Bài 4: KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÁ RÔPH

Một phần của tài liệu Bài giảng dạy ngề cho dân: Nuôi trồng thủy sản I (Trang 37 - 43)

III – ƯƠNG CÁC BỘT LÊN CÁ HƯƠNG

Bài 4: KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÁ RÔPH

- Biết được kĩ thuật nuôi vỗ cá mẹ

- Biết được kĩ thuật chăm sóc cá bố mẹ sinh sản. - Biết được lĩ thuật thu cá bột và cá hương.

Cá Rô phi là một trong những loài cá nuôi đã và đang phát triển mạnh ở nước ta. Cá có thể đẻ tự nhiên trong ao, bể xi măng, trong giai sau khi đẻ. Cá cái ấp trứng trong miệng khi nở ra cá mẹ tiếp tục chăm sóc con một thời gian, do đó có nhiều cách sản xuất cá rô phi con tuỳ theo yêu cầu điều kiện vật chất kĩ thuật của cơ sở sản xuất.

Dưới đây giới thiệu phương pháp sản xuất cá rô phi con quy mô hộ gia đình.

1. Chuẩn bị ao.

Ao để cho cá rô phi đẻ có các điều kiện như ao nuôi cá bố mẹ ( phần ương cá con ), Ngoài ra cần có các điều kiện khác như : Diện tích ao từ 100m2 đến 1000m2. Độ sâu (0.5 – 1.0)m, không cần sâu vì ao nông, cá đẻ tốt hơn vì nhiệt độ cao hơn. Đáy ao dang vòng chảo, xung quang nông .5m, giữa sâu 1m. Nền đáy ao là đất thịt, hoặc đất thịt pha cát, bùn dày từ 5 đến 10cm.

2. Thả cá bố mẹ.

Chọn cá bố mẹ có hình thái cân đối, khoe mạnh. Chọn cá đực,cái dựa vào hình thái phần phụ sinh dục. Phần thụ sinh duhc của cá cái có hình dạng hình chóp tù với 3 lỗ ( lỗ hậu môn, sinh dục và lỗ niệu ). Phần phụ sinh dục của cá đực có dạng chóp nhọn với 2 lỗ ( lỗ hậu môn và lỗ niệu sinh dục).

Khi cá trên 3 tuổi, hoặc cá cái trên 300g/con và cá đực trên 500g/con, nên thay cá bố mẹ mới.

Mật độ thả cá bố mẹ : 40 con đến 50 con/100m2. Tỉ lệ cá đực /cái từ ½ đến 1/3.

3. Chăm sóc và quản lý .

a. Thức ăn và phân bón khi trong ao chưa có cá bột.

Vì là loài cá đẻ nhiều lần trong năm nên lượng thức ăn cung cấp phải đầy đủ.

Thức ăn tinh : Cám gạo, bột ngô (1-2)% khối lượng cá/ngày (100g-240g/100m2/ngày).

Bón phân :

+ Phân chuồng đã đựơc ủ hoai (6-7)kg/100m2/tuần/lần. + Phân vô cơ : đạm Urê : 0.6kg/100m2/tuần/lần.

+ Lân super : 0.3kg/100m2/tuần/lần. + Vôi bột : (1-2)kg/100m2/tuần/lần.

b. Thức ăn và phân bón khi trong ao có cá con.

Thức ăn tinh : Cám gạo, bột ngô từ (300-700)g/100m2/ngày. Phân bón : Giữ mức bón như khi trong ao chưa có cá bột. c. Quản lý ao

Giống như ao ương các loài khác. 4. Cách thu cá con.

Ở nhiệt độ thích hợp 24 đến 300C, sau khi thả cá bố mẹ (1-2) tuần, cá bắt đầu đẻ. Có thể thu cá con bằng 1 trong 2 cách sau :

a. Thu cá hương

- Sau khi thả cá bố mẹ 45 ngày, tiến hành thuc á hương lần thứ nhất. Các lần tiếp theo, có hương được thu theo chu kì (20-25) ngày thu 1 lần.

- Sử dụng lưới cá bố mẹ có cỡ mắt lưới 10 x 10mm hoặc 15 x 15mm thu gom cá bố mẹ lại. Sau đó sử dụng lưới cá hương với cỡ mắt lưới 4 x 4mm hoặc 5 x 5mm, thu gom cá hương. Khi đã gom được cá hương, vớt nhẹ nhàng xúc cá đổ vào xô, chậu

hoặc túi nilông đã có sẵn nước để chuyển vào giai. Giữ cá trong giai tối thiểu (3-4)giờ trước khi dùng rổ lọc phân cá thành các cỡ khác nhau để ương tiếp, nuôi cá thịt hoặc vận chuyển đi nơi

khác.

b. Thu cá bột

- Nếu có nhiều ao nhỏ ( 100 – 500 )m2 để ương từ cá bột lên cá hương, có thể thu cá bột. Khi phát hiện trong ao cá có cá bột ta sẽ thu cá bột bằng cách : Hàng ngày vào lúc sáng sớm (4-6)giờ sáng dùng vợt cá bột vớt cá con nổi đầu quanh ao đưa sang ương. Muốn vớt được nhiều cá bột, ao cần bón nhiều

phân hữu cơ hơn để cho cá nổi đầu vào buổi sáng. Cá bột đưa vào ao ương không chênh lệch quá 1 tuần.

- Ương cá bột cá rô phi lên cá hương cũng tương tự như ương nuôi cá bột đến cá hương của các loài khác.

Việc thu cá hết toàn bộ cá bột trong ao rất khó khăn. Bởi vậy sau 20-30 ngày ra đợi cá bột thành cá hương (2-3)cm mới không lọt lưới và sẽ thu dần đến hết nếu chưa cần ao ương ngay.

Một phần của tài liệu Bài giảng dạy ngề cho dân: Nuôi trồng thủy sản I (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(88 trang)