từ các nơi lân cậnđến tham quan, nhất là khách du lịch vốn là các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nướcđang triển khai các dự án khai thác mỏ vàng Bông Miêu, khu kinh tế mở Chu Lai, khucông nghiệp Dung Quất, đến tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần

Đây là điều kiện thuận lợi giúp du lịch hồ Phú Ninh ngày càng phát triển, tăngnhanh nguồn thu cho vùng

3 Địa hình

- Vùng hồ Phú Ninh có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình 100 – 300m, cómột số đỉnh núi cao 500-700m Độ dốc trung bình trên 100, mặt bằng nghiêng theohướng Tây, Tây Nam, Bắc, Đông Bắc tạo vùng thung lũng lòng chảo Phú Ninh

- Phía Nam là vùng núi liên hoàn với các vùng núi của Quảng Ngãi, có nhiềuđỉnh cao, độ dốc lớn (16 - 450) làm địa hình chia cắt mạnh, xuất hiện nhiều cảnh đẹp,

có giá trị tham quan rất lớn

Trang 10

- Phía Bắc và Tây Bắc đồi núi thấp, dạng từng đồi bát úp, độ dốc nhỏ 250) tạo nhiều thung lũng bằng và rộng quanh lòng chảo Phú Ninh.

(110-Với đặc điểm địa hình bị chia cắt với nhiều cảnh đẹp tạo nhiều thuận lợi chovùng phát triển loại hình du lịch leo núi, tham quan

4 Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu Nam Trung Bộ, khu vực nghiên cứu có khí hậu mùaĐông không lạnh, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm đều nhỏ Một năm chia làm 2mùa khô, ẩm phù hợp với mùa gió tương phản nhau, làm vùng có lượng mưa khá lớn

Theo số liệu thực đo tại trạm Tam Kỳ tổng kết trong nhiều năm khí hậu có cácđặc trưng cơ bản như sau:

+ Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm: 25,60C

- Nhiệt độ tối cao trung bình: 29,70C

- Nhiệt độ tối thấp trung bình: 22,70C

- Biên độ nhiệt trung bình tháng: 70C

+ Độ ẩm:

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng năm 82% trong thời kỳ từ tháng 9 đếntháng 10 độ ẩm tương đối đạt từ 82-88% Từ tháng 4 - 9 độ ẩm trung bình thángchỉ đạt 75-81%

+ Gió Tây khô nóng: gió Tây Nam khô nóng xuất hiện vào tháng 5 (tháng 8,

mỗi tháng có từ 10-15 ngày khô nóng)

Khí hậu là một trong những điều kiện để phát triển du lịch, song đây là mộttrong những vùng có khí hậu khắc nghiệt, “nắng lắm, mưa nhiều”, mưa bão, hạn hán…

là những yếu tố thời tiết gây nhiều khó khăn cho vùng, bắt buộc các nhà quản lý cầnđưa ra nhiều giải pháp, nhằm nhanh chóng khắc phục để đẩy mạnh các hoạt động dulịch

Trang 11

5 Sinh vật

5.1 Động vật

Khu du lịch hồ Phú Ninh là vùng sinh thái đa dạng có tổng diện tích trên 23ngàn ha, trong đó diện tích mặt hồ là 3,433 ha cùng với 30 đảo nhỏ và bán đảo xinhđẹp Bao quanh lòng hồ là những núi non, hồ, suối thơ mộng, những rừng phi lao,bạch đàn, thông ca-ri-bê tươi tốt với màu xanh bất tận Nơi đây có hệ động thực vật vôcùng phong phú gồm nhiều loài chim, 34 loài thú, thiên nhiên đặc sắc, không khí tinhkhiết, non nước hữu tình, 26 loài bò sát và 14 loài động thực vật được ghi vào sách đỏ

Động vật có ba nhóm động vật chính: động vật có xương sống ở cạn, động vậtthuỷ sinh, động vật không xương sống ở cạn Giá trị nguồn tài nguyên đáng kể ở đây

là nhóm động vật có xương sống ở cạn Tuy số loài không nhiều, song hệ động vậtvùng hồ Phú Ninh khá phong phú và có giá trị cao

Động vật quý hiếm có 14 loài như Khỉ mặt đỏ, chó Sói đỏ, Gấu ngựa Sốlượng các loại này còn ít cần phải bảo vệ nguồn gen quý hiếm, tạo nên sự đa dạng sinhvật

Vùng còn có các loại động vật dùng làm khai thác làm thực phẩm, đặc sản vàsản phẩm dược liệu, tạo sự đa dạng về ẩm thực của vùng, mang lại sức hấp dẫn cho dukhách

Với các loại động vật cảnh, là những loại có hình dạng, màu sắc đẹp, giọng hóthay… có thể khai thác hoạt động du lịch tham quan, nghiên cứu

Nhìn chung, động vật ở khu du lịch sinh thái vùng hồ Phú Ninh đa dạng vàphong phú, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch phục vụnhu cầu của khách du lịch như: du lịch săn bắn, du lịch nghiên cứu…

+ Cá

Hồ Phú Ninh bao gồm cá tự nhiên và cá nuôi thả, chủ yếu là họ các chép có sốlượng loài và khối lượng lớn nhất, cơ cấu đàn cá nuôi có cá Mè, cá Trắm, cá Trôi…,sản lượng khai thác cá thấp 50 tấn/năm, lượng thất thoát khá lớn, sản lượng ngày cànggiảm

+ Động vật đáy

Chủ yếu là nhóm Trai Ốc, biểu thị đặc tính phong phú về tiềm năng nguồn lợinhóm thân mềm hơn hẳn các hồ chứa ở miền Bắc Trai Hến phân bố ở ven bờ, venđảo, ốc phân bố ở các nhánh suối ven hồ

Sự phong phú, đa dạng về thuỷ sản là thế mạnh giúp cho loại hình du lịch giảitrí, câu cá… phát triển Tuy nhiên còn giới hạn về số loài, số lượng, kích cỡ… nhằmđảm bảo khai thác hiệu quả loại hình du lịch này, tránh các trường hợp khai thác quámức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của vùng

Trang 12

Phú Ninh cùng với cảnh quan thiên nhiên ngày một tươi đẹp và hùng vĩ Nơiđây đã và đang trở thành khu du lịch sinh thái đa dạng tham quan, câu cá, chèo thuyền,bơi lặn trên hồ, vui chơi giải trí, thể thao, có sức hấp dẫn đối với du khách xa gần.

II Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng hồ

1 Dân cư vùng hồ

Bao gồm dân cư 6 xã thuộc huyện Phú Ninh và huyện Núi Thành, chủ yếu làdân cư các xã Tam Đại, Tam Dân, Tam Lãnh, Tam Trà, Tam Sơn, Tam Mỹ Tổng dân

số khoảng 15.000 người, 90% lao động nông nghiệp Nghề thủ công, buôn bán, dịch

vụ, lâm nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ (10%)

Hoạt động nông nghiệp của cư dân vùng hồ với phương thức canh tác còn lạchậu, năng xuất thấp Về phía Nam và Tây Nam của hồ có một số đồng bào dân tộc Co.Nhìn chung, đời sống kinh tế văn hoá xã hội thấp kém Đây là một khó khăn cho việctiến hành phát triển du lịch, cần đẩy mạnh việc nâng cao trình độ, nhận thức cho dân

cư, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, chuyển dịch cơ cấukinh tế vùng

1. Các di tích lịch sử văn hoá làng nghề

Quảng Nam - mảnh đất cằn cỗi của khúc ruột Miền Trung thân yêu cũng đãhứng chịu nhiều trận mưa bom bão đạn của kẻ thù Thế nhưng trên mảnh đất ấy lạisinh ra những người con kiên trung của dân tộc sẵn sàng ra đi dấn thân vào cuộctrường chinh bảo vệ đất nước, bảo vệ sự bình yên cho từng thôn xóm Mảnh đất anhhùng ấy đã được phong tặng danh hiệu “ Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”.Mọi miền quê Quảng Nam đã chung lưng đấu cật chiến đấu chống địch trên từng km

để đem lại hoà bình, độc lập cho quê hương

Hoà trong không khí anh hùng ấy, người dân Phú Ninh đã đóng góp sức mìnhđánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Nơi đây nổi tiếng với những di tích như đồi ĐáĐen, Đảo 61…

Đến với Phú Ninh, bên cạnh tận hưởng một không khí trong lành mát mẻ củakhu du lịch sinh thái, du khách còn có thể tham gia các tour du lịch về nguồn tìm vềlịch sử văn hoá của vùng đất anh hùng này

Trang 13

Một sáng bình minh khi thức dậy, du khách có thể dừng chân bên đường thiên

lý để ngắm tháp Chiên Đàn Vẻ đẹp kiến trúc Chăm kỳ bí với những viên gạch chântháp rong rêu, những vũ nữ trên những phù điêu lộng lẫy, hay trên mâm đá hình hoasen dâng cúng những linh hồn

Du khách có thể thăm các điểm di tích lịch sử nối kết từ rừng cấm Khánh Thọ,Cốc Ba cây, Ao lầy, Kỳ Thịnh, Cẩm khê rồi về Kỳ Anh (Tam Thăng - Tam Kỳ) - mộtđịa đạo chứa đầy huyền thoại về cuộc chiến tranh trong lòng đất với sức bền bỉ củacon người không kém gì Vĩnh Mốc, Củ Chi…

Về làng Tây Lộc thăm nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh, để hiểu vì sao có biệtdanh, biệt hiệu Tây Hồ, hiểu về nơi ươm mầm cho tư tưởng Duy Tân với chủ chương:

“khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” Tên tuổi cụ Phan không chỉ vang danh đấtViệt mà còn có ở Pháp – nơi có thành Pari hoa lệ Những di cảo, thi phẩm, trước tác…của cụ Phan sẽ cho du khách hiểu hơn về tính cách, tâm hồn, trí tuệ người Quảng RờiTây Lộc về thung lũng Cò Bay, qua những cánh đồng men theo triền núi, rồi qua EoGió, tưởng nếp nhà người Co còn vương khói lam chiều Chiều đầy gió, đầy sươngkhói bảng lảng trên triền núi mang mang u tịch

Theo ngã ba Kỳ Lý đi ngược về phía Tây thăm đình Chiên Đàn, mái đình biểutrưng cho văn hoá Việt lưu tồn dấu ấn tài hoa của người thợ mộc Văn Hà Di sâu hơnvào Văn Hà, du khách được thưởng lảm chiếc bàn xoay đầy vẻ ma thuật dưới cảmhứng của bàn tay mình Mộc Văn Hà nức tiếng gần xa không thua làng mộc KimBồng, những nghệ nhân đã góp phần tạo nên di tích kiến trúc cổ đặc sắc ở nhiều vùngquê xứ Quảng

Nơi đây còn là quê hương của nghề đan lát Tam Vinh, nghề đan mây tre TamThành…

Theo hành trình du khách về với Bồng Miêu, mỏ vàng từng được người Chămkhai thác, nơi mà những trang địa dư chí xa xưa đã mô tả rằng “trong núi có vàng cùngvới kẽm Đức Bố, đồng ở nơi Trường Cửu, Thác Mui, Đá Chặt, Thác Trắng…” BồngMiêu từng được người Pháp khai thác mà câu ca xứ Quảng còn mãi ai hoài: “Từ ngàyTây lại của Hàn Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu”

Có thể nói, các di tích lịch sử - văn hoá, làng nghề luôn có tiềm năng lớn đểphát triển du lịch đưa du lịch Phú Ninh ngày càng phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên cầnphải đề ra những giải pháp để du lịch Phú Ninh trở thành điểm hẹn thật sự và hấp dẫn,điểm hẹn để nhớ mãi mỗi khi đi xa, để bồi hồi khi quay về

3 Thuỷ văn

- Hồ Phú Ninh có nhiệm vụ điều hoà nước để cấp tưới cho khoảng 230.000 hanông nghiệp thuộc huyện Phú Ninh, thị xã Tam Kỳ, Núi Thành, Thăng Bình, một phầnhuyện Quế Sơn, Duy Xuyên đồng thời cấp nước sinh hoạt cho dân sinh trong vùng

Trang 14

- Hệ thống dẫn nước gồm 2 cống đầu kênh và 2 kênh chính Bắc và kênh chínhNam.

- Hồ có tác dụng giảm lũ quét qua vùng, nâng cao mức nước ngầm làm cácgiếng dân sử dụng có nước về mùa cạn

- Tại hồ Phú Ninh có nhà máy thuỷ điện công suất 2000kw, gồm 2 tổ máy1000kw Chế độ vận hành của nhà máy không ổn định, phụ thuộc vào mực nước hồ vàchế độ tưới tiêu của thuỷ lợi

Như vậy với nhà máy thuỷ điện Phú Ninh, vùng đã tạo được sự chủ động vềnguồn điện, không những đáp ứng nhu cầu trong mà cả ngoài vùng Đây là một lợi thếgiúp cho vùng đảm bảo được nguồn điện, tạo hiệu quả cho hoạt động du lịch

- Trong lòng hồ, gần thung lũng Chấp Trà có mỏ nước khoáng tự nhiên chứanhiều nguyên tố hữu ích tạo điều kiện cho việc phát triển loại hình du lịch chữa cáccăn bệnh tiêu hoá, phục hồi và tăng cường sức khoẻ không thua bất kỳ loại nướckhoáng nổi tiếng nào đang có mặt trên thị trường

Ngoài ra, nước khoáng Phú Ninh nóng ở 900C khi ở trong lòng đất, khi chảy ra60-700C, tốc độ chảy 0,5lít/s, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho vùng và xuất đi nhiều nơi khác Xí nghiệp nước khoáng tại thành phố Tam kỳ có thể sản xuất 15 triệuchai/1 năm Nhưng hiện nay, nguồn nước khoáng vẫn chưa được khai thác cho việcchữa bệnh, chưa được sử dụng triệt để gây lãng phí cho nguồn tài nguyên

vụ cho việc phát triển du lịch

4.2 Giao thông

- Giao thông đối ngoại:

Hiện tại đã có tuyến đường thảm nhựa từ đập chính đi tỉnh lộ 116 và nối vớithành phố Tam Kì với bề rộng cắt ngang đường 5,5 m và chiều dài 7km Tuy nhiên,đoạn đường lên khu du lịch còn nhiều đoạn rất xấu, đang bị xuống cấp, không đáp ứngđược nhu cầu phát triển của khu du lịch

Trang 15

- Giao thông đối nội: (đường bộ)

Đã có một số đoạn đường ngắn (mặt cắt ngang đường 3,5 m thảm bê tông) từkhu vực đón tiếp đến các khu chức năng trong vùng hồ Phú Ninh Đường từ nơi đóntiếp đến khu nghỉ đồi Đá Đen dài hơn 3km được rải đá cấp phối nhưng thường bị xói

lỡ về mùa mưa Một phần tuyến đường bao quanh hồ phục vụ cho việc bảo vệ rừng,phòng cháy chữa cháy và dân sinh đã dược bê tông nông thôn Do vậy, chưa thuận lợicho giao thông với mật độ cao Hầu hết các tuyến đường hiện có để phục vụ cho mụcđích quản lý hồ Phú Ninh trước đây, số ít phục vụ cho khai thác du lịch

- Giao thông đối nội: (đường thuỷ)

Hồ Phú Ninh rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ Hiện tại mới có một bếnthuyền có thể khai thác du lịch tại khu du lịch - dịch vụ đảo Đá Đen, và thuyền du lịchcủa Công ty lương thực - dịch vụ Quảng Nam đưa đón khách đi tham quan các đảotrong lòng hồ rất dễ dàng Trong mối quan hệ vùng có thể khai thác tuyến đường thuỷ

từ sông Tam Kỳ đến hồ Phú Ninh Ngoài ra, còn có các tuyến giao thông đường thuỷphục vụ dân sinh của dân cư ven hồ qua lại giữa các xã: Tam Lãnh, Tam Xuân,TamSơn, Tam Dân

4.3 Cấp nước

- Hiện tại dân cư trong vùng hồ Phú Ninh đang sử dụng trực tiếp nước hồkhông qua xử lý để ăn uống và sinh hoạt

- Tại một số khu du lịch, trong đó có khu đồi Đá Đen đã có hệ thống xử lý nước

hồ để phục vụ các loại hình dịch vụ, sinh hoạt trong khu du lịch Song biện pháp xử lýcòn rất đơn giản chưa đảm bảo chất lượng nước cấp

- Nhà máy nước Tam Kỳ cũng đã đầu tư công trình thu và dẫn nước thô cấp chothành phố tại khu vực này

4.4 Thoát nước

- Nước mưa từ các sườn đồi đổ trực tiếp qua đường xuống hồ mà không có hệthống dẫn, thoát nước hoàn chỉnh, gây nên hiện tượng xói lở đường giao thông

- Nước thải sinh hoạt

+ Tại các hộ dân cư trong vùng hồ, toàn bộ nước thải được xử lý thấm tại chỗ,chưa được xử lý triệt để hay có biện pháp cách ly an toàn để bảo vệ nguồn nước hồ.Đặc biệt có một số hộ dân sống bằng nghề đánh bắt cá trên thuyền thì thải nước trựctiếp xuống hồ Nhưng do mật độ số hộ thấp nên nguy cơ là không lớn

+ Các dự án đang hoạt động: tại điểm của Công Ty Lương Thực Quảng NamBungalow được trang bị một hầm bê tông chứa nước thải Nước từ nhà vệ sinh đượcchuyển đến trung tâm xử lý chung của thành phố Tam Kỳ

Trang 16

4.5 Vệ sinh môi trường

Các chất thải rắn, rác thải từ các nhu cầu sinh hoạt và các nguồn tự nhiên khácchưa được thu gom triệt để Hiện tại mới chỉ có khu du lịch đồi Đá Đen đã có biệnpháp thu gom nhưng chưa đạt yêu cầu Tại đây rác thải được thu gom và chôn, đốtngay tại chỗ (không an toàn và gây ô nhiễm môi trường) Tại các điểm tham quan, rácthải được thải trực tiếp ra rừng và lòng hồ đang là nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiêmmôi trường

5 Cơ sở vật chất - kỷ thuật

Cơ sở vật chất kỷ thuật trong du lịch giữ vai trò quan trọng trong quá trình sảnxuất và tiêu thụ các sản phẩm du lịch Mức độ khai thác các tiềm năng du lịch cũngnhư mức độ thoả mãn nhu cầu của khách du lịch phụ thuộc nhiều vào chúng Chính vìvậy mà sự phát triển của ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch – kháchsạn nói riêng bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỷthuật

Chất liệu xây dựng các công trình sử dụng từ vật liệu truyền thống như gỗ, dừa,cọ…không xây dựng kiên cố Tổng vốn đầu tư cho các hạng mục trên là 1.592 triệuđồng Mặc dù công ty Lương Thực - Dịch vụ Quảng Nam đã nổ lực trong việc phốihợp với các cơ quan ban ngành, địa phương lập dự án đầu tư khu nước nóng Phú Ninh,

dự án khu nhà hàng, khách sạn tại Đồng Vòng nhưng do nhiều nguyên nhân nên chưatriển khai thực hiện được

5.2 Viễn thông

Hiện nay phương tiện thông tin liên lạc tại khu vực Phú Ninh chưa được pháttriển, có trạm phát lại truyền hình để tiếp âm, tiếp sóng tại xã Tam Lãnh, nhiều khuvực chưa phủ sống điện thoại di động

Trang 17

5.3 Y tế, giáo dục

Các xã vùng hồ Phú Ninh đều có trạm xá, cán bộ y tế chăm sóc sức khoẻ chocán bộ, nhân dân, công tác khám chữa cho dân ngày càng chú trọng Các xã đều có 3cấp trường học: trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo, tỉ lệ học sinh vào lớp 1 đạt 100%

5.4 Các chính sách đầu tư

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Phú Ninh nói riêng

đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi, xúc tiến đầu tư và tập trung quy hoạchtriển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư vào khu dulịch Phú Ninh Ngoài các cơ chế ưu đãi về thuê đất, các nhà đầu tư còn được hưởngcác chính sách hỗ trợ về vốn, giảm thuế tạo đều kiện để xúc tiến các dự án, các sự hỗtrợ về kỹ thuật của các chuyên gia tư vấn về các vấn đề có liên quan đến dự án

Mới đây, UBND Tỉnh đã chính thức phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thểphát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh Trong thời gian qua, huyện Phú Ninh đã tranh thủ

sự hỗ trợ của vùng Nord Pasde Calais(Pháp) đã thuê tập đoàn Asionis tiến hành lập dự

án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh Trên cơ sở quy hoạch này,hướng tiện nghi và đa dạng hoá các dịch vụ phục vụ du lịch Hình thành các khu kháchsạn, nhà hàng, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại, trung tâm nghĩ dưỡng…đểkhai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch sinh thái vốn được mệnh danh là một vịnh HạLong thu nhỏ ở miền Trung Bên cạnh đó, sẽ mở các tour du lịch hồ Phú Ninh – ThácTrắng - Bồng Miêu; tour du lịch hồ Phú Ninh – làng nghề Tam Đại – Tam Vinh – làngmộc Văn Hà để thu hút khách gần xa

Vào cuối năm 2007, có 2 dự án khởi động, loại hình du lịch sinh thái, nghĩdưỡng, tắm khoáng, tắm bùn là mục tiêu của các dự án này Công ty Dịch vụ ThươngMại Hoàng Duy xin đăng ký 40 ha để đầu tư du lịch Tập đoàn du lịch Đất Việt (thànhphố Hồ Chí Minh) cũng đang thoả thuận địa điểm để đầu tư xây dựng các vila, trungtâm hội nghị, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí.Với những sự đầu tư đó,trong tương lai khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh sẽ thu hút được du khách gần xa

Trang 18

III TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VÙNG HỒ PHÚ NINH.

1 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch từ 2001-2007

- Tỉ lệ khách đến các khu du lịch so với toàn tỉnh

ST

T

bình quân

Trang 19

Doanh thu 25tr 388tr 538tr 668tr 1,2 tỉ 1,03 tỉRiêng những tháng đầu năm 2008 khu du lịch sinh thái Phú Ninh thu hút đượcnhiều du khách, với doanh thu đạt cao:

I Cơ sở xây dựng giải pháp

1 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh

Trang 20

Trong những năm qua, mặc dù du lịch Quảng Nam đã đạt được những kết quảđáng khích lệ nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh Vì thế, đểphát triển du lịch trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài tỉnh đã đề ra những địnhhướng chính sau:

- Đa dạng hoá các loại hình du lịch: phát triển du lịch văn hoá lịch sử, bảo vệ vàphát huy truyền thống bản sắc dân tộc, phát triển du lịch nghĩ dưỡng biển, du lịch sinhthái gắn với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái

- Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ khăng khít, chặt chẽ với các ngànhkinh tế khác, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỉ trọng GDP du lịch trong

cơ cấu kinh tế của tỉnh Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán

- Tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho nhân dân

2 Định hướng phát triển du lịch của khu du lịch vùng hồ Phú Ninh

Hồ Phú Ninh không những đa dạng về tài nguyên tự nhiên mà còn gắn liền vớimột lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất của con người Phát triển du lịch vùng hồPhú Ninh là đẩy mạnh du lịch sinh thái tổng hợp và toàn diện:

+ Phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái như tham quan các địa danh,nghĩ dưỡng, dịch vụ tắm nước khoáng chữa bệnh

+ Kết nối tuyến du lịch Phú Ninh với các tuyến du lịch trong tỉnh, liên doanhliên kết với các công ty du lịch trong nước và quốc tế để khai thác các tour du lịch, thuhút khách tham quan Nâng cao công tác quản lý của cán bộ, đào tạo nhân viên phục

vụ để đáp ứng yêu cầu càng cao của du khách

+Bố trí các khu chức năng du lịch phù hợp với cảnh quan du lịch sinh thái.+ Đầu tư phát triển hệ thống giao thông đi lại thuận tiện, phát triển hệ thốngthông tin liên lạc, hệ thống điện nhằm cung cấp cho nhà đầu tư và du khách

+ Khai thác và phát triển các hình thức dịch vụ phục vụ cho khách như dịch vụ

xe buýt, dịch vụ đón đưa và hướng dẫn khách du lịch, dịch vụ vận chuyển khách dulịch tham quan trên hồ bằng thuyền và các dịch vụ hỗ trợ khác

Bên cạnh những định hướng chung, còn có những định hướng phát triển theotừng giai đoạn và từng lĩnh vực như sau:

2.1 Giai đoạn 2006 - 2010.

a) Quy hoạch:

Trang 21

đến năm 2015 và phù hợp với tình hình phát triẻn du lịch hiện nay, hoàn thành quyhoạch chi tiết khu tắm nước khoáng, khu lưu trú Đồng Vòng đưa vào triển khai thựchiện.

Chọn các đảo phù hợp để qui hoạch tạo ra sản phẩm theo đặc thù riêng của từngđảo như: đảo Khỉ chuyên tập trung nuôi Khỉ, khu nuôi động vật quý hiếm, đảo trồngcây cảnh cấy ghép xen vào rừng cây hiện có, tạo ra cảnh vật hấp dẫn thu hút du kháchdừng chân lâu hơn, đảo trồng cây ăn quả Trên các đảo có thể tạo ra tượng cảnh dựavào cây rừng và các vật liệu khác, đảm bảo không phá vỡ cảnh quan môi trường vàkhông gây ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ rừng đầu nguồn

Quy hoạch làng Tam Lãnh theo hướng kiến trúc làng quê Việt Nam, chuyển đổi

cơ cấu cây trồng vật nuôi, để vừa giúp người dân phát triển kinh tế trang trại tăng thunhập, đồng thời là điểm dừng chân của du khách Đào tạo người dân cách chế biếnmón ăn từ động thực vật nuôi trồng được phục vụ tại chỗ du khách, đảm bảo về sinh

an toàn thực phẩm vừa đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách

b) Đầu tư

Trọng tâm giai đoạn này đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch và thu hút các dự

án đầu tư vào khu du lịch, trong đó ưu tiên dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng tắm nướckhoáng, xúc tiến đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa dự án vào khai thác

- Đầu tư cơ sở hạ tầng:

Đầu tư nâng cấp tuyến đường từ nhà đón khách vào Đồng Vòng – Đá Đen,nâng cấp tuyến đường ven hồ hiện có, đồng thời tiếp tục xây dựng thêm đường giaothông bao quanh hồ với phương châm kết hợp nhiều mục đích khác nhau Đầu tư xâydựng 2 trạm hạ thế, điện đường, nâng cấp mạng điện thoại di động và cố định, hệthống cấp nước…

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

Xúc tiến nhanh dự án khu nghỉ dưỡng tắm khoáng: nhằm khai thác tiềm năng

mỏ nước khoáng nóng tại vùng hồ Xem đây là bước đột phá về đầu tư xây dựng sảnphẩm du lịch tại hồ Phú Ninh Về định hướng không gian, bố trí tại thôn Đại Hanh, xãTam Đại, trên sườn núi phía Đông Bắc hồ Khu vực này có vị trí và diện tích phù hợp

để bố trí khu nghỉ dưỡng, khu vật lý trị liệu và một trung tâm y tế, thuận lợi cho việc

xử lý nước thải xuống khe núi ngoài lòng hồ không ảnh hưởng đến môi trường nướcuống sinh hoạt dân cư Tiến hành thăm dò xác định lại trữ lượng nguồn nước khoáng

và xử lý đưa vào bờ để khai thác sử dụng

Thu hút các dự án đầu tư khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên, đầy đủ tiệnnghi phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách đến tham quan, lưu trú tại Phú Ninh, kếthợp xây dựng sân golf mini, nhà hàng, khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu ăn uống,

Ngày đăng: 10/06/2014, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w