Các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thốn gở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu làng nghề truyền thống huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 33)

Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

1. Đào tạo lao động

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đủ điều kiện và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển làng nghề thủ công truyền thống, trong đó coi trọng cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng lao động kỹ thuật.

Đối với việc đào tạo lao động cho các làng nghề cần kết hợp đào tạo tại các trung tâm, tại trường dạy nghề, tại các cơ sở sản xuất và có chính sách khuyến khích nghệ nhân truyền nghề.

Nhà nước có cơ chế chính sách đãi ngộ nghệ nhân, thu hút nhân tài, thợ giỏi phục vụ cho các cơ sở sản xuất làng nghề.

Tổ chức các cuộc thi tay nghề như “Bàn tay vàng”, “Nghệ nhân”, sáng kiến, sáng tạo mẫu mã mới. Nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của làng nghề.

Tổ chức các lớp tham quan học tập các làng nghề khác, địa phương khác từ đó rút kinh nghiệm áp dụng vào làng nghề địa phương để nâng cao tay nghề, phát triển sản xuất.

Về số lượng: Áp dụng đào tạo cho tất cả các thành viên trong từng làng nghề. Tuy nhiên, tuỳ theo độ tuổi, kinh nghiệm sản xuất và quy mô sản xuất của từng làng nghề mà áp dụng cách thức tổ chức cho phù hợp.

2. Giải pháp về công nghệ kĩ thuật

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh xảy ra rất khốc liệt. Do đó, để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề truyền thống thì không chỉ bằng những kinh nghiệm truyền thống mà phải có khoa học, công nghệ hiện đại, phải có những con người có đầu óc năng động, sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt là phải biết tiếp thu kết hợp một cách hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại trong công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đa dạng về chủng loại mẫu mã nhưng vẫn giữ được đường nét cổ truyền của từng làng nghề.

Trong khi đó, các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương phần lớn đều dùng công nghệ thủ công truyền thống, dùng sức lao động là chính, nên sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là sản phẩm của làng nghề đúc đồng Phước Kiều, vì vậy chúng ta cần thiết tiến hành đổi mới một số khâu kỹ thuật để đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà vẫn không làm mất đi yếu tố truyền thống vốn có, cụ thể:

Ở nghề bánh tráng ta cần lưu ý trong việc đầu tư xây dựng lò sấy bánh nhằm giải quyết sản lượng sản phẩm, không phụ thuộc vào yếu tố thời tiết.

Ở nghề dệt thì cần nghiên cứu trong việc nhuộm màu nguyên liệu, nên tìm hiểu học tập quy trình công nghệ pha chế phẩm nhuộm để nguyên liệu có màu sắc đồng bộ tươi, sáng và không loang ố.

Ở nghề đúc thì cần phải thay thế hệ thống nấu khuôn mẫu bằng đất cát, tiếp tục đầu tư các thiết bị máy móc như: máy nén ép lực, máy ép lực làm cốt khuôn, khuôn mẫu bằng kim loại, hệ thống lò nấu, các thiết bị làm nguội và hoàn thành sản phẩm.

Tóm lại, đổi mới công nghệ trước hết là việc làm của các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất. Bởi vì, họ mới là người chịu trách nhiệm về kết quả của sự đổi mới.

3. Giải pháp về vốn

Để đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống cần có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu:

Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất: vay từ vốn ưu đãi, từ quĩ quốc gia giải quyết việc làm, quĩ hỗ trợ đầu tư, quĩ xoá đói giảm nghèo, vốn vay phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn vay của các tổ chức tín dụng ngân hàng và vốn huy động các cơ sở sản xuất.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các làng nghề truyền thống, các trung tâm tiểu thủ công nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề từ nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương. Trong đó có thể huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và cần cải tiến cơ chế vay của ngân hàng.

Các cơ sở sản xuất tại làng nghề tìm cách nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và cố gắng tiêu thụ hết sản phẩm để nâng cao lợi nhuận tăng tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất.

Nhà nước có chính sách ưu đãi để thu hút khách nước ngoài vào khu vực nông thôn như giảm nhẹ giá cho thuê đất, tạo cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt... để các doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư phát triển nhằm làm đòn bẫy phát triển nhanh CN-TTCN trong nông nghiệp nông thôn.

4. Công tác tuyên truyền quảng cáo

Cùng với việc tìm kiếm thị trường, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống của xã cần phải tổ chức tuyên truyền, quảng cáo, trao đổi thông tin, phối hợp với ngành du lịch để quảng bá giới thiệu về lịch sử và tiềm năng phát triển các làng nghề.

Thông qua các lễ hội truyền thống như ở làng nghề đúc đồng có lễ hội giỗ tổ làng nghề vào ngày 12 tháng giêng(âl), đây cũng là cơ hội để triển lãm trưng bày, bán và giới thiệu sản phẩm. Hay thông qua các hội chợ, các khu du lịch, các điểm du lịch lân cận như phố cổ Hội An...qua đó tranh thủ lấy ý kiến khách hàng để tìm hiểu sở

thích, nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, nhằm cải tiến kiểu dáng, chủng loại, chất lượng, mẫu mã, bao bì, đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Các hiệp hội và doanh nghiệp cần tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức, đồng thời phải phát tán thông tin về làng nghề lên mạng Internet để làng nghề được nhiều người biết đến.

5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Phát huy việc tìm kiếm thị trường, có thể bằng nhiều chiến lược khác nhau như: thiết lập kênh phân phối sản phẩm thông qua đại lý và mở rộng mạng lưới bán lẻ. Đối với thị trường nội địa tại khu vực làng nghề thì phải hình thành trung tâm trưng bày sản phẩm, mặc khác liên kết xây dựng các cửa hàng giao dịch tại các tỉnh, thành phố, các khu du lịch...

Đối với hàng thủ công mỹ nghệ như đúc đồng, việc xuất khẩu các mặt hàng tại chỗ dưới hình thức sản phẩm hàng lưu niệm thì cần phải chú ý đến thị hiếu của khách hàng, sản phẩm làm ra vừa gọn, nhỏ đồng thời phải mang những biểu tượng đặc trưng, chứa đựng bản sắc văn hoá truyền thống của làng, xã của đất nước.

Riêng nghề bánh tráng và nghề chiếu: giữ vững và xác định tiềm năng thị trường vốn có, thông qua tổ chức hiệp hội làng nghề liên kết với các trung tâm thương mại, siêu thị, các đầu mối chợ trung tâm thành phố, các đại lí bán buôn lớn để tăng khả năng tiêu thụ, giải quyết được khối lượng sản phẩm lớn. Cần chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm cho sản phẩm bánh tráng vì đây là mặt hàng ăn uống; hay chú ý đến màu sắc nền hoa văn trên sản phẩm chiếu, có như vậy mới tạo được sự tin cậy cho khách hàng gần xa.

6. Thị trường nguyên liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên liệu cho nghề chiếu: Trước hết, UBND xã nên tranh thủ nguồn vốn hổ trợ việc khai hoang từ nguồn ngân sách của sự nghiệp nông lâm, trích một phần ngân sách tại địa phương cùng với hộ nhân dân cải tạo để đưa vào sản xuất. Tiếp theo, các vùng đất mới tân bồi dọc hạ lưu sông Phú Triêm và cồn nổi giữa sông giáp ranh với xã Duy Phước- Duy Xuyên nên quy hoạch bố trí giao cho các hộ hoạt động sản xuất nghề chiếu nhằm tạo điều kiện cho hộ yên tâm và có hướng mở rộng sản xuất, chủ động được nguồn nguyên liệu.

Nguyên liệu cho nghề bánh tráng: UBND xã cần chỉ đạo HTX khoanh vùng sản xuất, trọng tâm là những vùng đất lúa ở hai thôn Triêm Đông và Triêm Trung nơi có làng nghề bánh tráng, đầu tư những loại giống đảm bảo hàm lượng bột cao nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu tại chỗ. Từ đó nâng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích tạo ra sự thúc đẩy lẫn nhau trong thu nhập của làng nghề và nông nghiệp.

Nguyên liệu cho nghề đúc: Trước mắt cần có nguồn vốn để mua nguyên liệu dự trữ.

Đây là một thị trường bất ổn định và khan hiếm, vì vậy UBND xã nên tranh thủ mọi nguồn vốn và các cơ chế, chính sách đầu tư nhằm tạo điều kiện cho cơ sở đủ vốn để mua nguyên liệu đáp ứng cho cả quá trình sản xuất.

Đa dạng hoá hoá sản phẩm, phát huy tiềm năng nguyên liệu nhôm ít khan hiếm để sản xuất các mặt hàng như gạt chân xe, trụ đèn, xông nồi nhôm tạo được thu nhập và tăng giá trị sản xuất của ngành.

7. Giải pháp về môi trường

Trong sản xuất các làng nghề truyền thống vấn đề môi trường ít được quan tâm. Sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng khi sản lượng sản phẩm sản xuất còn nhiều, mật độ dân số cao. Trong khi đó sự ý thức và hiểu biết về tính độc hại trước mắt và lâu dài của người dân còn rất kém. Đây là một vấn đề tất cả các hộ sản xuất nghề truyền thống đều mắc phải, cần phải có những giải pháp, biện pháp cụ thể:

Phát triển làng nghề phải chú ý đến bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm, sử dụng các thiết bị để xử lý khí độc hại, chú trọng đến việc dụng cụ bảo hộ lao động nhất là đối với nghề đúc.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm áp dụng cho làng nghề bánh tráng.

Qui hoạch các cụm CN-TTCN tập trung ở khu vực nông thôn dựa vào tổng thể quy hoạch KT-XH gắn với quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả và hợp lý.

Tăng cường công tác quản lí đối với môi trường sinh thái trong làng nghề, gắn kết du lịch làng nghề với môi trường sinh thái.

Do luật bảo vệ môi trường chưa thực sự đi vào đời sống thường ngày của người dân, nên ở nông thôn ý thức bảo vệ môi trường rất hạn chế, do đó nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng. Vì vậy, cần phải tuyên truyền, phổ biến học tập nâng cao hơn nữa về ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư cũng như trong từng làng nghề.

8. Giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch

a. Phát triển làng nghề với các tuyến du lịch

Do vị trí địa lý nằm ở trung tâm các điểm du lịch như Hội An, Mỹ Sơn, Đà Nẵng nên đã hình thành những tuyến du lịch tạo thành một vành đai mà Điện Phương là nơi trung tâm kết nối. Tuyến du lịch Đà Nẵng- Mỹ Sơn, Hội AN- Mỹ Sơn, tuyến du lịch sông nước trên sông Thu Bồn..., đó là điều kiện thuận lợi đặc biệt để phất triển du lịch.

Hơn nữa, lợi thế để Điện Phương phát triển du lịch vì đây là một xã có nhiều làng nghề truyền thống. Để đạt được kết quả như mong muốn cần có sự đầu tư cho phù hợp với từng làng nghề. Tạo cho các làng nghề có một thế mạnh riêng, một sự phát triển ổn định và bền vững, sản phẩm của làng nghề phải đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã tạo sự hấp dẫn cho du khách đồng thời mở thêm các dịch vụ

tiện ích. Tạo ra ấn tượng đặc biệt cho du khách và thu hút những tour du lịch khi đi qua địa bàn của xã.

Quy hoạch không gian, kiến trúc du lịch tổng thể của địa phương gắn với việc sản xuất của từng làng nghề. Tạo ra một không gian xanh- sạch - đẹp theo tuyến du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cho nội bộ làng nghề và tuyến du lịch.

Tạo ra sự liên kết mật thiết với các công ty, doanh nghiệp tổ chức các tuyến du lịch trong vùng.

b. Phát triển làng nghề gắn với điểm du lịch

Xem mỗi làng nghề là một điểm du lịch, để những điểm du lịch phát triển cần có sự đầu tư thích đáng, về: cơ sở hạ tầng( các mục đường giao thông nông thôn làng nghề, nâng cấp lưới điện, đầu tư thiết bị công nghệ, kĩ thuật phục vụ sản xuất làng nghề hay tôn tạo cảnh quan làng nghề); nguồn nhân lực( nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao trình độ văn hoá du lịch...)

Xây dựng các loại hình dịch vụ như các gian hàng quà lưu niệm, dịch vụ ăn uống, giải trí, tạo nên sự phong phú các loại hình không làm đơn điệu sản phẩm du lịch chỉ đơn thuần là làng nghề. Tạo ra một không gian sản xuất mà du khách có thể tham gia sản xuất.

Để phát triển theo định hướng trên huyện cũng đã chủ trương xin ý kiến tỉnh cho phép xây dựng cụm làng nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng thành điểm tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch. Cần có sự đầu tư thoả đáng để phát triển điểm du lịch làng nghề trên.

Tóm lại, các giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương trên đây là hệ thống các giải pháp đồng bộ. Nhưng tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, từng đặc điểm sản xuất của từng nghề mà chọn lựa giải pháp cho phù hợp. Đồng thời ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cần giải pháp khác nhau cũng như tuỳ thuộc vào xu hướng chuyển dịch và vận động của nền kinh tế thị trường mà điều chỉnh giải pháp cho phù hợp.

Một phần của tài liệu làng nghề truyền thống huyện điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 33)