1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOÀI NIỆM tại QUẢNG NAM

38 791 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 504 KB

Nội dung

Đề án nghiên cứu những tiềm năng hiện có của tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở đó giúp tìm hiểu thêm về du lịch tại tỉnh. Du lịch hoài niệm sẽ giúp mọi người tìm hiểu rõ hơn về quá khứ kháng chiến oai hùng của nhân dân miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng. Phát triển loại hình du lịch hoài niệm cũng chính là khơi dậy tinh thần yêu nước của mỗi người.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề án “ Phát triển loại hình du lịch hoài niệm thăm chiến trường xưa tại tỉnh Quảng Nam”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Sĩ Qúy đã tận tình hướng dẫn em cách chọn đề tài và cách để hoàn thành đề tài đề án Qua báo cáo đề án này, em đã biết và có kinh nghiệm thêm trong việc một bài báo cáo nghiên cứu, em sẽ lấy nó làm hành trang cho mình để tiếp tục hoàn thành những báo cáo khác trong thời gian tới.

Em cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Du lịch, trường Đại học Kinh Tế

Đà Nẵng đẫ cung cấp cho em những kiến thức, phương pháp tiếp cận toàn diện

để có có thể hoàn thiện đề án này

Trong giới hạn khuôn khổ của một đề tài, chắc chắn sẽ không thể bao quát trọn vẹn được hết các vấn đề xoay quanh nội dung của đề tài nghiên cứu Vì vậy, em mong nhận được nhiều ý kiến từ các thầy , cô giáo góp ý bổ sung cho

đề tài nghiên cứu này Qua các ý kiến đóng góp, giúp em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình trong quá trình vận dụng vào thực tế cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOÀI NIỆM

THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA TẠI TỈNH QUẢNG NAM

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 6

Theo từ điển Việt- Việt, hoài niệm là nhớ về, nghĩ về những gì đã qua 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOÀI NIỆM TẠI TỈNH QUẢNG NAM 13

CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOÀI NIỆM THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA TẠI TỈNH QUẢNG NAM 24

XÂY DỰNG TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOÀI NIỆM: SỰ RA ĐỜI CỦA TRUNG TÂM NÀY KHÔNG CHỈ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NAM; MÀ CÒN TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM CHO CÁC CỰU CHIẾN BINH, HỖ TRỢ VẬT CHẤT CHO CÁC GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN; TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC CỰU CHIẾN BINH ĐÃ TỪNG CHIẾN ĐẤU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG NAM ĐƯỢC GẶP LẠI ĐỒNG ĐỘI NĂM XƯA… 34

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 4

Thăm chiến trường xưa phù hợp với truyền thống nhân văn cao đẹp, đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân Việt Nam Đối tượng khách du lịch chiến trường xưa là các cựu chiến binh, thân nhân, bạn bè của những người đang sống và đã hy sinh; lớp trẻ muốn tri ân công lao của cha anh; những người yêu hòa bình, nhà nghiên cứu lịch sử muốn đến Việt Nam để thăm, trải nghiệm và suy ngẫm về một thời chiến tranh Du lịch không chỉ đơn thuần là tham quan, nghỉ dưỡng mà còn có ý nghĩa và vai trò nhiều mặt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đa số những địa danh lịch sử gắn với chiến tranh tại Việt Nam còn nghèo, phát triển du lịch thăm chiến trường xưa

sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giao lưu văn hóa, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa Đồng thời, du lịch thăm chiến trường xưa còn là hoạt động ngoại giao nhân dân tích cực và hiệu quả, hướng tới hòa bình, hợp tác, hữu nghị

Đi theo tour du lịch "hoài niệm", những lớp người sinh ra trong thời bình chỉ biết tới cuộc kháng chiến chống Mỹ qua trang sách, sẽ được tận mắt chứng kiến những

di tích và vật chứng còn lại của chiến tranh, nghe những câu chuyện xúc động đến rơi nước mắt về tình đồng chí, tình cảm giữa hậu phương và tiền tuyến

Mở ra một loại hình như du lịch hoài niệm là một đột phá mới của ngành du lịch trong việc tôn vinh thêm lịch sử chiến tranh, tôn vinh thêm những con người đã có công và đóng góp lớn cho mảnh đất Việt Nam Đây là một loại hình đầy tiềm năng cần được tạo điều kiện phát triển

Tính cấp thiết của đề tài

Tỉnh Quảng Nam là một trong những tỉnh nằm trong vùng ven biển duyên hải miền Trung, là vùng đất trải qua những đau thương của chiến tranh, oằn mình trong bom đạn, cũng là vùng đất của những con người dẫu nắng dầm mưa, vượt khó vươn lên, một vùng đất của những con người có ý chí, quyết tâm đáng có

Trang 5

Nhằm bảo tồn, phát huy và khai thác tiềm năng du lịch lịch sử của tỉnh Quảng Nam, việc đẩy mạnh phát triển du lịch hoài niệm thăm chiến trường xưa có ý nghĩa vô cùng quan trọng Tuy nhiên, ở giác độ nghiên cứu tình hình phát triển du lịch hoài niệm ở các nơi khác, thì hầu như các tỉnh đều chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn Vì vậy, khi muốn phát triển loại hình du lịch này ở tỉnh Quảng Nam, bài toán đó vẫn được đặt ra cho những cán bộ làm công tác du lịch tại tỉnh, dẫn đến một vấn đề cấp thiết là cần có một phương hướng rõ ràng cho kế hoạch phát triển du lịch hoài niệm tỉnh Quảng Nam Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp lữ hành, du lịch hoài niệm giúp cho mọi người sống tốt hơn, thân thiện hơn trong một thế giới hòa bình, hữu nghị và phát triển Do đó, việc đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch này là vô cùng cần thiết Thế nhưng, có bài toán đặt ra là: "Phải làm thế nào để khi du khách đến là muốn ở, mà đã ở là phải ở lâu hơn và đã đi là phải hẹn ngày trở lại?".

Đồng thời, xuất phát từ ý tưởng muốn mang tới cho du khách những hoài niệm

về một thời chiến tranh khốc liệt ở vùng đất "túi bom" này, cộng với việc nhận thấy nguồn tài nguyên phục vụ du lịch hoài niệm khá dồi dào của tỉnh Quảng Nam, tôi xin mạnh dạn đề xuất một ý tưởng với tên “Phát triển du lịch hoài niệm thăm chiến trường xưa tại tỉnh Quảng Nam” nhằm mong muốn giúp các nhà làm công tác du lịch nắm rõ hơn tình hình du lịch hoài niệm tại Quảng Nam và góp vài ý kiến nhỏ nhoi của mình vào ý tưởng phát triển loại hình du lịch này

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG1.1 Một số vấn đề lý luận về du lịch

đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác”

Khái niệm này chỉ mới giải thích hiện tượng “ Đi du lịch”

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi dòng khách du lịch ngày càng đông, việc giải quyêt nhu cầu ăn ở, giải trí đã trở thành một cơ hội kinh doanh, với góc độ

đó du lịch không chỉ là một hiện tượng nhân văn mà còn là một hoạt động kinh tế: “

Du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và nững công việc phối hợp nhau nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch”

- Du lịch ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng gắn

bó và phối hợp nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ Với giác độ này, du lịch được coi là “một ngành công nghiệp”, là toàn bộ các hoạt động mà có mục tiêu là chuyển các nguồn nhân lực, vốn và nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”

- Các khái niệm trên mới chỉ mô tả du lịch theo hiện tượng bên ngoài của nó Với giác độ kinh tế du lịch, khái niệm du lịch phải phản ánh các mối quan hệ bản chát bên trong :” Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền

sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành vào 20/02/1999: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”

Trang 7

Như vậy, cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, khái niệm du lịch cũng có

sự phát triển, đi từ hiện tượng đến bản chất Tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu mà người ta sử dụng khái niệm du lịch với các nội dung khác nhau

1.1.1.2 Khách du lịch

Theo cuốn “Giải thích thuật ngữ du lịch và khách sạn”: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi nào đó với nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến và có thời gian lưu trú ở nơi đến từ 24 h trở lên hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm mà không quá một thời gian quy định theo từng quốc gia

Theo điểm 2, Điều 10, Chương I Pháp lệnh Du lịch Việt Nam:

“ Khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp

đi học, đi làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”

1.1.1.3 Loại hình du lịch

Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách là hết sức đa dạng, phong phú, chính

vì vậy cần phải tiến hành phân loại các loại hình du lịch, chuyên môn hóa các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của du khách

Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình

du lịch khác nhau và cơ bản có một số tiêu thức như sau:

•Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch: theo tiêu thức này du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa:

Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nắm ở lãnh thổ của quốc gia khác, khách du lịch phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch

Bản thân du lịch quốc tế được phân thành:

- Du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của những người ở nước ngoài

đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó

- Du lịch quốc tế thụ động: là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào

đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch và trong chuyến đi đó họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước đang cư trú

Trang 8

Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch điểm xuất phát và điểm đến của du khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.

•Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch: theo tiêu thức này, du lịch được phân thành các loại như sau:

Căn cứ vào thời gian đi du lịch

- Du lịch dài ngày từ 2 tuần đến 5 tuần

Trang 9

- Mua từng phần dịch vụ của tour du lịch

1.2 Một số vấn đề lý luận về du lịch hoài niệm

1.2.1 Khái quát về du lịch hoài niệm

Theo từ điển Việt- Việt, hoài niệm là nhớ về, nghĩ về những gì đã qua

Du lịch hoài niệm là loại hình du lịch dựa vào các chiến tích và văn hóa gắn với thời chiến tranh, giúp khơi gợi lại những kỉ niệm và những điều đã xảy ra trong trận chiến, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững các chiến tích với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Các chiến tích và văn hóa gắn với thời chiến tranh là những bia mộ, nhà tưởng niệm, đền, đài, khu di tích thời chiến tranh để lại, có ý nghĩa lịch sử

1.2.2 Nhiệm vụ của loại hình du lịch hoài niệm

- Khai thác tốt hơn hệ thống di tích lịch sử nằm ở khắp dọc dài đất nước qua

hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, bảo tồn các di tích

- Khơi gợi lại những kỉ niệm, những điều đã xảy ra trong các cuộc chiến nhằm

giúp du khách được sống lại quá khứ sống còn khi xưa

- Làm phong phú thêm hệ thống du lịch, góp phần phát triển du lịch.

- Cải thiện, nâng cao cuộc sống của người dân địa phương

- Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm các di tích mà họ đang chiêm

ngưỡng

- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địa

trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong các di tích chọn làm điểm khai thác du lịch

 Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du lịch hoài niệm cần vừa đảm bảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với

họ, đồng thời giúp du khách thỏa mãn nhu cầu hoài niệm về chiến tích xưa của mình

Trang 10

Từ đó ngành du lịch có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch

và cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người dân thông qua hoạt động du lịch, cũng tức

là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch

1.2.3 Những đặc điểm chủ yếu của du lịch hoài niệm

- Du lịch hoài niệm đang dấy lên trong giới lữ hành và bảo tồn di tích ngày một

tăng, nguồn gốc của nó giống như một sự tiến hoá hơn là một cuộc cách mạng Du lịch hoài niệm bắt nguồn từ mong muốn thăm lại chiến trường xưa của du khách có nhu cầu

- Đối tượng khai thác cũng như thị trường mục tiêu của loại hình du lịch hoài

niệm hạn hẹp, không thu hút bằng các loại hình du lịch khác

- Địa điểm khai thác khó khai thác một cách hiệu quả và tạo ra sự đa dạng vì phải

dựa vào di tích có sẵn và thông thường phải theo nguyện vọng của du khách, nhiều điểm đến mà du khách muốn đền để thăm lại thì không đáp ứng được

- Du lịch hoài niệm là loại hình du lịch mới nhưng lại phục vụ vì những kí ức cũ,

do đó có sự kết hợp lớn giữa yếu tố hiện đại và truyền thống

- Phát triển du lịch hoài niệm yêu cầu tính lịch sử trong các chương trình du lịch

rất cao

1.3 Phát triển du lịch hoài niệm

1.3.1 Vai trò của việc phát triển loại hình du lịch hoài niệm

- Việc phát triển loại hình du lịch này đã mang lại hiệu quả xã hội tích

cực: Ngoài giá trị giáo dục truyền thống lịch sử, còn góp phần thay đổi diện mạo của những vùng đất là chiến trường xưa Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, việc phát triển du lịch hoài niệm đã góp phần đầu tư tôn tạo, nâng cấp hệ thống di tích, cơ sở hạ tầng được cải thiện, các dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, lượng khách nội địa tăng mạnh, bước đầu thu hút được khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương những nơi có di tích

- Du lịch đã giúp cải thiện, nâng cao cuộc sống của người dân địa phương Rất

nhiều cá nhân, tập thể, Bộ, Ngành khi trở lại chiến trường xưa đã có những đóng góp tích cực về vật chất và tinh thần, nhiều hoạt động như xây dựng trở lại bia mộ, nhà tưởng niệm, đền, đài…nhiều quyết định đầu tư, tham gia xóa đói giảm nghèo thực hiện tốt ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tuyên Quang, Thái Nguyên

- Việc triển khai chương trình du lịch hoài niệm đã tạo dựng môi trường tốt để

giáo dục truyền thống cách mạng cho người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ

Trang 11

- Loại hình du lịch này còn được xem như "trường học" thực tiễn về truyền thống cách mạng, lịch sử hào hùng của dân tộc cho thế hệ trẻ, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.

- Đa số những địa danh lịch sử gắn với chiến tranh còn nghèo, phát triển loại

hình du lịch này sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giao lưu văn hóa, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa Đồng thời, đây còn là hoạt động ngoại giao nhân dân tích cực và hiệu quả, hướng tới hòa bình, hợp tác, hữu nghị

- Du lịch trở lại chiến trường xưa, thăm những địa danh lịch sử gắn với cách

mạng Việt Nam không chỉ là một loại hình du lịch đơn thuần mà còn là hình thức tôn vinh những người con anh hùng, những địa danh lừng lẫy, giáo dục tinh thần yêu nước, giá trị của hòa bình, của độc lập, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào địa phương

1.3.2 Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch hoài niệm

1.3.2.1 Yêu cầu để phát triển du lịch hoài niệm

- Phải có hệ thống di tích, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

- Phải có sự đầu tư vững mạnh để đảm bảo loại hình này có điều kiện phát triển

bền vững

- Phải có được sự ủng hộ của cư dân địa phương và chính quyền sở tại.

1.3.2.2 Nguyên tắc để phát triển du lịch hoài niệm

- Phát triển du lịch hoài niệm trên cơ sở phát triển bền vững, định hướng phát

triển lâu dài

- Hệ thống di tích sử dụng phục vụ du lịch được tôn tạo và giữ gìn cẩn thận, tránh

- Phát triển du lịch hoài niệm vì lợi ích cộng đồng, , gắn kết cộng đồng, gắn kết

những hoài ức quá khứ của du khách về một thời chiến trường

- Phát triển du lịch hoài niệm gắn với việc ghi dấu lại lịch sử, tôn vinh thêm trang

sử nước nhà

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU

LỊCH HOÀI NIỆM TẠI TỈNH QUẢNG NAM2.1 Khái quát về Quảng Nam

2.1.1 Vị trí địa lí

Quảng Nam nằm ở miền Trung của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng ; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía tây giáp các tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào); phía Đông giáp biển Đông Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố và 16 huyện, với 244 xã/phường/thị trấn (năm 2010, huyện Tây Giang đã thành lập thêm 03 xã mới) Nhìn chung, vị trí địa lý của tỉnh khá thuận lợi không những cho phát triển kinh

tế, xã hội mà còn cho việc giao lưu văn hóa, nghệ thuật với các địa phương trong nước

và quốc tế

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.043.836,96 ha, trong đó đất chưa qua sử dụng là 2.932,98 ha Địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi - trung du, vùng đồng bằng và ven biển Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình đạt 25,40C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm, tập trung vào các tháng 9-10-11 Hệ thống sông ngòi tự nhiên dài khoảng 900 km, phân bố khá đều trong toàn tỉnh với 2 hệ thống sông chính

là sông Thu Bồn và sông Tam Kỳ Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều hồ lớn, như:Phú Ninh, Khe Tân, Việt An, Thạch Bàn, Phú Lộc, Vĩnh Trinh, Phước Hà, Cao Ngạn, Đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, như: Hà

My (Điện Bàn), Cửa Đại(Hội An), Bình Minh (Thăng Hoa), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành) Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài nguyên nước, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa đa dạng, độc đáo (phát triển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái)

Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung tạo cho Quảng Nam có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Trang 14

Chính điều kiện tự nhiên và tài nguyên đa dạng thuận lợi cho khai thác ngay trong thời kỳ quy hoạch và là điều kiện để Quảng Nam hình thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ đa dạng.

2.1.2 Tiềm năng du lịch

Các di sản văn hoá gắn kết với tài nguyên du lịch biển trong tổng thể Trung tâm

du lịch miền Trung: Huế - Đà Nẵng – Hội An đã tạo cho Quảng Nam khả năng phát triển mạnh du lịch và dịch vụ Hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá (theo thống kê Quảng Nam có khoảng

61 điểm du lịch) cùng với nhiều loại hình văn hoá (như hát tuồng, hát đối) cùng với các quần thể kiến trúc khác như chứng tích Núi Thành,…tạo nên những điểm du lịch thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu Những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo (làng đúc Phước Kiều, làng ươm tơ dệt lụa Mã Châu, làng mộc Kim Bồng.) và những vùng ruộng, đồn, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, tạo thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch

2.1.3 Bề dày lịch sử

Quảng Nam là tỉnh có bề dày về truyền thống lịch sử Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa

và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) Danh xưng Quảng Namxuất hiện từ đây

Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, QuảngNam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570)

Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng - xứ Quảng Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp Thuyền buôn các nước đến nhiều Trấn trở nên một đô hội lớn”

Trang 15

Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước Người Việt (Kinh) có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người Chăm pa, người Hoa Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt (Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương).

Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng… Quan lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ Mùa thu năm 1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam

Trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Quảng Nam đã đi đầu, lập công ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng Đáng chú ý khi phong trào Cần Vương được phát động, Quảng Nam là địa phương hưởng ứng mạnh mẽ và có tổ chức, đó là Nghĩa hội Quảng Nam được thành lập vào tháng 9 năm 1885 Dưới sự lãnh đạo của các chí sỹ yêu nước Trần Văn

Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến… quân và dân Quảng Nam đã lập nên những chiến công hiển hách, gây tổn thất cho quân Pháp và triều đình Huế, mở rộng liên kết với phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi và Bình Định Quảng Nam tự hào là nơi phát tích phong trào và là quê hương của những nhà lãnh đạo tâm huyết trước vận mệnh của dân tộc như: Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Thái Phiên…, Quảng Nam còn là địa phương sớm có tổ chức Đảng cộng sản hoạt động Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp nhân dân đã anh dũng chiến đấu, góp sức người, sức của chi viện cho chiến trường Tây Nguyên, Hạ Lào và tiến hành cuộc kháng chiến tại quê hương đất Quảng đến khi thắng lợi

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Nam “trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”, đã lập được nhiều chiến công và đóng góp những bài học kinh nghiệm đánh Mỹ Đó là một quyết tâm cao: “Chưa giải phóng miền Nam thì còn phải đánh,

Trang 16

chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ trước bằng hai chân ba mũi, để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền và góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ” Đó là niềm lạc quan cách mạng: “Nhà tan cửa nát cũng ừ, quyết tâm đánh Mỹ cực chừ sướng sau” Những chiến thắng của quân

và dân Quảng Nam-Đà Nẵng trong chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng tháng 3 năm

1975 đã góp phần quan trọng vào sự sụp đổ của Ngụy quyền, đưa đến đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Sau ngày giải phóng, bước sang thời kỳ xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam đã sát cánh hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh

tế - xã hội

Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, an ninh, quốc phòng… trong thời kỳ đổi mới càng thể hiện quyết tâm và ý chí vươn lên của các tầng lớp nhân dân trên mảnh đất Quảng Nam kiên cường Để hướng tới một tỉnh công nghiệp vào năm 2015-2020, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để cùng với cả nước vững bước tiến lên, đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, xây dựng quê hương Quảng Nam ngày càng giàu mạnh

2.1.4 Di tích cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, Quảng Nam là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng và là vùng chiến trường vô cùng ác liệt Những địa danh: Bồ Bồ, Cấm Dơi, Vĩnh Trinh, Chợ Được, Chu Lai, Hòn Tàu, địa đạo Kỳ Anh, đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử dân tộc, ngày nay trở thành điểm dừng chân của bao du khách

Di tích lịch sử cách mạng

1 Tượng đài chiến thắng Núi Thành

5 Cứ điểm Ngok - ta - Vak

6 Khu di tích Nước Oa

Trang 17

7 Khu di tích Phước Trà

8 Rừng dừa 7 mẫu

9 Giếng Nhà Nhì (còn gọi là ao 7 dũng sĩ Điện Ngọc)

10 Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi

sơ xài và chưa có sự đột phá cần có đối với một tỉnh giàu tiềm năng du lịch hoài niệm như thế này

Đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận 28 tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh Quảng Nam Tổng chiều dài tuyến đường Hồ Chí Minh là 3.183 km, trong đó tuyến chính dài khoảng 2.499 km, tuyến phía Tây dài khoảng 684 km

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường mòn Hồ Chí Minh (còn gọi là đường Trường Sơn) là tuyến vận chuyển vũ khí, hàng hoá, lương thực, quân nhu quan trọng nhất của hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam Trong đó, đoạn đường Trường Sơn đi qua địa phận Quảng Nam với chiều dài gần 200

km là một trong những đoạn hiểm trở nhất, cam go nhất với nhiều trận đánh vô cùng

ác liệt Những địa danh: Prao, Bến Giằng, Làng Rô, Khâm Đức, Ngok - Ta - Vak, Đồi

Trang 18

E nằm trên lành lang tuyến đường này đã đi vào lịch sử và ký ức của mỗi người dân đất Quảng.

Tính đến ngày Việt Nam thống nhất, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc với 5

hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km "đường kín" cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm

Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay, đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn ba vạn người bị thương, khoảng 14.500

xe - máy các loại, hơn 700 khẩu súng pháo bị hư hỏng; hơn 90.000 tấn hàng hóa bị đánh cháy

Trong 16 năm, hệ thống hậu cần đường Trường Sơn đã chuyển được hơn một triệu tấn hàng, vũ khí vào cho các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận chuyển cơ động

10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào chiến trường

UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất chủ trương cho phép Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan lập quy hoạch phát triển du lịch tại một số khu vực, phù hợp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh

Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cũng lập dự án khôi phục 1,3 km đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Nam Giang, Đông Giang Việc làm này nhằm tạo sản phẩm, các loại hình du lịch mới hấp dẫn thu hút du khách, làm cơ sở để xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển du lịch miền núi phía Tây tỉnh Quảng

Cùng với sự chuyển mình đi lên của đất nước, này nay tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đã được đầu tư xây dựng trở thành tuyến giao thông huyết mạch phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và du lịch Tham gia tour du lịch

“khám phá con đường huyền thoại Trường Sơn” tại Quảng Nam, du khách đến với các địa danh lịch sử quen thuộc, các bản làng đồng bào dân tộc ít ngưòi còn lưu giữ những nét văn hoá độc đáo, các khu rừng nguyên sinh, các danh thắng hữu tình như thác Tơ Mai, thác Grăng, cầu Thác Nước, hang động Đồng Răm, khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh

2.2 Tình hình phát triển du lịch hoài niệm ở tỉnh Quảng Nam:

Hiện nay du lịch hoài niệm chiến trường xưa phát triển mạnh tại Tuyên Quang (Tân Trào), Thái Nguyên (ATK), Quảng Bình (hang Tám Cô, đường 20), Quảng Trị (địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương, nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị,

Trang 19

Khe Sanh, đảo Cồn Cỏ), Hà Tĩnh (ngã ba Đồng Lộc) chủ yếu thu hút khách trong nước

và Điện Biên Phủ, TP.HCM (Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh), Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhà tù Côn Đảo), Kiên Giang (Nhà tù Phú Quốc) phần lớn là khách nước ngoài

Tuy nhiên, về vấn đề này, theo Sở du lịch Quảng Nam, số lượng khách tham gia

du lịch hoài niệm tại tỉnh rất ít, chiếm thị phần rất nhỏ , năm 2012 chỉ khoảng 3 % trong tổng cơ cấu khách du lịch tham gia các loại hình du lịch tại tỉnh

Nguyên nhân :

- Du lịch hoài niệm chưa phát triển thật sự tại Quảng Nam.

- Điểm đến di tích được khai thác chưa thật sự thu hút du khách.

- Đối tượng mong muốn tham gia loại hình du lịch này ít hơn nhiều so với các

loại hình khác như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.( do tính chất của du lịch hoài niệm là quay về lịch sử chiến trường xưa)

- Kết quả mà loại hình du lịch này mang lại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng,

chất lượng dịch vụ chưa cao, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, nhân lực chưa chuyên nghiệp, hướng dẫn viên cũng chưa có những hiểu biết sâu sắc về điểm đến Bên cạnh

đó, việc phân loại thị trường du lịch, liên kết, xây dựng chương trình tour còn chưa có, thậm chí là trùng lặp Nhưng so với những loại hình du lịch khác, các doanh nghiệp

du lịch, lữ hành không mặn mà "đào sâu" khai thác dòng sản phẩm du lịch này Họ chỉ

tổ chức tour khi được đặt hàng, chứ chưa xây dựng thành dòng sản phẩm chính Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở vật chất của các địa phương còn kém, chất lượng dịch

vụ chưa cao, sản phẩm du lịch nghèo nàn, nhân lực chưa chuyên nghiệp, thuyết minh viên chưa hiểu biết sâu sắc về giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm… Bên cạnh đó, việc phân loại thị trường du lịch, liên kết, xây dựng chương trình tour của các doanh nghiệp, địa phương để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, không trùng lắp cũng chưa tốt

Thời gian đi du lịch để tham gia du lịch hoài niệm tại tỉnh Quảng Nam còn khá khiêm tốn, thông thường du khách chỉ đi trong ngày hoặc kéo dài từ 2 đến 3 ngày Vấn đề làm sao để giữ chân du khách là một vấn đề đặt ra cấp bách cho du lịch Quảng Nam

2.3 Đặc điểm của đối tượng du khách tham gia du lịch hoài niệm tại tỉnh Quảng Nam

2.3.1 Đặc điểm của khách tham gia du lịch hoài niệm

Ngày đăng: 24/07/2015, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w