làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam
Trang 1CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN & PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
CNH - HĐH: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CN - TTCN: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trang 2MỤC LỤC
Trang
A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
II Mục đích nghiên cứu đề tài
III Lịch sử nghiên cứu đề tài
IV Giới hạn của đề tài
V Đóng góp của đề tài
VI Phương pháp nghiên cứu
VII Bố cục của đề tài
B NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
I Các khái niệm về làng nghề truyền thống.
II.Vai trò của các làng nghề truyền thống.
III Đặc điểm các làng nghề truyền thống
IV Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống
1 Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường
I Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ở xã Điện Phương
1 Vị trí địa lý
Trang 32 Điều kiện tự nhiên
3 Điều kiện kinh tế xã hội
II Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương
1 Lịch sử hình thành các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương
2 Kỹ thuật sản xuất
3 Đặc trưng của sản phẩm
4 Đội ngũ lao động trong nghề
5 Thị trường nguyên liệu
6.Thị trường tiêu thụ sản phẩm
7 Tình hình nhà xưởng và trang thiết bị sản xuất ở các làng nghề truyền thống
8 Tình trạng môi trường tại các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
I Cơ sở xây dựng giải pháp
II Các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
1 Đào tạo lao động
2 Giải pháp về công nghệ kĩ thuật
3 Giải pháp về vốn
4 Công tác tuyên truyền quảng cáo
5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
6 Thị trường nguyên liệu
7 Giải pháp về môi trường
8 Giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa làng nghề đã trở thành một bộ phận của đời sống văn hoá - vật chất - tinh thần Có thể nói, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra các nghề truyền thống thủ công, các sản phẩm của nó mang đậm dấu ấn tinh hoa của một nền văn hoá, văn minh của dân tộc ta
Trong điều kiện hiện nay, làng nghề thủ công truyền thống ngày càng được bảo tồn và phát triển, sự đúc kết tinh hoa nghệ thuật vào các tay nghề và kinh nghiệm cổ truyền để làm ra các sản phẩm mang nét độc đáo riêng của từng vùng, miền Chính điều này đã làm cho các sản phẩm ở các làng nghề truyền thống vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần trở thành sản phẩm hàng hoá được coi là biểu tượng của nét đẹp mang truyền thống dân tộc góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc dân tộc
Mặt khác, trải qua bao thăng trầm biến đổi của lịch sử dất nước, nhiều làng nghề truyền thống đã đứng vững và phát triển Song vẫn có những làng nghề bị mai một đi hay còn tồn tại nhưng đang trong tình trạng phát triển cầm chừng chưa tương xứng với tiềm năng Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng phát triển tại các làng nghề trruyền thống hiện nay, nhằm tìm ra giải pháp cho việc khôi phục và phát triển là một yêu cầu rất cần thiết
Điện Bàn nằm ở vị trí quan trọng, là cửa ngõ phía Bắc Quảng Nam tíêp giáp với thành phố Đà Nẵng, phía Đông đô thị cổ Hội An, phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên (có địa điểm du lịch Tháp Chàm Mỹ Sơn) tạo nên một vành đai phát triển kinh
tế trọng điểm của Tỉnh Quảng Nam
Nằm ở vị trí quan trọng và cũng là một huyện có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch Tiềm năng phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch là rất lớn Lợi thế của Điện Bàn là có nhiều làng nghề truyền thống, toàn huyện có 15 làng/ 16 xã, có nhiều làng nghề đang tồn tại và phát triển tốt đặc biệt là xã Điện Phương với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Chiếu chẻ, đúc đồng, bánh tráng, gốm đỏ, mộc điêu khắc Hiện nay có 3 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề thủ công truyền thống, đó là: Làng đúc đồng Phước Kiều, làng chiếu chẻ Triêm Tây, làng bánh tráng Phú Chiêm cùng với 4 nghệ nhân Nhưng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để giữ gìn các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương nói riêng và ở huyện Điện Bàn nói chung tiếp tục tồn tại và phát triển, đó là một yêu cầu cấp thiết và lâu dài của xã Điện Phương Xuất phát từ thực tế trên trong
đợt thu thập tốt nghiệp này tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài thực tập tốt nghiệp cuối khoá.
II Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trang 5Nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của làng nghề truyền thống trên địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từ đó tạo điều kiện cho việc hoạch định các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn ở khu vực xã, góp phần phát triển du lịch Bên cạnh đó,
đề xuất một số giải pháp thiết thực để phát triển làng nghề truyền thống tại địa bàn xã.
I Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến đề tài này, từ trước đến nay có nhiều người quan tâm nghiên cứu tìm hiểu, đã có những công trình xuất bản như:
- Vũ Từ Trang <2000>, Nghề Cổ Việt Nam NXB Văn Hoá Thông Tin.Vấn
đề được ông đề cập chủ yếu ở đây là lịch sử hình thành của một số nghề cổ truyền VN, mang tính khái quát và chủ yếu là những làng nghề nổi tiếng
- Bùi Văn Vượng <2002>, Làng Nghề Thủ Công Việt Nam NXB Văn Hoá Thông Tin So với tác giả Vũ Từ Trang thì Bùi Văn Vượng chỉ đi sâu nghiên cứu làng nghề thủ công ở phía Bắc, chưa thấy đề cập gì đến những làng nghề ở đất Quảng
- Phạm Hữu Đăng Đạt <2002>, Chuyện Làng Nghề Xứ Quảng NXB Đà Nẵng Nội dung cuốn sách tập trung vào hầu hết các làng nghề ở đất Quảng, thông qua những câu chuyện kể của các bậc tiền bối, những người đã từng gắn bó nhiều năm với nghề Ở đây, Ông tìm hiểu tương đối đầy đủ về nguồn gốc, nguyên nhân ra đời và
sự phát triển của các làng nghề cho đến ngày nay Tuy ông có đề cập đến thực trạng phát triển, nhưng chỉ mới sơ lược và hầu như không có một giải pháp nào cho việc bảo tồn và phát triển các làng nghề trong tương lai
Cùng với các bài báo đăng trên tạp chí địa phương Quảng Nam-Đà Nẵng, cũng như các tạp chí trung ương
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đây chỉ đề cập một cách sơ lược về quá trình hình thành các làng nghề,chưa đi sâu vào thực trạng và chưa có một giải pháp cụ thể nào để phát triển Nhưng đây cũng là những tài liệu cần thiết, tạo cơ sở để nghiên cứu đề tài này
II Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu ở phạm vi xã Điện Phương, cụ thể là 3 làng nghề truyền thống ở xã: Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, làng bánh tráng Phú Chiêm, làng chiếu chẻ Triêm Tây
III Đóng góp của đề tài
Đánh giá được thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Bên cạnh việc góp phần giải quyết yêu cầp bách hiện nay tại các làng nghề, góp phần cải thiện nền kinh tế xã nhà, đồng thời nó còn là
Trang 6cơ sở để xây dựng giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn hay giải quyết vấn đề môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà đề tài đề cập đến.
IV Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu.
Chương II: Thực trạng và tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống ở
xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Chương III: Một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
C KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Trang 7B NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
I Các khái niệm về làng nghề truyền thống
Các làng nghề truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, tồn tại cho đến ngày nay Tuy vậy, vẫn chưa có một khái niệm chính thống
Có quan niệm cho rằng, làng nghề là làng ở nông thôn, có một hay một số nghề thủ công hầu như tách khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập
Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, là nơi quy tụ các nghệ nhân và hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hổ trợ trong quá trình hoạt động sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng một ông tổ nghề và các thành viên luôn ý thức trong sự tuân thủ những ước chế gia tộc và xã hội
Tính truyền thống trong làng nghề thủ công được thể hiện rất rõ nét Thời gian tồn tại của nghề gắn liền với tên làng và sự tồn tại của làng Đó là một làng nghề sản xuất tập trung, sản phẩm tinh xảo đậm nét văn hoá dân tộc Thu nhập nghề chiếm từ 60% trở lên trong tổng thu nhập hộ
Như vậy có thể nói: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, được cư trú giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn, tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có tính truyền thống lâu đời, để sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi Những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng trước đây, nhưng nay phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó khăn, thậm chí có những làng nghề đã và đang bị mai mọt cũng được coi là làng nghề truyền thống
II.Vai trò của các làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là bộ phận quan trọng của công nghiệp nông thôn và là một giải pháp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, nó được thể hiện ở các mặt sau đây:
Phát triển làng nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm, hạn chế sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân ở vùng nông thôn
Trang 8Tạo ra một khối lượng hàng hoá phong phú, đa dạng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách.
Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH Nghị quyết Đảng lần thứ VIII, một trong những nội dung của CNH - HĐH nông thôn có nêu: “ Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu ”
Góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Lịch sử nông thôn Việt Nam đã ghi nhận, sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống tạo nên những nét đặc sắc của văn hoá làng xã
Tạo mối quan hệ tương hổ giữa làng nghề và du lịch, là cầu nối trong quan hệ giữa ngành du lịch và làng nghề truyền thống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội
III Đặc điểm các làng nghề truyền thống
Nhìn chung, xuất phát từ thực tiễn hiện nay thì các làng nghề truyền thống có những đặc điểm sau:
Xưởng sản xuất: Nhà xưởng thường là bán kiên cố, xây tạm và xây dựng ngay trên phần đất vườn.Thực tế hiện nay cho thấy các cơ sở sản xuất nhỏ xen lẫn khu dân
cư hoặc tập trung thành cụm, không có ranh giới rõ rệt giữa khu sản xuất và khu sinh hoạt tại cơ sở Điều này đã làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là sinh hoạt của người dân
Lao động: Đặc điểm chung của lực lượng lao động trong các làng nghề là tận dụng triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi, phân công theo hướng chuyên môn hoá từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất Ở những làng nghề sản xuất phát triển mạnh, ngoài việc tận dụng lao động tại địa phương còn thu nhận thêm lao động tại các làng xã bên cạnh và các tỉnh ngoài Đa số lao động đều chưa qua đào tạo nên dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, chưa đạt yêu cầu
Sản phẩm làng nghề: Đã có một nhận xét rằng: “Hiện nay,chế độ gia công bao mua độc quyền đã đánh đồng tất cả thợ thủ công; từ nghệ nhân đến thợ đều thành người làm thuê, lệ thuộc vào những loại hàng giá rẻ, số lượng nhiều, các sản phẩm độc đáo, tinh xảo không có điều kiện được thực hiện và không có nơi tiêu thụ Mọi quy cách của mẫu hàng với những định mức kỹ thuật được định trước, trong đó có nhiều mẫu kém thẩm mĩ hoặc bắt chước nước ngoài đã làm cho truyền thống bị lu mờ” Sản phẩm thiếu đi nét tinh xảo, đặc trưng vốn có, bị đánh mất yếu tố truyền thống sẽ làm tăng nguy cơ thất truyền ở các làng nghề
Thị trường nguyên liệu: Trước đây, nguồn nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường được cung ứng tại chỗ Nhưng hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất đều thu mua nguyên liệu từ bên ngoài thông qua các con buôn, thị trường nguyên liệu ngày một khan hiếm, lại không ổn định đã kiềm hãm sự phát triển sản xuất tại các làng nghề
Trang 9Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Phần lớn thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề thường nhỏ lẻ, phạm vi hẹp, thị trường xuất khẩu không có, sản phẩm của làng nghề đến với người tiêu dùng thực tế còn kém Tình trạng ứ đọng hàng hoá thường xảy ra làm cho sản xuất bị đình đốn với mức độ khác nhau ở các làng nghề.
Kỹ thuật sản xuất: Hầu hết các làng nghề đã sử dụng thành tựu kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất như: ánh sáng điện, mô tơ điện (cho các khâu sản xuất có trục quay), khoan, mài, cưa bào(làm mộc), hay các loại hoá chất cho nghề nhuộm Công nghệ truyền thống có nguy cơ bị thất truyền, tính chất bí truyền bị phả vỡ thì nghề thủ công truyền thống sẽ nhanh chóng trở thành nghề hiện đại
Môi trường: Hiện trạng môi trường và tác động của hoạt động sản xuất nghề tới môi trường có một số đặc điểm sau:
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là hình thái ô nhiễm tập trung trên phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã, nông thôn) Khu vực này là tập hợp của nhiều hình thái
ô nhiễm dạng điểm (do cơ sở sản xuất nhỏ) ảnh hưởng trực tiếp không gian liền kề và chính là khu sinh hoạt dân cư, cho nên tác động trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp môi trường nước, khí, đất trong khu vực dân sinh
IV Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống
1 Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống cũng là một ngành sản xuất và bất kỳ một ngành sản xuất nào cũng đều tuân theo qui luật cung - cầu
Sự phát triển của làng nghề truyền thống xuất phát từ yếu tố thị trường, và điều tất yếu là nếu không có nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm của làng nghề thì làng nghề đó cũng không thể đứng vững tồn tại và phát triển được
Trang 10Những năm gần đây, với sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, nên chất lượng, sản lượng của ngành truyền thống đã tăng lên, giá thành sản phẩm cũng mềm hơn, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tính độc hại cho người lao động.
Nhưng chúng ta chỉ áp dụng công nghệ hiện đại ở một số công đoạn phải mất nhiều công sức như: cưa, xẻ trong nghề mộc dân dụng; nghiền trộn đất trong nghề gốm
sứ, gọt, dũa trong nghề chạm trổ Từng bước thay thế trong sản xuất qui trình công nghệ mới, tuy nhiên có những công đoạn mà máy móc không thể thay thế được bởi lẽ không tạo được những nét riêng, độc đáo trong từng sản phẩm truyền thống Như vậy,
áp dụng công nghệ hiện đại nhưng vẫn duy trì, phát huy những bàn tay tài hoa điêu luyện thì mới bảo đảm yếu tố truyền thống tại các làng nghề truyền thống
3 Trình độ nghệ nhân và đội ngũ lao động nghề
Đây là yếu tố làm nên nét riêng, độc đáo, nét truyền thống tại các làng nghề:Tuy nhiên hiện nay số lượng thợ giỏi ngày một ít đi, kinh nghiệm nghề nghiệp
là một bí mật nghề nghiệp chỉ được truyền lại cho con cháu trong dòng họ.Tính bảo thủ đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm và làm tăng nguy
cơ nghề bị mai một đi.Vì vậy, xây dựng đội ngũ lao động nghề và tôn vinh các nghệ nhân kết hợp với động viên truyền nghề cho những lao động trẻ, nhằm để phát triển làng nghề truyền thống hiện nay là một yêu cầu cần thiết
Ngoài ra, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích để phát triển làng nghề truyền thống, cụ thể như:” Quyết định của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn” bao gồm: đất đai, nguyên liệu phục vụ sản xuất, đầu tư tín dụng, thuế, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm, khoa học công nghệ và môi trường chất lượng sản phẩm, lao động
và đào tạo Nhờ vậy, đến nay làng nghề truyền thống gần như được trả lại mảnh đất sống của mình
Tóm lại, hoà mình trong nền kinh tế thị trường, làng nghề truyền có phát triển được không là tuỳ thuộc rất lớn vào định hướng, các chính sách vĩ mô của nhà nước
5 Các nhân tố khác
Về kết cấu hạ tầng bao gồm giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, văn hoá xã hội ) là yếu tố quan trọng giúp làng nghề đổi mới công nghệ, mở
Trang 11rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài, tiếp cận nhanh với thị trường, nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh và làm giảm ô nhiễm môi trường
Đa số ở làng nghề truyền thống, kết cấu hạ tầng bó gọn trong kinh tế hộ Do vậy, nhà nước cần có nhiều hoạt động tích cực thì mới tạo được môi trường thuận lợi cho các làng nghề phát triển hết khả năng mình
Về vốn: Sự phát triển của làng nghề không nằm ngoài ảnh hưởng của nhân tố vốn Tuy nhiên, vốn của các hộ sản xuất ở làng nghề truyền thống thường rất nhỏ lẻ, chủ yếu là vốn tự có trong gia đình, vay mượn của người thân nên quy mô sản xuất nhỏ Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh thì yêu cầu về vốn là cấp thiết Các hộ sản xuất cần phải có đủ vốn để đầu tư cải tiến máy móc thiết bị ở một vài công đoạn trong quá trình sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng chất lượng sản phẩm
V Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
Bộ NN&PTNT đã ban hành thông Tư số: 116/2006/TT- BNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ
về phát triển nghành nghề nông thôn, theo đó:
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động nghành nghề nông thôn
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm điểm
đề nghị công nhận
Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước
Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống: làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo qui định tại thông Tư này
Đối với những làng chưa đạt tiêu chí thứ nhất và thứ hai của tiêu chí công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo qui định trên thì cũng dược công nhận là làng nghề truyền thống
Trang 12Tóm lại, các làng nghề đạt tiêu chuẩn dưới đây thì được UBND tỉnh Quảng Nam xem xét công nhận làng nghề truyền thống:
- Nghề được truyền từ đời này qua đời khác ít nhất 3 thế hệ.
- Thời gian tồn tại tối thiểu 50 năm, tính từ thời điểm ra đời cho đến năm
được công nhận
- Sản phẩm có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư, đồng thời nó
mang lại những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn hoá, xã hội liên quan tới chính họ
- Thu nhập nghề chiếm từ 60% trở lên trong tổng thu nhập hộ.
- Là những làng có ít nhất 50% lao động trong làng cùng làm một nghề.
- Tổng giá trị sản lượng của ngành chiếm 50% trở lên trong tổng giá trị sản
lượng của địa phương
Những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng trước đây đủ tiêu chuẩn trên, nhưng nay phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó khăn, thậm chí có những làng nghề đã bị mai một cũng được coi là làng nghề truyền thống
Trang 13CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
I Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ở xã Điện Phương
1 Vị trí địa lý
Điện Phương là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Điện Bàn - Quảng Nam Nằm cách huyện lị Điện Bàn 5km về phía Nam, cacnhs thành phố Tam Kỳ 48km về phía Bắc Phía Đông giáp xã Cẩm Kim và Phường Thanh Hà-thị xã Hội An, phía Tây giáp sông Thu Bồn và xã Điện Minh (Điện Bàn-Quảng Nam), phía Nam giáp xã Duy Phước, Duy An (Duy Xuyên-Quảng Nam), phía Bắc giáp xã Điện Minh và tỉnh lộ 608 (Vĩnh Điện-Hội An) Với tổng diện tích gần 10,24km2 và dân số toàn xã là 15168 người (3043 hộ)
Ở vị trí này Điện Phương là khu vực kết nối giao lưu về văn hoá du lịch của tuyến du lịch phố cổ Hội An - Làng nghề truyền thống cả xã - Khu di tích Mỹ Sơn - khu tháp Chiên Đàn, tạo điều kiện trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của xã
Ở vào vị trí trung lộ trong mạng lưới giao thông của Tỉnh, khu vực và Quốc Gia, giao thông đi lại dễ dàng là điều kiện tốt cho sự phát triển và giao lưu đi lại trong sinh hoạt đời sống của người dân ở các làng nghề trên địa bàn xã
2 Điều kiện tự nhiên
a Khí hậu
Điện Phương nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển Các chỉ số khí hậu đặc trưng như sau:
Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,6o C
Nhiệt độ cao trung bình hằng năm: 40,8o C
Nhiệt độ thấp trung bình hằng năm: 14,1o C
Độ ẩm tương đối trung bình trong năm: 82,3 %
Lượng mưa trung bình trong năm: 2208 mm
Trang 14Là vùng có giờ nắng tương đối cao trong năm, thuận lợi cho phát triển làng nghề nhất là trong ngành chế biến nông sản như bánh tráng.
b Đặc điểm thuỷ văn
Vùng này thuộc hạ lưu sông Thu Bồn, đây là con sông lớn của tỉnh, bao bọc cả phía Nam và phía Đông của xã Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng nối liền các huyện Đông - Tây, lòng sông rộng trung bình 100 - 300m lưu lượng và lưu tốc rất lớn vào mùa mưa lũ Ngoài ra còn có hạ lưu là nhánh sông La Nghi và sông Phú Triêm
Hệ thuỷ văn trên địa bàn tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân, đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cung cấp phù sa đất sản xuất nông nghiệp cho toàn xã
c Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: khu vực xã Điện Phương có 2 nhóm đất chính là đất cồn cát trắng vàng và đất phù sa:
Đất cồn cát trắng vàng khoảng 100 ha chiếm 10% diện tích đất tự nhiên
Đất phù sa khoảng 600 ha chiếm 60% diện tích đất tự nhiên Đây là loại đất có tính chất vật lý hoá học thuận lợi cho các loại cây trồng
Đất phù sa lầy chiếm 25% diện tích Đất ở địa hình thấp trũng thường ngập nước, đất này phù hợp cho cây lúa và cây cói nguyên liệu
Phần diện tích còn lại là đất sông
Là một xã có vùng đất lúa trọng điểm năng suất cao, cây công nghiệp đa dạng
sẽ tạo ra nhiều nguyên liệu phục vụ cho các ngành nghề truyền thống như: bánh tráng, chiếu chẻ
- Tài nguyên nước: nguồn nước mặt phân bố tương đối đồng đều, thuận lợi
cho khai thác và sản xuất nông nghiệp Mực nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 0,5 - 10
m đây là nguồn nước chính phục vụ cho người dân
- Tài nguyên khoáng sản: xã có trữ lượng các xây dựng tương đối lớn ở khu
vực ven sông Phú Triêm và ven sông Thu Bồn Đây là tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế của xã
Tài nguyên nhân văn: Điện Phương là một xã có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời Xuất phát từ sự phong phú đa dạng trong các làng nghề nên có thể xem trước đây khu vực này hội tụ đủ các yếu tố hình thành một xã hội thu nhỏ, và đến nay mỗi làng nghề đều gắn với tên tuổi, địa danh cụ thể Ngoài ra, Điện Phương còn là nơi khai sinh ra chữ Quốc ngữ và là dinh trấn Quảng Nam một thời
- Các làng nghề là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá có từ trong lịch sử Do
vậy, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ cho các mục tiêu kinh
Trang 15tế - xã hội trong cơ chế thị trường cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng đi đôi với việc giữ gìn nét đẹp văn hoá làng nghề.
3 Điều kiện kinh tế xã hội
a Dân cư lao động
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2003 dân số của xã có 14190 người Trong đó nữ 7302 người chiếm tỉ lệ 51,45%, tốc độ tăng dân số kì này là 1,76% giảm
so với cùng kì năm trước Dân số phân bố đồng đều giữa các vùng trong xã Mật độ dân số 1383 người/1 km cao hơn nhiều so với bình quân chung của huyện: 479 người/1km, là xã có dân số đứng thứ hai trên địa bàn huyện
Dân số trong độ tuổi lao động của xã là 6642 người chiếm 47% dân số trong đó: lao động đang thực tế làm việc tại các ngành kinh tế là: 6439 người
- Ngành Nông - lâm - ngư nghiệp 3774 người chiếm 58,6%
- Ngành công nghiệp xây dựng 1556 người chiếm 24,3%
- Ngành thương mại dịch vụ 770 người chiếm 12,5%
Giao thông nội bộ trong khu vực dân cư cơ bản đã được bêtông hoá trên 80% với tổng chiều dài gần 40km Nă 2003 thực hiện dự án làng nghề gắn với du lịch, từ nguồn kinh phí hỗ trợ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương đã đầu tư thi công
dự án xây dựng cầu Đông Bình nối liền với làng gốm mỹ nghệ phường Thanh Hà- thị
xã Hội An, từ đó tạo được sự liên kết và giao lưu với các cụm làng nghề trên địa bàn
Trong thời gian đến, cùng với việc xây dựng thị tứ Thanh Chiêm hệ thống giao thông sẽ hoàn thiện hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, hiện đại hoá nông thôn
Trang 16- Điện: theo điều tra nguồn điện xã Điện Phương đủ khả năng cung cấp điện cho sản xuất, nguồn vốn đầu tư điện theo chương trình vốn đầu tư ODA cũng đã được khảo sát và ghi vốn đầu tư, vì vậy sự phát triển CN-TTCN theo hướng công nghiệp hoá hoàn toàn đủ điều kiện đối với nguồn điện trong sản xuất.
- Thông tin liên lạc: hiện nay trên địa bàn xã có một bưu cục nằm trên quốc lộ 1A Số hộ sử dụng điện thoại bàn ngày càng tăng
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng ở xã Điện Phương đảm bảo, thuận lợi cho sự phát triển xã hội Các cơ sở hạ tầng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống kinh tế đảm bảo như: điện, đường giao thông,nước, thông tin liên lạc đây là điều kiện cần và đủ trong lĩnh vưc phát triển sản xuất nói chung và phát triển làng nghề truyền thống ở xã nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì xã vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức Tất cả những điều này các nhà quản lý, lãnh đạo phải xây dựng, hoạch định chương trình phát triển kinh tế xã hội của xã, tiến hành khảo sát, nắm chắc những đặc điểm riêng của địa phương mình đồng thời phải có những phương pháp nghiên cứu phù hợp thì mới có cơ sở xây dựng những chiến lược, phương hướng, những giải pháp xác đáng, thiết thực trong phát triển KT-XH vào giai đoạn đến
c Chính sách phát triển kinh tế ở xã Điện Phương
Sau khi được tiếp thu nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW (khoá IX) và trên
cơ sở thực hiện chương trình hành động số 09-CTr/HU, ngày 10/11/2002 của huyện uỷ Điện Bàn (khoá IX) về CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn theo tinh thần nghị quyết
TW 5 (khoá IX) và đề án phát triển CN-TTCN trong giai đoạn 2002-2005 và đến năm
2010 của UBND Huyện Đảng uỷ đã tiến hành xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW 5 về CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của xã và tổ chức hội nghị quán triệt cho cán bộ, Đảng viên học tập và tham gia thảo luận chương trình hành động, thống nhất những mục tiêu và các giải pháp thực hiện nhằm CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn xã nhà trong thời gian đến Trên cơ sở chương trình hành động của Đảng uỷ, UBND xã xây dựng đề án phát triển CN-TTCN của xã từ năm 2002-2010 và
đã được HĐND xã thông qua, UBND xã tổ chức quán triệt trong cán bộ nhân dân trong toàn xã
Từ khi nghị quyết TW 5 ra đời đến nay và trên cơ sỏ thực hiện chương trình hành động Hàng năm, Cấp uỷ đều có chương trình, kế hoạch công tác lãnh đạo cụ thể cho chính quyền, mặt trận, các ban ngành đoàn thể phối hợp tham gia thực hiện Để tăng cường và tạo điều kiện phát triển mạnh CN-TTCN, Cấp uỷ có chủ trương tạo điều kiện cho các hộ và cơ sở sản xuất được vay vốn, về mặt bằng để mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để tiếp cận thị trường Được sự quan tâm của các cấp, UBND xã đã tiến hành thành lập các hiệp hội làng nghề truyền thống, đến nay đã xây dựng được hiệp hội làng nghề bánh tráng Phú Chiêm, dệt chiếu Triêm Tây
Có thể nói từ khi triển khai chương trình hành động và đề án phát triển TTCN, cán bộ và nhân dân có nhận thức sâu sắc và tham gia phát triển CN-TTCN xã nhà nên đời sống nhân dân ngày càng ổn định và đi lên, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc
CN-d Tình hình phát triển kinh tế ở xã Điện Phương
Trang 17Về giá trị sản xuất CN-TTCN giai đoạn 2003-2006
Trong 4 năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp của xã không ngừng tăng với tốc
độ bình quân là 22,9%(kỳ gốc là năm 2002) Vượt hơn so với kế hoạch của đề án đã xây dựng
- Năm 2002: Giá trị CN-TTCN toàn xã là 9,45 tỷ( giá CĐ 94)trong đó ngành nghề truyền thống chiếm 7,01 tỷ
- Năm 2003: Tổng giá trị CN-TTCN là 11,16 tỷ đồng tăng so với năm 2002 là 18%.Trong đó, ngành nghề truyền thống chiếm 8,05 tỷ đồng tăng so với năm 2002 là 14,84%
- Năm 2004: Tổng giá trị CN-TTCN dạt 12,15 tỷ đồng tăng so với năm 2003 là 12%.Trong đó ngành nghề truyền thống chiếm 10 tỷ tăng so với năm 2003 là 24,22%
- Năm 2005: Tổng giá trị CN-TTCN đạt 17 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 36% trong đó ngành nghề truyền thống chiếm 12,5 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 25%
- Năm 2006: Tổng giá trị CN-TTCN đạt 21,6 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là 27% trong đó nghế truyền thống chiếm 16,2 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là 29,6%
So sánh về chỉ tiêu giá trị sản xuất trong 4 năm qua cho thấy giá trị sản xuất hàng năm đều tăng và đến cuối năm 2006 ngành CN-TTCN đạt 21,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37,96% trong toàn ngành kinh tế
Qua kết quả so sánh về giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN thì ngành truyền thống chiếm tỷ lệ 75%
Đối với ngành nghề CN-TTCN nhiều lĩnh vực sản xuất khác như: Dệt, cơ khí, cưa xẻ gỗ, chế biến thực phẩm cũng có nhiều chuyển biến tích tích cực góp phần váo
sự tăng trưởng chung của ngành
II Thực trạng và tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương
1 Lịch sử hình thành các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương
a Làng đúc đồng Phướng Kiều
Mang những đặc trưng của nghề đúc đồng đất Việt.Vậy nó có nguồn gốc ở đâu?
Ra đời trong thời gian nào? Ông tổ nghề là ai? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu nhưng đến nay vẫn chưa có tài liệu nào chính xác và rõ ràng
Trong quá trình đi thực tế tại địa phương, qua tìm hiểu các nguồn tư liệu đã biết được rằng: làng nghề đúc đồng Phước Kiều là làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam đã hình thành các nay khoảng 400 năm khi dinh trấn Quảng Nam đặt tại Thanh Chiêm thuộc Tổng An Nhơn Trung , huyện Diên Khánh, phủ Điện Bàn vào thời chúa
Trang 18Nguyễn Ông tổ của nghề đúc đồng là Dương Không Lộ, sinh năm 1019, mất năm
1094, người xã Đề Kiều, tổng Bình Quân Châu Thất Truyền, phủ Tường Cánh, tỉnh Lạng Sơn Tương truyền, ngay từ lúc khai hoang lập làng, người dân Phước Kiều đã lấy nghề đúc đồng làm nghề sinh sống chính Nông chỉ là nghề phụ.Và để tưởng nhớ công ơn của ông tổ nghề, của các bậc tiền hiền mở mang làng xóm, hàng năm cứ đến
12 tháng giêng là ngày giỗ tổ của nghề
b Làng bánh tráng Phú Chiêm
Cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam, làng Phú Chiêm trước đây chỉ sinh sống bằng nghề nông là chính Nhưng đến đầu thế kỉ 20, trước thực trạng khó khăn về đời sống, tranh thủ thời gian nhàn rỗi một số hộ gia đình đã nãy ra ý định tráng bánh kiếm tiền thêm
Được biết rằng, những người đi tiên phong trong lĩnh vực này là bà Nuôi, bà Lương, bà Kí và sau đó là bà Liêu Làng bánh tráng Phú Chiêm ra đời, tuy đó chỉ là một công việc phụ nhưng phần nào đã giúp cải thiện được cuộc sống gia đình lúc bấy giờ.Thời gian trôi qua, làng bánh đã duy trì và phát triển cho đến ngày nay
c Làng chiếu chẻ Triêm Tây
Lịch sử hình thành làng chiếu chẻ Triêm Tây bắt nguồn từ sự di cư của một số
hộ gia đình ở làng Phú Triêm, nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, không hiểu vì lí do gì mà những hộ gia đình này đã chuyển sang định cư ở vùng đất An Phước thuộc Duy Xuyên ngày nay Được một thời gian họ lại vận động quay về vùng đất cũ, lúc bấy giờ tục gọi là Xóm Cồn, đất này do được phù sa của sông Thu bồi đắp hàng năm nên rất màu mỡ Người đầu tiên có công trong cuộc vận động này là ông Lê Doãn Kiệt, và nghề chiếu cũng theo về từ đó, được duy trì đến bây giờ Như vậy, lịch sử lập làng Triêm Tây song hành cùng với lịch sử hình thành làng nghề chiếu Triêm Tây
2 Kỹ thuật sản xuất
a Kĩ thuật đúc