Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu du lịch huyện thăng bình, quảng nam (Trang 29 - 34)

Cùng với sự ra đời của sở du lịch tỉnh Quảng Nam, và việc thành lập phòng du lịch huyện Thăng Bình, nhiều Quyết định, Nghị định, công văn, đề án…về phát triển du lịch trong thời gian đến đã và đang được ban hành. Điều đó phần nào tạo nên nền tảng pháp lý, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp mạnh đầu tư khai thác du lịch, biến tiềm năng du lịch của huyện nhà trở thành những sản phẩm du lịch cụ thể mang lại lợi nhuận cho địa phương và doanh nghiệp. Huyện nhà đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo giới thiều và gây sự chú ý của các nhà đầu tư đối với du lịch Thăng Bình.

1. Về công tác huy hoạch

Khẩn trương rà soát, điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Thăng Bình đến năm 2010, cần triển khai lập các qui hoạch

- Khu kinh tế mở Nam Hà Lam.

- Tuyến du lịch ven sông Trường Giang. - Khu du lịch biển Bình Minh.

- Khu du lịch sinh thái “hồ trên núi” La Cao Ngạn.

-Liên khu căn cứ địa cách mạng (Linh Giang - Chợ Được - Đồng Dương).

- Khu tưởng niệm chiến sĩ Tiểu La - Nguyễn Thành. - Khu Văn Thánh cổ.

- Hà Lam – quê hương cụ Thượng Hà Đình. - Công viên văn hoá Hà Kiều.

- Làng nghề truyền thống trên đất mới (làng mía, làng hương, làng nước mắm…).

- Quy hoạch các khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp tại các khu du lịch biển, các vùng du lịch. Khuyến khích, tạo điều kiện cho dân cư địa phương tham gia phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng như đáp ứng

nhu cầu muốn tìm hiểu về lịch sử - văn hoá tại vùng du lịch của du khách tham quan.

- Tại các trung tâm phát triển du lịch cần phải có các khu vui chơi, giải trí đa dạng, phong phú, lành mạnh nhằm phục vụ du khách gần xa.

2. Về công tác đầu tư

Thu hút các dự án của các doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng việc khuyến khích kêu gọi đầu tư (miễn hoặc giảm thuế đất, cùng hợp tác kinh doanh với các công ty cổ phần…), dọc biển Bình Minh hình thành các khu du lịch cao cấp thu hút vốn đầu tư của nước ngoài như Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc… chú ý vừa tạo cơ hội cho những dự án lớn có năng lực tài chính, đồng thời khuyến khích các dự án vừa và nhỏ để thu hút những doanh nhân trong nước, trong vùng. Đặc biệt tập trung đầu tư cho một số hạng mục

- Đường giao thông (nhà nước và nhân dân cùng làm) - Khu lưu trú, khách sạn

- Khu nghỉ dưỡng, nghỉ mát

- Phương tiện vận chuyển du khách

- Trung tâm thông tin du lịch và trạm du khách tại các tuyến, điểm du lịch

3. Về huy động nguồn vốn

Tranh thủ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của địa phương để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất phù hợp với phát triển du lịch (qui mô, số lượng, chất lượng). Để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch, yêu cầu về nguồn vốn là rất lớn. Do vậy, cần đẩy mạnh xã hội hoá trong việc đầu tư các hoạt động du lịch; kêu gọi và thu hút nguồn vốn một cách đa dạng; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của trung ương, tỉnh để xây dựng đường giao thông; lồng ghép với các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện, tận dụng triệt để nguồn vốn ODA, nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

4. Đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng, để phát triển du lịch phải có đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động và hoạt động trong ngành có phẩm chất, hiểu biết về quê hương, đất nước, có lòng tự hào dân tộc, biết bảo vệ lợi ích quốc gia về chính trị và kinh tế, hiểu biết về văn hoá ứng xử, nghệ thuật giao tiếp, có nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Song song với công tác đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp làm du lịch, là công tác giáo dục về du lịch cho cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức của họ đối với một ngành còn mới mẽ: ngành kinh tế - tổng hợp - du lịch. Có thể gửi người đi tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong nước (các trường du lịch) hay quốc tế (qua các dự án hỗ trợ phát triển du lịch), mời giáo sư về giảng dạy tại chỗ về các vấn đề liên quan đến du lịch, đến thị trường du

khách, thị hiếu của khách du lịch trên thế giới… vừa sử dụng lao động tại chỗ vừa có chính sách thu hút nhân tài có chuyên môn ở các nơi về hoạt động du lịch tại địa phương. Tổ chức tham quan học tập tại các đơn vị bạn cho cán bộ quản lý, làm tốt công tác tuyển chọn học viên cho các trường nghiệp vụ du lịch tạo nguồn lao động dự bị.

5. Tạo ra sự đa dạng các loại hình du lịch

Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng: với tiềm năng về du lịch sinh thái như Hố Thác, sông Trường Giang, biển Bình Minh... huyện Thăng Bình có điều kiện để phát triển mạnh loại hình du lịch này, kết hợp với du lịch làng quê, văn hóa - lịch sử, để thu hút và lưu giữ khách.

Du lịch làng quê gắn với tham quan làng nghề: Thiên nhiên đã dành cho mảnh đất này nhiều sự ưu ái với những làng quê đẹp và thơ mộng hấp dẫn lạ kỳ với du khách. Cùng với đó là sự phát triển các làng nghề truyền thống như: nghề làm hương (thị trấn Hà Lam), nghề làm nước mắm Cửa Khe - Bình Dương, nghề làm mía đường (Bình Qúy), đan lát (Bình Phục, Bình Quế)... có thể đầu tư khai thác, thu hút du khách đến tham quan, mua sắm, tìm hiểu các giá trị văn hóa và những ngành nghề truyền thống của một làng quê.

Du lịch văn hóa lịch sử: đây là một trong những thế mạnh của huyện với khu di tích phật viện Đồng Dương, tượng đài Bàu Bàng, tượng đài Bình Triều, lăng Bà chợ Được, lăng mộ Tiểu La... cùng với đó là các phong tục tập quán, lễ hội như lễ hội cầu ngư, lễ rước cộ Bà chợ Được góp phần tạo nên sự đa dạng các sản phẩm du lịch.

Du lịch thể thao: địa hình ở đây rất thích hợp để đưa vào khai thác và phát triển loại hình du lịch này như lướt sóng, các trò chơi thể thao trên bãi biển như bóng đá, bóng chuyền trên bãi biển, trượt cát, lướt cát ở các xã phía Đông của huyện.

Du lịch công vụ: Thời gian đến, số lượng đối tượng khách này có thể phát triển mạnh trong cơ cấu khách du lịch của huyện. Đây là đối tượng có mức chi tiêu cao, nhất là nhu cầu về dịch vụ tổ chức trọn gói các hội nghị, hội thảo, gặp mặt...

6. Xây dựng các tuyến - điểm du lịch

Với vốn tài nguyên hiện có, trong thời gian tới cần đưa vào qui hoạch, xây dựng thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Đầu tư nâng cấp bãi tắm Bình Minh, Bình Nam, hoàn chỉnh khu vui chơi Hà Kiều, khu du lịch sinh thái Hố Thác.

Dù không giàu về tài nguyên, không có thế mạnh về du lịch nhưng biết kết hợp những gì mình sẵn có với các vùng lân cận hoặc tự phối hợp những ưu thế của mình chắc chắn sẽ tạo nên bước đột phá bất ngờ. Cần xây dựng các tuyến du lịch như

- Hố Thác - phật viện Đồng Dương - khu vui chơi bàu Hà Kiều.

- Lăng mộ Tiểu La - lăng Bà chợ Được - sông Trường Giang - biển Bình Minh.

- Hồ Cao Ngạn - làng hương Quán Hương - văn thánh Hà Lam. Và các tuyến du lịch xuyên huyện như

- Quế Sơn - Thăng Bình - Núi thành. - Thăng Bình - Duy Xuyên - Hội An. - Thăng Bình - Tam Kỳ - Phú Ninh.

7. Về tuyên truyền, quảng bá du lịch

Tuyên truyền quảng bá nhằm tạo lập hình ảnh của du lịch Thăng Bình là một giải pháp quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành. Ngoài ra quảng bá du lịch còn có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức về du lịch của người dân, làm cho công tác tuyên truyền, quảng bá trở thành việc thường xuyên của các ngành, các cấp. Đẩy mạnh quảng bá tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trên các ấn phẩm, trên các lĩnh vực liên quan, qua các hoạt động lễ hội văn hoá, thể thao, hội nghị, hội thảo… hoạt động của phòng du lịch gắn với thông tin du khách, hình thành mạng lưới điểm du khách để trực tiếp gặp gỡ và hướng dẫn ở những địa điểm kinh doanh du lịch. Ứng dụng công nghệ tin học thông qua trang wed tự tạo của địa phương hoặc qua các wedsite của sở du lịch, của doanh nghiệp để tăng cường khả năng thu hút khách du lịch. Xuất bản một số ấn phẩm, sách báo, đặc san, đĩa CD, tờ rơi để tuyên truyền quảng bá.

Đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành và các hãng thông tấn báo chí để tuyên truyền giới thiệu du lịch, kết hợp xây dựng các tour, các tuyến du lịch liên hoàn với các vùng miền khác trong cả nước, đặc biệt là nối với các di sản văn hoá thế giới ở khu vực Miền Trung.

Xây dựng bản đồ du lịch, bảng chỉ dẫn đến các điểm du lịch của huyện, tìm hiểu và sưu tầm các di tích văn hoá vật thể và phi vật thể để giới thiệu cho du khách, làm đa dạng sản phẩm du lịch, tăng sự hấp dẫn và khám phá của du khách.

8. Đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, gắn phát triển du lịch với việc bảo tồn các giá trường du lịch lành mạnh, gắn phát triển du lịch với việc bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể

Phát triển du lịch phải đi đôi với việc thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các hoạt động du lịch, tạo cho du khách thật sự yên tâm khi đến du lịch ở Thăng Bình. Xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, không có tình trạng ăn xin, chèo kéo du khách, hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Tuyên truyền việc bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, các giá trị văn hoá phi vật thể, các tài nguyên du lịch… phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Một phần của tài liệu du lịch huyện thăng bình, quảng nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w