Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu du lịch hồ phú ninh, quảng nam (Trang 33 - 43)

I. Cơ sở xây dựng giải pháp

3.6.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

3. Giải pháp

3.6.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Thực tiễn chỉ ra rằng con người luôn là yếu tố quyết định cho sự phát triển, nó giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Vì vậy, phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực.

Trước hết phải lập kế hoạch về nhu cầu nhân lực cho phát triển du lịch Phú Ninh để có kế hoạch tổ chức đào tạo bồi dưỡng, phối hợp với trường nghiệp vụ du lịch, các trường đại học khác tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch: lễ tân, buồng, bar, bếp, hướng dẫn viên du lịch...đào tạo quản lý du lịch, cho cán bộ làm công tác quản lý. Quá trình phát triển ưu tiên giải quyết công ăn việc làm cho dân cư ven hồ.

Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp, hằng năm mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cán bộ về nghiệp vụ quản lý du lịch các cấp.

Đào tạo đội ngũ lao động thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch như lễ tân, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh đạt trình độ cao.

Nâng cao nhận thức về du lịch, tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, từ các chương trình mục tiêu, đào tạo kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước đưa dân cư vùng hồ tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

3.7. Giải pháp về trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái tại vùng hồ

Phát triển du lịch đảm bảo an ninh trật tự tại vùng hồ, an toàn cho du khách, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình thuỷ lợi, phải tuân thủ chặt chẽ quy định về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái tại vùng hồ, không gây ô nhiễm vùng nước, trong khu vực lòng hồ không bố trí các công trình kiên cố.

Nước thải, rác thải từ các cơ sở du lịch phải được mỗi cơ sở du lịch xử lý trước khi thoát ra hệ thống chung, không thải xuống lòng hồ. Tại các điểm khai thác du lịch đều bố trí các hệ thống thu gom rác thải thuận tiện cho du khách, đảm bảo mỹ quan, sau khi thu gom rác được đưa đi xử lý. Trong qui chế hoạt động của khu du lịch, phải đề xuất các quy định về cấm đổ rác bừa bãi và có biện pháp xử phạt kể cả đối với các doanh nghiệp và du khách khi vi phạm.

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm hàng đầu: các cơ quan chức năng hướng dẫn các đơn vị tham gia khai thác du lịch tại hồ Phú Ninh tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc bảo vệ, phòng chống cháy rừng; phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý phòng cháy chữa cháy để kịp thời ứng phó khi có bất trắc xảy ra.

3.8. Cơ chế quản lý

Thành lập Ban Quản lý hồ Phú Ninh làm đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan trong đó có phát triển du lịch Phú Ninh . Tiếp nhận, quản lý, khai thác nguồn vốn của Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu du lịch. Tổ chức và phối hợp với các ngành chức năng có liên quan thực hiện xúc tiến du lịch, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư. Phối hợp các ngành chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn đê điều, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, nguồn nước uống.

Xây dựng đề án thành lập Ban Quản lý hồ Phú Ninh, xây dựng qui chế về tổ chức và hoạt động trình UBND tỉnh ký ban hành.

PHẦN C

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh là vùng sinh thái đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí tinh khiết, non nước hữu tình giúp du khách quên đi bao căng thẳng và phiền muộn đời thường. Khí hậu ở đây trong lành, ngay trong mùa nóng bức nhất, nơi đây thường xuyên mát dịu, nhiều loài chim từ mọi miền bay về đây trú ngụ cùng với thảm thực vật phong phú, tươi tốt.

Việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, cũng như việc đầu tư phát triển đầu tư du lịch Phú Ninh tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo riêng của vùng hồ là một sự đòi hỏi cần thiết cho phát triển ngành kinh tế du lịch của cả nước nói chung và du lịch Quảng Nam nói riêng.

Bên cạnh phát triển du lịch, cần chú trọng công tác bảo vệ tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và môi trường để khai thác tiềm năng du lịch là nhu cầu khách quan phù hợp với xu thế phát triển du lịch hiện nay. Đảm bảo vừa phát triển du lịch vừa bảo vệ công trình thuỷ lợi, rừng phòng hộ, cảnh quan môi trường, nhất là nguồn nước uống sinh hoạt của nhân dân.

Phát triển du lịch Phú Ninh gắn với tạo điều kiện cho người dân ven hồ tham gia phát triển du lịch cộng đồng góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.

Kính đề nghị các cấp, các ngành liên quan xem xét những giải pháp này để sớm áp dụng vào thực tế để đưa du lịch Phú Ninh trở thành điểm đến lý tưởng của mọi du khách.

Tài liệu tham khảo:

1. Di tích và danh thắng Quảng Nam. ( Sở văn hoá thông tin Quảng Nam, 2002).

2. Tam Kỳ. Đặc san kỷ niệm 5 năm - Thị xã Tỉnh lỵ( Sở văn hoá thông tin Quảng Nam) cấp ngày 22/1/2002.

3. Sổ tay du lịch các tỉnh Trung Trung bộ.(Nhà xuất bản giáo dục) 4. Đề án phát triển du lịch Phú Ninh đến 2015.(Sở du lịch Quảng Nam)

5. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh.(Sở du lịch Quảng Nam)

Lời cảm ơn!

Du lịch là một hiện tượng tồn tại cùng với sự phát triển của loài người; là một trong những nhu cầu trở thành tất yếu giúp con người điều hoà cuộc sống chính mình trong xã hội và tự nhiên.

Ngày nay du lịch nhu cầu du lịch phát triển mạnh, nó không chỉ dùng để thoả mãn nhu cầu của con người mà nó trở thành một ngành kinh tế không khói đem lại lợi nhuận ở mức độ cao và nhanh nhất đối với mỗi quốc gia.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần IX khẳng định: “Đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Được sự chỉ đạo của Đảng tỉnh Quảng Nam đã có những chính sách nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp không khói này phát triển và đã đạt được những thành công bước đầu.

Là một tỉnh giàu tiềm năng du lịch với 2 di sản văn hoá thế giới Hội An và Mỹ Sơn, Quảng Nam còn là quê hương của những khu sinh thái đa dạng. Đặc biệt, nơi đây có khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh - một địa điểm lý tưởng cho những du khách muốn tìm về với thiên nhiên để tận hưởng không khí mát mẻ mà tạo hoá ban tặng cho vùng đất này.

Tuy nhiên, khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh hiện nay vẫn còn ở dạng tiềm năng. Vì vậy, bài tiểu luận này được thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp góp phần đưa du lịch hồ Phú Ninh trở thành địa điểm lý tưởng của du khách trong tương lai.

Để hoàn thành bài tiểu luận này, bên cạnh sự nổ lực cố gắng của bản thân tôi được sự quan tâm giúp đỡ chỉ dẫn tận tình của đơn vị thực tập thuộc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng giảng viên hướng dẫn Nguyễn Văn Dũng (giảng viên khoa Văn hoá – Du lịch trường Đại học Quảng Nam) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan cùng giảng viên hướng dẫn đã cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này.

Cæng vµo khu du lÞch sinh th¸i Phó Ninh

Bê hå Phó Ninh

C¶nh quan mét gãc hå Phó Ninh

Mục lục A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài ………..1

II. Mục tiêu của đề tài ………...2

III. Phạm vi nghiên cứu ………....2

IV. Lịch sử nghiên cứu………...3

V. Điểm mới của đề tài ………3

VI. Phương pháp nghiên cứu ………...3

VII. Bố cục đề tài………..3

B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ………4

1. Khái niệm về du lịch ………....4

2. Khái niệm về khu du lịch ……….4

3. Khái niệm về tài nguyên ………..5

II. Đặc điểm của hoạt động du lịch ………..5

1. Lứa tuổi ………....5

2. Kinh tế ………..5

3. Thời gian rỗi ……….5

III. Đặc điểm của loại hình du lịch ………...6

1. Du lịch văn hoá ………...6

2. Du lịch sinh thái ………...6

3. Du lịch tiếp thị ………..6

IV. Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế xã hội nói chung …………...6

V. Vai trò của du lịch đối với Quảng Nam ………..7

Chương 2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH VÙNG HỒ PHÚ NINH …………...9

I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ………9

1. Các đặc trưng cơ bản của hồ Phú Ninh ………...9

2. Vị trí ………..9 3. Địa hình ………...9 4. Khó quên ………...10 5. Sinh vật ………..11 5.1. Động vật ………...11 5.2. Thực vật ………...12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Cư dân vùng hồ ………..12 2.Các di tích lịch sử - văn hoá làng nghề ………12 3. Thuỷ văn ……….13 4. Cơ sở hạ tầng ………..14 4.1. Điện ………...14 4.2. Giao thông ………...14 4.3. Cấp nước ……….15 4.4. Thoát nước ………..15

4.5. Vệ sinh – môi trường ………..16

5. Cơ sở vật chất - kỷ thuật ………....16

5.1. Hệ thống nhà hàng – khách sạn ………..16

5.2. Viễn thông ………...16

5.3. Y tế - giáo dục ……….17

5.4. Các chính sách đầu tư ………..17

III. Tình hình phát triển du lịch tại vùng hồ Phú Ninh .……….18

1. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch từ 2001 – 2007 ………..18

2. Tình hình hoạt động du lịch tại vùng hồ Phú Ninh ………....19

Chương 3. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG HỒ PHÚ NINH ……….20

I. Cơ sở xây dựng giải pháp ………20

1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh ………...20

2. Định hướng phát triển du lịch của khu du lịch vùng hồ Phú Ninh ……..20

2.1. Quy hoạch 2006 – 2010 ………...21

2.2. Giai đoạn 2011 – 2015 ………...22

2.3. Dự báo nguồn khách và doanh thu khu du lịch vùng hồ Phú Ninh…..23

3. Giải pháp ……….23

3.1. Quy hoạch về lãnh thổ ……….23

3.2. Quy hoạch đầu tư ………...25

3.2.1 Giải pháp quy hoạch ………..25

3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách và kêu gọi đầu tư ………29

3.3. Hình thành các tour tuyến du lịch ………30

3.4. Thị trường xây dựng sản phẩm du lịch ………31

3.5. Xúc tiến quản bá du lịch ………..32

3.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ………..33

3.7. Về trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái tại vùng hồ………...33

3.8. Cơ chế quản lý ………...34

Một phần của tài liệu du lịch hồ phú ninh, quảng nam (Trang 33 - 43)