1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

du lịch huyện thăng bình, quảng nam

37 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 289,5 KB

Nội dung

tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch huyện Thăng Bình, Quảng Nam

Trang 1

A MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Vùng văn hoá Quảng Nam được hình hành trong tổng thể vùng văn hoá miền Trung Điều đặc biệt là Quảng Nam vẫn còn lưu giữ được những công trình văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị cao, được thế giới công nhận

Có thể nói đây là một vùng đất giàu giá trị văn hoá Đến Quảng Nam, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn - văn hoá lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam

Ở Quảng Nam có hai di sản văn hoá thế giới được Unesco công nhận

đó là phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn với những giá trị tiêu biểu của nhân loại Bên cạnh đó, còn có trên 260 di tích văn hoá, lịch sử cách mạng, trong đó có 15 di tích xếp hạng quốc gia sẽ mãi mãi là niềm tự hào, là những trang sử hào hùng minh chứng cho truyền thống đấu tranh cách mạnh kiên cường của người xứ Quảng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Gía trị văn hoá của Quảng Nam không chỉ tỏa sáng từ những công trình kiến trúc cổ mà còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hoá ẩn chứa trong các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hương nặng nghĩa tình này

Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hoá, truyền thống lịch sử của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện để Quảng Nam phát triển mạnh ngành du lịch, trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Nam đã có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1999 – 2003 là 46

% / năm, phát huy những kết quả đã đạt được, Quảng Nam đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành du lịch trên nền tảng những lợi thế về truyền thống văn hóa và ưu thế về thiên nhiên theo định hướng phát triển lâu dài và bền vững

Trong xu hướng tăng đột biến về nhu cầu du lịch, nhiều quốc gia vùng miền địa phương đã phát huy cao độ những lợi thế mạnh, khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có của quê nhà để tạo nên một bức tranh toàn cảnh hoàn hảo nhất khi đón những du khách đến thăm Du lịch Thăng Bình tuy chưa phải là ngành kinh tế mũi nhọn bởi các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa vẫn còn đang ở dạng tiềm ẩn chưa được khai thác Nhưng huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam được thiên nhiên ban tặng cho những danh lam thắng cảnh đẹp, hấp dẫn như sông Trường Giang, bãi biển Bình

Trang 2

Minh, Hố Thác, bàu Hà Kiều, hồ Cao Ngạn, đập Phước Hà cũng như những di tích lịch sử, di tích văn hóa: tượng đài Bàu Bàng (Bình Phục), tượng đài chợ Được, phật viện Đồng Dương, văn thánh Hà Lam Đây là những thế mạnh để phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái Hơn nữa là một huyện có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Các di tích ấy hiện nay đã và đang được bảo tồn xây dựng như phật viện Đồng Dương, di tích lăng Bà chợ Được (Bình Triều), cây Dương Thần (Bình Dương), địa đạo vùng cát (Bình Giang), lăng mộ Tiểu La (Bình Quý), làng mây tre (Bình Phục, Bình Quế)

Với những lý do nêu trên trong khoảng thời gian thực tập tôi chọn đề tài

"đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch huyện Thăng Bình

tỉnh Quảng Nam" làm đề tài nghiên cứu.

Với bài viết này tôi mong được đóng góp một tiếng nói nhở bé vào diễn đàn của những người con yêu quê, mong quê hương mình ngày càng khởi sắc Và đây là những ý kiến của riêng tôi, với tầm nhìn hạn hẹp của mình nên những thông tin đưa ra đa phần ở dạng tổng quát, chưa đi sâu vào đánh giá hết tiềm năng du lịch của huyện để rồi sau tôi sẽ có những người đủ sức,

đủ tài, đủ lực với tầm nhìn xa trông rộng sẽ bắt tay vào nghiên cứu đánh giá hết tiềm năng du lịch của huyện Thăng Bình và sẽ trở thành hiện thực trong một ngày không xa

II Mục tiêu của đề tài

- Phát triển kinh tế - xã hội

- Bài viết "phát triển du lịch Thăng Bình ước vọng của người con quê hương" của Xa Doãn Hồng Thủy (sinh viên - trường đại học du lịch Hà Nội, 200): giới thiệu những địa điểm du lịch hấp dẫn của huyện nhà Nội dung ở mức khái quát giới thiệu, chưa đi sâu vào đánh giá hết tiềm năng cũng như thực trạng khai thác du lịch ở các di tích và danh thắng

- Nhìn chung các sách báo viết về Thăng Bình rất ít, chưa có bài viết nào đi vào đánh giá cụ thể vấn đề du lịch cũng như tình hình phát triển du lịch của các địa phương trong huyện

IV Điểm mới của đề tài

Trang 3

- Đánh giá được tiềm năng du lịch của huyện Thăng Bình.

- Đưa ra được một số giải pháp để phát triển du lịch

- Khái quát được tình hình phát triển các điển du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình

V Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi trên địa bàn lãnh thổ huyện Thăng Bình.

- Thời gian thực hiện đề tài 6 tuần (từ ngày 14 tháng 4 đến 25 tháng 5 năm 2008)

- Giới hạn nghiên cứu, tìm hiểu về các thắng cảnh tự nhiên, các di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa, nghề và làng nghề truyền thống, lễ hội dân gian, văn hóa ẩm thực của huyện Thăng Bình

- Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình

VI Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Thu thập tài liệu

Trang 4

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH

du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi

họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ

Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện

Theo I.I Pirôgionic, 1985 thì du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc

Nhìn từ góc độ kinh tế: du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm

vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

1.2 Các khái niệm về khách du lịch

Trang 5

Khách thăm viếng (Visitor) là một người đi tới một nơi - khác nơi họ thường trú với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó) Định nghĩa này được áp dụng cho khách quốc tế (Iternational visitor) và du khách trong nước (Domestic vistor).

Khách thăm viếng được chia làm hai loại

- Khách du lịch (Torist) là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi cư trú thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham

dự hội nghị, tôn giáo, thể thao

- Khách thăm quan (Excursionist) còn gọi là khách thăm viếng một ngày (Day virsitor) là loại khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới

24 giờ và không lưu trú qua đêm

2 Sản phẩm du lịch

2.1 Khái niệm

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỷ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa)

và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay nó bao gồm các hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch

2.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách Mặc dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, đi lại Tuy nhiên mục đích chính là thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt Do đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi

và có thu nhập cao Người ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ bị cắt giảm nếu thu nhập giảm xuống

Sản phẩm du lịch có đầy đủ 4 đặc điểm của dịch vụ đó là: tính vô hình, tính không đồng nhất, tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng, tính mau hỏng và không dự trữ

Tính vô hình: thực ra đó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể Tuy nhiên, sản phẩm du lịch là không cụ thể nên dễ dàng sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch, cách trang trí, phòng đón tiếp…)

Tính không đồng nhất: do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy

mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm Do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng

Trang 6

Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng Do đó không thể đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.

Tính mau hỏng và không dự trữ được: sản phẩn du lịch chủ yếu là dịch

vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… Do đó về cơ bản sản phẩm không thể tồn tại, khó dự trữ và rất dễ bị hư hỏng

Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một số đặc điểm khác: sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ, sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch

II Vai trò của du lịch

- Cùng với việc phát triển nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam cũng ngày một phát triển nhu cầu vui chơi giải trí của người dân ngày một tăng Do đó du lịch góp phần phục hồi sức khoẻ sau những ngày, giờ lao động nặng nhọc, vất vả tạo tâm trạng sảng khái vui tươi cho một ngày mới với năng suất công việc cao hơn

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

- Đem lại nguồn thu nhập, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân

- Du lịch phát triển là điều kiện và nền tảng cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển các giá trị di sản văn hoá : trùng tu, bảo vệ di tích, khôi phục và phát triển làng nghề, lễ hội truyền thống, văn hoá văn nghệ dân gian

- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Tăng tiềm lực kinh tế - quốc phòng - an ninh cho tỉnh

III Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành

du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động ngành dịch vụ Dĩ nhiên ảnh hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế - xã hội như phương thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - văn hoá và cơ cấu, khối lượng nhu cầu du lịch

2 Khí hậu

Khí hậu cũng được coi là một tài nguyên du lịch Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động du lịch Ở một mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện tượng thời tiết làm cản trở tới kế hoạch du lịch

Du lịch có tính vụ mùa rõ rệt, điều đó được cắt nghĩa chủ yếu bởi tính mùa của khí hậu Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau

Trang 7

do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng.

3 Dân cư và lao động

Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội Cùng với các hoạt động lao động, họ còn có nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch Dân số càng đông, lực lượng tham gia vào các sản xuất và dịch vụ ngày càng nhiều thì du lịch càng

có điều kiện phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của mọi người và mọi tầng lớp trong xã hội

Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự tăng dân số, tăng mật độ, tăng tuổi thọ, sự phát triển đô thị hoá…liên quan mật thiết đến sự phát triển

Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định, vì vậy nó phụ thuộc vào giao thông nhất là mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông Việc phát tiển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển cho phép mau chóng khai thác nguồn tài nguyên du lịch mới Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội

Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế

Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình điện, nước Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của du khách Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế trong đó có cả hoạt động du lịch

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với sự xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật

5 Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

Sự xuất hiện của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu, làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực Không thể nói tới nhu cầu hoặc hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạng thấp kém

Trang 8

Nền sản xuất xã hội càng phát triển, nhu cầu của nhân dân càng lớn, yêu cầu chất lượng càng cao Các nước có nền kinh tế chậm phá triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi du lịch còn hạn chế Ngược lại, nhu cầu nghỉ ngơi -

du lịch ở các nước kinh tế phát triển đa dạng Bên cạnh nhu cầu giải trí cuối tuần, hằng năm nhân dân còn đòi hỏi những đợt nghỉ ngơi dài ngày ở vùng biển (vào mùa hè), trên núi (vào mùa đông), trong nước hoặc ở ngoài nước

Rõ ràng những nhu cầu này phải dựa trên cơ sở vững chắc của nền sản xuất

xã hội

Sự phát triển của du lịch cũng bị chi phối bởi nền sản xuất xã hội Để giải quyết nhu cầu ăn, ở, đi lại, nghỉ ngơi - du lịch của con người tất yếu phải có cơ sở hạ tầng tương ứng Trong nền sản xuất xã hội nói chung, hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…

có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch

6 Điều kiện sống

Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch

Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống vật chất và tinh thần của con người đạt đến trình độ nhất định Một trong những nhân tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội Bởi để thực hiện được chuyến

đi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần thiết, nên thu nhập của người dân càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều Vì vậy ở các nước kinh

tế phát triển, có mức thu nhập tính theo bình quân đầu người cao thì nhu cầu

và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như giá cả, sự tăng trưởng kinh tế cũng

có tác động rất lớn đến nhu cầu du lịch

7 Nhu cầu của con người

Nhu cầu nghỉ ngơi - du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch mang tính chất kinh tế - xã hội là sản phẩm của sự phát triển xã hội Nó được hình thành trong quá trình phát triển kinh

tế - xã hội dưới tác động của các yếu tố khách quan thuộc môi trường bên ngoài và phụ thuộc trước hết vào phương thức sản xuất Cụ thể hơn, đó là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe, khả năng lao động thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sinh sống và lao động

Nhu cầu của con người là một hệ thống và được thể hiện ở ba mức độ :

xã hội - nhóm người - cá nhân Trong đó, quan trọng hàng đầu là nhu cầu xã hội, nó được xác định như nhu cầu của xã hội về phục hồi sức khỏe và khả năng lao động, về sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần cho mỗi thành viên trong xã hội Nhu cầu này quyết định cấu trúc của ngành du lịch

và được phản ánh qua các hình thức tổ chức lãnh thổ của nó

Trang 9

8 Thời gian nhàn rỗi

Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian nhàn rỗi Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch

Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được những chuyến đi du lịch Song nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người mà hình thành nhu cầu du lịch

Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi Lịch

sử ngành du lịch cho thấy hiện tượng đi du lịch tăng lên khi thời gian nhàn rỗi của mọi người trong xã hội cũng tăng Ngày nay, nền kinh tế ngày một phát triển, năng suất ngày một cao, mức sống của con người ngày một được cải thiện Trong điều kiện đó xu hướng chung là giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nhàn rỗi Đó là điều kiện để phát triển du lịch Hiện nay nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam chuyển sang chế đạo làm việc 5 ngày một tuần Điều này cho phép các tổ chức du lịch thu hút được nhiều khách du lịch đến với cơ sở của mình

9 Nhân tố chính trị

Hòa bình và sự ổn định về chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình

và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc Ngược lại chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến cả môi trường tự nhiên

Hòa bình là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch Ngược lại, có tác động trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị

Chương 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA HUYỆN

THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM

I Vài nét chung

Thăng Bình - một vùng quê yên ả với sóng lúa xanh rì, những luống khoai, luống cà nõn nà, xanh mướt với những người dân quê chân chất, thật thà Họ vẫn thế dẫu trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử, qua lớp bụi thời gian, có những vùng đất mà dường như biến mất hoặc hoặc có còn chăng ở những cái tên như Lệ Giang, Lệ Dương, Thăng Hoa là ngoại lệ đối với người dân xứ này Vào thế kỉ XIII Chế Mân (vua Chiêm Thành) dâng hai

Trang 10

châu: châu Ô và châu Lý cho Đại Việt làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúa (hai châu này là dải đất từ Quảng Trị đến bờ Bắc sông Thu Bồn ngày nay) Năm 1403 vua Chiêm lại cắt nhượng tiếp 2 động: Chiêm Động và Cổ Lũy, 2 động này được nhà Hồ đặt tên là Thăng Hoa gồm 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa (đây là dải đất từ bờ Nam sông Thu Bồn đến Quảng Ngãi) Châu Thăng Hoa được chia làm 3 huyện: Lệ Giang, Đỗ Hà, An Bị, năm

1407 Chiêm Thành đánh chiếm lại Thăng Hoa, do đó đến năm 1471 vua Lê Thánh Tông phải thân chinh Nam tiến, kết quả là không những giải phóng được Thăng Hoa mà còn chiếm thêm Vijaya (Bình Định ngày nay) Từ đó thành lập Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam - Đạo thứ 13 của đất nước (dải đất

từ Nam sông Thu Bồn đến đèo Cả) Đạo Quảng Nam chia làm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhơn Phủ Thăng Hoa lại được chia thành 3 huyện :

Lệ Giang, Hà Đông, Hy Giang, Thăng Bình lúc này thuộc huyện Lệ Giang tồn tại mãi cho đến năm 1604 thì chúa Nguyễn Hoàng đổi thành Lệ Dương Năm 1906 huyện Lệ Dương lại đổi thành phủ Thăng Bình Cách mạng tháng Tám thành công, 5 xã phía Đông của huyện Duy Xuyên được xác nhập vào phủ Thăng Bình trở thành huyện Thăng Bình Đó là sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này

Toàn huyện có 21 xã, thị trấn, trong đó có thị trấn Hà Lam là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Tổng diện tích đất đai toàn huyện là 384,75 km2, dân số khoảng 185.000 người, mật độ dân số 467 người/ km2, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp Ngoài ra còn có một số

là tiểu thủ công nghiệp hoạt động trong các làng nghề truyền thống khai thác, chế biến thủy sản ở các xã vùng Đông

Thăng Bình là huyện trung tâm của tỉnh Quảng Nam (về mặt địa lí) Nói một cách hình tượng, nếu lấy trục đường quốc lộ làm thước đo mà hai huyện Điện Bàn và Núi Thành là hai đầu mút thì Thăng Bình là trung điểm của "cây thước ấy" Nằm ở vị trí 150 30' - 150 39' Bắc và 1080 07' - 1080 30' Đông, phía Bắc giáp với hai huyện Quế Sơn, Duy Xuyên, phía Nam giáp với thành phố Tam Kỳ, phía Tây giáp với Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Đông giáp với biển Đông Với vị trí địa lí như vậy Thăng Bình có được sự thuận lợi cho việc giao thông đi lại buôn bán trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế nâng cao mức sống người dân

II Tài nguyên tự nhiên

1 Khí hậu

Cùng nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa trong năm, nhưng mùa mưa nơi đây kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa bình quân 2000 - 2500 mm/năm, tập trung trong các tháng 9, 10, 11 độ ẩm trung bình là 84% Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 nắng chan hòa,

dễ chịu Nhiệt độ trung bình là 250C, mùa đông dao động trong khoảng 20 -

Trang 11

250C, mùa hè là 25 - 300C Thời tiết rất thuận lợi cho phát triển du lịch nhất

là du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu, tắm biển, nghỉ dưỡng

2 Địa hình

Có sự phân hóa thành những vùng khác nhau: vùng cát trắng ven biển, vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và vùng núi rập rạp Địa hình thích hợp để xây dựng và phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, thể thao, du lịch làng nghề làng quê nhưng tất cả những lợi thế này vẫn còn

ở dạng tiềm năng, chưa được chú ý đầu tư quy hoạch đưa vào khai thác để phát triển du lịch Vài ba năm trở lại đây nhận thức được tiềm năng, lợi thế

to lớn này được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, huyện nhiều dự án đã và đang được triển khai trên mảnh đất đầy hứa hẹn như: dự án nuôi Đà Điểu (Bình Phục, Bình Dương), khu du lịch sinh thái Bình Dương, khu du lịch sinh thái

Hố Thác (Bình Qúy)

3 Thủy văn

3.1 Sông Trường Giang

Trải dặm qua suốt miền trung đầy nắng và gió, sừng sững với vóc hình

và uy linh cao nhất, Trường Sơn sẽ cô đơn nếu không có một "dòng sông dài" - Trường Giang làm bạn, thiên nhiên đã rất hữu tình hữu ý khi tạo nên một cuộc hôn phối Trường Sơn - Trường Giang ngay ở dải đất hẹp chính giữa cây đòn gánh miền Trung Ở nước ta ít nơi nào có dòng sông chảy dọc chiều dài đất nước lại bám sát biển Đông để tạo nên một thế song song với biển như dòng Trường Giang chỉ với 70 km đường dài, dòng sông vẫn mang cái tên hàm chứa tất cả niềm tự hào không thác ghềnh không quanh co khúc khủy, một dòng sông biêng biếc, lượn lờ qua những xóm làng, vạn chài rợp bóng dừa, bóng tre, khi ngửa "mặt" soi gương cho những cánh đồng lúa triễu hạt, rừng dương xanh, triền cát trắng Nhịp thở Trường Giang không nói hết của bao người dân xứ Quảng nói chung và Thăng Bình nói riêng

Về với Trường Giang vào tháng 3 đến tháng 8 du khách sẽ được thấy quang cảnh khác lạ, dòng sông được be bờ, đắp bờ thẳng tắp, tạo thành những hồ nuôi tôm, nuôi cua, nuôi cá nước lợ Những đêm không trăng dòng sông vẫn sáng lập lờ, lung linh huyền ảo của những bóng đèn Neon đồng loạt được thắp sáng

Mới sáng tinh mơ, thuyền bè xuôi ngược nhộn nhịp, kẻ bán người mua,

ai cũng vội vội, vàng vàng Chợ ở đây họp đến lúc sáng rõ mặt người là tan (độ 7 - 8 giờ sáng) Người dân chen chúc nhau trên bến dưới thuyền, ơi ới gọi nhau bằng những hô từ, hô ngữ đậm chất Quảng Đến chợ du khách sẽ được mua những thứ tươi ngon nhất mà không phải mặc cả, dây dưa, kỳ kèo, lại càng không nhìn tận mắt đối tác (trời còn mờ tối) Có rất nhiều chợ mai như thế dọc sông Trường Giang mà chợ Bà (Bình Giang), chợ Được, chợ Hưng Mỹ (Bình Triều) là những cái tiêu biểu

Trang 12

Thiên nhiên đã ban tặng cho Trường Giang lắm tôm, cua, cá tươi ngon như những nú, cồi, đối, trảnh, những nấm, hanh, ngạnh, úc không có gì thú

vị hơn là bạn tự khai thác chế biến và tiêu thụ sản vật của Trường Giang.Trường Giang không phụ lòng người nghèo khó Con lạch, con lươn, con chem chép là những món quà mà Trường Giang gởi tặng họ Con chem chép - một loại sò lớn chỉ cần chăm chỉ mò lặn vài giờ dọc những rặng dừa nước là đã có được một nồi cháo chem chép đầy vị ngọt tự nhiên Như lạch

là một loại giống lươn (nhỏ hơn) da đen có khi vàng, xương mềm, thịt thơm rất bổ dưỡng, chỉ cần một con sào gắn móc một đầu cào sâu 5 m sông là bắt được chúng ngay Tôi đã được ăn một lần để rồi nhớ mãi cái món lạch hấp quấn bánh tráng kèm rau sống Trường Giang từ lâu nổi tiếng với nhiều món ngon, đặc sản: Cá đối chiên vàng ruộm dầm với nước mắm nhỉ ( mắm cá cơm), canh chua cá ngạnh, cá bống kho tộ, rau đắng tươi chấm nước kho cá trảnh, cá mốm, sẽ làm nao lòng du khách khiến bạn nhớ mãi chẳng nào quên Với tất cả vẻ đẹp và niềm kiêu hãnh vốn có, nơi đây có nhiều lợi thế

để đưa vào phát triển nhiều loại hình du lịch như ẩm thực, du lịch sinh thái tham quan, giải trí đặc biệt là du thuyền trên sông Trường Giang thơ mộng

và trữ tình

3.2 Bãi biển Bình Minh

Đâu phải mảnh đất nào cũng có vinh dự vừa có được sự "vỗ về âu yếm" của dòng sông quê hương vừa nhận được tình thương vô bờ bến của người

mẹ biển cả Bình Minh ngay tên gọi cũng gợi cho ta nhiều điều Theo đa số người dân nơi đây thì Bình Minh thể hiện ước vọng vùng đất, vùng biển này

sẽ rực sáng "bừng tỉnh", đời sống người dân sẽ không còn cái cảnh "cái nghèo đeo dưới nước, cái cực bước lên bờ, gió lay chi nữa con đò, thân tôi như bụi cơ xơ ngoài đồng"

Cách thị trấn Hà Lam đi về phía Đông khoảng 15 km, du khách dễ dàng bắt gặp dải cát mịn màng, trắng xóa cùng những đồi dương xanh tươi trải dài bên biển xanh, mêng mông đầy gợi cảm, đó là bãi biển Bình Minh - Thăng Bình - Quảng Nam

Bãi biển Bình Minh đẹp mà còn hoang sơ, cát trắng mịn, nước biển lúc nào cũng xanh ngăn ngắt Hệ thống giao thông thuận lợi gồm các tuyến ĐT613 và tuyến đường Thanh Niên chạy dọc suốt ven biển Biển Bình Minh

có nhiều tiềm năng to lớn để đưa vào khai thác phát triển các loại hình du lịch như du lịch thể thao, nghỉ ngơi, giải trí…Một trong những thực trạng đáng ngại và báo động là du khách khi tắm biển không được trang bị phao cứu sinh, vắng bóng thuyền, ca nô cứu hộ mỗi khi gặp sự cố Hoạt động chỉ mang tính tự phát, theo mùa và chật người vào các dịp lễ nhất là 30/4, ngày1/5, tết Đoan Ngọ Gần đây bãi biển Bình Minh được xây dựng lại khang trang gồm có bãi đỗ xe, điểm tắm nước ngọt và các dịch vụ ăn uống,

Trang 13

môi trường biển ngày càng trong lành dễ chịu Đây là bãi tắm đầu tiên của huyện Thăng Bình Hiện nay bãi biển Bình Minh đang được các công ty kinh doanh du lịch trong và ngoài nước chú ý đầu tư khai thác Chắc rằng trên những bãi cát trắng này trong tương lai sẽ mọc lên những khu nhà nghỉ, khách sạn, resoft tuyệt đẹp phù hợp với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của nơi này Biển Bình Minh sẽ rực sáng như tên gọi mà cha ông đã đặt tự bao giờ.

3.3 Bàu Hà Kiều

Hà Kiều nằm cách thị trấn Hà Lam khoảng 100 m về phía Tây Nam với cảnh đẹp nên thơ, trữ tình của một vùng quê yên ả Du khách chỉ một lần đặt chân ghé qua sẽ cảm nhận được vị thơm ngào ngạt của hoa sen, hoa sưa

Đã thành thông lệ, hằng năm cứ đến rằm tháng 4 và rằm tháng 7 người dân nơi đây thường tổ chức thả hoa đăng trên bàu như một lời cầu phúc về cuộc sống thanh bình no đủ của người dân quê quanh năm với mảnh ruộng, mảnh vườn

Diện tích bàu Hà Kiều ngày càng bị thu hẹp do quá trình canh tác và dòng chảy không được khai thông nạo vét, thêm vào đó toàn bộ diện tích Hà Kiều hiện nay được sử dụng vào mục đích kinh doanh Một dự án với quy

mô lớn gồm nhiều hạng mục, công trình sắp được khởi công xây dựng trong tương lai gần, một khu vui chơi giải trí với diện tích tổng thể 1000 m2 sẽ ra đời, một chiếc cầu theo dự tính nối liền hai bên bàu Hà Kiều, hồ nước, công viên mới sẽ mọc lên trong nay mai tạo nên một cảnh quan hài hòa xinh đẹp

và hiện đại Hy vọng, trong một cấu trúc như vậy, vẻ đẹp của Hà Kiều sẽ được nhân lên gấp nhiều lần và sẽ là điểm tham quan, thu hút được sự chú ý của nhiều người

III.Tài nguyên về nhân văn

1 Công trình kiến trúc, di tích lịch sử cách mạng

1.1 Di tích lịch sử phật viện Đồng Dương

Phật viện Đồng Dương thuộc xã Bình Định huyện Thăng Bình, phật viện Đồng Dương gắn liền với tên tuổi các vị vua Indravacman II (người sáng lập vương triều Indrapura) Năm 875 vua Indravacman II đã cho xây dựng một tu viện phật giáo và đền thờ một vị bồ tát bảo hộ cho vương triều

là Laksmindra Lôkesvara Svabhayada Tính chất phật giáo đại thừa được thể hiện rõ qua nội dung bi ký cũng như các tác phẩm điêu khắc ở Đồng Dương Dưới triều đại Indravacman II, kinh đô của vương quốc Champa lại được dời

từ vùng Panduranga trở ra vùng Amaravati (khu vực làng Đồng Dương ngày nay)

Năm 1901, L.Finot, một học giả người Pháp đã công bố việc phát hiện

29 hiện vật ở Đồng Dương, trong đó có một tượng phật bằng đồng cao 178

cm, theo các nhà nghiên cứu thì pho tượng phật này mang yếu tố của nghệ

Trang 14

thuật Ấn Độ Năm 1902, H parmentiơ đã khai quật di tích Đồng Dương tìm thấy khu kiến trúc chính của thánh địa cùng với nhiều tác phẩm điêu khắc quí giá Theo H parmentiơ, toàn bộ khu đền thờ chính và các tháp nằm lân cận phân bố trên một trục từ Tây sang Đông dài 1300m Khu đền thờ chính nằm trong một khu vực hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m, chung quanh có tường gạch bao bọc, từ khu đền thờ chính có một con đường dài khoảng 760m, chạy về phía Đông đến một thung lũng hình chữ nhật.

Khu đền thờ chính gồm có 3 nhóm kiến trúc kéo dài theo trục Đông Tây, các nhóm này được phân cách nhau bởi những bờ tường bằng gạch

- Nhóm phía Đông: chỉ còn lại dấu vết nền móng của khu nhà dài mà các nhà nghiên cứu cho rằng khu nhà viện phật giáo (Vihara) Ngôi nhà dài

có mặt bằng hình chữ nhật với hai hàng cột song song theo trục Đông Tây, mỗi hàng có 8 cột cây bằng gạch, mái nhà có hộ khung gỗ và lợp ngói Ở đây có một bàn thờ lớn bằng sa thạch, được chạm trổ nhiều hình người và hoa văn rất tinh tế Phía trên bệ thờ là một tượng phật Thích Ca rất lớn ngồi trên ghế, hai bàn tay để trên đầu gối, kiểu giống như vua Champa ngồi trên ngai vàng

- Nhóm Giữa: chỉ còn lại dấu vết các chân tướng, các bậc thềm của một ngôi nhà dài theo trục Đông Tây Ngôi nhà này có tường gạch không dài lắm, cửa ra vào nằm ở hai đầu hồi, trên hai vách tường có nhiều cửa sổ Ngôi nhà này cũng được lợp bằng ngói Ở đây có 4 pho tượng hộ pháp (Dvarapala) khá lớn, cao khoảng 2 m, mang đậm dấu ấn trong nghệ thuật điêu khắc Champa

- Nhóm phía Tây: gồm các đền thờ chính và các tháp phụ xung quanh, đền thờ này thuộc loại tháp truyền thống của kiến trúc Champa, với mặt bằng hình tứ giác, cửa ra vào ở hướng Đông, phía trước có tiền sảnh khá dài, quanh các mặt tường có trụ áp tường được chạm những dải hoa văn bằng lá cách điệu rậm rịt và xoắn xít như như dạng vết sâu bò, đó là loại hoa văn đặc trưng của phong cách Đồng Dương

Chung quanh tháp trang trí hình đầu voi là những hình tháp thu nhỏ nằm xen kẻ nhau Trong đền thờ có một bệ thờ lớn bằng sa thạch chạm trỗ những dải hoa văn hình sâu bò, những cảnh sinh hoạt trong cung đình, một

số cảnh trích đoạn về cuộc đời đức phật Thích Ca Những hình nét trên các tượng người ở Đồng Dương được thể hiện cường điệu quá mức, đàn ông có gương mặt gần như vuông, trán thấp, cung lông mày to rậm và giao nhau, mũi to, miệng rộng, môi dày, ria mép rậm Tượng phụ nữ có gương mặt hơi khô và bộ ngực qua lớn

Năm 1978, dân địa phương đã đào được một pho tượng nữ thần làm bằng đồng thau, cao 114 cm, ở gần khu đền thờ chính Theo các nhà nghiên cứu, đây là pho tượng bồ tát Laksmindra Lôkesvana, trước đây pho tượng

Trang 15

này còn là một mảng tường tháp mà nhân dân địa phương thường gọi là

"tháp Sáng" cùng với nền mảng các công trình kiến trúc và một số đồ trang trí kiến trúc

phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Đồng Dương được trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Champa Đà Nẵng Những tác phẩm điêu khắc của thời kỳ này đã hình thành nên phong cách Đồng Dương nổi tiếng trong nghệ thuật Champa từ giữa đến cuối thế kỷ thứ IX

Khác với Mỹ Sơn, Đồng Dương nằm ngay trong lòng khu dân cư và bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, thiên nhiên và con người (người dân lấy gạch về xây nhà, trâu bò dẫm đạp lên di tích ) Cũng như Mỹ Sơn, kinh thành Trà Kiệu nhưng kinh thành Đồng Dơưng Indrapuraxưa không được báo chí nhắc đến trên địa chỉ du lịch, Không có bảng tên đặt bên đường dù

nó chỉ cách quốc lộ 14E không quá 400m Nên kí ức về sự vàng son của nó vẫn còn in đậm nét người lớn tuổi nơi đây

Lội khắp khuôn thành dài hơn cây số rộng gần 500m, bạn sẽ được người dân địa phượng tận tình chỉ dẫn cho đâu là thành nội, thành ngoại, đâu

là tháp sáng, tháp tối đất thiên thì phải thờ tự, cúng tế, ngày rằm tháng tư

và mồng một tháng chạp là dịp người dân Chăm hậu sinh hưởng niềm vui hội tụ Đây không chỉ là dịp gặp gỡ đơn thuần mà còn là cơ hội để họ ôn nhớ chuyện cũ của tổ tiên đồng thời cũng cố, thắt chặt tình đoàn kết hôm nay Khu di tích phật viện Đồng Duương được công nhận di tích cấp quốc gia ngày 05/01/2001

Hiện nay có nhiều dự án đầu tư tôn tạo, khai quật của tỉnh của huyện

hy vọng trong một ngày không xa phật viện Đồng Dương sẽ hồi sinh và bất

tử trong lòng những người con quê và những vị khách hành hương

1.2 Tượng đài Bàu Bàng

Từ ngã tư Hà Lam hướng về phía Đông khoảng 700m bên tay trái nằm ngay mặt đường ĐT613, nơi đây cầu Bàu Bàng - Bình Phục vào ngày 04/09/1954 nhân dân đã kiên quyết đấu tranh chống laị hành động cướp phá của bọn bảo an tiểu đoàn 611 liên hợp Pháp Cuộc đấu tranh bị đàn áp đẫm máu nhiều người chết và bị thương có cả cụ già, phụ nữ và trẻ em

Từ điểm xuất phát này dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh nhanh chóng lan rộng thu hút hàng vạn người tham gia và đã làm nên cuộc đấu tranh chịnh trị hiển hách Cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Lam - chợ Được (Thăng Bình ) đã ghi lại dấu ấn đậm nét trong trang sử đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của nhân dân Quảng Nam, đã nói lên tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường trước các âm mưu thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, đồng thời là những chứng tích của Mỹ - Diệm mãi mãi không phai mờ trong tâm trí của những người dân đất Quảng Tạc vào nền trời xanh thẳm bốn bề là cánh đồng lúa xanh tươi, rì rào trong gió như minh

Trang 16

chứng và nhắc nhở cho bao thế hệ tương lai về một thời chiến tranh gian khổ

mà vĩ đại của cha anh thuở trước Đấy là biểu tượng của lòng yêu nước ý chí quật khởi, anh hùng của con người và vùng quê Thăng Bình kiên cường này Ngoài ý nghĩa lịch sử, tượng đài Bàu Bàng sẽ còn là một điểm tham quan thu hút được sự chú ý của nhiều người Tham quan tượng đài đấy cũng

là sự ngưỡng mộ và tự hào của những người con đang sống và cả con cháu mai sau

Ngoài phật viện Đồng Dưong (Bình Định), tượng đài Bàu Bàng (Bình Phục), Thăng Bình còn nhiều công trình, kiến trúc, di tích lịch sử cách mạng như tượng đài chợ Được (Bình Triều), cây Dương Thần (Bình Dương) trong những năm sắp đến cùng với sự phát triển du lịch của tỉnh, hy vọng du lịch Thăng Bình ngày càng khởi sắc và chắc chắn đây những địa điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước

2 Làng nghề truyền thống

Từ những năm đầu của thế kỷ XV, XVI theo chân những lưu dân vùng Bắc Bộ mở đất về phương Nam, nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ đã ra đời và phát triển mạnh trên vùng đất Quảng Nam nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng Trải qua hàng trăm năm thăng trầm và thịnh vượng, một số làng nghề ở Thăng Bình vẫn được gìn giữ theo truyền thống cha truyền con nối

2.1 Làng hương

Có một làng nghề ra đời cách nay 250 năm trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, cư dân nơi đây vẫn duy trì và phát triển làng nghề, bởi nghề này đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân khi mùa vụ nhàn rỗi Đó là nghề làm hương ở khu phố A, thị trấn

Hà Lam, huyện Thăng Bình người dân nơi đây còn gọi là Quán Hương Sở

dĩ có tên gọi như vậy theo gia phả của làng nghề Quán Hương thì tên gọi ban đầu của nó là Xóm Hương Ngày xưa đây không phải là Quán mà là một xóm hương, và nghề làm hương đã dùng để đặt tên cho xóm Theo dân làng, nghề này được du nhập từ xứ Nghệ do một người phụ nữ họ Võ lưu dạy và truyền cho dân làng

Làng nằm bên đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận thị trấn Hà Lam, cách thành phố Tam Kỳ 20 km về phía Bắc và cách thành phố Đà Nẵng 50 km về phía Nam Dọc quốc lộ 1A, từ Tam Kỳ ra đến Hà Lam, khi đi qua khỏi một cây cổ thụ tán lá xum xuê, che mát mặt đường và dân địa phương quen gọi là Cây Cốc, đi khoảng 1km sẽ xuất hiện một cổng chào lớn "làng nghề làm hương truyền thống Quảng Nam"

Hiện nay ở làng hương Quán Hương có hơn 350 hộ đang làm hương, giải quyết việc làm cho 450 lao động nông nghiệp khi mùa vụ nông nhàn

Có 5 cơ sở đóng tại làng nghề vừa xay bột nguyên liệu vừa kinh doanh các

Trang 17

loại bột nguyên liệu khác do chưa sản xuất được để cung cấp cho nhu cầu sản xuất hương các hộ Với sản lượng cung cấp hàng tháng là 480 tấn gồm: bột quế, bột keo, bột cưa và các loại bột khác Ngoài ra còn cung cấp các nguyên liệu khác như cây chu và nhãn mác cho các hộ trong làng nghề Mỗi năm thị trường tiêu thụ trên 50.000 muôn hương (một muôn hương tương đương với 10.000 cây hương), doanh thu trên 7 tỷ đồng Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, các tỉnh Tây Nguyên và một

số xuất khẩu sang Lào và Campuchia

- Để tạo nên một cây hương hoàn chỉnh thì cần phải có nguyên liệu, vật liệu và dụng cụ làm hương (chu hương, bột dẻo, hương vị các loại )

- Chu hương nhập từ các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là từ Hà Tây

- Bột cưa mua từ các xưởng chế biến gỗ trong vùng

- Bột dẻo nhập từ các tỉnh Gia Lai, Đăc Lăk

- Quế mua từ Tiên Phước, Trà My

- Trầm hương tổng hợp nhập từ Hà Nội, Hà Giang

- Bao bì cũng nhập từ Hà Nội về

Có nhiều cách làm hương, như bột đã trộn vào khuôn rồi thổ ra ta được hương trầm hộp, hương vàng thì phải có thêm công đoạn uốn chu rồi sau đó thực hiện việc nhúng hương Nhưng chiếm đa số và được làm nhiều nhất vẫn là hương dài Có hai cách làm hương dài, đó là nhúng hương và xe hương (căn hương) Trong đó xe hương là phổ biến hơn cả

Hương lăn: đây là loại hương làm cổ truyền, có giá thành không cao chủ yếu dùng cho việc tang ma, và ít sử dụng để thắp vì thân to và ít mùi thơm

- Thành phần nguyên liệu: chu hương làm bằng tre, bột cưa, bột cháy, bột dẻo, phẩm màu vàng tất cả các bột phải được xay cho thật mịn

- Dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất hương: một cái ghế gỗ dài khoảng 1,8 đến 2 m, có chiều cao khoảng 0,5 m, Một cái bàn gỗ cao khoảng 1 m có gắng thêm một cái khay đựng bột, một bàn chà bằng gỗ có tay cầm, một dao sắt cạo bàn và một cái nia nhỏ để đựng hương Cách trộn bột là công đoạn quyết định sự thành công của cây hương Tỉ lệ bột như sau: 10 chén bột cưa, một chén bột dẻo, nửa chén bột cháy trộn đều cùng với nước lả Không được quánh khô hoặc lỏng sẽ khó làm và chất lượng cũng không tốt, tất cả trộn vào với nhau sao cho nó vừa làm là được Bên cạnh đó cũng phải trộn thêm bột khô gồm bột cưa và phẩm màu vàng để cùng với bột nhão tạo thành cây nhan

- Cách tiến hành: người thợ ngồi vào ghế và đặt chiếc nia lên hai đùi, tay phải cầm bàn chà, và vân kéo bột dài ra, tay trái cầm bó chu xòe ra Người thợ dùng bàn chà xúc bột khô trong khay phía trước bàn đổ dài trên mặt bàn và tay trái cầm chu hương lăn vào bột khô trước một lần Tay trái

Trang 18

vừa cầm bó chu vừa đưa ra từng cây một đặt lên bột nhão đã được kéo dài

ra, cây chu đặt trên bột nhão khoảng 2/3 độ dài cây Tay phải đưa bàn chà bột, tức từ phía người thợ ra phía trước Chú ý là cái bàn gỗ phải có độ nghiêng và dốc từ trên xuống, nó phải xuôi về phía người thợ để dễ dàng cho việc lăn hương Cứ như thế, tay trái cầm chu quét bột khô, tay phải cầm bàn chà và kéo bột nhão Khi tay trái đặt chu hương lên bột nhão thì tay phải thực hiện chà từ dưới lên trên Sau khi chà qua một lượt, nhích chu hương đó sang bên trái bàn chà khoảng 15 cm và lăn lại cho đều Sau khi đã lăn xong, người thợ thả từng cây xuống nia cứ như thế cho dến khi hết bó chu Lúc này trên nia cũng đã đầy hương thì người thợ đem hương ra phơi, khoảng cách giữa các cây hương không cần lớn Khi hương hơi ráo, người thợ tiếp tục cho chu hương vào phẩm màu đỏ để tạo vẻ đẹp cho cây hương Sau đó đem phơi lại cho thật khô Nếu nắng tốt chỉ cần phơi một buổi là khô, nhưng nếu nắng yếu và hơi mù thì phải đến hai ngày mới khô Khi hương khô loại

bỏ những cây không tốt và hỏng ra thực hiện công đoạn tiếp theo là cho nhãn hiệu và đóng gói Thế là đã hoàn thành xong một bó hương, một khối hương và có thể tiêu thụ được

Với hiệu quả kinh tế từ nghề làm hương mang lại, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống làm hương ở thị trấn Hà Lam với tổng kinh phí gần 6 tỷ đồng với qui mô nội dung đầu tư gồm: khu trưng bày sản phẩm, xây dựng cơ sở sản xuất tập trung, khu nhà xưởng, công trình phục vụ sản xuất, trạm biến thế điện 100 KVA, đường dây hạ thế và chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước

và và hệ thống xử lý môi trường, thiết bị chẻ tre làm chu hương, máy xay bột, giàn phơi, thiết bị sấy, đào tạo chuyển giao công nghệ, mua xe vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm Bước đầu đã xây dựng được cổng làng, làm đường bêtông dài 1.100 m, trồng cây hai bên đường đã tạo ra cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp Đặc biệt, đã chuyển giao công nghệ sản xuất hương vàng Hà Tây vào làng nghề

Tuy nhiên hiện nay làng nghề Quán Hương vẫn chưa có ngày giỗ tổ nghề riêng để lưu truyền So với tiềm năng, vị trí, lao động của làng thì nghề hương còn phát triển chậm, mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa có sự quy hoạch sản xuất cụ thể và qui mô Đại đa số các cơ sở của làng có qui mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là làm thủ công, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế

Làng hương truyền thống Quán Hương được khôi phục và phát triển sẽ tạo ra một diện mạo mới về làng nghề truyền thống nông thôn với phương thức sản xuất mang tính tập trung, đảm bảo môi trường và mang lại hiệu quả kịnh tế cao, góp phần tăng trưởng nền kinh tế địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Ngày đăng: 10/06/2014, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w