Các chú ý về khía cạnh đạo đức nghiê nc ứu

Một phần của tài liệu Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện thiệu hóa – thanh hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan (Trang 25 - 56)

Trong quá trình điều tra tại thực địa, các tôn chỉ đạo đức sau đây được

áp dụng :

Đề cương nghiên cứu đã được các thầy cô Bộ môn dân số học,

phòng đào tạo đại học trường đại học Y Hà Nội thông qua.

Nghiên cứu được các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa, huyện

Thiệu Hóa, xã Thiệu Đô chấp nhận.

Các đối tượng tham gia nghiên cứu trên cơ sở tự nguyện, hợp

tác, không ép buộc.

Giải thích rõ cho đối tượng mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên cứu.

Sẵn sàng tư vấn cho đối tượng nếu đối tượng có nhu cầu.

Có quà tặng cho đối tượng đã tham gia và cộng tác trong phạm vi

cho phép của kinh phí đề tài.

Chương 3

KẾT QUẢ 3.1. Mô tả mẫu

- Tổng số đối tượng tham gia thảo luận nhóm bao gồm 22 đối tượng.

- Tổng số đội tượng được phỏng vấn sâu bao gồm 7 đối tượng.

Bảng 3.5 : Mô tả mẫu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu Tuổi Nữ/nam Địa điểm

NC Nhóm thảo luận 1: cán bộ xã: 1 trưởng

ban văn hóa xã, 1 thường trực Đảng ủy

xã, 1 cán bộ hội phụ nữ, 1 trương trạm y

tế xã, 1 cán bộ chuyên trách dân số xã.

38-49 3/2 UBHC xã

Thiệu Đô

Nhóm thảo luận 2: 7 đối tượng là đàn ông đã có vợ.

41-57 0/7 UBHC xã

Thiệu Đô

Nhóm thảo luận 3: 10 đối tượng là phụ

nữ đã có chồng.

27-45 10/0 UBHC xã

Thiệu Đô

Phỏng vấn sâu: 7 đối tượng: 5 bà mẹ, 1

ông bố, 1 bố chồng.

3.2. Mô tả TSGTKS của huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến hết năm 2009 2005 đến hết năm 2009

Bảng 3.6 : Tỷ số giới tính khi sinh của huyện Thiệu Hóa từ năm 2005 đến hết năm 2009 Năm Tổng số trẻ đẻ sống trong năm (trẻ) Số bé gái (trẻ) Số bé trai (trẻ) TSGTKS 2005 2150 963 1187 123,3/100 2006 2177 937 1240 132,3/100 2007 2192 942 1250 132,7/100 2008 2138 893 1245 139,4/100 2009 2313 1075 1238 115,2/100

(Nguồn: Các báo cáo Dân số-Gia đình và Trẻ em hàng năm của huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa).

Nhận xét :

 TSGTKS của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong 5 năm từ 2005 đến

hết năm 2009, cao nhất là 139,4/100 (2008), thấp nhất là 115,2/100 (2009)

 Tỷ số giới tính khi sinh của huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa có xu hướng tăng lên từ năm 2005 đến hết năm 2008. Từ 123,3/100 năm 2005 tăng lên 139,4/100 năm 2008. năm 2009, TSGTKS có giảm, chỉ

còn 115,2/100 nhưng vẫn cao hơn TSGTKS bình thường là 104- 106/100.

 Số bé trai sinh ra trong các năm đều nhiều hơn so với các bé gái cùng

sinh tra trong năm đó.

Tất cả các ý kiến trong các cuộc TLN và PVS đều cho rằng, họ nhận

thấy thực trạng hiện nay tại địa phương mình, số trẻ em nam nhiều hơn số trẻ

em nữ.

“Thường sinh con trai nhiều hơn do kinh tế có, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nên bây giời sinh con trai nhiều hơn con gái” (TLN, Đàn ông,

57 tuổi).

“Gần đây thì tỷ lệ mất cân bằng giới tính nó rõ ràng rồi,có nghe trường hợp cách đây …gần đây thôi có trường hợp ở xã gần đây thôi có trường hợp là 130 nam trên 100 nữ” (TLN, Phụ nữ, 27 tuổi).

“Người ta muốn có nếp có tẻ. cái số sinh nhiều con trai thì không lớn lắm, có nhưng ít thôi. Nhà trẻ mẫu giáo trai nhiều hơn 15-20% trở lên”

(TLN, Đàn ông, 53 tuổi).

“Hai năm nay tỷ lệ sinh con trai vẫn nhiều hơn… Đa số các cặp sinh con thứ 3 thì 10 cặp sinh con thứ 3 thì 8 cặp sinh con trai...”(TLN, Cán bộ,

38 tuổi).

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới TSGTKS

3.3.1. Các yếu tố văn hóa - xã hội có ảnh hưởng tới TSGTKS 3.3.1.1. Thích sinh con trai

Hầu hết những người tham gia TLN đều cho rằng trong gia đình cần có

một đứa con trai. “… Ở đây thì chỉ thích con trai thì hầu như không có, người ta muốn có nếp có tẻ…” (TLN, Đàn ông, 53 tuổi, có 2 con gái, 1 con trai,

Một số người có cùng ý kiến : “ …Nói thật với các cháu là thế này, không có con giai, đẻ thêm đứa con giai nữa thôi…” (PVS, Phụ nữ, 40 tuổi,

con trai út 3 tuổi) hay “ … Nói thật ra thì xã hội có phát triển đến mấy thì cái quan điểm trọng nam khinh nữ, muốn có con trai thì nó vẫn rõ ràng…”

(TLN, Phụ nữ, 27 tuổi, 1 con gái).

“… Cá nhân riêng của cá nhân, mình sống có cả tập thể có cả cá nhân nhưng chủ yêu là gia đình mình. Gia đình mình nếu mà thiếu thì phải làm cho đủ để sinh hoạt vợ chồng cho thoải mái, chứ không là có nếp mà không có tẻ, có tẻ mà không có nếp thì nó không đúng…” (PVS, Phụ nữ, 40 tuổi, làm nghề buôn bán).

Đây không chỉ là ý kiến của riêng cô, phấn lớn những đối tương tham

gia trả lời phỏng vấn đều nói rằng việc sinh được một đứa con trai trong gia

đình là một việc cần thiết. “Theo ý tôi thì nhất thiết phải đẻ được con trai, nếu đứa thứ ba được con trai thì thôi,còn không thì nhất quyết phải đẻ đứa thứ tư” (PVS, Phụ nữ, 40 tuổi).

3.3.1.2. Yếu tố gia đình, dòng họ, quan niệm xã hội

Khi được hỏi, hầu hết các cặp vợ chồng trả lời rằng việc số con sinh ra trong gia đình, sinh con trai hay gái đều có sự thống nhất của cả hai vợ chồng, nhưng khi được hỏi kỹ thêm, ngoài sự thống nhất của hai vợ chồng còn có sự tác động của gia đình và xã hội.

“ … Anh chị định thôi, ông bà lại bảo thôi thì ở nhà bác cả không có con trai, anh dưới này lại là đầu. Nên không rốn không được, thế phải rốn thêm chứ anh chị định là chỉ có hai đứa con gái là thôi đấy…” (PVS, Phụ nữ,

36 tuổi, con trai út lên 2 tuổi).

Như đã nói ở yếu tố thích sinh con trai, người phụ nữ 40 tuổi khẳng định rằng cô sẽ đẻ đến khi nào có con trai mới dừng, và những người tham gia

TLN và PVS, hầu hết đều nói rằng trong gia đình cần có một cậu con trai. Dường như đây không chỉ là mong muốn của một vài cái nhân: “ Tất nhiên trong gia đình phải có đứa con trai… Con dâu tôi đẻ 2 đứa con gái rồi rõ ràng mình cũng thích có đứa con trai chứ, muốn có nếp có tẻ. Đấy là quan niệm của xã hội chứ không phải là nối dõi tông đường cái gì cả.” (PVS, Bố

chồng, 75 tuổi, cán bộ tỉnh Thanh Hóa về hưu).

Cũng cùng nói về qua niệm chung của xã hội: “Ở thành phố sao cũng được, ở quê các cụ có cái phong tục phải có người nối dõi” (TLN, Phụ nữ, 36 tuổi).

Ngồi nói chuyện vui sau khi dừng cuộc thảo luận, một người đàn ông kể lại: “Lần tôi đi ăn cỗ, cháu tôi gọi tôi bằng cậu, nó nói với tôi là : “cậu ơi, cậu rửa chân xuống ngồi mâm dưới”… thế mới bực chứ” (TLN, Đàn ông, 48

tuổi, 2con gái, 1 con trai út).

“Ở nông thôn mà nhà mô có hai đứa con gái là chắc chắn đẻ thêm đứa con trai nữa… Đi đám hội thấy người ta trêu nhau, người ta bảo là thằng này hai đứa con gái thì rửa chân xuống ngồi mâm dưới…” (PVS,

Đàn ông, 45 tuổi).

Phần đông các đối tượng đều đồng ý với ý kiến rằng về phía gia đình và xã hội chỉ là động viên để dẫn tới việc vợ chồng quyết định đẻ thêm con trai.

Nhưng cũng có ý kiến khác : “ Dòng họ ép buộc, bàn vào bàn ra, bắt đẻ con trai nếu không lấy vợ khác” (TLN, Đàn ông, 53 tuổi).

3.3.1.3. Chính sách xã hội ảnh hướng tới TSGTKS

Ngày 1 tháng 5 năm 2003, pháp lệnh dân số chính thức có hiệu lực. nhưng hầu hết những đối tượng trong cuộc điều tra đều trả lời là chưa nghe đến, không để ý hay hiểu chưa rõ về pháp lệnh. “ … Năm 2003, nhà nước cho

phép người sinh con một bề được sinh thêm đứa thứ 3…” (TLN, Đàn ông, 48

tuổi) – nhiều người cũng đồng quan điểm với ý kiến này.

“…Mình thì không có lương có bổng gì, không phải làm cơ quan nhà nước, không phải làm đúng theo quy định của nhà nước mình, là người dân bình thường, làm ăn bình thường chân chính, thì nếu mà có điều kiện, con trai chưa có thì tất nhiên là phải đẻ. Nhà lại hiếm hoi chỉ có mình anh là con trai thôi, bố mẹ mất cả rồi thì tất nhiên mình phải có trách nhiệm đẻ để lấy cái nói cái giống…” (PVS, Phụ nữ, 40 tuổi, chủ quán).

Nhiều đối tượng trong cuộc điều tra có cùng ý kiến: “… Gò bó về thể chế sinh 1 đến 2 con… xã hội có phát triển đến mấy thì cái quan điểm trọng nam khinh nữ, muốn có con trai thì nó vẫn tồn tại…” ( TLN, Phụ nữ, 27 tuổi).

“…Bây giờ nhà nước cho đẻ ít con, người ta muốn có con trai thì người ta phải tìm đủ cách để sinh được chứ. Người ta không sinh con gái nữa… đi siêu âm là con gái thì người ta bỏ…” (TLN, Cán bộ, 50 tuổi, cán bộ

dân số).

3.3.2. Yếu tố kinh tế khá giả ảnh hưởng tới TSGTKS.

Tất cả các đối tượng tham gia thảo luận nhóm và trả lời phỏng vấn sâu đều cho rằng chỉ nên sinh thêm con khi kinh tế đã ổn định, điều kiện gia đình cho phép.

Trích lại lời của cô chủ quán: “… Mình là người bình thường, làm ăn bình thường chân chính, thì nếu mà có điều kiên, con trai chưa có thì tất nhiên là phải đẻ…” (PVS, Phụ nữ, 40 tuổi) hay “ Khi kinh tế khá thì nên đẻ thêm thằng con trai nữa… Kinh tế ổn định, còn tính chuyện học hành các thứ ổn định rồi thì được.” (PVS, Bố chồng, 75 tuổi).

Mong muốn nuôi dạy con cái tốt, cho con ăn học đầy đủ là mong muốn

của tất cả các ông bố bà mẹ. “ Định là chỉ đẻ hai đứa, rồi cho các cháu ăn học nhưng mà điều kiện gia đình buộc phải đẻ thêm cháu nữa. đông con cảm thấy khổ…” -giọng buồn chị kể tiếp- “… Vì gia đình chưa khá giả nhưng do phải đẻ thêm đứa con trai nên hai anh chị phải làm thêm để cho các cháu cũng được như con người ta…” (PVS, Phụ nữ, 36 tuổi, 2 con gái, 1 con trai).

3.3.3. Các biện pháp sàng lọc trước sinh ảnh hưởng tới TSGTKS

Trong các cuộc TLN, các đối tượng đề cập nhiều nhất tới ảnh hưởng

của các dịch vụ chẩn đoán trước sinh và dịch vụ nạo hút thai. Việc tiếp cận dễ

dàng và khó quản lý của các cơ sở cung cấp loại dịch vụ y tế này đã khiến

việc chọn lọc giới tính và loại bỏ những thai nhi nữ.

“…Bắt đầu có là đi ngay, muốn biết con trai con gái. Bây giờ dịch vụ siêu âm nhiều, đường xá đi lại dễ, có người tháng nào cũng đi, mấy tháng là biết được con trai con gái ngay.” (TLN, Đàn ông, 48 tuổi).

“… Siêu âm sau 3 tháng thấy không phải là con trai thì người ta bỏ đi.” (TLN, Phụ nữ, 27 tuổi) hay “… Lúc nào cũng muốn sinh con trai, người đàn bà con gái mang thai đến tháng thứ 3 rồi siêu âm là con gái thì người ta bỏ đi” (TLN, Phụ nữ, 30 tuổi).

Khi được hỏi về tỷ lệ phá thai nếu biết thai nhi là nữ, một cán bộ dân số

lâu năm có ước chừng: “ Khoảng 80% những người muốn sinh con trai khi siêu âm là con gái thì họ sẽ bỏ.” (TLN, Cán bộ, 50 tuổi).

“Các nhà siêu âm báo thai nhi là nam hay nữ có tác hại lớn, tác hại là như thế này. Cũng từ tuyên truyền, từ cái chỗ áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều quá, đẻ ra là không muốn nhưng rồi lại muốn, muốn thử mà. Để mà nếu con trai thì ta để, nếu con gái thì ta bỏ, như vậy nhà nước phải có cái biện pháp là nghiêm cấm những nhà kinh doanh cung cấp dịch vụ báo giới tính

thai nhi này, nạo phá thai phải phát hiện được, trừng phạt với mức độ như thế nào chứ cấm hẳn chắc cũng không cấm được” (TLN, Đàn ông, 53 tuổi).

Các cơ sở siêu âm tuy đã được Bộ Y tế cấm thông báo giới tính của thai

nhi trước khi sinh, bằng cách này hay cách khác, cuối cùng các bà mẹ khi

mang thai cũng có thể biết được giới tính của thai nhi khi đi siêu âm. Khi

được hỏi về việc thông tin giới tính của thai nhi được tiết lộ như thế nào, các ý kiến thảo luận đều cho rằng chẳng mấy khó khăn khi các bà mẹ có thai đến các cơ sở siêu âm muốn biết giới tính thai nhi.

“…Bắt đầu có là đi ngay, muốn biết con trai con gái. Bây giờ dịch vụ siêu âm nhiều, đường xá đi lại dễ, có người tháng nào cũng đi, mấy tháng là biết được con trai con gái ngay…” (TLN, Đàn ông, 48 tuổi).

“…Ở đây siêu âm là đi ra ngoài, dịch vụ siêu âm bây giở cũng nhiều. khi siêu âm y tế không nói là trai hay gái thì trong bệnh viện cũng không nói, bệnh viện giấu thì phải chịu. khám ngoài người ta cũng nói. Có nhiều cách để người ta che dấu, nói tránh đi như là nói: thằng này sau này giống bố nó lắm, hay là về nhà mổ gà đi nhé.v.v…” (TLN, Đàn ông, 52 tuổi).

Cùng mục đích sinh được con trai, ngoài việc siêu âm để biếtđược giới

tính thai nhi, rồi loại bỏ thai nhi nữ sẵn sàng đợi tới lần mang thai sau để có

con trai thì còn nhiều biện pháp khác mà các cặp vợ chồng áp dụng.

“…Theo mình biết thì có thể là những vợ chồng mà muốn sinh con trai sử dụng các biện pháp Đông Tây y kết hợp nghĩa là trong thời gian gần đây ngoài que thử thai thì người ta còn có que thử thời gian rụng trứng tức là 10- 15 ngày trước ngày rụng trứng , nếu như mà tỷ lệ trứng rụng như thế nào đấy để mà sinh hoạt vào thời điểm nào thì được con trai, hoặc là về Đông y thì có nhiều lắm, theo mình biết thì có thể là người ta đi cắt những loại thuốc mà để nâng cái lực chẳng hạn về chất lượng tinh trùng, hoặc là có các biện pháp

khác chẳng hạn là người ta tính theo thời gian vòng kinh, hay là ngày trước mình có xem chương trình mà người ta nói về sinh con theo ý muốn của bác sĩ ở bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ nói chẳng hạn như là bao giờ mà cặp nhiễm sắc thể của người chồng với lại của người vợ thì cái tinh trùng tốt hơn sẽ sinh con trai…” (TLN, Phụ nữ, 27 tuổi).

3.4 Đề xuất giải pháp can thiệp nhằm làm giảm tình hình mất CBGTKS

Phần lớn những đối tượng tham gia TLN đưa ra giải pháp là cần phải tăng cường tập trung vào truyền thông và quản lý các cơ sở cung cấp dịch vụ

siêu âm, nạo phá thai.

Một cộng tác viên dân số xã có kể về những hoạt động đã và đang được

tiến hành tại xã Thiệu Đô, cô nói: “Báo cáo đồng chí là đối với Thiệu Đô là những cái triển khai kịp thời thứ nhất là công tác tuyên truyền vận động, đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền. Một là tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, hai là tuyên truyền ở các hội nghị lồng ghép, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, kết hợp chặt chẽ với ban mặt trận Tổ quốc, tuyên truyền rộng rãi rồi kêu gọi các tổ chức chính trị xã hội” (Cán bộ, 50

tuổi, cán bộ dân số). hay: “Đề nghị với Đảng và nhà nước ý, để giảm mất cân bằng giới tính giảm cái tỷ lệ mà người ta đi siêu âm ý mà, đề nghị phải có cái chính sách quản lý về những cái nhà khám tư, nhà khám tư siêu âm, kiểm tra giám sát chặt chẽ những vị bác sĩ nạo phá thai chui.”(TLN, Cán bộ, 49 tuổi,

Hội Phụ nữ) – phần đông các đối tượng tham gia TLN đều đồng quan điểm

với hai ý kiến này.

“Trung ương thì ta cần phải có những cái quy định hoặc là thành luật hay như thế nào đấy hoặc là chế tài có cái mức phạt làm sao mà răn đe được các cái đối tượng vi phạm, làm sao mà làm cái đó được thì mới được. Cái thứ

Một phần của tài liệu Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện thiệu hóa – thanh hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan (Trang 25 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)