vai trò của Hội nhập kinh tế quốc tế đối với du lịch Việt Nam
Trang 1A MỞ ĐẦU
Du lịch là sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia,các dân tộc Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngànhkinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia thamgia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại Điều này càngthể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá
Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, Du lịchViệt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cáchvới du lịch các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới
và hội nhập quốc tế của đất nước
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) từnăm 1979 Cơ hội để nước ta hội nhập vào ngành du lịch toàn cầu rất lớn ViệtNam là quốc gia giàu có về tiềm năng du lịch, có thể phát triển thành trungtâm du lịch trong khu vực và châu Á Tuy nhiên, du lịch Việt Nam hiện naychưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa xây dựng được một thương
hiệu riêng trên thị trường du lịch thế giới Vì vậy, tôi chọn đề tài “Hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển du lịch Việt Nam” làm bài tập tiểu luận khi học học phần “Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”.
Trang 2B NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển du lịch Việt Nam
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế
- Theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc cácnền kinh tế gắn kết lại với nhau Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn
ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từcách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mangmạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địachiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi
- Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kếtmang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau Khái niệm này được BélaBalassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới họcthuật và lập chính sách Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ độngthực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nướcvới thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa vàthúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phầnxây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu
Trong các giáo trình nhập môn về kinh tế học quốc tế, hội nhập kinh tếthường được được cho là có 6 cấp độ: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi,khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung,liên minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện Tuy nhiên trong thực tế, cáccấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn
- Hội nhập kinh tế quốc tế là trình độ cao của quan hệ hợp tác kinh tếquốc tế Hội nhập có nghĩa là gia nhập, tham gia vào một tổ chức chung, mộttrào lưu chung của quốc tế, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận trong mộttổng thể Hội nhập kinh tế thường có nhiều mức độ từ nông đến sâu, từ mộtvài lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, từ một vài nước đến nhiều nước
Trang 3- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện chính sách
kinh tế mở, mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế, gia nhập, trở thànhthành viên của các tổ chức kinh tế, các định chế kinh tế - tài chính quốc tế vàtham gia giải quyết các vấn đền toàn cầu
- Hội nhập kinh tế song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu
vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy môtoàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đanghướng tới
→ Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn
kết nền kinh tế của một quốc gia với một tổ chức hoặc các quốc gia khác, cácthành viên gắn kết trong một quan hệ chung nhằm đem lại hiệu quả cho mộtquốc gia về kinh tế, xã hội, chính trị
1.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch
Là sự gắn kết ngành du lịch của một quốc gia, vùng lãnh thổ với ngành
du lịch của một quốc gia hay các vùng lãnh thổ, khu vực khác trên thế giới.Các thành viên gắn kết trong một quan hệ chung nhằm đem lại hiệu quả khikhai thác du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế có thể tham gia hội nhập kinh tế quốc tếthuận lợi nhất vì du lịch thông qua các hoạt động tham quan, khám phá vùngđất mới của con người từ quốc gia này sang quốc gia khác (du khách quốc tế)
1.1.3 Du lịch
- Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quanvới sự di chuyển và cư trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằmmục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ các giá trị về tựnhiên, kinh tế, văn hoá (I.I.Pirojnik,1985)
- Theo Pháp lệnh du lịch do Chủ tịch nước ta kí ngày 20/02/1999 thì
“du lịch là một hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên củamình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng trong thời giannhất định”
Trang 4- Theo tổ chức du lịch thế giới WTO “Du lịch là tổng thể những hiệntượng và những qun hệ phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách du lịch,người kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương
trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”
1.2 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, xu hướng chủ yếu chi phối nền kinh tế thế giới hiện nay là xu
hướng toàn cầu hoá Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽhơn bao giờ hết, các hoạt động liên kết đa phương, song phiên diễn ra ngàycàng nhiều và phong phú trên phạm vi toàn cầu Các quốc gia, vùng lãnh thổtiến hành nhiều hình thức khác nhau để khai thác cơ hội hội nhập toàn cầu đểphát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Xu thế phát triển bùng nổ của khoa học kỹ thuật hiện đại: biểu hiệnthúc đẩy tính toàn cầu hoá về công nghệ sản xuất, đòi hỏi hợp tác, hội nhập,kéo theo giảm tính độc lập tương đối của nền kinh tế các quốc gia, thúc đẩyquá trình phân công và hợp tác trong vấn đề sản xuất ra sản phẩm
- Quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới: hội nhập kinh tế quốc tế đã làmcho nền kinh tế thế giới có sự gắn kết với nhau Ví dụ: thương mại làm chophần lớn GDP của các nước mua lại cao hơn giá trị riêng do chính nước đólàm ra
- Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, tự biệt lập sang đa dạng hợptác với sự ưu tiên nguồn lực cho hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho các quốcgia hợp tác cung phát triển
Các xu thế này phản ánh động lực, hình thái, phương thức chung củakinh tế thế giới, chúng còn đang và sẽ giữ vai trò chủ yếu trong việc địnhhướng phát triển kinh tế thế giới nói chung, từng quốc gia nói riêng
Thứ hai, toàn cầu hoá và khu vực hoá người ta cho rằng đây là một xu
thế tất yếu, yêu cầu quốc là cấp bạch của quốc gia
- Đây là xu thế của quá trình tất yếu phát triển của nền kinh tế thịtrường, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và phân cônglao động quốc tế dẫn đến yêu cầu hội nhập Trên thực tế chứng minh, bất kỳ
Trang 5quốc gia nào tham gia đều thu được lợi ích riêng, có sản phẩm có lợi thế sósánh sẽ phát triển, còn ko thì ngược lại.
Tóm lại Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến hệ quả tất yếu là xuất hiệnnền kinh tế không biên giới giữa các nền kinh tế tạo ra thế phụ thuộc lẫn nhautrên cơ sở cung có lợi, tuy nhiên để thuận lợi trong quá trình này đòi hỏi các
nc đề ra giải pháp phòng ngừa thông qua nhiều cách như ngoại giao, giải phápngăn ngừa khủng hoảng kinh tế, tăng cường hệ thống dự trữ quốc gia (ViệtNam hiện nay 2009 dự trữ ngoại tệ 20 tỉ USD)
1.3 Các nhân tố của hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam
1.3.1 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tác dụng trước hết làm ra đờihoạt động du lịch rồi sau đó thúc đẩy du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn.Giữa nhu cầu và hiện thực còn tồn tại một khoảng cách nhất định, khoảngcách ấy phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, trình
độ phát triển càng cao thì khoảng cách càng được rút ngắn Sự phát triển của
du lịch còn phụ thuộc vào việc giải quyết các nhu cầu đi lại, ăn ở, nghĩ ngơi vàcac loại hình dịch vụ khác của con người Những đảm bảo thiết yếu nhất chokhách du lịch như giao thông, thông tin liên lạc, … phải dựa vào một nền sảnxuất xã hội phát triển
Du lịch chỉ phát triển khi mức sống (vật chất và tinh thần) của conngười đạt đến một trình độ nhất định Nhân tố then chốt nhất chính là thunhập Không có mức thu nhập (của cá nhân và xã hội) cao thì không nghỉ đếnviệc nghỉ ngơi - du lịch Các nước có nền kinh tế phát triển, có mức thu nhậpbình quân đầu người cao thì nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ
1.3.2 Thị trường khách du lịch
Bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ cómột thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm do các ngành kinh tế làm ra,trong đó có ngành du lịch
Trang 6Một thị trường rộng lớn sẽ tạo cơ hội cho ngành du lịch thu hút đượcmột lượng lớn du khách quốc tế, đặc biệt là du khách từ các nước có nền kinh
tế phát triển (vì đối tượng này thường có nhiều tiền, chi tiêu cho du lịch lớn).Nhiều nhà kinh doanh du lịch cho rằng, thu hút khách du lịch nội địa thì chẵnkhác gì “lấy tiền từ tay phải đưa qua tay trái”, nhưng thu hút được du kháchquốc tế đến tham quan sẽ có lợi rất lớn cho nền kinh tế quốc gia Việc chi tiêucủa khách du lịch quốc tế cho hoạt động mua sắm tại lãnh thổ đến tham quanchính là hoạt động “xuất khẩu” hàng hoá của lãnh thổ đó ngay trên đất củamình
1.3.3 Đường lối chính sách
Tham gia hội nhấp kinh tế quốc tế, tuân thủ các quy định do các tổ chứcquốc tế đưa ra với những ưu đãi về thuế quan, đi lại tạo điệu kiện thuận lợicho sự di chuyển của con người từ quốc gia này đến quốc gia khác, thúc đẩyhoạt động du lịch phát triển Ví dụ: dân cư của các nước thành viên EU được
tự do đi lại giữa các quốc gia trong khối mà không phải làm hộ chiếu
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có cơ hội nhận được sự trợ giúpcủa các chính phủ, tổ chức quốc tế về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ
1.3.4 Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống và phương tiện giao thông
+ Về phương diện cơ sở hạ tầng, mạng lưới và phương tiện giao thông
là những nhân tố quan trọng hàng đầu, đáp ứng nhu cầu đi lại và di chuyển của
du khách Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì
du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội, các tuyến, điểm dulịch mới mau chóng hình thành, phát triển
+ Mỗi loại hình giao thông có những ưu nhược điểm riêng Vì vậy, khiđánh giá hệ thống và phương tiện giao thông cần chú ý tới các loại đườngkhác nhau, chất lượng các loại đường, vị trí các nhà ga, bến cảng, bến xe, sânbay, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế…
- Hệ thống cung cấp điện
Trang 7Đối với hoạt động du lịch, điện là nguồn năng lượng cần thiết đảm bảosinh hoạt tối thiểu của khách du lịch cũng như cung cấp năng lượng cho hoạtđộng dịch vụ kinh doanh du lịch.
- Hệ thống cấp thoát nước
Nước là nhu cầu thường trực phục vụ khách tham quan du lịch bao gồmnước sinh hoạt và nước dành cho các ngành dịch vụ du lịch Vì vậy, việc xácđịnh tuyến, điểm du lịch trên lãnh thổ nhất định, cần quan tâm nguồn cung cấpnước trong cơ cấu cơ sở hạ tầng
- Hệ thống thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng, nó là điềukiện cần thiết đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế
1.3.5 Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nguồn tài nguyên cung cấp các sảnphẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi giải trí,chữa bệnh, mua sắm cho du khách Cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra sự tiện nghi,hấp dẫn du khách Hoạt động du lịch của các địa phương, các quốc gia có pháttriển bền vững không, mức độ hấp dẫn du khách như thế nào phụ thuộc rấtnhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Khi đánh giá, cần căn cứ vào 3 loạitiêu chuẩn chủ yếu như sau: đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghĩ ngơi,
du lịch; Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác;thuận tiện cho việc đi lại của khách du lịch từ các nơi đến
- Cơ sở phục vụ lưu trú ăn uống
Các cơ sở lưu trú là các cơ sở kinh doanh buồng, giường, hay các căn
hộ nhằm phục vụ khách vãng lai hay khách đến nghỉ ngơi Các cơ sở lưu trú
có thể bao gồm trong đó các cơ sở ăn uống như motel, hotel, camping,Bungalow, làng du lịch, biệt thự, nhà nghĩ, nhà hàng, cafeteria, night club,snack bar…)
- Mạng lưới thương mại, dịch vụ
Được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch(trong nước, quốc tế) về các loại hàng hóa lưu niệm, thực phẩm, hàng hóa
Trang 8chuyên dùng khác…mạng lưới của các hàng thương mại gồm có hai phần: hệthống cửa hàng thương mại thuộc các dịch vụ du lịch; mạng lưới thương mạiđịa phương.
- Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí
Các cơ sở thể thao, vui chơi giải trí là một bộ phận quan trọng trong hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đẩy mạnh thu hút du khách, tạo nên sựphong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, góp phần kéo dài thời gian lưu trú,chi tiêu của du khách
- Cơ sở y tế, điều dưỡng
Các cơ sở y tế, điều dưỡng tại các điểm du lịch , trung tâm du lịch nhằmmục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm
du lịch Nó bao gồm: các trung tâm chữa bệnh bằng nước khoáng, bùn, ánhnắng Mặt Trời, các món ăn kiên, các phòng tập luyện phục hồi chức năng, cácphong xông hơi, massage…
Ngoài ra còn có các công trình thông tin văn hóa, nghệ thuật và các cơ
sở phục vụ và dịch vụ bổ sung khác
2 Khái quát về Việt Nam
Nước Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, ở trungtâm của khu vực Đông Nam Á, phần đất liền có diện tích khoảng 330.991km2.Phía Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào vàCampuchia, phía Đông và phía Nam giáp với Biển Đông Việt Nam vừa gắnvới lục địa châu Á rộng lớn, vừa có một bộ phận trên Biển Đông để tiếp nốivới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Ngoài phần đất liền, bầu trời, ViệtNam có khoảng triệu km2 biển với hai quần đảo lớn là Trường Sa và HoàngSa
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Địa hình ¾diện tích là đồi núi và cao nguyên Thiên nhiên có nhiều thắng cảnh đẹp, venbiển có nhiều vịnh và bãi biển đẹp hàng đầu thế giới
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng14% tổng số dân của cả nước Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần
Trang 987%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển Năm 2008, dân
số Việt Nam khoảng 83 triệu người
Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự tăng trưởng cao, đờisống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện Thu nhậpbình quân đầu người năm 2008 khoảng 1.000USD
Việt Nam có nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị, đây chính là nguồnlực rất lớn cho sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước Hiện nay, Việt Nam
có 7 di sản thế giới như vịnh Hạ Long, vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,Khu đền tháp Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế,không gian văn hoá cồng chiên Tây Nguyên
3 Tình hình phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Nước ta có một hệ thống tài nguyên du lịch hết sức phong phú và đặcsắc, gồm các cảnh quan tự nhiên, các hệ sinh thái biển - đảo, sông, hồ, rừng,hang động, quỹ tài nguyên du lịch nhân văn với hơn 40.000 di sản văn hóa vậtthể và phi vật thể, trong đó gần 3.000 di tích được xếp hạng quốc gia
Ngoài ra còn một số vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, khu danhthắng có giá trị khoa học và du lịch đã được quốc tế công nhận, một số di sảnthiên nhiên và văn hóa khác đang được đánh giá lập hồ sơ đề nghị UNESCOcông nhận di sản thế giới
- Ngành du lịch nước ta chính thức ra đời khi Công ty du lịch Việt Namđược thành lập 9/7/1960 theo Nghị định 26/CP của Chính phủ
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến Việt Nam trước 1990, nhìn
chung, tăng chậm về số lượng Năm 1976, nước ta chỉ đón được 1.816 lượtkhách (chủ yếu là khách bao cấp)
- Từ đầu thập kỹ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, nhờ chính sách đổi mới
đã diễn ra sự “bùng nổ” du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượngkhách quốc tế Đến năm 1990, nước ta mới đón 25 vạn lượt khách thì vào cuốitháng 12 năm 1994 người khách quốc tế thứ 1 triệu đã xuống sân bay quốc tếNội Bài Năm 2008, Việt Nam đón 4.253.740 lượt khách quốc tế.
Trang 10- Về thị trường khách, khách Trung Quốc đến nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó là khách Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Bảng 1 Số lượng, doanh thu và đóng góp vào ngân sách Nhà nước của
ngành du lịch thời kì 1990 - 2008
Năm
Khách du lịch (nghìn lượt người) Doanh thu
Năm 2008 so với năm 2007 (%)
Theo một số thị trường lớn
Trang 11Bảng 3 Các hậu khẩu hiệu thu hút du lịch của Việt Nam
2001-2004
Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới
Vietnam - A destination for the new
mellennium
2004-2005 Hãy đến với Việt Nam
Welcome to Vietnam
2006-2008 Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn
Vietnam - The hidden charm
So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam đứng hàng thứ 6 về số lượngquốc tế đến khu vực này, sau Thái Lan, Malaixia, Singapo, Inddooneexxia,Philipin
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam hiện nay vẫn có nhiều hạn chế, phát triểnchưa tương xứng với tiềm năng hiện có “Việt Nam rất đẹp, giàu tiềm năng dulịch nhưng vẫn đang ngủ yên và cần được đánh thức để bên ngoài biết đến”,ông Yip Hoong Mun, Phó Tổng Giám đốc điều hành của CapitalLandVietnam Holdings nhận xét Điểm yếu lâu nay của du lịch Việt Nam vẫn làchưa xây dựng được một thông điệp rõ ràng để tự giới thiệu ra bên ngoài,
Trang 12ngành cần xây dựng sản phẩm nhằm xác định rõ đâu là lợi thế so với các đốithủ cạnh tranh trước khi thực hiện các kế hoạch quảng bá.
Nhiều du khách cho rằng, du lịch Việt Nam chưa thu hút được kháchnước ngoài bởi Việt Nam chưa có hình ảnh thương hiệu rõ ràng, sản phẩm dulịch và các dịch vụ “ăn theo” còn nghèo nàn Theo thống kê, trung bình mộtkhách đến Thái Lan chi tiêu từ 1.200-1.500 USD, tại Singapore khoảng 2.000USD, trong khi tại Việt Nam chỉ hết khoảng 900 USD Rõ ràng, sản phẩm dulịch còn ít và cũng ít nơi vui chơi giải trí
4 Tình hình phát triển của ngành du lịch thế giới
Trên toàn cầu, hiện nay, hằng năm có tới 800 triệu người đi du lịch Con
số này sẽ hơn 1 tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2007, du lịch toàn cầu
đã đem lại nguồn thu tới 735 tỉ USD, tạo việc làm cho gần 300 triệu người Dulịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, sánhngang với các ngành sản xuất ô-tô, xe máy, kinh doanh vải vóc và thiết bị điện
tử Chính vì vậy, không ít quốc gia đã thành lập Bộ Du lịch, hoặc gắn Du lịchtrong những bộ kinh tế lớn
Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu ngành du lịch sẽ vẫntiếp tục tăng trưởng trong năm 2008 Ngành du lịch thế giới đã tăng trưởng5%, tăng hơn 1% so với mức dự báo 4% cho sự tăng trưởng của du lịch thếgiới đến năm 2020 của tổ chức này Mặc dù nền kinh tế toàn cầu có nhữngdiễn biến thất thường nhưng lượng khách du lịch toàn cầu vẫn tăng 5% so vớicùng kỳ năm trước
Nhìn về tổng thể thì ngành du lịch thế giới vẫn giữ mức tăng trưởng tốtcho dù những khó khăn của nền kinh tế kể từ cuối năm 2007 đã làm tăng sức
ép lên chi tiêu của các hộ gia đình cũng như kinh phí dành cho du lịch",UNWTO nhận định
UNWTO cho biết, các khu vực trên thế giới cũng thông báo kết quảtăng trưởng tốt trong năm Theo đó, những khu vực có mức tăng trưởng nhanhnhất gồm Trung Đông, Đông Bắc Á, Nam Á, vùng Trung và Nam Mỹ