III – ƯƠNG CÁC BỘT LÊN CÁ HƯƠNG
Bài 9: Thực hành: Thực hành quản lý ao ương (19 tiết)
- Làm được những công việc quản lý ao ương nuôi cá con. - Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. a. Chuẩn bị nội dung.
Xem lại phần quản lý ao ương của các bài trước. b. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
Giáo viên phân công và cùng học sinh chuẩn bị:
Cuốc, xẻng, vợt vớt trứng ếch, nhái, bắt cá con để kiểm tra. 2. Quy trình thực hành
2.1. Bước 1: Quan sát hoạt động của cá trong ao.
Lên lịch theo dõi ao cho các nhóm, các nhóm bàn giao sổ theo dõi ao cho nhau, mọi hiện tượng xảy ra đối với ao đều phải ghi vào sổ theo dõi.
2.2. Bước 2.Xác định cá no hay đói.
Dùng vợt bắt cá quan sát xem cá no hay đói. ( khi dùng vợt bắt cá ương trong ao, người bắt lội xuống ao làm cho nước đục, sau đo quay lại xúc cá ở phía sau - Chỗ nước đục vừa lội qua mới bắt được cá).
2.3. Bước 3 :Quan sát hiện tượng cá nổi vào đầu buổi sáng.
Nổi đầu nặng : Khi có tiếng động mạnh, khi mặt trời đã lên cao cá vẫn không lặn
Nổi đầu nhẹ : Khi động mạnh hoặc khi mặt trời lên cao cá không nổi đầu nữa.
2.4. Bước 4. Quan sát màu nước ao.
Màu nước có đảm bảo theo yêu cầu kĩ thuật không ? 2.5. Bước 5 : Biện pháp xử lí cụ thể.
- Bón thêm phân hay dừng bón phân, thêm nước hay thay nước, độ sau nước ao có đảm bảo không.
- Kiểm tra địch hại ( phát hiên trứng ếch, nhái thì dùng vợt vớt bỏ, nếu ao có nhiều bọ gạo thì dùng dầu hoả để triệt đối với ao thả cá bột.
- Kiểm tra, tu bổ. sửa chữa bờ ao, cống, đăng chắn. Tổng kết bài thực hành
Học sinh ( hoặc nhóm học sinh ) đánh giá kết quả thực hành theo mẫu bảng
Giáo viên nhận xét đánh giá chung kết quả thực hành của lớp Tiêu chí đánh giá
Tự đánh giá
Kết quả đánh giá chéo của học sinh
(hoặc nhóm học sinh) Tốt Khá Đạt Chuẩn bị thực hành Thực hiện quy trình thực hành Kết quả thực hành :
- Số lượng các hiện tượng ảnh hưởng đến cá.
Bài 10 : Thực hành : Thực hành thu hoạch cá con (19 tiết)