Tìm hiểu về nhà Gươi của đồng bào dân tộc Cơtu
Trang 1A.PHẦN MỞ ĐẦU I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Gươl thật sự là niềm tự hào của cả cộng đồng người Cơ Tu, là một biểu hiện đậm nét đặc trưng đậm nét đặc trưng nhất để phân biệt người Cơ Tu với các dân tộc khác, nhất là kiểu dáng họa tiết, hoa văn trang trí, không gian sử dụng Những điều đó đã phản ánh không gian truyền thống của một tộc người vùng cao, là một bảo tàng sống với đầy đủ các tác phẩm điêu khắc, hội họa và phong tục tập quán của người Cơ Tu Các mô típ hoa văn đều có tên gọi riêng đã tôn tạo nên cái hình, cái chất nổi bật rõ tính nghệ thuật nguyên sơ của con người miền núi trong tư duy hình tượng nghệ thuật
Hiện nay, trong chiến lược quảng bá du lịch về Quảng Nam, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có Gươl là một sản phẩm du lịch Nhưng thực tế có nhiều Gươl đã được phục dựng mà lại đánh mất đi các yếu tố bản địa Vấn đề đặt ra là cần phải tạo dựng, khôi phục Gươl đúng như vốn có là một công việc mang tính cấp bách Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài” Gươl của dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam- Hiện trạng và giải pháp bảo tồn” với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy loại hình kiến trúc độc đáo này
II.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Giới thiệu tổng quát về Gươl để qua đó phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Cơ Tu nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, thực hiện tốt việc bảo tồn các di sản- di tích theo sự chỉ đạo của Cục Bảo tồn- Bảo tàng và của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam
Giới thiệu những hình ảnh sống động về dân tộc Cơ Tu và các tư liệu khác gắn liền với đời sống tinh thần cũng như vật chất của dân tộc Cơ Tu
Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp bảo tồn Gươl của dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tổng quan về gươl của dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam như chức năng, kiến trúc, trang trí cũng như những nét văn hóa Và từ hiện trạng của gươl để đề ra những giải pháp bảo tồn
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Phương pháp liên ngành và xuyên ngành
-Phương pháp điền dã dân tộc học
-Phương pháp điều tra xã hội học
-Phương pháp khảo sát thực tế
-Thao tác nghiên cứu: phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu thu thập được
V.KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trang 2So với các nguồn tài liệu hiện có thì cái mới của đề tài là tổng hợp được các tư liệu có liên quan thành một hệ thống Ngoài ra, nó có đề xuất một vài giải pháp trong việc bảo tồn gươl
Trang 3B.PHẦN NỘI DUNG I.ĐÔI ĐIỀU VỀ DÂN TỘC CƠ TU
Quảng Nam là một trong những tỉnh duyên hải miền Trung, nằm ở vị trí trung tâm của cả nước Tổng diện tích tự nhiên khoảng 10 406,83 kilômét vuông Quảng Nam có bốn nhóm dân tộc thiếu số là Cơ Tu, Xơ Đăng, Gié Triêng và Co sinh sống trên địa bàn 8 huyện miền núi
Cơ Tu là một tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơme, cư trú ở Việt Nam và Lào Tại Việt Nam, dân tộc Cơ Tu khoảng 50 ngàn người Họ sinh sống tập trung ở khu vực tây nam tỉnh Thừa thiên Huế ( ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới) và tây bắc tỉnh Quảng Nam ( chủ yếu ở Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang)
Cơtu là tên tự gọi, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như: Ca Tu, Ka Tu, Kan Tu, Tou, Phương, Apang Tên gọi Cơ Tu đã biết đến từ rất lâu trong lịch sử và chính người Cơ Tu cũng thừa nhận đó là tên gọi chung của dân tộc mình Bởi
vì Tu có nghĩa là ngọn, là trên cao; Cơ Tu là người sống ở đầu nguồn nước, ở rẻo cao Các tên gọi khác như Ka Tu, Kha Tu, Tou chỉ là sự phiên âm và cách viết lệch đi của tộc danh Cơ Tu Còn tùy theo vùng sinh sống khác nhau mà có thể có tên Cơ Tu Cao hay Cơ tu Driu ( sống ở vùng núi cao), Cơ Tu Cha Lây hay Cơ
Tu Phương ( sống ở vùng lưng chừng núi) và Cơ Tu Hạ hay Cơ Tu Nul ( sồng ở vùng thấp)
Ở người Cơ Tu, đến thế kỉ XX nếp sống truyền thống vẫn con hầu như nguyên vẹn Đó là xã hội của cư dân nông nghiệp vùng rừng nhiệt đới của những người khai thác nguồn sống từ rừng, lấy canh tác rẫy làm nguồn sống chính Người Cơ Tu cư trú thành những điểm dân cư từ đời này qua đời khác Mỗi điểm dân cư ấy là một làng mà thành viên là những người thuộc các gia đình nằm trong những mối quan hệ họ hàng khác nhau
Khu cư trú của từng làng Cơ Tu là một nhóm chừng một vài chục ngôi nhà sàn mái kiểu mai rùa, đứng kề bên nhau thành đường vòng tròn hay hình e líp, tất cả vây quanh khoảng đất bằng phẳng tương đối rộng được như sân chung Ngôi nhà công cộng( gươl) cao lớn và đẹp hơn cả thường nổi bật tại vị trí trung độ của dãy nhà kia hay giữa khoảng sân khu cư trú được vây bọc bằng những lớp rào chắc chắn Cánh bố trí này là một đặc điểm cổ truyền của làng Cơ Tu nhằm mục đích phòng thủ, chống lại mọi đe dọa vũ lực từ bên ngoài
Mỗi làng Cơ Tu mang một tên riêng để khu biệt với các làng khác Trong quan hệ giao tiếp bên ngoài, tên làng là tín hiệu hàng đầu để phân biệt người của cộng đồng cư trú khác Còn trong quan hệ nội bộ thì tên làng có tác dụng góp phần cố kết giữa các thành viên cùng cộng đồng, dù họ không phải thân thích mà chỉ là hàng xóm láng giềng Làng vốn không những là đơn vị xã hội cơ sở mà là đợn vị xã hội duy nhất của người Cơ Tu
Trang 4Nếu có dịp đến với Quảng Nam- nơi có 2 di sản văn hóa thế giới cùng với nhiều danh tích, di thắng khác, các bạn đừng quên tìm hiểu về gươl cùng với những sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam
II.GƯƠL CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CƠ TU
Nếu như người Xơ Đăng, Gié Triêng tự hào với những ngôi nhà rông có mái nhọn vút cao ở hai đầu hồi, dáng mạnh mẽ như một lưỡi rìu khổng lồ dựng giữa trời thì gươl chính là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Cơ Tu
Gươl là nhà truyền thống cộng đồng của người Cơ Tu Nó có ý nghĩa là ngôi nhà chung của cả làng, thể hiện sức mạnh, tình đoàn kết
Thứ nhất, gươl là nhà khách chung của làng Tuy nhiên chỉ khách nam giới mới được ăn ngủ trong gươl Đặc biệt phong tục không chấp nhận phụ nữ mang thai vào gươl
Thứ hai, gươl là nơi đàn ông thường tới nghỉ ngơi uống rươu, đan vót lúc nhàn rỗi, chỗ ngủ của những người góa vợ, lớp thanh thiếu niên chưa lấy vợ Có thể nói đây là câu lạc bộ, là trường học của nam giới
Thứ ba, gươl là trụ sở của hoạt động tự quản, các già làng bàn bạc, quyết định mọi công việc chung ở đây: việc nội bộ, việc đối ngoại, hội họp Đáng chú
ý chỉ những người đàn ông trên 30 tuổi trở lên mới được tham gia hội họp
Thứ tư, gươl là trung tâm sinh hoạt tôn giáo Gươl cất giữ vật thiêng của làng, đó là một dạng tín ngưỡng thần hộ mệnh của cộng đồng, hiện thân là vật thể nào đó như hòn đá kì dị
Thứ năm, gươl là địa điểm của những cuộc liên hoan và ăn uống tập thể nhân các dịp làng tổ chức đâm trâu tế thần, ngày tết, dám cưới, săn bắt được thú lớn
Thứ sáu, gươl như bộ mặt của làng Tài nghệ kiến trúc và trang trí của làng thể hiện tập trung nơi đây Khả năng về nhân lực, vật lực cũng như sự giàu nghèo, mạnh yếu của làng bộc lộ qua gươl
Gươl được đặt tại trung tâm của làng, ngày xưa gươl được quay về phía đất dốc Trước khi muốn làm gươl, dân làng phải chuẩn bị từ nửa năm đến một năm hoặc lâu hơn nữa về mọi mặt cả cơ sở vật chất lẫn tinh thần Gươl có cấu trúc và quy mô khá phức tạp Bời vì thế cần phải đủ vật liệu và những người thợ giỏi,hiểu biết cách làm và ý nghĩa của nó
Diện tích của gươl phụ thuộc vào dân số của làng, lớn nhất là có thể chứa được trăm người nhưng thường mặt sàn từ 30 đến 40 mét vuông
Gươl được dựng trên những cột gỗ tròn Cột đều dùng lõi các loại gỗ tốt như kiến kiền, lim trai và được đẽo bằng rìu.Một trong những yếu tố khác biệt của gươl là kết cấu có cột cái to nhất, cao nhất dựng ở vị trí chính giữa sàn Nếu như cho rằng” Gươl là trái tim của làng” thì có thể cho rằng” Cột chính là trái tim của gươl” Điều này có ý nghĩa thể hiện tính bền vững, thẩm mĩ, tính cộng đồng, sức mạnh của cả làng và trình độ kiến trúc của làng
Trang 5Bên cạnh đó, gươl có cột bên và cột đầu hồi Cột bên dựng thành 2 hàng thẳng dọc thêm mép sàn, nếu nhà lớn thì 4 cột, nhỏ thì 3 cột và nhỏ hơn cột giữa( thường bằng 1/2 hay 1/3 cột giữa) Mỗi đầu hồi có 3 cột dựng tạo thành một đường cánh cung ôm vào nhà, cao bằng cột bên Điều này thể hiện tính ý nghĩa của suy luận về mặt cộng đồng của con người
Các cây kèo thường là loại cây gỗ nhẹ và bền, phủ lên lớp mè là mái lợp Người Cơ Tu thường lợp gươl bằng lá mây hay cỏ tranh già được đan cài một cách chắn chắn và rất đẹp
Sàn nhà được giới hạn bởi hai dãy cột bên và từ mép sàn ra đến cây cột giữa Sàn của gươl cao phổ biến trên dưới 1,5 m
Vách gươl dựng thẳng đứng, không cao Vách phên nan là loại đơn giản Vách gỗ ván mới được coi là đẹp và sang Loại ván làm vách rất kén gỗ và đẽo rất công phu Hơn nữa yêu cầu công phu càng lớn hơn vì đồng thời còn kết hợp với tạo hình, trang trí trên đó
Gươl có hai bếp bố trí đối nhau qua cột cái Bếp là một ô vuông được ngăn cách với mặt sàn xung quanh bởi bốn thanh gỗ, mỗi cạnh 1m Trong phạm
vi đó không làm sàn để chứa tro than và đốt lửa được
Có thể lên xuống gươl qua ba ngả: mặt trước và hai đầu hồi Gươl không mở cửa như rông, muốn vào hay ra đều phải bước qua vách dựng thấp và thẳng đứng
Cùng với khía cạnh tạo hình và kiến trúc, gươl còn đặc sắc ở những trang trí gắn liền với nó Trang trí tập trung ở ba mảng: nóc nhà, mặt ngoài nhà và bên trong nhà Trên đỉnh mặt ngoài của mái nhà ở hai bên thường có con gà trống, tượng trưng cho báo thức, con người được nhanh nhẹn và thông minh như gà và gà còn là vật tế lễ
Đặc biệt hai dạng chim được người Cơ Tu khắc kĩ và đẹp nhất là chim grooc và chim tring (bồ cành và phượng hoàng đất) Đây là hai loại chim lớn nhất và đẹp nhất đối với họ Trên nóc nhà làng người Cơ Tu thường khắc hai dạng chim này thành một đôi, con đực trên, con cái dưới, nhưng có đuôi chung dài vút lên ở giữa Cho đến nay có nhiều cách lí giải khác nhau Người ta coi đó là một loài chim thiêng, loài chim mang hồn lúa, một biểu tượng âm dương phồn thực, thể hiện ước mơ một cuộc sống hạnh phúc với tình vợ chồng thủy chung
Khu vực trang trí thứ hai là xung quanh nhà sàn Mặt ngoài vách gỗ ở phía trước và hai đầu hồi có thể tạc nổi hình những cặp sừng trâu để làm bật trèo Đoạn đầu mút các tấm gỗ lớn làm vách cũng thường được tạo hình ở phần ngoài bốn góc sàn
Trang trí bên trong nhà cũng rất phong phú và dặc sắc Ở đây người Cơ
Tu tập trung thể hiện những hình điêu khắc kết hợp với tô vẽ trên các thân cột, trên mặt trong của xà và mặt dưới kèo Việc trang trí cụ thể giữa các làng không giống nhau, thường gặp nhất là hình loài bò sát như trăn, rắn, kì đà, rồng Hình tượng điêu khắc khá đẹp
Trang 6Cùng với điêu khắc, việc trang trí trong gươl có thể gồm cả hình vẽ con trâu, lợn, gà, vịt, bướm, thỏ, mèo vẽ trên mặt các đoạn xà dọc theo dãy cột Hình người cũng xuất hiện trong trang trí bên trong gươl Những tác phẩm trang trí ấy được tạc bằng rìu thông dụng, kết hợp với sử dụng đục sắt tự tạo các cỡ khác nhau Việc sử dụng màu sắc làm cho các hình khắc trên gỗ rõ nét hơn, nổi bật lên, sinh động thêm Ba màu truyền thống của người Cơ Tu là đen, đỏ, trắng
Tính đăng đối và kết cấu cặp đôi là một điểm đáng chú ý trong trang trí gươl
Khi lập làng, sau khi các gia đình đã làm nhà ở yên ổn Người ta mới tính chuyện dựng gươl Làm gươl là việc của làng Người Cơ Tu thường dựng gươl theo một trình tự chung như sau: dựng hai cột hàng bên-dựng cột cái-bắc hệ thống dầm sàn và làm sàn-dựng cột gỗ ở hai đấu sàn-lắp hệ thống xà đầu cột-lắp đặt kèo, đòn tay-lợp mái-làm bếp, vách
Khi hoàn thành, dân làng tổ chức lễ khánh thành rất lớn, dân làng tổ chức đâm trâu tế thần Lễ thức này nhằm tạ ơn các lực lượng siêu linh đã giúp làm được gươl mới, đồng thời là dịp cầu an, cầu sự no đủ, may mắn, tố lành cho toàn thể dân làng
III.HIỆN TRẠNG CỦA GƯƠL
Những năm đấu thập niên của thế kỉ XX trở về trước, mỗi làng Cơ Tu đếu có một gươl Đến nay gươl ở một số làng đã bị hư hỏng nặng và có nơi không còn nữa.Gần đây có nhiều gươl được phục dựng nhưng đã đánh mất đi bản sắc của gươl Chẳng hạn như hình thức điêu khắc kết hợp với tô vẽ của người Cơ Tu còn khá thô phác, nghệ thuật chưa phải là tinh xảo nhưng lại toát ra vẻ sát thật và có phần hợp lí về đối tượng được khắc họa, thể hiện sự quan sát tinh tế và hiểu biết sâu sắc của những nghệ sĩ dân gian trong các làng Cơ Tu về thế giới xung quanh họ.Trước đây đồng bào chỉ dùng những công cụ thô sơ như rìu, rựa, dao thì nay họ lại sử dụng những công cụ khá hiện đại Hay trước kia màu sắc đều tự tạo từ những chất liệu tìm kiếm tại chỗ: màu đỏ lấy từ nhựa một loại cây rừng có tên là đờ vơn, màu đen lấy từ nhọ nồi hay than củi giã nhỏ trộn với nhựa hoa chuối, màu trắng lấy tro vỏ ốc hòa vào nước lã Ngày nay sơn công nghiệp đã trở nên phổ biến và được ưa thích và họ còn dùng theo nhiều màu sắc khác.Chưa kể có nhiều gươl được những người ở vùng xuôi dựng để tham gia các dịch vụ như mở các quán cà phê, quán ăn Họ dựng mô hình của gươl nhưng thực chất không hiẻu gì về ý nghĩa gươl, đánh mất đi “cái hồn” của gươl
Bên cạnh đó, những giá trị văn hóa phi vật thể gắn liền với gươl dần dần
bị mất đi Một sinh hoạt độc đáo của dân tộc Cơ Tu tại gươl là nói lý, hát lý, thật
ra không phải là kiểu nói lý lẽ biện luận dài dòng, nói lý chỉ nêu lên một hình ảnh, sự vật để thể hiện ý kiến của mình, không kèm theo lý lẽ, không có phân tích nhưng lại làm cho người nghe cảm thấy ý kiến đó là đúng Được truyền khẩu qua nhiều đời, nói lý, hát lý đã trở thành một loại hình nghệ thuật dân gian không thể thiếu được trong xã hội, có thể là việc thương lượng để thỏa thuận
Trang 7đám cưới giữa nhà trai và nhà gái, để dàn xếp một mối bất hòa, trong một vụ mua bán, đổi chác hàng hóa Thông thường sau một cuộc trao dổi bằng nói lý, hát lý, công việc được giải quyết ổn thỏa Đó là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Cơ Tu nhưng nay đã không còn phổ biến
Giao lưu văn hóa-kinh tế đã góp phần nâng cao đới sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, thay đổi được một số tư tưởng lạc hậu, hầu hết đồng bào đã có thói quen ăn chín uống sôi, biết giữ vệ sinh bản làng, đẩy lùi dân bệnh tật, học làm ruộng nước, hạn chế phá rừng làm rẫy, dần dần xóa nạn mù chữ Việc định canh định cư đã mang lại một số lợi ích thiết thực cho các dân tộc thiếu số Tuy nhiên nhiều nơi đã bỏ nhà sàn để làm nhà trệt kiểu người Kinh, những ngôi nhà sàn truyền thống dần dần bị mất Ngày nay đồng bào thiếu số thích mặt áo quần kiểu người Kinh vì không phải mất công trồng bông, kéo sợi, dệt vải, áo quần may sẵn lại rẻ hơn, những đồ dùng hằng ngày làm bằng đất nung, tre nứa, mây song đã từ từ nhường chỗ cho soong nồi nhôm, ca nhựa, chai lọ thủy tinh và một số hiện trạng xấu trong xã hội hiện đại đã bắt đầu xâm nhập lên miền núi, làm ảnh hưởng đến đạo đức và lối sống một bộ phận thanh thiếu niên dân tộc thiểu số Họü đã không còn “ mặn mà” với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc mình
Năm 2006 đã có một gươl của dân tộc Cơ Tu đã được phục dựng nằm trong khuôn viên của Trung tâm Bảo tồn Di sản-Di tích tỉnh Quảng Nam( Thành phố Tam Kỳ) Dự án này được Vùng Nord-Pas de Calais( Pháp) đầu tư xây dựng 70% kinh phí và 30% là nguồn vốn từ ngân sách tỉnh Quảng Nam Công trình này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan học tập, nghiên cứu khi không có điều kiện đến các buôn làng xa Bên cạnh đó,một số làng Cơ Tu ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế cũng được dựng lại gươl Tại làng Về Nguồn ở ven đô thành Huế cũng được Quỹ Ford tài trợ phục dựng lại gươl với mục đích bảo tồn, giới thiệu những giá trị văn hóa nghệ thuật của người Cơ Tu góp phần mở rộng, giới thiệu cho du khách tham quan, tìm hiểu các công trình kiến trúc độc đáo của miền núi ngoài kiến trúc cung đình của Cố Đô Huế
Tuy nhiên đánh giá chung trong 197 làng người Cơ Tu của hai huyện Nam Giang và Đông Giang chỉ có 40 làng có gươl, một số gươl phục dựng sau này các yếu tố truyền thống như : kỹ thuật dựng, nghệ thuật điêu khắc, tô vẽ đã
bị mất dần Những ngôi nhà mang nhiều yếu tố truyền thống mà các nhà nghiên cứu đo vẽ, chụp ảnh từ năm 1985 đến nay đã bị sụp đổ, hư hỏng như nhà ở thôn Taul ( xã Chaval, huyện Nam Giang), gươl thôn Cônoonh ( xã Axan, huyện Đông Giang)
Nhiều nhà nghiên cứu, nhà dân tộc học đã cảnh báo với chúng ta rằng : mặc dù có nhiều gươl đã được phục dựng nhưng nguy cơ đánh mất đi các yếu tố bản địa,trong đó bao gồm văn hóa truyền thống ( các giá trị phi vật thể), kỹ thuật dựng nhà,vật liệu đến nghệ thuật chạm khắc, tô vẽ cùng lực lượng thi công là những nghệ nhân mà xưa kia làng nào cũng có Nguyên nhân chủ yếu là các vùng núi đang dần dần bị ảnh hưởng của văn minh vùng xuôi Người dân tự phát
Trang 8xây dựng không có chọn lọc, bắt chước sử dụng mọi vật liệu hiện đại trong kiến trúc như bê tông, màu sắc công nghiệp, hình tượng nghệ thuật xa rời cuộc sống các tác phẩm tạo hình pha trộn tính hiện đại và ngoại lai Do vậy, việc phục dựng gươl theo đúng truyền thống là bước đi cần thiết để giới thiệu cho mọi người ( trong và ngoài nước) những yếu tố truyền thống trong kiến trúc của dân tộc Cơ Tu và cả yếu tố phi vật thể Qua đó bbảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc cộng đồng này
IV.GIẢI PHÁP BẢO TỒN GƯƠL
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về gươl Thật vậy, muốn bảo tồn bất cứ một loại hình di sản văn hóa nào, dù dưới dạng vật thể hay phi vật thể thì trước hết phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng về nó và mối quan hệ biện chứng giữa nó với một thời gian, không gian nhất định để đánh giá mức độ giá trị của nó và đề ra giải pháp phù hợp Hơn nữa, gươl là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của dân tộc học, folkore học, kiến trúc tôn giáo Về mặt khoa học gươl còn ẩn chứa những bí ẩn hấp dẫn Chẳng hạn như kết cấu cặp đôi trong trang trí gươl như mô típ đôi chim tờ ring, đôi trăn, đôi rồng, đôi kỳ đà, đôi rùa, đôi chó Có phải ở đó là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng? Hay còn là sự phản ánh về tư duy, về tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy, về quan niệm lưỡng hợp, lưỡng phân chẳng hạn ? Như vậy các cơ quan quản lí văn hóa các cấp cần có chiến lược nghiên cứu đầy đủ về văn hóa Cơ Tu trong đó có gươl
Trong những năm qua, nhiều làng vùng trung và vùng cao ở huyện Nam Giang, Đông Giang người dân đã tự ý thức góp công, góp sức để dựng lại gươl Ngoài ra để gìn giữ và phát huy các giá trị quý báu của dân tộc Cơ Tu, Tỉnh ủy Quảng Nam và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã và đang chủ đạo sở Văn hóa-Thông tin phối hợp với Ban dân tộc và miền núi, Ủy Ban Nhân Dân các huyện có đồng bào dân tộc thiếu số lập đề án khôi phục, bảo tồn giá trị văn hóa làng trong đó có gươl với một chính sách hỗ trợ kinh phí và giúp đồng bào định hướng, nhận thức rõ hơn về những giá trị văn hóa ấy Chúng ta cần phải khuyến khích và phát huy hơn nữa tinh thần ấy
Tỉnh cần đặc biệt coi trọng việc nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào miền núi Có nghĩa là cần thực hiện tốt công tác bảo tồn, giữ gìn bản sắc, tinh hoa văn hóa của từng dân tộc với tinh thần” gạn đục khơi trong”, xóa bỏ những phong tục tập quán, những luật tục có hại, đồng thời phát huy xây dựng đời sống văn hóa mới để hình thành những “ làng văn hóa” Qua đây tuyên truyền cho đồng bào Cơ Tu nhất là thế hệ trẻ hiểu được những nét đẹp văn hóa của dân ttộc mình nói chung và của gươl nói riêng để họ có ý thức tôn tạo, bảo vệ nó
Hiện nay, đội nhũ cán bộ ở miền núi Quảng Nam nói chung và cán bộ ngành văn hóa nói riêng còn thiếu và yếu về nhiều mặt Do đó cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa vừa có trình độ chuyên môn vững vàng, vừa tâm huyết với vấn đề bảo tồn văn hóa miền núi Đội ngũ cán bộ này nên biết tiếng dân tộc và hiểu biết chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Như vậy cán bộ và đồng bào dễ thông cảm, gần gũi, thương mến nhau hơn Bên
Trang 9cạnh đó nên có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương
Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của gươl trên các phương tiện thông tin đại chúng Ngoài ra việc khuyến khích phục hồi những lễ hội truyền thống, những làng nghề truyền thống cũng như nhiều sinh hoạt văn hóa khác của làng là công việc rất có ý nghĩa, một mặt để gìn giữ vốn quý của văn hóa dân tộc, mặt khác qua đó kết hợp với các địa điểm khác để tạo thành các tour du lịch sinh thái, du lịch văn hóa thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng
Đấu tư xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cần thiết Chẳng hạn giao thông vận tải là một nội dung quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển miền núi với tiêu chí “ con đường và dòng điện là tiền đề cho việc đưa văn minh vào một vùng dân cư” Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực cũng có những tác đông không nhỏ đến việc bảo tồn những giá trị văn hóa Vâng, xã hội càng phát triển thì văn hóa càng phong phú, đa dạng Khi các tuyến giao thông được mở mang, phương tiện cơ giới giúp việc đi lại giữa các vùng dễ dàng hơn, tạo điều kiện mở rông giao lưu văn hóa từ đồng bằng lên các vùng rừng núi Nhưng một số hiện tượng xấu trong xã hội hiện đại đã bắt đầu xâm nhập lên miền núi Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì để dung hòa những mặt tích cực và tiêu cực trong việc phát triển giao thông và các cơ sở hạ tầng khác Thiết nghĩ, nhà nước cần có những qui hoạch cụ thể và chiến lược để các công trình đó không làm mất đi cảnh quan vốn có của làng Chú ý khi qui hoạch những khu tái định cư cần tìm hiểu kĩ tâm lý của dân làng ở đây Bời vì luật tục ở đây rất quan trọng Có điều kiện thì khuyến khích người dân vẫn làm nhà sàn để ở
Về gươl đã được phục dựng tại thành phố Tam Kỳ, ở đây có vị trí thuận lợi về giao thông có thể trở thành một nơi lí tưởng để tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu của những người quan tâm đến kiến trúc cũng như văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu mà không có điều kiện lên các huyện miền núi Nhưng dự án này vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh
Như vậy, để thu hút các đối tượng khác nhau đến tham quan, thưởng thức văn nghệ, xem tranh, giải trí đến nhiều lần, trung tâm cân tổ chức các hoạt động khác nhau để tránh sự lặp lại làm cho khách chán, đồng thời có nguồn kinh phí tái bảo dưỡng nâng cấp các công trình khác Chẳng hạn như :
Triển lãm tranh ảnh, tư liệu về các hoạt động trong đới sống hằng ngày của người Cơ Tu, nội dung được thay đổi theo tuần hoặc quí
Xây dựng thư viện góc nhìn, chiếu phim tư liệu về quá trình phục dựng gươl do chính những người Cơ Tu phục dựng tại Tam Kỳ cũng như các buổi sinh hoạt văn hóa mà không thể tổ chức ở đồng bằng như lễ hội đâm trâu, tục bắt dâu, những hình ảnh sống động về phương pháp xây dựng gươl, cách bố trí trưng bày trong và ngoài nhà tại những vùng Cơ Tu sinh sống
Trưng bày và bán hàng thủ công mỹ nghệ do chính các nghệ nhân người
Cơ Tu làm ( có thể tổ chức tại chỗ vào các dịp lễ hội, giao lưu văn hóa )
Tổ chức sinh hoạt truyền thống của người Cơ Tu trong ngôi nhà chung như uống rượu cần, ca hát, kể chuyện, đốt lửa trại, biểu diễn văn nghệ và các cuộc giao lưu văn hóa giữa dân tộc Cơ Tu và các dân tộc khác
Trang 10Trong và ngoài của gươl mở các quán cà phê, giải khát trong tổng thể khuôn viên của nhà dân tộc và nhà truyền thống để phục vụ khách tham quan chiêm ngưỡng gươl Các vật dụng sử dụng ngoài trời như bàn ghế được làm bằng tre, nứa, mây hoặc gỗ, không gian phục vụ trong nhà trên những tấm thảm được dùng bàn ghế và được dùng làm bàn ghế và được dệt bởi các nghệ nhân người
Cơ Tu
Mời các nghệ sĩ, nghệ nhân người Cơ Tu và các dân tộc khác đến biểu diễn thông qua các buổi giao lưu, những đêm lửa trại truyền thống
Luôn thay đổi chương trình các hoạt động tại gươl như hai tuần thay đổi một hoạt động và liên hệ với các tour du lịch, các đoàn khách đến làm việc tại Quảng Nam nếu có nhu cầu tham quan, tìm hiểu kiến trúc gươl
C.PHẦN KẾT LUẬN Có thể nói, gươl là một di sản văn hóa đặc biệt của dân tộc Cơ Tu, là một yếu tố liên quan tổng thể đến cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần Đồng thời , gươl còn là một thiêtú chế nổi bật trong đời sống cổ truyền của từng cộng đồng làng Do đó gươl rất đáng được trân trọng và gìn giữ
Thế nhưng hiện nay gươl đang dần đánh mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp và có nguy cơ không còn nữa Đó sẽ là một mất mát vô cùng đáng tiếc Việc khôi phục gươl một cách rỗng rãi là một việc mang tính cấp bách và cần có những giải pháp kịp thời để gươl luôn giữ được “ phần hồn” của mình và gắn bó mãi cùng làng người Cơ Tu Trước hết chúng ta cần tuyên truyền cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người Cơ Tu có ý thức sâu sắc về ý nghĩa của gươl và có tinh thần bảo tồn
Nhìn chung để gìn giữ và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung và gươl nói riêng, chúng ta cần đặt nó trong bối cảnh chung của văn hóa Việt Nam hiện nay Chúng ta cần có ý thức tự hào về nền văn hóa của dân tộc mình, biết giữ gìn thuần phong mĩ tục, xóa bỏ những hủ tục, thói quen lạc hậu, biết tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác
Những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho các thế hệ sẽ làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam là nền tảng và là động lực để chúng ta xây dựng và bảo vệ đất nước