tìm hiểu du lịch Hội An
A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển, từ đại hội Đảng lần thứ 6 đã đề ra và thực hiện một đường lối đổi mới toàn diện để đạt được mục tiêu " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh ". Mục tiêu ấy là sự kết hợp cả mấy nhân tố kinh tế, xã hội và văn hóa trong quá trình phát triển. Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định cơ chế thị trường đang là điều kiện và phương tiện cho sự phát triển của đất nước. Thực tế, cơ chế này đã đem lại những thành quả to lớn và còn tiếp tục mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế. Thế nhưng, mặt trái của nó cho ta thấy nhiều hiện tượng tiêu cực không thể xem thường, nhất là trên góc nhìn văn hóa. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam là tiếp biến-tiếp nhận và biến đổi, tiếp nhận cái tốt, cái thích hợp, loại bỏ cái xấu, cái không thích hợp. Nếu để mất bản sắc dân tộc thì cũng mất văn hóa, và khi đã mất văn hóa thì cũng mất dân tộc. Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tương lai phát triển của văn hóa Việt Nam chính là ở phương diện ấy. Để làm được điều đó, chúng ta cần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Và trong văn hóa Việt Nam, đã từ lâu hình ảnh cây đa-giếng nước-sân đình đã in sâu trong tâm thức của mỗi người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hình ảnh cái giếng làng cứ đi về trong nỗi nhớ của những người xa quê. Giếng làng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt Nam xưa. Giếng không chỉ là nơi cung cấp nước sinh hoạt hằng ngày cho con người mà nó còn là một trung tâm văn hóa đa dạng và phong phú. Cuộc sống quần cư bên cái giếng đã trở thành thân quen đối với người dân trong làng. Người ta ra giếng lấy nước, tranh thủ hỏi nhau về công điểm, về lứa lợn, về chuyện nhà ông nọ bà kia có con gái lấy chồng tốt số Bên cạnh đó giếng làng cũng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. 1 Với quan niệm vạn vật hữu linh thì giếng cũng có một vị thần cai quản. Do đó, giếng đôi khi còn là cái gì đó linh thiêng và huyền bí. Trong tâm thức của mình, người Việt có thể sống thiếu hạt gạo những khi mất mùa, thiếu áo mặt những ngày mùa đông lạnh lẽo nhưng không thể thiếu cái giếng nước. Giếng không chỉ là mắt đất, nó là trái tim của làng, cái hồn của xóm. Là một người con của đất Việt, mang trong mình dòng máu quê hương. Tôi luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước. Và trong quá trình thực tập, tham gia cùng cán bộ hướng dẫn thực tập với mảng đề tài khảo sát và lập hồ sơ di tích. Tôi đã học tập được nhiều kinh nghiệm và kiến thức nhằm phục vụ cho công việc sau này. Giếng Giỏ là đề tài mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất trong quá trình thực tập. Giếng đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng về kiến trúc, lịch sử hình thành, về tầm quan trọng của nó đối với đời sống của cư dân nơi đây. Đặc biệt, nó có đầy đủ các điều kiện để trở thành một điểm du lịch trong tương lai nếu chúng ta biết bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống này của dân tộc. Do đó tôi chọn đề tài: "Tìm hiểu vai trò của giếng Giỏ trong việc phát triển du lịch ở Hội An" để làm đề tài thực tập tốt nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chung nhất của đề tài là khảo cứu di tích giếng Giỏ. Đề ra những giải pháp tối ưu nhất để trùng tu và tôn tạo lại giếng Giỏ, tạo dựng thành một điểm du lịch lý tưởng, tạo được sự quan tâm của nhà nước đối với di tích qua đó khơi dậy nét văn hóa bình di mà lung linh huyền ảo này. Để giếng làng được bảo tồn và phát huy tác dụng trong đời sống người Việt Nam. Góp phần xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. 2 3. Giới hạn nghiên cứu Thời gian thực hiện: từ ngày 20-4-2008 đến ngày 25-5-2008 Đối tượng nghiên cứu: - Giếng Giỏ (theo từ địa phương nghĩa là đầu làng). Thuộc tổ 2-khối An Bàng-xã Cẩm An-thành phố Hội An. - Một số giếng cổ trên địa bàn Hội An: giếng Đá, giếng Bá lễ - Không gian văn hóa làng An Bàng 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay các nhà nghiên cứu về giếng làng chỉ nói đến vai trò của giếng làng trong đời sống của người Việt. Chưa có ai nói đến vai trò của giếng làng trong việc phát triển du lịch. Trong " Phong tục-Tập quán-Lễ hội Quảng Nam" của Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam chỉ giới thiệu qua một số chi tiết về hình dạng, về nguồn gốc của các giếng cổ. Một số giếng cổ được các nhà nghiên cứu đề cập đến: 1. Giếng Đá: thôn 1-xã Cẩm Hà-thành phố Hội An 2. Giếng Bá Lễ: phường Minh An-thành phố Hội An 3. Giếng nước đại biểu Quốc hội: thôn 8-xã Bình Lâm-huyện Hiệp Đức-Quảng Nam 4. Giếng nhà Nhì ( ao 7 dũng sĩ Điện Ngọc ) thôn 5-hợp tác xã Điện Ngọc-huyện Điện Bàn-Quảng Nam Về phần giếng Giỏ từ trước đến nay chưa có tài liệu nào viết về nó. Các vấn đề về văn hóa: Trong cuốn "Cơ sở văn hóa Việt Nam"-Trần Quốc Vượng (chủ biên) đã giới thiệu khá rõ về các đặc trưng của văn hóa Việt Nam. 3 5. Điểm mới của đề tài Đề tài được nghiên cứu có mục tiêu cụ thể, đặc biệt là xây dựng giếng Giỏ thành một điểm du lịch lý tưởng, góp phần làm phong phú thêm hệ thống tuyến điểm du lịch của Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung. Qua đề tài, xây dựng được một hệ thống các giải pháp nhằm phát triển du lịch ở Hội An nói chung và giếng Giỏ nói riêng. Bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu về giếng Giỏ làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên khoa Văn hóa Du lịch sau này. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp sau: phỏng vấn hồi cố một số người cao tuổi sống ở khu vực lân cận, đồng thời sưu tầm tư liệu hình ảnh để thu thập những thông tin về lịch sử, kiến trúc, văn hóa. Khảo sát, chụp ảnh hiện trạng, khảo sát các chi tiết kiến trúc, vật liệu tiêu biểu và các dấu vết khác liên quan đến sự biến đổi của di tích trong lịch sử. B. NỘI DUNG Chương I: Các vấn đề cơ sở lý luận 1. Các khái niệm 1.1. Kái niệm về giếng cổ: là giếng được xây dựng lâu đời, có giá trị về lịch sử và văn hóa. 1.2. Khái niệm văn hóa Việt 4 Khái niệm văn hóa: Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thưở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong ngôn ngữ từ rất sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn hóa: "Xem dáng vẻ con người lấy đó mà giáo hóa thiên hạ ( Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ ). Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Khái niệm văn hóa Việt: Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình. Với những đặc trưng chủ yếu là sống định cư, trọng tình, trọng nghĩa Hằng số văn hóa Việt Nam cổ truyền về mặt chủ thể là người nông dân Việt Nam với tất cả những tính chất tích cực và hạn chế của nó. Trên nền cơ bản là nông dân, song người nông dân đó lại mang những nét trội, riêng trong tính cách. Vượt lên cả không gian và thời gian là đặc điểm duy tình, duy nghĩa, duy cảm của con người Việt Nam trong mối quan hệ giữa người-người, người-tự nhiên, người-tâm linh, thần linh và nhất là thái độ trách nhiệm với những thế hệ sau thể hiện qua khái niệm phúc đức. 2. Đặc điểm một số nét văn hóa làng xã Là một đơn vị xã hội của văn hóa Việt Nam, làng của người Việt là một môi trường văn hóa. Ở đó, mọi thành tố, mọi hiện tượng văn hóa được sinh thành phát triển, lưu giữ và trao truyền tới mọi cá thể. Làng là nơi thể hiện và bảo lưu những giá trị văn hóa dân tộc một cách độc đáo và đặc sắc. Văn hóa làng xã được thể hiện tập trung qua biểu tượng truyền thống của làng đó là sân đình-giếng nước-cây đa. Làng nào cũng có một cái đình. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện. Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu 5 sưu thu thuế, nơi giam giữ và xử tội phạm nhân Thứ đến đình là trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các hội hè, ăn uống ( do vậy mà có từ đình đám ), nơi biểu diễn chèo tuồng. Đình còn là trung tâm về mặt tôn giáo: thế đất, hướng đình được xem là quyết định vận mệnh của làng, đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo trợ cho dân làng. Cuối cùng đình là một trung tâm về mặt tình cảm: Nói đến đình là nghĩ đến cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân thương nhất: Qua đình ngã nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi người dần dần chỉ còn là nơi lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình phụ nữ quần tụ lại nơi bến nước ( ở những làng không có sông chảy qua thì có giếng nước ), chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò. Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút-đó là nơi hội tụ của thánh thần. Thần cây da, ma cây gạo, cú cáo cây đề; Sợ thần sợ cả cây da. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ của những người đi làm đồng, những khách qua đường Nhờ khách qua đường, cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với thế giới bên ngoài. Làng Việt Nam chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm thân thương, con người nơi đây sống gắn bó, gần gũi, đoàn kết lẫn nhau. Bởi lẽ, thứ nhất để đối phó với môi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cần đông người của nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ, người dân Việt Nam truyền thống không chỉ cần đẻ nhiều mà còn làm đổi công cho nhau. Thứ hai, để đối phó với môi trường xã hội ( nạn trộm cướp ) cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả. Chính vì vậy mà người Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ tới mức bán anh em xa, mua láng giềng gần. Người Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng, nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm. Nhưng bên cạnh đó, do sự đồng nhất trong quan hệ, văn hóa làng xã Việt Nam cũng mang những hạn chế cố hữu. Ý thức về con người cá nhân bị thủ 6 tiêu. Người Việt Nam luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội, giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hẳn với truyền thống phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ. Thứ hai, là thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: Nước trôi thì bèo trôi, nước nổi thì thuyền nổi. Tệ hại hơn nữa là tình trạng: Cha chung không ai khóc, lắm sãi không ai đóng cửa chùa Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an ( an phận thủ thường ) và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thì chủ trương đóng cửa bảo nhau. Một nhược điểm trầm trọng thứ ba là thói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình ( để cho tất cả đều đồng nhất, giống nhau ): Xấu đều hơn tốt lõi, khôn độc không bằng ngốc dài, chết một đống còn hơn sống một người Tuy nhiên, những nét đẹp văn hóa làng xã Việt Nam đã góp phần đáng kể làm phong phú thêm văn hóa dân tộc là không thể bàn cãi. Nó đã "chuyên chở" các giá trị văn hóa dân tộc xuyên suốt một quá trình lịch sử. 3. Vai trò của văn hóa đối với việt phát triển du lịch Du lịch là một nền kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay trên thế giới. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, hơn 80% tổng số dân cả nước. Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở vùng đất thấp, đồng bằng, ven biển. Các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, cao nguyên. Mỗi dân tộc có tiếng nói, nền văn hóa riêng đặc sắc. Nền văn hóa của mỗi dân tộc được thể hiện rõ qua cách sống, các phong tục tập quán, các hoạt động canh tác của họ. Nền văn hóa của các dân tộc đa dạng thể hiện rõ qua cách ăn mặc, phong tục tập quán, kiến trúc, âm nhạc, đồ thủ công là một trong những tài nguyên nhân văn quan trọng cho phát triển du lịch tại Việt Nam. Nền văn hóa của mỗi dân tộc giữ một vai trò quan trọng đối với việc phát triển du lịch. Văn hóa là một yếu tố nội sinh của du lịch. Thứ nhất, văn hóa là tiền đề cơ sở để phát triển du lịch. Như chúng ta đã biết lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử lao động sáng tạo, lịch 7 sử của đấu tranh giai cấp và lịch sử của phát triển văn hóa. Nhu cầu văn hóa là nhu cầu cơ bản của con người nó bao trùm cả cuộc sống rất đa dạng và phong phú. Theo quy luật phát triển khách quan nhu cầu đó ngày càng tăng, các hoạt động văn hóa vừa đa dạng vừa phong phú đã đi vào chiều sâu của tâm hồn tình cảm, đi sâu vào nhận thức về sử dụng và sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần của toàn xã hội, đặc biệt là con người với tính người của mình luôn luôn vươn lên cái đẹp cái hoàn mỹ. Mặt khác do khách quan từ quy luật phát triển không đều, nên các dân tộc khác nhau, các vùng đất khác nhau trên hành tinh chúng ta ngày càng đòi hỏi mở rộng quan hệ giao lưu không những trong phạm vi quốc gia mà trên cả phạm vi quốc tế. Nhằm phát triển sự hiểu biết lẫn nhau, bổ sung cho nhau những kinh nghiệm và quá trình lao động sáng tạo, thừa hưởng những tinh hoa của kho tàng tri thức nhân loại. Để đáp ứng đòi hỏi thực tiễn đó thì hoạt động của du lịch đã ra đời. Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng hoạt động du lịch lấy văn hóa làm một trong những cơ sở để tồn tại và phát triển. Cũng có thể nói hoạt động du lịch là một trong những hoat động của văn hóa tinh thần. Thứ hai, văn hóa là động lực, là yếu tố thúc đẩy du lịch phát triển. Một minh chứng rõ ràng và gần với chúng ta nhất đó là đất nước Việt Nam chúng ta. Một đất nước vốn có bề dày truyền thống văn hóa về dựng nước-giữ nước, về hội nhập-phát triển. Đây là một trong những yếu tố lôi kéo du khách đến với chúng ta. Du khách khi đến đây không đơn thuần chỉ tìm đến một đất nước có khí hậu mát mẻ mà bên cạnh đó còn khám phá ra nhiều nét đặc sắc trong các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, công trình kiến trúc cùng với danh lam thắng cảnh do thiên nhiên ban tặng. Và thực tế đã chứng minh, Việt Nam có 7 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, trong đó có 2 di sản văn hóa phi vật thể ( Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế ), 3 di sản vật thể ( Mỹ Sơn, Hội An, Huế ), 2 di sản thiên nhiên ( Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long ). Văn hóa tồn tại kích thích du lịch phát triển. Trong hoàn cảnh đất nước chúng ta còn những khó khăn về kinh tế và đời sống, nhưng không vì thế mà hạn chế 8 những nhu cầu về tinh thần của nhân dân ta ngày càng tăng mặc dù kinh tế vẫn chưa thực sự tăng trưởng cao. Đó mới chỉ là đáp ứng, khi khám phá thì văn hóa thực sự trở thành thế mạnh, thành động lực. Khi nói đến văn hóa là nói đến cái đẹp được nhìn nhận chọn lọc dưới con mắt thẩm mỹ. Vì vậy văn hóa tồn tại cũng có nghĩa là sự tồn tại của cái đẹp. Đơn giản trong một bữa ăn không chỉ giải quyết vấn đề ngon miệng mà còn phải có sự hài hòa trong sắp sếp, trang trí, bày biện đó là cái đẹp mang đến cảm giác thú vị cho con người. Đó là một ví dụ đơn cử về sự khám phá văn hóa của con người. Như vậy thông qua việc mở rộng giao lưu và phát triển văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa cho con người thì văn hóa đã thúc đẩy du lịch phát triển. Thứ ba, văn hóa là yếu tố góp phần mức độ thành công của tour, của hành trình, của việc kinh doanh du lịch. Cha ông ta đã từng rút ra kinh nghiệm sâu sắc trong giao tiếp: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Trong quan hệ giao tiếp giữa người với người từ lời nói cử chỉ đến thái độ ứng xử, hành vi giao tiếp có tầm quan trọng trong giáp dục thẩm mỹ đồng thời cũng là yếu tố thu hút du khách rất lớn. Hơn nữa khi nói đến du lịch thì không chỉ nói đến ăn-ngủ nếu chỉ có ăn-ngủ thì du khách không cần phải "vượt nghìn trùng" để đi đó đi đây và phải chịu tốn kém chi phí nhất định, bởi họ còn có nhu cầu về tinh thần về văn hóa. Nhu cầu văn hóa đó có thể là vui chơi giải trí hay khám phá một làng nghề, một phong tục tập quán, một công trình kiến trúc Hằng năm có hàng triệu người trên trái đất kéo về nước Ý để được nhìn ngắm cái tháp nghiêng, đến bờ biển Bắc Hải để tắm biển trong những ngày hè và đến biết bao nhiêu kỳ quan, danh lam thắng cảnh đặc sắc khác của thế giới để thưởng thức cái đẹp cái hùng vĩ của "thiên nhiên được làm từ bàn tay con người" tôn tạo phục vụ cho khoái cảm thẩm mỹ, phục vụ cho sự tìm tòi hiểu biết của chính mình. Hay nói cách khác là để thưởng thức cái "thiên nhiên thứ hai" mà con người hoạt động sáng tạo để phát triển xã hội loài người. 9 4. Các nhân tố tác động đến di tích và văn hóa Việt Các nhân tố tác động đến văn hóa Việt: Việt Nam với vị trí ngã tư đường của các nền văn minh, Người Việt Nam đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa nhân loại. Tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, ta có nền văn hóa Chăm độc đáo và một nền Phật giáo Việt Nam. Tiếp thu văn hóa Trung Hoa ta có Nho giáo và Đạo giáo. Văn hóa phương Tây đem lại Kitô Giáo cùng những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới mẻ. Trong giai đoạn hiện nay, khi sự giao lưu với phương Tây đem lại những biến đổi ngày càng mạnh mẽ về mọi phương diện, thì cơ chế bao cấp quan liêu không còn đáp ứng được những yêu cầu cấp bách của thời đại. Kết quả là, đứng trước công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, văn hóa cổ truyền Việt Nam buộc phải đối mặt với kinh tế thị trường. Trong cuộc đối mặt này, có cái hay cái dỡ, cái được cái mất, có cái xuất hiện và cái tiêu vong, có cái ta sẽ thoát khỏi và có cái ta nhiễm phải. Nhiều cái hay cái dỡ, cái được cái mất này đã thấy ngay trước mắt. Chưa bao giờ đô thị và công nghiệp lại phát triển nhanh chóng như những năm gần đây. Nhưng cùng với nó, tiếng ồn và bụi bặm các loại đang ngày càng trở thành nỗi khổ của người dân đô thị. Chất thải công nghiệp từ thành phố đang tràn ra tấn công vùng nông thôn. Cũng trong những năm gần đây, đời sống vật chất được nâng cao với những tiện nghi hiện đại nhất, mức sống của người dân được cải thiện trông thấy. Nhưng cùng với nó, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền cũng có nguy cơ phát triển. Nhịp sống đô thị ngày càng căng thẳng đang khiến quan hệ gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo, cha con, vợ chồng ít quan tâm đến nhau hơn. Các nhân tố ảnh hưởng đến di tích-giếng Giỏ: Nông thôn Việt Nam xưa phần nhiều là nhà tranh, do đó rất ít nhà có bể nước mưa, người làng chủ yếu dùng nước giếng công cộng để nấu ăn. Vì thế cây đa-giếng nước-mái chùa đã trở thành những hình ảnh của quê hương, nhất là đối với những người xa xứ. Nhưng vài mươi năm nay, nông thôn từ ngày ngói hóa thì nhiều 10 [...]... giếng Giỏ là một trong những giếng cổ có liên quan và ảnh hưởng đến đời sống của cư dân An Bàng An Bàng là một làng chài lưới ven biển Cẩm An An Bàng có lịch sử hình thành lâu đời Lúc đầu An Bàng có tên là làng Sợi Mây Tích cũ cho rằng xưa kia có một thầy lang họ Phan giỏi nghề chữa bệnh, đã có công chữa bệnh cho quan huyện nên được quan cho đất và từ đó thầy lang cùng gia đình đến khai phá và lập ra làng... trung tâm du lịch lữ hành, ở các nhà nghỉ, khách sạn 7 Hình thành các tuyến du lịch Giếng Giỏ là một di tích văn hóa lịch sử, lại nằm bên cạnh thắng cảnh thiên nhiên ( bãi biển An Bàng ) lại gắn với các di tích tôn giáo tín ngưỡng: đình, chùa, lăng, miếu Nên có thể kết hợp với nhau thành tuyến du lịch trong thời gian ngắn ( 1 ngày ) Ví dụ: Tuyến du lịch Đà nẵng ( Non Nước) Làng văn hóa An Bàng (... 2-khối An Bàng-xã Cẩm An- thành phố Hội An Đường đi đến Giếng Giỏ dễ tìm, từ trung tâm thành phố Hội An đi đến giếng 12 Giỏ khoảng chừng 4 km, từ đường Hai Bà Trưng đi thẳng khoảng 3 km đến cầu An Bàng bắc ngang qua sông Đế Võng, đi tiếp khoảng 600m rồi rẽ trái đi thêm khoảng 500m, rẽ trái vào đường bêtông khoảng 200m là đến 2 Sự kiện, hiện vật lịch sử và thuộc tính của di tích Tại đô thị cổ Hội An, giếng... điểm du lịch hấp dẫn Giải pháp tôi đưa ra một phần nào cũng góp phần phát triển du lịch ở giếng Giỏ nói riêng và Hội An nói chung Nhưng bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm từ nhiều phía: ngành du lịch, cơ quan bảo tồn và quản lý di tích Hội An, chính quyền địa phương và những ai quan tâm đến du lịch, văn hóa 21 22 23 24 25 26 ... thông dọc bờ biển để tạo cảm giác mới mẻ Vừa thu hút 18 du khách đến với biển An Bàng vừa thuận lợi cho du khách ghé qua thăm quan các di tích văn hóa của làng An Bàng Dọc hai bên quốc lộ ra Non Nước phải trồng các loại cây xanh như dừa, thông để tạo nên cảm giác ấn tượng cho du khách 4 Giáo dục thế hệ trẻ Để phát triển làng An Bàng thành một làng du lịch cần giáo dục cho thế hệ trẻ trong làng hiểu biết... làng quê Việt Nam Giá trị văn hóa lịch sử của nó là rất lớn, nó là một tài nguyên còn tiềm ẩn trong việc phát triển du lịch ( đặc biệt là du lịch nghiên cứu về văn hóa lịch sử ) Nếu biết khai thác dạng tài nguyên này thì việc giếng Giỏ nói riêng và giếng làng nói chung trở thành một điểm du lịch là điều hiển nhiên trong tương lai Chương III: Một số giải pháp phát triển du lịch ở Giếng Giỏ Giếng Giỏ bị... Tuyến du lịch Đà nẵng ( Non Nước) Làng văn hóa An Bàng ( với hình thức du lịch nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng như lăng Ông Ngư, Giếng Giỏ ) thức du lịch nghỉ dưỡng, thể thao ) Bãi biển An Bàng ( với hình làng rau Trà Quế ( với loại hình du lịch: một ngày làm nông dân Việt Nam ) C KẾT LUẬN Kể từ khi ngành du lịch phát triển thành một ngành kinh tế tổng hợp, hay nói hình ảnh... của ngành du lịch Với thực trạng của giếng Giỏ hiện nay, cần phải đưa ra những giải pháp nhanh chóng và thích hợp đưa giếng Giỏ thành một điểm trong một tour du lịch Chẳng hạn như tour du lịch tìm hiếu làng văn hóa An Bàng, ta có thể đưa giếng Giỏ vào trong tour đó, giới thiệu với du khách Để làm được điều đó cần phải thực hiện những giải pháp sau: 1 Trùng tu, tôn tạo Giếng Giỏ 16 Phát quang các loại... phương Đối với Hội An và An Bàng nơi có giếng Giỏ thì việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong việc quản lý, bảo tồn di tích giếng Giỏ cũng như việc kết nối phát triển du lịch giữa các điểm di tích của địa phương với nhau là một khâu quan trọng và cần được thực thi nhanh chóng Trước hết, chúng ta cần lấy nguồn nhân lực tại địa phương Nguồn nhân lực này đã có sự am hiểu nhất định về lịch sử, văn... ưu ái ban tặng cho hoạt động du lịch Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã chứng minh được giếng Giỏ là một công trình kiến trúc cổ hơn 100 tuổi, gắn liền với lịch sử hình thành làng An Bàng; là minh chứng cho nét sinh hoạt văn hóa của làng xã Việt Nam.Với vai trò là điểm sinh hoạt tâm linh, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng; và có kỹ thuật xây dựng đặc trưng cho vùng văn hóa Hội An Vì vậy . nhau thành tuyến du lịch trong thời gian ngắn ( 1 ngày ) Ví dụ: Tuyến du lịch Đà nẵng ( Non Nước) Làng văn hóa An Bàng ( với hình thức du lịch nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa,. tiền đề cơ sở để phát triển du lịch. Như chúng ta đã biết lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử lao động sáng tạo, lịch 7 sử của đấu tranh giai cấp và lịch sử của phát triển văn. trọng cho phát triển du lịch tại Việt Nam. Nền văn hóa của mỗi dân tộc giữ một vai trò quan trọng đối với việc phát triển du lịch. Văn hóa là một yếu tố nội sinh của du lịch. Thứ nhất, văn hóa