1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tục lệ của ngành nghề truyền thống huyện thăng bình

20 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

tìm hiểu tục lệ của các ngành nghề truyền thống huyện Thăng Bình

I. Mở đầu 1. lý do chọn đề tài 2. lịch sử vấn đề 3. đối tượng 4. phạm vi nghiên cứu 5. nguồn tư liệu nghiên cứu 6. phương pháp nghiên cứu 7. đóng góp của đề tài II. Nội dung 1.tổng quát đề tài 1.1 Định nghĩa đời sống văn hóa phi vật thể 1.2 Định nghĩa về phong tục tập quán 2. Giới hạn đề tài 2.1 Tục thờ trong nông nghiệp * Trong trồng trọt 2.1.1 Lễ xuống đồng 2.1.2 Lễ cúng cơm mới *Trong chăn nuôi 2.1.3 Lễ cúng ông chuồng 2.2 Tục thờ trong ngư nghiệp 2.2.1 Lễ tế cá Ông 2.2.2 Lễ cầu ngư 2.3 Tục thờ trong nghề buôn 2.3.1 Tục thờ Thần Tài 2.3.2 Tục vay vốn các thần để buôn bán làm ăn 2.3.3 Tục khai trương (mở hàng) đầu năm 2.4 Tục thờ trong thủ công nghiệp 2.5 Một số điều kiêng kỵ trong ngành nghề 2.5.1 Trong nông nghiệp * Trong chăn nuôi * Trong trồng trọt 2.5.2 Trong ngư nghiệp 2.5.3 Trong nghề buôn 2.5.4 Trong thủ công nghiệp III. Kết luận I. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài Xuất phất từ nhận thức của ngư dân với trình độ sản xuất còn thấp, kinh tế lạc hậu trước đây. Trong đời sống tâm linh của họ chịu nhiều sự chi phối của thần linh. Họ cho rằng ngoài thế giới họ sinh sống hằng ngày, còn có một thế giới khác của thần linh, ma quỷ, ông bà tổ tiên…. Hơn thế, thế giới này có mối quan hệ chặt chẽ với thế giới con người. Từ mối quan hệ giữa cuộc sống con người với thế giới siêu hình, con người đã nghĩ ra nhiều phương cách: kiêng cữ trong sinh hoạt, sản xuất, trong ma chay, những lễ vật, hiến tế và những hình thức cúng bái để vừa lòng thần linh, ma quỷ. Nên mới có tục lệ trong các ngành nghề truyền thống. Cũng như các vùng miền khác, đời sống tâm linh của người dân Thăng Bình trong văn hóa thế tục (không có gì cao siêu) và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đều mang màu sắc chung của tín ngưỡng Việt mà thôi. Tuy nhiên cái làm nên sự khác nhau chính lại là phong tục của vùng đất. Đó chính là vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng đất mà con người cần tìm hiểu. Tục lệ trong ngành nghề truyền thống của mỗi vùng đều được giữ gìn trong cuộc sống đời thường của cư dân. Do ẩn mình sâu kín trong ký ức của dân gian lại được lưu truyền bằng phương thức không thành văn nên bộ phận văn hóa này đã bị lãng quên đi rất nhiều. Do đó: Để góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, những tập tục tín ngưỡng của cư dân địa phương, nơi minh sinh sống. Là việc làm cần thiết của người con Quảng Nam nói chung, Thăng Bình nói riêng. Và đây là công việc cần thiết đối với những ai có trách nhiệm, có niềm đam mê, ham muốn và thực tâm muốn bảo lưu những giá trị văn hóa đó. Là một sinh viên học ngành văn hóa_du lịch tôi cũng đã am hiểu ít nhiều về những giá trị văn hóa vốn có đó.Và tôi cũng là người con được sinh ra và lớn lên trên trên mảnh đất Thăng Bình thân yêu này. Đề tài mà tôi chọn để viết là một phần nhỏ, một khía cạnh của văn hóa phi vật thể chứ không phải là tất cả. Bởi trình độ cũng như thời gian không cho phép tôi viết nhiều hơn, nó quá hạn hẹp. Bản thân tôi rất muốn tìm hiểu thêm những giá trị văn hóa của địa phương mình vốn đã từng bị lãng quên lâu nay. Hoặc có chăng cũng chỉ vài ba người có trách nhiệm và tâm đắc nhất mới quan tâm nghiên cứu đến. Trong khi đó là những giá trị văn hóa mà ông cha ta đã giữ gìn và lưu truyền lại từ đời này sang đời khác. Nay ít nhiều bị mai một. Những tục lệ trong ngành nghề là vấn đề tôi muốn nhắc đến. Tìm hiểu những tập tục trong ngành nghề của Thăng Bình tuy chưa được sâu sắc vầ có lễ còn quá ngắn gọn. Và đây cũng là vấn đề chưa được sách vở nói đến nhiều. Do đó như những lời viết dưới đây mong góp một phần nhỏ vào trong những nghiên cứu lớn của địa phương mình. 2.Lịch sử vấn đề Nhìn chung vấn đề về phong tục tập quán của người Việt được rất nhiều nhà nghiên cứu để tâm đến và cho ra đời hàng loạt các cuốn sách có giá trị. Ở một khía cạnh nào đó thì một vấn đề được nhắc đến nhiều lần được đi sâu nghiên cứu với hàng loạt tác giả nhưng đôi khi có vấn đề mới chỉ được nhắc 2 sơ qua, có chăng cũng chỉ là nghiên cứu chung với những vấn đề khác. Như thế thì chúng ta phải nói rằng trong sự toàn vẹn ấy nó chưa có cái trọn vẹn. Tìm hiểu về tục lệ, kiêng cữ của các ngành nghề theo tôi đây là điều mà hết sức gần gũi với mỗi người chúng ta. Đặc biệt dân tộc Việt là dân tộc mà kinh tế nông nghiệp lúa nước là xuát phát điểm, là kinh tế quan trọng nhất, gắn bó lâu đời nhất, tiếp theo nó là sản xuất gắn vói miền sông nước. Từ thời Tấm cám, Bánh chưng bánh dầy, Chữ Đồng Tử…cho đến sau này nước ta là nước có lúa gạo xuất khẩu cao trên thế giới. Thì vấn đề ngành nghề không thể lãng quên. Qua các tài liệu tìm hiểu nghiên cứu cho thấy rằng: thực sự đây là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức cả về sách nghiên cứu, báo tạp chí… Tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân vùng biển Quảng Nam, theo Nguyễn Xuân Hương hay tục thờ các Voi của Hồng Khánh thì có lẽ đề cập tương đối nhiều , nghiên cứu sâu rộng và cũng được nhiều tác giả khác nhắc tới ở nhiều cách biểu đạt và góc độ có khác nhau. Còn hầu hết các vấn đề khác chỉ trình bày chung chung. Trong phong tục tập quán lễ hội Quảng Nam thì lại nghiên cứu trên rất nhiều vấn đề nên chỉ đạt quy mô về chiều rộng mà không có bề sâu, có cả phong tục trong hoạt động kinh tế, quan hệ gia đình, dòng họ , cộng đồng, phong tục trong đời sống văn hóa, và rất nhiều lễ hội …Cho nên điều dễ dàng nhận thấy là các nhà nghiên cứu đã không ngừng học tập, tìm tòi nghiên cứu để cho ra đời những công trình nghiên cứu thực sự có ý nghĩa và có giá trị không chỉ đối với dân tộc mà cả với nhân loại nữa. Với mong muốn được góp một chút hiểu biết cho cuộc sống này và cũng vì vấn đề mà tôi suy nghĩ chưa được nói đến nhiều nên tôi quyết định chọn vấn đề về tục lệ trong ngành nghề củ huyện Thăng Bình làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp,kết thúc khóa học. Có lẽ cũng rất khó khăn cho tôi nhưng tôi cũng đã đang và sẽ hết sức cố gắn để hoàn thành được tốt.cùng với việc tham khảo tài liệu sẵn có và các chuyến đi thực tế đã giúp tôi rất nhiều. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 3.Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu một số tục lệ cũng như một số điều kiêng cữ trong ngành nghề truyền thống của huyện Thăng Bình. 4.Phạm vi nghiên cứu Chỉ tìm hiểu những tục lệ cử các nghề truyền thống trong phạm vi của huyện Thăng Bình 5.Nguồn tư liệu nghiên cứu: -Tìm hiểu trên tạp chí Đất Quảng, -Tìm hỏi một số thầy cúng tại địa phương, -Tham khảo các cuốn sách có vấn đề được nghiên cứu như: Phong tục tập quán lễ hội Quảng Nam, sở văn hóa thông tin Quảng Nam, tháng 9 năm 2004; Di sản văn hóa văn nghệ dân gian Hội An, trung tâm bảo tồn di tích Hội An,2005 Lịch sử Đảng Bộ huyện Thăng Bình, Báo cáo tổng kết họat đọng Phòng văn hóa thông tin huyện Thăng Bình năm 2007 3 - Tìm ở các trang web:http//:vanhoaphuongdong http//:vanhoaquangnam 6.Phương pháp nghiên cứu: đi điền dã, tìm tài liệu trên sách báo, tìm đọc tham khảo những tạp chí có vấn đề liên quan 7.Đóng góp của đề tài Thông qua đề tài này bước đầu đã giúp cho chúng tôi làm quen được với đề tài nghiên cứu, với công việc nghiên cứu tìm hiểu những giá trị văn hóa của địa phương mình. Việc tìm hiểu mới chỉ là bước đầu sơ qua. Qúa trình tìm kiếm tư liệu để hoàn thành đề tài đã cho tôi thấy được sự khó khăn và sự cần thiết như thế nào trong việc nghiên cứu. Các nhà lãnh đạo, các ngành chức năng, các nhà nghiên cứu đã quan tâm trăn trở như thế nào để tìm cách thu thập tư liệu nhằm lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa đó. II. NỘI DUNG I. 1.Những khái niệm chung 1. 1. Định nghĩa đời sống văn hóa phi vật thể Là những sản phẩm tinh thần có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ hoặc chữ viết, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, bằng phương thức truyền khẩu, truyền nghề. Bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học, ngữ văn truyền khẩu, diễn xướng dân gian, phong tuc tập quán, lễ hội, những tri thức về y học dược cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thúc dân gian khác. Văn hóa phi vật thể tìm ẩn trong trí nhớ của con người. Nó được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể của con người. Điều đó là đương nhiên, bởi vốn tri thức về văn hóa phi vật thể thì hầu hết được truyền khẩu và truyền nghề " xưa bày, nay làm", cứ như thế nên nhiều nghề được cha truyền con nối, từ đời ông cho chí đời cha, đời con. Về phần phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, trang phục, tác phẩm văn học thì cũng được lưu giữ trong kho tàng tri thức dân gian, được con người thực hiện và thông qua quá trình vận dụng nó đã bảo tồn và phát triển được vốn văn hóa phi vật thể ấy. Không những thế con người của thế hệ trước cũng đã đúc kết được biết bao kinh nghiệm quý báu, để truyền lại cho thế hệ sau này. Thế hệ sau lại tiếp tục truyền lại cho thế hệ sau nữa. Như vậy trong mỗi một con người đều có vốn văn nghệ, những tri thức về y học, diễn xướng ngữ văn do cộng đồng dân cư sáng tác, truyền đọc nhau nghe và nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người. Cụ thể như sau: từ rất xa xưa con người đã biết dùng các bài thuốc quý, những cây thuốc được lấy từ lá cây rừng thì đến nay lớp con cháu về sau biết vận dụng và còn học hỏi thêm nữa, những bài thuốc ấy đến nay còn cực kì công hiệu. Hay những câu ca dao, hò vè, hát đối …trước đây có nay vãn được giữ gìn và sáng tác thêm … Những trang phục, những tục lệ đều ở trong trí nhớ của con người và thông qua các hoạt động cụ thể : các lễ hội, lễ tết, mà những giá trị văn hóa phi vật thể được biểu hiện một cách cụ thể nhất. Những trang phục truyền thống được trình diễn trong các lễ hội, các món ăn 4 cổ truyền, diễn xướng dân gian… tấc cả đều có mặt trong hoạt động lễ hội vui chơi của con người. 1. 2. Định nghĩa phong tục tập quán Là những thói quen cộng đồng người đã được ăn sâu trong đời sống xã hội của mỗi con người và được mọi người công nhận làm theo, là biểu hiện cụ thể của bản sắc dân tộc, là chuẩn giá trị xã hội tong từng thời kỳ lịch sử. Thông qua chuẩn mực giá trị đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình và điều chỉnh các mối quan hệ tương quan trong gia đình, xã hội. Có rất nhiều ý kiến cho rằng phong tục tập quán là hai thành tố riêng biệt: phong tục và tập quán. Đối với mỗi thời kỳ lịch sử nhất định phong tục tập quán là chuẩn đạo đức của xã hội được đưa lên hàng đầu. Bởi trong thời kỳ đó nó là biểu hiện cao nhất của chuẩn mực giá trị được mọi người trong cộng đồng đồng tình và làm theo. Ta cũng biết phong tục tập quán có những cái chưa thật hòa hảo con người sẽ dần chỉnh sữa. nó chỉ phù hợp ở một giai đoạn nòa đó chứ không phải phù hượp cho mọi thời kỳ nhưng đó là cái được đúc kết từ quá trình sống và tích lũy kinh nghiệm nên có gía trị thực tiễn rất cao:" cá không ăn muốn cá ương/ con cãi cha mẹ trăm đường con hư" Chúng ta cũng biết rằng phong tục tạp quán là cái không thay đổi, đó là thói quen xã hôi, được con người tôn trọng ( theo Đào Duy Anh). Có người lại cho rằng " phong tục " là "thói tục chung từ lâu đời của nhiều người". Nhưng cũng có định nghĩa về phong tục được xem là khá chi tiết của Hoàng Thúc Trâm, hán việt tân từ điển, cho rằng: phong tục, chỉ những biểu hiện nhất trí về tinh thần của một số đông người, trải qua lâu đời, đúc thành khuôn phép nhất định đủ ràng buộc hnahf vi và chi phối cuộc đời thực tế của cá nhân ", còn tập quán là " thói quen của cá nhân ". Như vậy phong tục là những quy định mà được phát triển trên cơ sở của tập quán. Nhưng theo cách hiểu chunhg nhất thì phong tục tập quán để chỉ những tập tục, thói quen, lề thói mà con người thực hành hằng ngày nhằm ứng xử với môi trường tựu nhiên và môi trường xã hội. Phong tục tập quán còn biểu hiện cụ thẻ của bnar sắc dân tộc. Nó nằm trong tổng thể gương mặt văn hóa thời đại, bộc lộ những tính chất, tính cách, đường nét, màu sắc dân tộc trên tiến trình phát triển dân tộc. Giups cho dân tộc đó giữ được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán của dân tộc trên tiến trình phát triển ( theo Đặng Văn Lung ) Phong tục tập quán như là " cán cân công lý", được mọi người chấp nhận, tuân thủ và trở thành "thuần phong mỹ tục" cho làng, cho cộng đồng. Nếu ai đó làm khác đi, hay đòi hỏi, vướng mắc thì đã có phong tục tập quán, luật tục, luật pháp phân xử, hòa giải, chỉ ra cái đúng, cái sai. 2. Sơ lược về vùng đất và con người Thăng Bình Quảng Nam nói chung Thăng Bình nói riêng là vùng đát nằm trải dài từ Tây sang Đông, vừa có núi, vừa có đồng bằng, vừa giáp với biển Đông bao la.Thăng Bình là một huyện nằm giữa của Quảng Nam có thị trấn Hà Lam là huyện lỵ, cách thành phố Tam Kỳ 25km về phía bắc,với tổng diện tích là 5 386,05 km2, diện tích xã lớn nhất là Bình Định 31 km2, diện tích xã nhỏ nhất là Bình Nguyên 7,72 km2. Khi Hồ Qúy Ly lên ngôi đặt địa danh và chia vùng đất Chiêm Động và Cổ Lũy (gồm Quảng Nam,Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay) thành 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.Thì châu Thăng được chia làm 3 huyện: Lệ Giang, Đông Hà và An Bị. Khi thừa tuyên đạo Quảng Nam ra đời Thăng Bình thuộc huyện Lệ Giang, năm 1604 huyện Lệ Giang đổi thành huyện Lệ Dương. Năm 1906 huyện Lệ Dương đổi thành phủ Thăng Bình. Năm 1922 một số xã phía Tây Nam phủ Thăng Bình được tách ra nhập với một số xã phía Tây phủ Tam Kỳ thành huyện Tiên Phước. 1939 bốn xã: Đông An, Trung Aí, Hóa Quê và Cẩm Tú thuộc tổng Đông An sat nhập vào Quế Sơn. Cách mạng tháng Tám thành công 5 xã phía Đông của huyên Duy Xuyên được nhập vào Thăng Bình, phủ Thăng Bình được đổi thành huyện Thăng Bình. Là một huyện ven biển miền trung, đất đai Thăng Bình được chia làm nhiều vùng khác nhau. Vùng ven biển đất chủ yếu đất cát trắng, vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền rừng núi rậm rạp. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Thăng Bình có hai mùa rõ rệt trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tiết trời ẩm ướt, vào đầu mùa mưa thường có mưa to gây lụt lội, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong huyện. Mùa khô thì tiết trời nắng nóng gây khô hạn, thiếu nước mùa màng thường bị thất bát. Do địa thế địa hình, kiểu khí hậu ở Thăng Bình mà hình thành 3 vùng kinh tế khác nhau: vùng Đông, vùng Trung, vùng Tây. Vùng Đông gồm các xã ven biển ven sông Trường Giang, hầu hết là đất cát, trông lúa ít chủ yếu trồng hoa màu nhiều nhất là khoai lang "khoai lang cõng hạt gạo" và đi biển, vùng Trung gồm các xã bên đường quốc lộ, có ruộng tương đối nhiều, vùng Tây gồm các xã trên đường sắt Bắc Nam chạy mãi về phía Tây huyện, các xã trung du miền núi chủ yếu làm ruộng bậc thang . Là vùng vừa có núi đồng bằn biển. Do đó, cư dân sống trên vùng đất Thăng Bình bao đời nay đã sống nhờ vào thiên nhiên. Họ đã canh tác trên mảnh đất này và họ cũng dựa vào biển Đông để sinh tồn. Cho nên tùy từng vùng miền khác nhau mà hình thành nên các ngành nghề khác nhau: Nông ,Lâm Ngư. Đây là 3 nghề mà cho thấy sự phản ánh đúng với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý nơi đây. Bên cạnh đó thì đây là huyện có đường quốc lộ chạy qua, cũng là điều kiện thuận lợi để lưu thông, giao lưu buôn bán phát triển. Nên ở đây còn có những nghề buôn. Cư dân miền biển, miền núi và đồng bằng trao đổi hàng hóa với nhau, ngoài ra còn trao đổi với các vùng và các huyện khác nhau. Ở đây cho thấy một miền không chỉ có ngành nghề riêng mà có sự kết hợp đan xen giữa hai ba nghề khác nhau. Vừa để ổn định cuộc sống của con người vừa tận dụng thời gian nhàn rỗi. Việc nêu ra các ngành nghề cho ta thấy đó là điều cần thiết mà cư dân đã sử dụng để sinh tồn. Những vấn đề về văn hóa ở Quảng Nam, Thăng Bình vốn là một bộ phận của văn hóa Đại Việt. Công cuộc di dân đến khai phá và định cư ở phía Nam, bắt đầu từ lộ Thăng Hoa vào năm 1402, nhà Hồ sau khi chiếm đất Chiêm Động và Cổ Lũy (Quảng Nam, Quảng Ngải ngày nay) đặt thành bốn châu 6 Thăng,Hoa, tư Nghĩa và đặt quan cai trị. Với ý đồ chiếm giữ đất, đưa dân đến ở lâu dài trên vùng dất mới này của họ Hồ được thực hiện với quyết tâm rất cao.Nhưng sau chưa đêm lại kết quả mấy do nhà Hồ sụp đổ. Do đó công cuộc Nam tiếm của nhà Hồ mới chỉ được hình thành. Cho đến năm 1471 cuộc hành quân của vua Thánh Tông đánh vào kinh đô Trà Bàn là hành động hợp quy luật vừa giải quyết tận gốc an ninh biên giới phía nam, vừa bảo vệ Đại Việt. Cũng chính dưới triều đại vua Thánh Tông mà đất Quảng Nam nói chung Thăng Bình nói riêng bắt đấu được khai khẩn tích cực để nhanh chóng trở thành vùng đất rộng trù phú. Và lần ba, vào năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, đây là giai đoạn lịch sử quan trọng của Quảng Nam. Qua 3 lần chinh phạt, mở đất, trấn thủ của các vua chúa thì vùng đất Quảng Nam được hình thành. Những người đi vào vùng đất Quảng Nam với nhiều lí do mục đích khác nhau nhưng khi đến vùng đất mới này các vua và chúa đều mang cư dân đến để khai phá, với những thành phần cư dân đa dạng: những người "tòng binh lập nghiệp" ở lại sau chiến tranh, những người ngheò khó nông dân không có ruộng đất phải đi tha phương cầu thực, những người là thân tộc đồng hương, gia nhân, các tì tướng, quan chức (đông nhất ở thời chúa Nguyễn), những "tội đồ nghịch dân" bị đày đi cận châu và ngoại châu hay viễn châu, những người tù binh hay hàng binh(đông nhất vào thời nam bắc phân tranh), những người dân ở 7 vùng Nghệ Tĩnh bị quân Nguyễn chiếm tiến đánh và bắt đưa vào Đàng Trong khai phá đất đai (1655-1660), những người có óc mạo hiểm phiêu lưu, lam nghề tự do thầy đồ đi tìm nơi đất mới để thử thời vận. Đồng thời, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng xã hội bế tắc. Trên vùng đất Thăng Bình cư dân cũng là lưu dân Việt từ Bắc vào chủ yếu là Thanh Nghệ Tĩnh. Và như vậy trong mỗi cuộc di dân họ gánh theo tên xã tên làng và những ngành nghề để sinh sống. Khi đến vùng đất mới này, những cư dân này đã vượt đèo Hải Vân để tham gia mở nước đã mang theo mình những suy nghĩ, trong nếp sống trong tình cảm những giá trị văn hóa của quê cha đất tổ mình. Nhưng bộ phận văn hóa Đại Việt này lại tiếp nhận trong lòng nó những yếu tố và màu sắc mới. Bởi văn hóa mà do con người trên đất Quảng Nam tạo nên nhưng đó là những con người có mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên. Hay nói cách khác: văn hóa Đại Việt trên đất Quảng Nam, Thăng Bình đã có những giá trị riêng do thiên nhiên và khì hậu khác nhau. Điều đặt biệt là con người mới trên đất Quảng Nam này rất thỏa mái với tín ngưỡng đa thần. Trong khi đó, vùng đất Quảng Nam là vùng đất của nhiều cơ tầng văn hóa khác nhau, gần đây nhất là văn hóa Chămpa. Cho nên người Việt trên đất Quảng Nam không kỳ thị với văn hóa Chămpa mà dung hợp nó, chung sống với người Chăm bằng thái độ hòa hiếu. Và có sự hỗn dung văn hóa Việt - Chăm - Hán trên đất Quảng Nam. Những vị thần Chăm được người Việt thờ cúng, biến thần Chăm thành thần Việt để thờ, ảnh hưởng của văn hóa Chămpa còn biểu hiện trên các lĩnh vực: âm nhạc như hát bài chòi, bả trạo, trong quá trình sản xuất người dân Quảng Nam - Thăng Bình rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu như: kinh nghiệm chọn giống, làm đất, gieo trồng, xem thời tiết, tìm mạch nước, kinh nghiệm đi biển…. 7 II. Tục thờ trong nông nghiệp *Trong trồng trọt Có thể nói đối với vùng đất Thăng Bình thì đa phần người dân sống bằng nông nghiệp, do đó đây là nghề gắn bó và không thể thiếu của người dân. Lúa gạo thật đáng quý và vô cùng quan trọng đối với con người. Chúng ta không so sánh vùng đất này với những đồng bằng trù phú rộng lớn ở dọc các sông. Mà đối với vùng đất của Thăng Bình tuy không lớn không trù phú lắm nhưng đây là mảnh đất đã được cha ông khai phá từ trước và đã được gieo hạt ươm mầm để cho con người nơi đây có cuộc sống no đủ và dần khấm khá hơn. Sống bằng nghề nông con người phải một nắng hai sương quanh năm" bán mặt cho đất bán lưng cho trời", và phải trông nhiều bề: "trông trời, trông đất, trông mây/ trông mưa, trông nắng, trông ngày trông đêm". Đặc biệt trong trồng trọt đòi hỏi con người phải chịu khó rất nhiều, mưa nắng không làm thay lòng người. Đến vụ cày sạ lúa thì con người phải ra đồng từ tinh mơ cho đến tối mịt mới về. Tuy nhiên canh tác lúa trên mảnh đất là chịu rất nhiều sự ảnh hưởng của tự nhiên. Làm sao để hội tụ đủ được 3 yếu tố: thiên thời- địa lợi- nhân hòa thì năm đó mới thu được kết quả tốt được. Như vậy không phải cây trồng vật nuôi nào và bao giờ cũng thu được kết quả như mong muốn. Mùa màng (hay nói rộng ra là sản xuất nông nghiệp) luôn luôn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đất đai, vào những điều kiện mà người làm nông không thể kiểm soát nổi. Những năm mưa thuận gió hòa thì được mùa bội thu, còn những năm xảy ra nhiều thiên tai thì mất mùa đói kém. Những hiện tượng đáng sợ xảy ra như: hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh … thì dù con người có học hỏi được bao nhiêu kinh nghiệm cảu cha ông để lại đã đúc kết kinh nghiệm qua những năm tháng " sống cùng với đất" thì con người đã biết làm thế nào để gieo sạ đúng vụ đúng thời tiết để tránh mưa lớn, nước lụt và hạn hán và thu hoạch vào những ngày có điều kiện tốt. Tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ những thiên tai trong số vô vàn những thiên tai mà thiên nhiên gây ra. Cho nên đứng trước sự thất thường, hung dữ của tự nhiên đó người làm nông thấy mình nhỏ bé và bất lực, bị phụ thuộc vào mọi yếu tố của tựu nhiên. Vì vậy để có sự bình yên nhỏ nhoi trong lòng, để có được vụ mùa bội thu họ phải viện đến sự phù hộ, giúp đỡ của lược lượng siêu nhiên, phải cầu xin sự ban ơn của trời đất, của thượng đến. Đó cũng là sự ra đời các nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp. Đặt biệt trong nông nghiệp, cây trồng chính là cây lúa. Làm ra được hạt lúa vàng thì phải "một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi''. Nhưng cũng có truyền thuyết kể rằng nếu ta không nói đến việc gieo trồng mà chỉ nói đến thu hoạch thì đó là: ngày xưa việc thu hoạch lúa không phải như bây giờ, vào thời mà thú vật còn biết nói tiếng người, cỏ cây cũng hiểu được con người nữa. Thì đến khi lúa chín không phải cắt, gặt về như thế này mà chỉ cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, và chủ nhà ra, mời lúa về lập tức lúa từ từ bò lăn về nhà thôi.Trong một lần vì mãi đi ngồi lê, nói chuyện hàng xóm mà người vợ đã quên mất lời chồng dặn trước khi ông đi mời lúa về là phải dọn sạch sẽ để đón rước. Cho nên khi lúa được mời về đến ngõ thì 8 người vợ mới nhớ ra rằng việc cần mình chưa làm nên vội vã vào lấy chổi quét túi bụi, hành động đó vừa cản không cho thần lúa vào nhà, vừa gây bụi bặm trên mình thần lúa. Cho nên thần lúa bảo rằng từ nay chúng tôi không về nữa, mà phải "giằng tre lưỡi sắt mà ngoắt tôi cũng chưa về". Từ đó con người không còn tục này nữa. Dù là câu chuyện hoang đường nhưng cũng cho thấy được sự thân mật, sự quan trọng khi phải mời thần lúa về. Và câu chuyện cũng giải thích được rằng : ngày nay tại sao người ta phải dùng chiếc liềm bằng sắt và cái giằng bằng tre để túm lúa lại rồi mới cắt, xong rồi phải bó gánh về. Còn giai đoạn sau này nhờ sự tiến bộ vượt bậc đưa khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp nên những nông cụ thủ công trước đây được thay thế bằng máy móc cả. Vì vậy dù sao thì vị thần được coi trọng trong nông nghiệp cũng là vị thần lúa. 1 Lễ xuống đồng Ở những nơi khác có riêng một lễ cầu mưa như ở Tiên Phước Quảng Nam nhưng đối với cư dân Thăng Bình thì không có lễ này mà dường như đây là lễ được kết hợp với cả lễ xuống đồng. Trong lễ xuống đồng người ta rất mong cho mưa thuận gió hòa để mà có sự thuận lợi cho việc gieo hạt giống đầu tiên. Lúc nào ở đâu người Việt, người Quảng cũng lấy cây lúa nước làm chính, nó là nguồn lương thực chủ yếu. Cho nên yếu tố đầu tiên cung cấp cho cây luá nước là nước " nhất nước, nhì phân, tam cần , tứ giống". Ngày nay đối với những vùng có được nước dẫn từ suối, đập lên kênh dẫn đến đồng ruông thì không cần phải lo. Nhưng những vùng cần giọt nước của trời thì sự trông chờ giọt nước là rất lớn. Họ mong mỏi trông chờ khi "trời hạn trông mưa " thì mới thấy hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của giọt nước trời đó. Như vậy việc sắp xếp lịch, coi tiết khí của trời đất thì lễ xuống đồng là nghi thức nho nhỏ, đơn giản nhưng vô cùng quan trọng. Lễ này được tiến hành có khi cả một làng, cả những người làm trên một cánh đồng, một khoảnh đất chung cùng tham gia lam lễ cúng, đôi khi lại là lễ cúng riêng cho mỗi hia đình. Vật cúng quan trong và không thể thiếu đó là một con gà giò. Cúng xong có thể là thầy cúng hay chủ nhà (do chủ nhà tự cúng được) đem chân và đầu gà đến để thầy (người biết xem chân gà) để xem thử việc xuống đồng thế nào và vụ mùa năm nay ra sao nữa. Gắn với lễ xuống đồng thì một số nơi còn có lễ lên đồng nữa: lễ này được tiến hành sau khi gieo sạ xong. Vì đây là lúc cảm ơn thần linh, các đấng siêu nhiên và trời đất đã tạo được sự thuận lợi để mùa gieo trồng được tiến hành tốt, suôn sẻ. Nếu bất lợi thì họ cầu mong thần linh đừng nổi giận nữa để cho vụ mùa đang gieo sạ này được tôt tươi xanh lá. Đó là điều duy nhất mà người dân tiến hành nghi lễ này mong muốn. 2. Lễ cúng cơm mới Lễ cúng cơm mới được tiến hành sau khi gặt hai xong cũng có khi đang mùa gật mà người dân có thể tranh thủ cúng được cũng không sao. Tổng kết một vụ mùa sản xuất trong năm. Quanh năm, quanh tháng làm lụng vất vả, nặng nhọc người dân chỉ chờ có ngày thu hoạch lúa khoai được đầy bồ, đầy 9 nhà, đây mới là thành công của một vụ mùa. Người trồng lúa họ cầu nguyện trời đất, ông bà phù hộ để sâu rầy không phá hoại, nắng mưa được thuận lợi. Vì thế trước mùa gieo sạ người ta có lễ xuống đồng (lễ hạ điền) và khi mùa gặt kết thúc họ có lễ cúng cơm mới (đối với các dân tộc thiểu số thì người ta gọi đây là lễ mừng lúa mới), tuy cách gọi và cách biểu hiện có khác nhau nhưng ý nghĩa về mặt tâm linh đều giống nhau cả. Lễ cúng cơm mới, đây là tục lệ khá phổ biến. Từng gia đình sẽ tổ chức lễ cúng riêng . Họ sẽ chọn ra hạt lúa quý nhất đem đi máy, xay, giã (ngày nay không còn giã gạo nữa). Làm xong họ nấu mâm cơm lớn nhỏ tùy thuộc vào mùa màng, tùy thuộc vào từng gia đình rồi đặt lên bàn thờ gia tiên, ông bà. Lễ cúng này tiến hành xong thì mới được dùng những hạt lúa , hạt gạo cho việc khác như: nấu ăn hằng ngày, cho các con vật khác ăn, hay đem bán, cho mượn. Nếu chưa tiến hành việc cúng cơm mới mà trong nhà không còn gạo để nấu dù lúa gặt về có đầy sân thì cũng không được phép dùng. Lúc này chỉ có thể đi mua gạo hay đi mượn gạo của nhà khác để dùng thôi. Lễ cúng cơm mới là người chủ nhà đại diện thông báo với tổ tiên ông bà về một vụ mùa đã kết thúc. Nếu năm đó được mùa thì lễ có ý nghĩa cảm ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ. Nếu năm đó mùa màng thất bát, lễ mang ý nghĩa cầu xin mưa thuận gió hòa, và cầu cho vụ mùa năm sau được bội thu. Đồng thời cũng cầu mong cho sưc khỏe mọi người trong gia đình được mạnh khỏe để làm việc tốt hơn. Trong lễ này người dân nông nghiệp không thể quên công ơn của con vật đã mang hạt lúa về cho họ. Đó là con chó. Vì ngày xưa theo lời kể rằng con chó là con vật đã đi đến vùng đất xa, nơi có những hạt lúa vàng đẹp, thơm ngon. Chính con chó trong lúc lông nó bị ướt nó đã nằm tren những bông lúa và như vậy những hạt lúa đó đã bám vào lông con vật. Nó đã mang về cho con người gieo trông đẻ có được hạt lúa hôm nay. Từ đó con người luôn truyền cho nhau về nguồn gốc hạt lúa như vậy. Cũng là lúc để con cháu hôm nay và mai sau biết được công ơn và biết quý trọng hạt lúa và con vật có ơn và trung thành với chủ này. Với ý nghĩa như thế cho nên trong lễ này con người muốn thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng của mình nên họn thường cho chó ăn cơm trước tiên. Và đối với mỗi gia đình thì cách suy nghĩ và hành động cũng khác nhau, có gia đình thì cúng xong mới cho chó ăn (lúc này người chưa được ăn), có gia đình thì cho chó ăn trước khi đặt cơm lên bàn thờ để cúng. Người ta không quên đặt 3 bát cơm vuông lên bàn thờ tổ với nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng cũng thể hiện được mối quan hệ : thiên- địa- nhân. Hiện nay lễ cúng cơm mới được thay đổi nhất định cho phù hợp với đời sống mới nhưng những tín ngưỡng,những gì vốn thuộc về tâm thức của con người thì không bao giờ thay đổi. *Trong chăn nuôi Trong nông nghiệp bên cạnh trồng trọt thì chăn nuôi cũng quan trọng không kém góp phần ổn định cuộc sống gia đình, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần phát triển xã hội. Cũng như tất cả các ngành nghề khác thì trong 10 [...]... đó ở Thăng Bình không có độc nghề mà có sự kết hợp của nhiều nghề với nhau, ngoài làm hương thì người dân còn làm ruộng, chăn nuôi Hay như nghề mía đường ở Bình Qúy cũng có tiếng thì chỉ hoạt động vào đúng vụ mùa mà thôi Do vậy tục cúng tổ nghề không như những nơi khác Đối với nghề nấu đường thì trươc khi nhóm lò cũng có lễ tế và sau khi xong cũng có một lễ tạ 2.5 Một số điều kiêng kỵ trong ngành nghề. .. yên bình, mong muốn mưa thuận gió hòa, thuyền yên biển lặng để có cuộc sống tốt hơn, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc Do đó đối với mỗi ngành nghề đều có những tục lệ, là chỗ dựa của con người để thể hiện niềm tin, sự cầu mong và ước vọng của bản thân, gia đình, nghề nghiệp và cộng đồng được sung túc yên vui những điều cúng tế tục thờ và kiên kỵ trong ngành nghề là điều cần thiết Và là sự quan tâm của. .. vùng duyên hải miền trung nên bộ phận cư dân Thăng Bình đã có điều kiện tiếp xúc với biển Đông, biển bao la rộng lớn là nguồn lợi cúng cấp, nuôi sống biết bao con người sống ở đó Các xã Bình Dương, Bình Minh, Bình Hải, Bình Nam của Thăng Bình thì nghề chài lưới là chủ yếu nhất Những con người ở Phương Đông này thực sự sùng bái tự nhiên Nếu uy lực mạnh mẽ của biển Đông nếu không may mắn thì mọi vật,... nhất của ngư dân Quảng Nam nói chung và Thăng Bình nói riêng Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của tục thờ cúng này cũng như những ý nghĩa mà lễ hội mang lại Tuy nhiên tất cả các ý kiến đều cho rằng: đây là tín ngưỡng cổ truyền của người Chăm được người Việt tiếp thu trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Lễ hội cá Ông có nguồn gốc từ tục thờ cá Ông, một tín ngưỡng cổ truyền của. .. Đồng Thới, Liễu Trì nghề làm đá ở núi Dê (Hà Lam), núi Rướng (Ngọc Sơn), nghề làm đường bát ở Chung Phước Thạnh Mỹ, Thanh Ly…Trong huyện không có thợ thủ công chuyên nghiệp, không có làng nghề như ở Duy Xuyên, Điện Bàn Nói chung nghề thủi công ở Thăng Bình không có nghề hay làng nghề phát triển như những nơi khác chỉ có làng Quán Hương ở Hà Lam là được nhiều người biết đến, và là làng nghề phát triển nhất... Nhưng vẫn có nét riêng của Thăng Bình Phong tục tập quán và tín ngưỡng nếu loại bỏ đi yếu tố tâm linh huyền bí, sự mê tín hủ tục lạc hậu thì đó là điều đáng quý Nhưng có điều đáng quan tâm rằng: Cũng là con người của phương Đông, là công dân nước Việt và là người sống trên mảnh đất Quảng Nam này thì con người nơi đây đã mang trong mình những tín ngưỡng, phong tục và nếp nghĩ của người phương Đông nói... chảy, dễ dàng trong mua bán 2.4 Tục thờ trong thủ công nghiệp Trong hoàn cảnh môi trường như trên sản xuất nông nghiệp của huyện gặp nhiều khó khăn nhưng nhân dân dã rất nổ lực để có cuộc sông tốt hơn Bên 16 cạnh còn có các ngành nghề thủ công nghiệp: nghề làm nồi đất ở Thanh Đăng, nghề đan thúng, mủng, nong, nia…ở Phụng Loan, thợ mộc thợ nề, thợ rèn xã nào cũng có , nghề làm đá ong ở nhiều xã như Thanh... cảm sâu nặng của con người đất Quảng Trong suốt quá trình hát bả trạo là ca ngợi công đức cá Ông, tỏ lòng thương tiếc với người quá cố Bên cạnh đó lời hát còn thể hiện quá trình đấu tranh của con người trước sóng gió, thể hiện tinh thần dũng cảm lạc quan, tinh thần đoàn kết cùng công việc trong lao động của cư dân biển 2.3 Tục thờ trong nghề buôn: 2.3.1 Tục thờ thần tài: Buôn bán, đây là nghề cũng có... mà thôi nhưng đó cũng là sự kết hợp của việc đi điền giã và rất nhiều sách, báo của nhiều nhà nghiên cứu lớn mới có được Dù chỉ là một phần nhỏ trong khối to lớn về phong tục tín ngưỡng của người dân nơi đây Những giá trị văn hóa còn tiềm ẩn ở đây thể hiện độ sâu, độ rộng, độ lâu đời trong cơ tầng văn hóa cũng như sự tồn tại lâu đời của con người trên mảnh đất Thăng Bình này Tuy không khác xa mấy với... đều bị chúng nuốt chưởng cả Những người làm nghề chài lưới quanh năm lênh đênh trên sông, biển, thường xuyên tiếp xúc với những nguy hiểm của biển cả cho nên họ có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của thiên nhiên Hiện nay cư dân vùng ven biển Thăng Bình còn bảo lưu những tập tục lâu đời Phản ánh được tính phong phú, tính địa phương trong sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng sông nước này Do đó để cho thuận . gìn và lưu truyền lại từ đời này sang đời khác. Nay ít nhiều bị mai một. Những tục lệ trong ngành nghề là vấn đề tôi muốn nhắc đến. Tìm hiểu những tập tục trong ngành nghề của Thăng Bình tuy chưa. ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 3.Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu một số tục lệ cũng như một số điều kiêng cữ trong ngành nghề truyền thống của huyện Thăng Bình. 4.Phạm. thần linh, ma quỷ. Nên mới có tục lệ trong các ngành nghề truyền thống. Cũng như các vùng miền khác, đời sống tâm linh của người dân Thăng Bình trong văn hóa thế tục (không có gì cao siêu) và

Ngày đăng: 10/06/2014, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w