4.2.1. Các yếu tố văn hóa – xã hội
Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của người
dân. Từ sự thống nhất của vợ chồng quyết định đẻ thêm một cậu con trai cho
“có nếp có tẻ” , đến sự động viên của bố mẹ, họ hàng. Trách nhiệm phải sinh được con trai “nối dõi tông đường” cho dòng họ, hay đơn giản là thấy lòng tự
trọng bị xúc phạm khi người khác bàn tán vì gia đình mình chưa có con trai.
Tất cả đều xuất phát từ ý thức hệ tư tưởng phong kiến từ xưa. Họ mong muốn có con trai con dâu để chăm sóc khi về già, quan niệm “dâu là con, rể là khách”; hay họ cần lao động trong gia đình, phong tục con gái đi lấy chồng ở
nhà chồng; hoặc đơn giản chỉ là họ thích sinh con trai, từ trong ý thức của họ đã có suy nghĩ phải sinh được con trai “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, con trai là “của để dành”.
Từ kết quả của các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu ta thấy tại xã Thiệu Đô không quá nặng nề về hủ tục phong kiến, nhưng quan niệm phải có
con trai vẫn tồn tại trong một số không ít người dân nơi đây. Nhiều khi chính những người phụ nữ không đẻ được con trai cũng cảm thấy không bằng chị
bằng em, thấy nguy cơ bị chồng bỏ, vì vậy càng làm tăng ham muốn có con
trai cho bằng được.
Một nghiên cứu về mất CBGTKS tại một số địa phươngđược coi là có TSGTKS cao đã chỉ ra được 4 lý do chính khiến các gia đình thích sinh con trai ở lần sinh gần nhất: “lần trước đẻ con gái” (40,8%), “cần người nối dõi” (38,97%), “cần lao động nam” (11,03%) và “lý do khác” [10]. Số liệu định
lượng ở cuộc khảo sát vừa nêu trên cũng phù hợp với những ý kiến của những đối tượng tham gia vào cuộc TLN và PVS khi phần đông các đối tượng đều
cho rằng họ thích sinh con trai ở lần sinh gần nhất vì lần sinh trước là con gái hoặc cần có người nối dõi.
Các quan điểm của Đạo Khổng có ảnh hưởng lớn đến một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,... và trong các gia đình Việt Nam cũng
chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Nho giáo từ ngàn đời nay. Trung Quốc và Hàn Quốc đã rơi vào tình trạng mất CBGTKS từ những thập niên trước và hậu quả ngày nay đã rõ ràng, cũng chính vì sự ưa thích con trai trong suy nghĩ
của những gia đình tại những Quốc gia này đã khiến họ tìm mọi cách để sinh được con trai. Và ngày nay, tại Trung Quốc hay Hàn Quốc và một số quốc gia
vùng lãnh thổ khác, khủng hoảng phụ nữ trở nên trầm trọng và tệ nạn buôn
bán phụ nữ, “nhập khẩu cô dâu” diễn ra phổ biến.
Tuy không chịu nhiều ảnh hưởng của những tư tưởng Nho giáo, nhưng
Ấn Độ cũng rơi vào tình trạng mất CBGTKS vì những phong tục cưới xin cổ
hủ và mong muốn có thêm người trong gia đình. Tại Ấn Độ, một người con
gái khi về nhà chồng, phải mang theo một khoản khá lớn về nhà chồng gọi là “của hồi môn”. Các gia đình nghèo, không muốn đẻ con gái để tránh việc phải
mất đi một khoản kinh tế như vậy, vì thế các cặp vợ chồng không sinh con gái, hay một cách khác để tránh chuẩn bị của hồi môn cho đứa con gái họ sinh
ra là họ sẽ giết chết hoặc vứt bỏ đứa trẻ sơ sinh là gái.
Cuộc điều tra biến động dân số năm 2006 đã chỉ ra mối tương quan
giữa yếu tố kinh tế với TSGTKS. Kết quả phân tích trình bày các chi tiết về đối tượng tiềm năng có thể sử dụng các biện pháp lựa chọn giới tính, nhiều
nhóm có thể được gọi là người sử dụng tiềm năng vì tỷ lệ biết giới tính thai
trình độ giáo dục cao, và cũng đúng với những phụ nữ làm việc trong các tổ
chức nước ngoài. Ngược lại, tỷ lệ phụ nữa biết trước giới tính thai nhi là rất
thấp ở nhóm những phụ nữ có trình độ học vấn thấp [12].
Việt Nam đã thực hiện chiến lược DS – KHHGĐ với nội dung chủ yếu
là hạn chế mức tăng dân số tự nhiên và đạt được những thành tựu khả quan.
Về cơ bản Việt Nam đã khống chế được tốc độ gia tăng dân số vì vậy áp lực
của quy mô dân số đối với sự phát triển đã bắt đầu giảm nhẹ hơn [3]. Nhưng
sự tồn tại của các giá trị truyền thống, sự ưa thích con trai hơn con gái trong
hầu hết các gia đình đã khiến các cặp vợ chồng tìm đến các cơ sở cung cấp
dịch vụ chẩn đoán trước sinh giúp mình có được con trai, khiến TSGTKS gia tăng, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, số bé trai nhiều hơn số bé gái. Chính
điều này sẽ là áp lực đối với sự phát triển xã hội trong vài chục năm tới, thay
thế cho áp lực của quy mô dân số. Trung hòa vấn đề quy mô dân số và TSGTKS là một bài toán khó cho các nhà hoạch định chính sách dân số.
Trong một cuộc nghiên cứu khảo sát về TSGTKS ở 6 tỉnh được xem là có TSGTKS cao. Kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy tỷ số này ở lần sinh
thứ nhất và thứ hai chỉ ở mức 111 đến 112 cho thời kỳ 1999-2003. Nhưng từ
lần sinh thứ ba trở lên thì TSGTKS đã lên đến gần 123/100. Như vậy có thể
nói chính sách hạn chế sinh đẻ, mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con, trong
một chừng mực nhất định có ảnh hưởng đến TSGTKS [10]. Việc thay đổi
nhận thức của người dân là một việc quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi lựa chọn giới tính hiện nay.
Hơn nữa, nạo phá thai ở Việt Nam được cho phép trong khuôn khổ
pháp luật. Công tác quản lý, thanh tra các cơ sở siêu âm và nạo phá thai tại các cơ sở tư nhân chưa được chặt chẽ và thường xuyên, cho nên việc nạo phá
lý nghiêm hơn những cơ sở cung cấp thông tin giới tính thai nhi và cơ sở nạo
phá thai nhằm mục đích lựa chọn giới tính.
4.2.2. Yếu tố kinh tế khá giả
Xã hội phát triển, đời sống vật chất của người dân ở thành phố cũng như các vùng nông thôn được cải thiện. giúp người dân tiếp cận với khoa học
kỹ thuật hiện đại tốt hơn và các dịch vụ có chất lượng cao hơn. Trong đó có
cả các dịch vụ sàng lọc trước sinh.
Chất lượng cuộc sống được nâng cao, việc đầu tư nuôi dạy một đứa trẻ
nhiều hơn trước vì vậy người ta có xu hướng sinh ít con hơn. Mặc dù quyết định sinh ít con nhưng trong gia đình vẫn phải có người con trai. Họ tiếp cận
dễ dàng hơn với các dịch vụ sàng lọc trước sinh như thụ tinh trong ống
nghiệm, tính thời điểm quan hệ, hay loại bỏ thai nhi là nữ.
Từ kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1 tháng 4 năm 2009, ta có số liệu định lượng rõ ràng chứng tỏ kinh tế khá giả có
tác động vào việc mất CBGTKS. Cuộc điều tra này đã phân loại hộ gia đình theo các nhóm kinh tế xã hội (nghèo nhất, nghèo, trung bình, giàu và giàu nhất). Kết quả cho thấy rằng, những gia đình thuộc nhóm nghèo tuy mức sinh
là cao nhất nhưng TSGTKS lại ở mức bình thường, đối với nhóm kinh tế xã
hội ở mức giàu và giàu nhất có mức sinh thấp hơn nhưng có sự phân biệt đối
với con gái rõ ràng hơn. Phân biệt đối xử với con gái ngay từ lần sinh đầu tiên và ở các thứ tự sinh cao hơn ( TSGTKS tới 130) [5].
Việc thỏa mãn phần nào về kinh tế, cộng với tâm lý mong muốn có con
trai nên những gia đình sinh con một bề đã quyết định sinh thêm để được con trai như mong muốn của mình. Như những ý kiến thu được từ TLN và PVS,
khi điều kiện kinh tế cho phép, những gia đình chưa có con trai sẽ quyết định đẻ thêm và hầu hết những đứa trẻ sinh “thêm” đều là con trai, vì khi biết là
con gái họ sẵn sàng bỏ đi để đợi lần mang thai tiếp theo hoặc sử dụng các
biệp pháp sàng lọc trước sinh, miễn sao họ có được con trai trong gia đình.
4.2.3. Bàn luận về các biện pháp sàng lọc trước sinh
Nguồn gốc của sự gia tăng TSGTKS liên quan đến việc rất nhiều
quốc gia châu Á cho phép nạo phá thai khi biết giới tính thai nhi hoặc bị
vỡ kế hoạch, có nhiều phương pháp khác để thay đổi tỷ số giới tính của các nước công nghiệp cho các cặp vợ chồng lựa chọn (chẳng hạn như kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm), nhưng tình trạng nạo phá thai khi biết
giới tính thai nhi nữ rất phổ biến và là nguyên nhân chính gây ra sự mất
cân bằng giới tính khi sinh.
Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng ta có thể nhận thấy, yếu tố văn
hóa xã hội là yếu tố thúc đẩy các cặp vợ chồng tìm đến các dịch vụ sàng lọc trước sinh hay lựa chọn giới tính, yếu tố kinh tế là điều kiện giúp họ thỏa mãn nhu cầu sử dụng các dịch vụ sàng lọc trước sinh và lựa chọn giới tính. Cả hai
yếu tố này kết hợp với nhau để người tìm kiếm dịch vụ có quyết định sử dụng
dịch vụ lựa chọn giới tính hay không?
Kết hợp giữa nạo phá thai hợp pháp, việc xác định giới tính thai nhi cho
phép các bậc cha mẹ tránh sinh ra những đứa trẻ có giới tính không mong muốn. Các giá trị truyền thống vẫn còn tồn tại sự ưa thích con trai hơn con gái
trong hầu hết các gia đình.
Những người tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi đều cho rằng,
việc tìm kiếm, tiếp cận với các dịch vụ siêu âm, tư vấn sinh con trai hay các dịch vụ nạo phá thai là khá dễ dàng và hầu như tất cả các bà mẹ đều có thể chi trả được cho việc sử dụng dịch vụ này. Khả năng tiếp cận với
công nghệ xác định giới tính trước sinh cho phép nhiều cặp vợ chồng thỏa
Việc lựa chọn sinh con trai hiện nay theo hai nguyên tắc : giảm sinh và sự ưa thích con trai, do vậy họ lựa chọn nạo phá thai theo giới của thai nhi
nhằm thỏa mãn 2 nguyên tắc trên [7].
Thế nhưng, những tài liệu sản khoa và các nhà chuyên môn y tế khi
người nghiên cứu tham khảo, để biết được một cách chính xác giới tính của
thai nhi phải vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Lúc này thai nhi đã phát triển khá to,
việc nạo phá thai sẽ rất nguy hiểm, một chỉ định mà hiện nay ngành y tế cũng
rất hạn chế, trừ những chỉ định cần thiết cho việc điều trị, chăm sóc sức khỏe
bà mẹ. Và kết quả của cuộc nghiên cứu về mất cân bằng giới tính khi sinh của
Tổng cục thống kê tiến hành năm 2005 cũng chưa có kết luận gì về sự lựa
chọn giới tính thai nhi thông qua biện pháp nạo phá thai [10].
Nhưng nghiên cứu này lại chỉ ra rằng, trong một chừng mực nhất định, người dân ít nhiều đã có những tìm hiểu về vấn đề sinh đẻ theo ý muốn. Con
đường chủ yếu vẫn là tìm hiểu theo sách báo, trao đổi kinh nghiệm, vận dụng
các cách thức truyền thống như tính ngày rụng trứng, thực hiện chế độ ăn kiêng. Chưa thấy có sự can thiệp của kỹ thuật, kết hợp giữa siêu âm và nạo
phá thai [10].
Sự tìm hiểu các cách để sinh được con trai cũng được các đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi đề cập đến trong cuộc TLN cán bộ và nhóm phụ nữ.
Những cặp vợ chồng muốn sinh con trai sẽ tìm hiểu các nguồn thông tin từ ti
vi sách báo, các nguồn tư vấn sinh con trai, hay học hỏi kinh nghiệm truyền
miệng từ những người có kinh nghiệm đi trước.
4.3. Bàn luận về các giải pháp giảm tình hình mất CBGTKS
Các giải pháp được những đối tượng tham gia vào cuộc TLN đưa ra
phản ánh phần nào những gì họ mong muốn, từ những ý kiến khách quan suy
giải pháp mà những người nghiên cứu đề ra. Đây sẽ là những ý kiến tham
khảo hữu ích cho nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra các khuyến nghị có tính
khả thi và thực tế hơn.
Việc truyền thông giáo dục đã được thực hiện ở khắp các địa phương,
nhưng theo mong muốn của các đối tượng đại diện cho quần chúng nhân dân
trong xã, việc truyền thông để thay đổi hành vi lựa chọn giới tính cần đi sâu hơn nữa kết hợp với chính sách dân số hợp lý với những gia đình sinh con một bề sẽ dần làm thay đổi hành vi lựa chọn giới tính với những gia đình này.
Thay đổi tư tưởng nho giáo “trọng nam khinh nữ” trong một nền văn
hóa nông nghiệp dường như là rất khó thực hiện, nhưng sẽ là có thể nếu kết
hợp vận động đi sâu trong quần chúng nhân dân, giúp họ hiểu được những
hậu quả của việc lựa chọn giới tính khi sinh, sinh nhiều con trai. Giúp họ hiểu được rằng, những hậu quả không phải trước mắt mà về lâu dài, những đứa
con trai của họ sau này sẽ gặp phải khi đến tuổi trường thành, lập gia đình. Hạn chế sự gia tăng dân số là một biện pháp quan trọng để có được sự
phát triển kinh tế bền vững, đây cũng chính một trong những yếu tố khiến các
cặp vợ chồng mong muốn có con trai quyết định lựa chọn các biện pháp sàng lọc trước sinh để thỏa mãn nhu cầu có con trai trong một gia đình ít con. Vì vậy quản lý các cơ sở cung cấp các dịch vụ sàng lọc trước sinh, siêu âm, các
cơ sở nạo phá thai cần có những quy định rõ ràng, xử phạt nghiêm với những cơ sở thực hiện các biện pháp lựa chọn giới tính và nạo phá thai với mục đích
lựa chọn giới tính. Có những quy chế xử phạt rõ ràng và mạnh tay hơn nữa
4.4. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu
Vì đây là nghiên cứu định tính nên không thể khái quát hóa cho quần thể lớn hơn.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên chỉ tiến hành ở một huyện
(Thiệu Hóa), một xã (Thiệu Đô) và số lượng các cuộc TLN và PVS còn hạn chế.
KẾT LUẬN
Qua kết quả của nghiên cứu “Thực trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh tại huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan”, tôi đi đến một số kết luận sau:
1. TSGTKS của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 là 115,2/100. Tuy vẫn ở mức caohơn so với TSGTKS trung bình của cả nước là (111/100) và trung bình của toàn tình (113,7/100), nhưng đã giảm so với TSGTKS của huyện
Thiệu Hóa những năm trước đó. Từ năm 2005đến năm 2008 luôn có chiều hướng tăng lên và ở mức cao, từ 123,3/100 năm 2005 tăng lên 139,4/100 năm 2008.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới TSGTKS của huyện Thiệu Hóa là yếu tố văn hóa xã hội (thích con trai; sức ép từ gia đình, họ hàng, xã hội; chính sách
dân số); yếu tố kinh tế khá giả; và các biện pháp sàng lọc trước sinh. Trong
đó, các yếu tố văn hóa – xã hội là yếu tố khiến các cặp vợ chồng mong muốn sinh được con trai; yếu tố kinh tế khá giả giúp họ tìm đến các cơ sở cung cấp
dịch vụ sàng lọc trước sinh dễ dàng và có khả năng chi trả cho việc sử dụng
dịch vụ này; và việc sử dụng các biện pháp sàng lọc trước sinh giúp họ sinh được con trai, thỏa mãn nhu cầu có con trai của họ.