di tích lăng ông, thành phố hội an

27 358 1
di tích lăng ông, thành phố hội an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHỤ LỤC: ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU DI TÍCH LĂNG ÔNG - KHỐI AN BÀNG PHƯỜNG CẨM AN – TP HỘI AN A.Giới thiệu chung I.Lý do chọn đề tài II.Mục tiêu của đề tài III.Phương pháp thực hiện IV.Giới hạn, lịch sử đề tài B.Nội dung I.Địa điểm phân bố di tích, đường đi đến II.Sự kiện, hiện vật , lịch sử và thuộc tính của di tích III.Loại hình di tích IV.Khảo tả di tích - Vị trí của lăng Ông - Vật liệu, chất liệu, kiểu dáng - Không gian bày trí, không gian văn hóa V.Gía trị khoa học- lịch sử VI.Trạng thái bảo quản VII.Các phương án bảo vệ - Phần kiến trúc -Các vấn đề văn hóa có liên quan VIII.Sơ đồ bố trí lăng Ông C.Kết luận 1 A- GIỚI THIỆU CHUNG I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong quá trình tham gia các hoạt động tại cơ quan thực tập, tôi đã được tiếp xúc và tìm hiểu các quy trình làm việc cũng như cách thực hiện khâu điều tra, khảo sát, lập hồ sơ lý lịch di tích trên địa bàn thành phố. Tôi cảm thấy tâm đắc với loại hình di tích tín ngưỡng, đặc biệt là loại di tích có liên quan tới văn hóa biển. Do đó tôi chọn Lăng Ông tại An Bàng-Cẩm An làm đề tài thực tập tốt nghiệp. II- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu kiểu dáng kiến trúc độc đáo của lăng Ông và tìm hiểu nghệ thuật trang trí, dụng ý xây dựng của những người xây dựng lăng. Thông qua đó thể hiện rõ ý nghĩa tâm linh và các phong tục lễ hội có liên đến di tích lăng Ông. Trên cơ sở những điều đã biết đề ra những giải pháp bảo vệ và trùng tu di tích lăng Ông. III- GIỚI HẠN, LỊCH SỬ CỦA ĐỀ TÀI 1- Giới hạn Không gian tìm hiểu di tích được thực hiện trong phạm vi làng An Bàng- Cẩm An. Quá trình tiến hành khảo sát, điều tra và nghiên cứu được hoàn thành trong khoảng thời gian là nửa tháng. Đối tượng được quan tâm, tìm hiểu là di tích lăng Ông (thường gọi là lăng Ông Ngư) và những tập tục văn hóa tín ngưỡng, lễ hội có liên quan đến tín ngưỡng thờ cá Ông của làng. 2 2. Lịch sử nghiên cứu Lăng Ông đã được giới thiệu qua lễ tế kết hợp lễ cầu ngư, đặt biệt là lễ hội cầu ngư của làng An Bàng diễn ra vào ngày 15/1 âm lịch năm 2008, được tổ chức với quy lớn. Lăng Ông còn được nhắc đến trên sách báo như sách Guidebook Ancient town Hoi An, Di sản thế giới Việt Nam; báo văn hóa và du lịch Hội An, và trong các báo cáo điều tra khảo sát di tích của Thành phố. Nhưng chỉ mang tính chất chung chưa cụ thể, chủ yếu là nêu thời gian và quy trình diễn ra lễ hội cầu ngư của điểm di tích.Thời gian gần đây di tích trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều đối tượng ( Ban quản lý di tích , Phòng thông tin văn hóa Hội An); và sang năm 2009 sẽ được lập hồ sơ lý lịch xếp hạng di tích. IV- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Thực hiện đề tài Tìm hiểu di tích lăng Ông, tôi đã dùng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp nhân chứng sống tại địa bàn đang nghiên cứu; kết hợp tìm kiếm và tham khảo những tài liệu hồi cố dân gian có liên quan tới di tích lăng Ông. Để có những thông tin chính xác, ngoài những phương pháp trên tôi còn sử dụng phương pháp truy cập mạng Internet. Sau đó lấy kết quả đối chứng với những thông tin mà tôi đã thu thập được. Đồng thời tiếp thu những ý kiến đóng góp của cán bộ cơ quan nơi tôi thực tập. 3 B- NỘI DUNG I- ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH, ĐƯỜNG ĐI ĐẾN Lăng Ông tọa lạc trên một khoảng đất trống chừng khoảng trên 100m 2 , chếch 45 0 hướng ra đảo Cù Lao Chàm cách bờ biển khoảng 300m. Lăng nằm sát ngay bên chợ và hội trường văn hóa thôn, cách đường ra Non Nước khoảng hơn 100m. Đường đi đến lăng không khó khăn: từ trung tâm Thành phố Hội An nếu đi bằng xe gắn máy để đến vị trí lăng Ông mất khoảng 10 phút trên đoạn đường dài hơn 4km . Bắt đầu từ đường Hai Bà Trưng đi thẳng một đường gần 3,5km, đến cầu An Bàng bắt ngang qua con sông Đế Võng. Đi khoảng 600m rồi rẽ trái, tiếp 300m nữa thấy một đường bêtông bên tay phải rồi rẽ vào, đi chừng 100m là đến chợ An Bàng, lăng nằm sát ngay bên hông trái chợ. II- SỰ KIỆN, HIỆN VẬT, LỊCH SỬ VÀ THUỘC TÍNH CỦA DI TÍCH Tại đô thị cổ Hội An, lăng là một loại hình có kiến trúc riêng để thờ cá Ông ở các làng chài ven biển như các xã Cẩm An, Cẩm thanh, Tân hiệp, Cẩm Nam. Ngư dân vùng ven biển có tục thờ cá Ông ( theo dân gian, cá Ông từng cứu giúp những ngư dân gặp nạn giữa biển khơi, là cá thần rất linh thiêng không được ăn thịt mà phải thờ ). Mỗi khi cá Ông chết trôi dạt vào bờ, ngư dân lập lăng để thờ với nghi lễ và cúng tế thường xuyên. Hầu hết các lăngHội An được xây trên mặt bằng hình chữ ''đinh'', mô hình kiến trúc có dạng chung, gồm tiền đình, hậu tẩm, vòm cuốn thấp, mái lợp ngói âm dương và trang trí rất độc đáo. Lăng Ông là một loại hình di tích tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam trong hệ thống các loại hình di tích như: đình, đền, chùa, miếu loại hình di 4 tích này gắn liền với tục thờ cá Ông, một tín ngưỡng phổ biến đối với ngư dân vùng ven biển. Lăng mang dáng vẻ, tính chất như một ngôi đình. Nếu như cư dân trồng lúa có đình làng là biểu tượng của làng xã thì cư dân làm nghề biển cũng có biểu tượng của làng vạn là Lăng Ông. Nếu ở đình làng, chủ thần là Thành Hoàng-vị thần ban phúc, che chở cho dân làng; thì ở làng vạn chủ thần là cá Ông-Ông Nam Hải, một vị thần nắm giữ bản mệnh của dân vạn chài. An Bàng là một xóm chài lưới ven biển Cẩm An chuyên nghề đánh bắt hải sản trong lộng ngoài khơi. Làng có lịch sử hình thành từ lâu đời. Thời vua Gia Long An Bàng được gọi là làng Sợi Mây. Khi mới đến vùng đất mới khai khẩn đất hoang lập nghiệp, phát hiện trên một nổng cát cao có một bãi sậy lớn, chưa biết đặt tên vùng đất mới là gì nên lấy tên một loài cây dại đặt tên cho làng. Về sau dân đến ở ngày một nhiều, đất đai ngày một mở rộng, đời sống dân làng ổn định, lúc ấy người dân đã nghĩ ra một cái tên thật ý nghĩa: làng Đại An ( vùng đất an cư rộng lớn ). Năm 1935, để tránh tên húy của vua Bảo Đại làng đổi tên là An Bàng. Làng có một ngôi lăng được lập để thờ cá Ông ( cá Voi ). Lăng đã hơn 100 năm tuổi, xây vào cuối đời Thành Thái khoảng năm 1907. Lại có giả thuyết cho rằng trong lần trốn chạy quân Tây Sơn bằng đường biển vua Gia Long đã được cá Ông cứu và để tỏ lòng nhớ ơn cứu mạng vua đã cho xây dựng lăng để thờ. Quốc triều Chánh biên Toát yếu chép rằng vua Gia Long sắc phong tước Nam Hải cự tộc ngọc lân tôn thần, đến đời Thiệu Trị ( 1891 ) lại sắc tặng Dực bảo trung hưng trung đẳng thần và cho ngư dân thỉnh về thờ tại các lăng, dinh và có qui định thêm về việc thờ cúng đã trở thành thông lệ hàng năm.Trong lăng hiện còn nhiều xương cá Voi, được ngư dân địa phương xem là những vật linh thiêng cần phải giữ gìn, cúng tế nhằm có thể nhận được sự phù trợ khi rủi ro gặp nạn trên biển. Hàng năm vào dịp đầu xuân các vạn nghề tập trung về tại lăng cúng Cầu Ngư để cầu mong một vụ mùa đánh bắt mới được thuận lợi, bội thu. Đây cũng là một hình thức tín ngưỡng của nhiều vùng ven biển miền Trung. 5 Lễ được tổ chức mang sắc thái cổ truyền gắn với đời sống văn hóa của những người dân biển. Trong lễ có cúng âm linh, các vị thần bả trạo Nghinh Ông. Trong lễ còn có tổ chức hát bội, hát hò khoan trước sân lăng và đua ghe tại đoạn sông cạnh lăng. Hát tuồng trong lễ tế-Cầu Ngư Ông Ở làng An Bàng năm 2008 Đối với những ngư dân sống bằng nghề biển như dân làng An Bàng thì họ tin rằng cá Voi là một giống cá thần thường đi giúp đỡ những người hiền lành đức độ vượt qua sóng bão Vì thế làng vạn xưa nơi đây lập lăng thờ, cũng có thể việc thờ cá Ông được hình thành từ tín ngưỡng sùng bái vật linh của dân làng vào thời kỳ sơ khai. Do tín ngưỡng này nên cư dân làng An Bàng không ăn thịt cá Voi. Khi gặp cá Voi chết dạt vào bờ gọi là Ông ''lụy''. Không đựơc gọi cá Voi là con cá mà phải gọi là Ân Ngư, là Ông cá, xương cá Ông được gọi là Ngọc cốt. Khi hành lễ phải xưng là Đại Càn Nam Hải Đại Tướng Quân để tỏ lòng tôn kính. Hàng năm có cúng lễ linh đình, người trông thấy ''Ông lụy '' đầu tiên sẽ là con trưởng nam chịu phục tang và cử tang giống như đối với cha ruột, dân biển ở đây quan niệm rằng, những người này sẽ được Ông ban cho nhiều ân lộc khi 6 hành nghề. Việc thờ cá Voi, về tính chất, khác với hình thức thờ các giống thủy quái như thuồng luồng, rắn biển, cá mập, cá xà. Cá Voi là thần bảo hộ không làm hại người và việc thờ cúng có những điểm gần gũi với tín ngưỡng vật linh thời sơ khai. Lăng Ông được người dân trong làng hương khói thường xuyên, việc quản lý có cả một hội đồng, những chức sắc trong làng. Khi xác Ông dạt vào bờ, người dân sẽ mang xác Ông vào làm lễ phục tang; một vài nhân chứng còn nhớ khi Pháp còn chiếm đóng tại làng, người dân phát hiện có nhiều xác cá Ông trôi dạt vào bờ, có Ông nặng đến một trăm dân khiêng. Xác Ông được rửa sạch bằng rượu rồi mang đi chôn cạnh lăng, sau 3 năm sẽ lấy cốt thờ phụng. Có nhiều trường hợp xác Ông trôi nhiều ngày trên biển nên thịt bị thối rửa có mùi nên phải vệ sinh thật kỹ cho hết nước ''nhục'' ( từ ngữ địa phương - Tức là những tế bào da trên thể xác Ông lâu ngày bị vi khuẩn phá hủy thành thứ nước nhớt bám vào thân xác cá Ông và có mùi hôi ). Để làm sạch cơ thể Ông người dân dùng dao sắc hoặc nẹp tre cạo thật sạch ''nhục'' Ông rửa lại bằng rượu rồi mang phơi nắng cho khô, sau đó đem đi chôn. Một cử chỉ khá đặc biệt để tỏ lòng tôn kính cá Ông của dân làng là khi ngửi thấy mùi từ nước ''nhục'' Ông, kiêng không gọi là mùi hôi mà phải gọi là mùi thơm, có người còn lấy nước ''nhục'' Ông vuốt lên tóc mình. Sau lễ Đàm Tế ( bỏ tang phục ) thân chủ trở lại vai trò ngư dân bình thường và hàng năm vào hạ tuần tháng hai ( 12/2 âm lịch ) sẽ tổ chức lễ tế cá Ông kết hợp với lễ cầu ngư ( theo thông lệ của làng ). Nhưng không hiểu vì lý do gì làng An Bàng thay đổi thời gian tổ chức lễ hội Ông, lễ cầu ngư được tiến hành vào ngày 15 tháng giêng (21/2/2008) kéo dài trong 3 ngày15, 16, 17. Ngay từ chiều ngày 14 dân làng đã tổ chức lễ rước âm linh về lăng; ngày 15/1/08 là ngày tế lễ chính, hai ngày 16 và 17 diễn ra phần hội với các hoạt động vui chơi, giải trí như đua ghe, hát hò khoan, hát bả trạo, kéo co, nhảy bao bố Ngày 12/6 là ngày cúng phát lát của làng nên cũng tổ chức lễ vật cúng Ông. Đến ngày mồng 4/9 là ngày kỵ ông (ngày cúng cơm Ông ). Khi cúng cá Ông không cúng chay mà 7 cúng mặn, có thể vì lý do ngư dân vùng biển thường ăn mặn nên phải cúng mặn, lại quan niệm cho là cá Ông ăn cá nên cúng Ông không cúng chay mà cúng mặn. Tuyệt đối không được dùng hải sản làm vật phẩm để cúng tế Ông. Quang cảnh bên ngoài lăng Ông ( An Bàng ) trong lễ cầu ngư Lễ tế cá Ông của dân làng An Bàng bộc lộ rõ mục đích thể hiện lòng tôn kính trước ân nhân và tha thiết cầu Ông, cầu thần giúp đỡ, phù hộ vượt qua mọi khó khăn để được''thành thông tài lợi''. Chủ trì tổ chức lễ bao gồm lý trưởng, vạn trường sở tại. Các thành phần khác tham gia giống như tổ chức ở hội đồng tế đình. Trước lễ, mọi việc được chuẩn bị kỹ càng vì nếu có sơ suất sẽ là nguyên nhân dẫn đến rủi ro sau này. Sân lăng được dựng rạp rộng rãi, thoáng mát, vừa cho người dự lễ vừa tổ chức hát bội vào ban đêm hoặc hát bả trạo, hay là bàng quang cho hội đua ghe ban ngày. Tại đây, bàn thờ, hương án, đồ khí tự, cờ xéo, cờ phướn làm quan cảnh thêm rực rỡ. 8 Đọc văn tế trong lễ cúng âm hồn tại lăng Ông-An Bàng Phần đầu là lễ cúng âm hồn có đọc văn, tiếp theo là lễ tế thần, mời thần linh phối hưởng. Phần tế cá Ông, nếu ở lễ táng thì quan tài dán giấy điều quàng trước lăng, kế đó ( khu linh sàng ) nhìn ra bình phong là bàn hương án, có sắc phong đã rước từ nhà ông thủ từ về chiều hôm trước, dưới đất trải chiếc chiếu Thượng tịch ( chiếu thần vị )dùng cho chánh tế bước lên bàn lễ, Trung tịch ( chiếu tế chủ thụ tộ ) dùng cho chánh tế khi thụ tộ và chiếu Hạ tịch ( chiếu bồi tế ) có 2 chiếu: Chiếu trên là nơi hoạt động chủ yếu của chánh tế, chiếu dưới cho bồi tế. Ảnh chụp lễ vật cúng tế bày trên bàn thờ âm linh 9 Vật hiến tế trong lễ tế Ông gồm thịt heo quay và heo sống đã giết thịt để nguyên con, ngoài ra còn có hương hoa, trà, rượu. Một nghi thức đặt biệt quan trọng là khi cùng làm thủ tục phân chia hiến tế, ông chủ tế lật bụng vật hiến sinh lên, dùng dao huơ dọc, ngang trên thân con vật để biểu thị là đang phân chia vật phẩm hiến tế cho các thần linh, thực hiện 3 lần để chia đủ, nếu không thì thần linh quở trách suốt năm, làm ăn không khấm khá. Thủ tục này được thực hiện rất cẩn trọng với tâm tưởng''ăn đồng, chia đủ''. Hình 1 Các ảnh chụp đội Gia lễ (nhiệm vụ cầm đèn và xây chầu) trong lễ tế cá ông Hình 2 Hai bên chiếu bố trí hai bàn nhỏ, đông bình để rượu, tây quả để trầu cau, mọi người dự tế từ chánh hiến đến chấp sự đều đứng hai bên; từ trong ra ngoài, từ lớn đến nhỏ đều sẵn sàng. Đến giờ Ngọ(11-12 giờ trưa ) lễ tế cá Ông bắt đầu, hình thức và nghi thức xướng hoàn toàn giống tế đình chỉ khác về nội dung. Sau lễ tế cá Ông là hát bả trạo, trong tế thường thì chèo 10 [...]... Chú thích: -Hình 1: Không gian khu vực lăng Ông khi chưa quy hoạch (a.chợ An Bàng, b .Hội trường văn hóa thôn, c .lăng Ông, d.cổng lăng, e.cổng Hội trường) 19 -Hình 2: Không gian khu vực lăng sau khi quy hoạch(a' khu vực chôn xác cá Ông, b' Hội trường, c' .lăng Ông, d'.đường hành lang nối lăng vối khu vực chôn xác, e'.cổng vào lănghội trường) 2- Các vấn đề văn hóa có liên quan Một công trình kiến trúc... được quan niệm một cách linh hoạt Những điểm thờ cúng lớn hơn miếu thờ thần được dân gian gọi là ' 'lăng' ', đôi khi giữa lăng và miếu khó có sự phân biệt (lăng Ông, lăng Trà Quân, lăng Ngũ Hành, lăng Âm linh, lăng tiêu di n đại sĩ ) Đặc thù của kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng ở Hội An thể hiện trước tiên ở sự phối hợp của nhiều phong cách trong và ngoài nước Phổ biến là hình 22 cá chép, trích từ sự tích. .. được nâng lên thành đấng cứu nhân độ thế và được tôn sùng, biết ơn như cha mẹ IV- LOẠI HÌNH DI TÍCH 13 Lăng Ông thuộc khối An Bàng, phường Cẩm An thuộc loại hình di tích tín ngưỡng Đây là công trình do các vạn xây mục đích là để thờ cá Ông, một vị thần của biển cả luôn bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng Lăng Ông mang ý nghĩa về mặt tâm linh xuất phát từ tín ngưỡng sùng bái vật linh.Với quan niệm vạn... đi vào lăng, và trang trí thêm đồ án hoa cúc bên bệ tường các cửa đi vào lăng 16 VI- GIÁ TRỊ KHOA HỌC - LỊCH SỬ Lăng ông là một minh chứng cho sự đa dạng của sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân ngư nghiệp vùng văn biển làng An Bàng Di tích lăng ông góp phần làm phong phú loại hình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của quần thể kiến trúc đô thị cổ Hội An đồng thời khẳng định một vùng văn hóa Hội An đậm... cây, thần sông, thần biển Do đó dân vạn làng An Bàng rất sùng tín cá Ông, xem đó là một vị thần rất linh thiêng và lăng thờ cá Ông chính là thánh thất rất huyền bí và màu nhiệm mang đến sự no đủ cho dân làng V- KHẢO TẢ DI TÍCH Lăng Ông trước đây nằm sát bên bờ biển, nhưng do tính chất bồi lấp mạnh của vùng ven biển nên khiến biển đã lùi ra xa vị trí thờ lăng Ông Hiện nay lăng nằm sát khu chợ An Bàng,... giải pháp trùng tu lăng được tiến hành thuận lợi và đạt độ chính xác Giáo dục ý thức cho người dân là vấn đề cấp thiết cần phải làm, nhằm mang đến kết quả khả quan trong mục tiêu bảo vệ di tích lăng Ông Đó cũng là cách tốt nhất và có hiệu quả cao trong việc bảo lưu vốn văn hóa độc đáo của địa phương Và để tạo cảnh quan mới cho di tích nên quy hoạch lại toàn bộ khu vực lăng: dời chợ An Bàng đến vị trí... tiên là phải nhanh chóng trùng tu những bộ phận kiến trúc có nguy cơ xuống cấp; đặc biệt là phần mái ngói lăng Ông hiện đang bị vỡ và nứt, có nguy cơ bị sụt phần mái Và một vài bộ phận khác cũng cần được sửa chữa và bảo vệ (bộ đồ thờ, nền lăng ) Đồng thời, sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với việc bảo vệ và tôn tạo di tích lăng Ông cũng đóng vai trò hết sức quan trọng; có sự phối hợp của địa... kiến trúc lăng Ông các vùng ven biển và các lăng, miếu ở Hội An Nhìn một cách tổng thể thì tất cả các lăng nằm ở vùng ven biển nên kiến trúc sẽ khác so với kiến trúc lăng, miếu ở trong nội thị Khung cửa lăng hình vòm, sâu thành nhiều lớp, lăng có mặt tiền quay ra hướng biển, lưng dựa vào cồn cát Đây là cách ứng xử phù hợp với môi trường sinh thái-nhân văn của ngư dân địa phương Các đồ án trang trí ở... cấp Lăng được tu bổ vào năm 1993: bề mặt ngoài được quét sơn, xây lại phần cổng, bức bình phong có làm thêm 2 bệ thờ ở hai bên, sân lăng được trán nền ximăng Phần ngói hiện đang xuống cấp vở và nứt, phòng văn hóa thông tin của thành phố có dự định sẽ hổ trợ kinh phí để tu bổ lại phần mái Xưa kia di n tích lăng bao gồm cả khu chợ và nhà văn hóa thôn Lăng được xây trên mặt bằng chữ "đinh", lối đi vào lăng. .. vùng văn hóa Hội An đậm đà bản sắc Vì thế di tích cần bảo vệ và đưa vào danh mục những di có nguy cơ xuống cấp để có phương án trùng tu Và với những giá trị hiện có, lăng Ông An Bàng rất xứng đáng để xếp hạng di tích và có thể đưa vào khai thác phục vụ du lịch, làm giàu thêm vốn văn hóa và ý thức cội nguồn dân tộc cho nhân dân địa phương VII- TRẠNG THÁI BẢO QUẢN Lăng ông đã hơn 100 tuổi nên một vài bộ . thời gian và quy trình di n ra lễ hội cầu ngư của điểm di tích. Thời gian gần đây di tích trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều đối tượng ( Ban quản lý di tích , Phòng thông tin văn hóa Hội An) ;. như sách Guidebook Ancient town Hoi An, Di sản thế giới Việt Nam; báo văn hóa và du lịch Hội An, và trong các báo cáo điều tra khảo sát di tích của Thành phố. Nhưng chỉ mang tính chất chung. bố di tích, đường đi đến II.Sự kiện, hiện vật , lịch sử và thuộc tính của di tích III.Loại hình di tích IV.Khảo tả di tích - Vị trí của lăng Ông - Vật liệu, chất liệu, kiểu dáng - Không gian

Ngày đăng: 10/06/2014, 10:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan