Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính (giá thành sản phẩm) giá thành gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Thanh Trì
Trang 1Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN MAY THANH TRÌ 3
1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty 3
1.1.1 Danh mục sản phẩm 3
1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng 5
1.1.3 Tính chất của sản phẩm 5
1.1.4 Loại hình sản xuất 6
1.1.5 Thời gian sản xuất 6
1.1.6 Đặc điểm sản phẩm dở dang 6
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần may Thanh Trì 7
1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 7
1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh 9
1.3 Quản lý chi phí sản xuất 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ 12
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần may Thanh Trì 12
2.1.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp 12
2.1.1.1 Nội dung 12
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng 13
2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết 14
2.1.1.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp 21
2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 23
2.1.2.1 Nội dung 23
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng 24
Trang 2Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết 24
2.1.2.4.Quy trình ghi sổ tổng hợp 27
2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 29
2.1.3.1 Nội dung 29
2.1.3.2 Tài khoản sử dụng 30
2.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết 30
2.1.3.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp 41
2.1.4 Kế toán chi phí thuê ngoài gia công 44
2.1.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang .48
2.1.5.1 Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang 48
2.1.5.2 Tổng hợp chi phí sản xuất 49
2.2 Tính giá thành sản xuất của sản phẩm 53
2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty 53
2.2.2 Quy trình tính giá thành 53
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ 57
3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại công ty và phương hướng hoàn thiện 57
3.2 Phương hướng hoàn thiện 63
3.3 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 64
3.4 Điều kiện thực hiện kiến nghị hoàn thiện 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 3Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1-1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 9
Bảng 1-1 Danh mục sản phẩm 4
Bảng 2-1 Bảng định mức vải tổ tắt 14
Bảng 2-2 Bảng định mức vật liệu phụ tổ may và hoàn thiện 15
Bảng 2-3 Bảng tổng hợp xuất vật tư 17
Bảng 2-4 Bảng tổng hợp chi phí vận chuyển 18
Bảng 2-5 Bảng tổng hợp chi phí NVL cần phân bổ cho các mã hàng 19
Bảng 2-6 Bảng phân bổ chi phí vận chuyển và chi phí vật liệu phụ 19
Bảng 2-7 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 20
Bảng 2-8 Sổ Nhật ký chung 21
Bảng 2-9 Sổ Cái TK 621 22
Bảng 2-10 Bảng kê chi tiết lương sản phẩm 25
Bảng 2-11 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 26
Bảng 2-12 Sổ Nhật ký chung 27
Bảng 2-13 Sổ Cái TK 622 28
Bảng 2-14 Bảng tổng hợp lương khối công nhân viên phân xưởng 31
Bảng 2-15 Bảng tổng hợp xuất vật tư, công cụ dụng cụ dùng chung tại các phân xưởng 33
Bảng 2-16 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 34
Bảng 2-17 Bảng tập hợp trực tiếp CPSXC 37
Bảng 2-18 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 38
Bảng 2-19 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung 39
Bảng 2-20 Sổ chi tiết chi phí sản xuât kinh doanh TK 627 40
Bảng 2-21 Sổ Nhật ký chung 42
Bảng 2-22 Sổ Cái TK 627 43
Trang 4Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2-23 Bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công 45
Bảng 2-24 Sổ Nhật ký chung 46
Bảng 2-25 Sổ Cái TK 154 47
Bảng 2-26 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 47
Bảng 2-27 Sổ Nhật ký chung 51
Bảng 2-28 Sổ Cái TK 154 52
Bảng 2-29 Thẻ tính giá thành sản phẩm 56
Trang 5
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
OTK, KCS : Kiểm soát chất lượng
CP NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC : Chi phí sản xuất chung
Trang 6và giá thành không những có mối quan hệ hữu cơ đến lợi nhuận mà còn liênquan đến nhu cầu vốn kinh doanh Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thànhsản phẩm là một nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thểgiảm được lượng vốn lưu động sử dụng vào sản xuất, từ đó có thể mở rộngsản xuất cả bề rộng lẫn chiều sâu Để phân tích, đánh giá đúng đắn kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh, cần phải tổ chức tốt công tác kế toán tập hợpchi phí tính giá thành sản phẩm Xác định lượng chi phí đã chuyển dịch vàosản phẩm hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu cấp bách trong điềukiện kinh tế hiện nay
Đối với một công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất và gia công xuất khẩuhàng may mặc như công ty may Thanh Trì thì việc hạ giá thành sản phẩmnâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm là điều tất yếu Chính vì thế tại công tychi phí sản xuất và giá thành luôn là mối quan tâm hàng đầu của bộ máy quản
Trang 7lý Bộ máy kế toán trong Công ty hiện nay đã phát huy được hiệu quả, giúpquản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp kịp thời các thông tincần thiết cho ban giám đốc Đây cũng là một thành công của Công ty Xuấtphát từ lý do trên cùng với tình hình thực trạng tại Công ty Cổ phần may
Thanh Trì em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần may Thanh Trì” cho chuyên đề thực tập của mình Chuyên đề của em ngoài phần
mở đầu và kết luận được chia làm 3 phần chính như sau:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm , tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tạiCông ty Cổ phần may Thanh Trì
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty Cổ phần may Thanh Trì
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty Cổ phần may Thanh Trì
Để hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em xin chânthành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán trường Đại học Kinh TếQuốc Dân, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Thuỷ cùng sựgiúp đỡ, tạo điều kiện của cô giám đốc, các cô chú trong phòng Kế toán củaCông ty Cổ phần may Thanh Trì
Trang 8CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN
LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN MAY THANH TRÌ
1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty
1.1.1 Danh mục sản phẩm
May mặc là ngành sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm rất đa dạng luônthay đổi theo thị hiếu tuỳ theo độ tuổi, từng vùng, từng mùa và từng thời điểm.Yêu cầu về tính thẩm mỹ của sản phẩm rất cao, kiểu dáng mẫu mốt phải phù hợpvới từng lứa tuổi nghề nghiệp thời tiết khí hậu và sở thích của từng người
Hiện nay cũng như hầu hết các doanh nghiệp may trong nước công tychủ yếu sản xuất theo phương thức gia công, theo đơn đặt hàng của kháchhàng Công ty đã sản xuất rất nhiều sản phẩm khác nhau từ sản phẩm đơngiản như: quần lửng, áo phông, áo sơ mi… đến sản phẩm có yêu cầu kỹ thuậtphức tạp như: áo jacket, bộ thể thao, veston…Mỗi chủng loại sản phẩm tuỳtheo từng vùng, từng mùa lại có yêu cầu hết sức khác nhau về kiểu dáng, cáchpha màu, thông số kỹ thuật, chất liệu vải…
Danh mục sản phẩm của công ty đa dạng có thể liệt kê trong bảng dưới đây:
Bảng 1-1 Danh mục sản phẩm
STT Tên sản phẩm Ký hiệu Đơn vị tính
1 Áo nỉ dài tay 1 lớp AMI 01029526 Chiếc
Trang 97 Jacket 3 lớp lông vũ BK 406U Chiếc
12 Áo lông vũ mặt ngoài DOJIN 442503 Chiếc
15 Áo 1 lớp, 1/2 lót lưới DOJIN 803 Chiếc
16 Phông kẻ HS 094082101 JE01 0325 Chiếc
17 Phông dài tay HS 094096201 JE20 - 0321 Chiếc
21 Jacket 2 lớp vỏ dán KIDO 90878 áo ngoài Chiếc
23 Quần 1 lớp sortshell KIDO 90908 Chiếc
38 Jacket 3 lớp PROSPORT ONEILL 955029 Chiếc
Trang 1039 Jacket 2 lớp PROSPORT ONEILL 955034 Chiếc
42 Áo nỉ softshell 1 lớp Trango mitka jacket Chiếc
44 Áo nỉ softshell 2 lớp Trango Saga Chiếc
Nguồn: phòng kế hoạch
1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng
Các sản phẩm do công ty sản xuất đều phải đạt được tiêu chuẩn dokhách hàng yêu cầu đồng thời thời đáp ứng được các quy chuẩn trong công tytheo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, SA 8000 phù hợp tiêuchuẩn QUACERT
1.1.3 Tính chất của sản phẩm
Sản phẩm may là sản phẩm mà thực thể của nó chủ yếu là NVL chính:vải các loại, bông, xốp… còn phụ liệu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ Công tychủ yếu sản xuất hàng gia công vì vậy khách hàng cung cấp toàn bộ nguyênliệu, mẫu mã công ty tổ chức sản xuất, vấn đề là phải đáp ứng yêu cầu vềchất lượng sản phẩm ( thông số kỹ thuật, vệ sinh sản phẩm…) và đặc biệt thờigian giao hàng vì sản phẩm ngành may rất nhạy cảm đòi hỏi tính kịp thời, tínhkhẩn trương
Sản phẩm sản xuất là các sản phẩm may mặc theo yêu cầu mẫu mã củabạn hàng nên phải trải qua rất nhiều công đoạn, có nhiều sản phẩm dở dang.Yêu cầu về tính thời trang, mẫu mốt và hình thức của sản phẩm tương đốicao Mỗi chủng loại sản phẩm tùy theo từng vùng, từng mùa lại có yêu cầuhết sức khác nhau về kiểu dáng, cách pha màu, thông số kỹ thuật, chất liệuvải… Do đó trong công tác tổ chức thực hiện sản xuất trước hết phải quantâm tới những đặc tính riêng có của sản phẩm may để từ đó lên kế hoạch thíchhợp cho việc sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn mà khách hàng đặt ra
Trang 111.1.4 Loại hình sản xuất
Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh thực tế, công ty có hai loạihình sản xuất chủ yếu là sản xuất hàng gia công cho khách hàng theo đơn đặthàng đã ký kết và sản xuất theo hình thức mua đứt bán đoạn có nghĩa là công
ty tự tìm nguồn nguyên vật liệu trong và ngoài nước đồng thời tự tìm thịtrường để tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên hình thức gia công theo đơn đặt hàngvẫn là loại hình sản xuất chính của công ty và chiếm tới 80% doanh số Dođặc điểm của công ty là gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàngnên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn,chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn côngnghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định từ cắt – may– là – đóng – gói – đóng hòm – nhập kho Công ty may Thanh Trì là công tysản xuất, đối tượng là vải được cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹthuật sản xuất các cỡ vải của mỗi mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nóphụ thuộc vào số lượng chi tiết mặt hàng đó
1.1.5 Thời gian sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng nên thời giansản xuất phụ thuộc vào tính chất của từng đơn hàng, tuy nhiên sản phẩm sảnxuất ở đây là các mặt hàng may mặc nên thời gian sản xuất thường ngắn
1.1.6 Đặc điểm sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến,còn đang nằm trong quá trình sản xuất Là một công ty chuyên sản xuất hàngmay mặc do đó thành phẩm cuối cùng được tạo ra cần thông qua rất nhiềucông đoạn Vì vậy, khối lượng sản phẩm dở dang tương đối nhiều và phátsinh ở hầu khắp các công đoạn Tuy nhiên, do đặc tính riêng của sản phẩmmay, kết thúc giai đoạn may thì coi như hoàn thành, ở những giai đoạn cuốithời gian gia công ngắn, khối lượng sản phẩm dở dang ít Hơn nữa công ty có
Trang 12kế hoạch sản xuất chặt chẽ nên hầu hết trong một kỳ tính giá thành nếu mãhàng nào đã có sản phẩm hoàn thành thì các sản phẩm dở dang còn lại cũngđạt mức độ gần như hoàn chỉnh, những mã hàng khác có thể tồn tại toàn bộdưới dạng sản phẩm dở dang ở một khâu công đoạn nhất định Quá trình sảnxuất sản phẩm bắt đầu từ khi vải được đưa đến các tổ cắt được đánh dấu vàcắt thành bán thành phẩm sau đó chuyển cho tổ may Tại đây các tổ may lạiđược chia thành nhiều công đoạn : may cổ, may tay, ghép thân…Bước cuốicùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm , các sản phẩm may xongthì sử dụng NVL phụ là: cúc, khoá,chỉ Sau khi hoàn thành sản phẩm đượcđưa xuống bộ phận OTK và đóng gói Trong mỗi bước công đoạn trên sảnphẩm còn nằm trên chuyền thì còn được gọi là sản phẩm dở dang
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần may Thanh Trì
1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Công ty có 2 loại hình tổ chức sản xuất sau
Thứ nhất, nhận may gia công xuất khẩu: đây là nhiệm vụ chủ yếu của
công ty chiếm hơn 80% hoạt động sản xuất Quy trình sản xuất của công tybắt đầu từ khâu nhận mẫu mã nguyên phụ liệu từ phía khách hàng nước ngoàiđến giao thành phẩm tại cửa khẩu xuất hàng Vì vậy phải tuỳ thuộc vào từngđơn hàng, từng vùng, từng nước, từng mùa, từng khách hàng để thiết kế quytrình sản xuất thích hợp, kết hợp chặt chẽ hợp lý các yếu tố sản xuất cho phùhợp với từng mã hàng
Quy trình sản xuất được thực hiện tuần tự theo các bước công đoạn sauSau khi ký kết các hợp đồng ngoại, khách hàng nước ngoài cung cấpcác tài liệu kỹ thuật (bao gồm sản phẩm mẫu, mẫu giấy, yêu cầu kỹ thuật củasản phẩm, cùng với việc cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất) Công ty tiếnhành chế thử sản phẩm mẫu, sản phẩm này sau đó được chuyển tới khách
Trang 13hàng để đánh giá chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm Nếu mẫuđược khách hàng chấp nhận, đơn hàng sẽ được khách hàng đồng ý cho sảnxuất hàng loạt.
Nguyên phụ liệu nhận về được kiểm tra xác nhận số lượng, chất lượng,
để đảm bảo sản xuất đủ theo tài liệu kỹ thuật, số lượng và đạt tiêu chuẩn xuấtkhẩu
Căn cứ vào số liệu báo cáo của bộ phận kiểm tra, phòng kỹ thuật xâydựng quy trình công nghệ định mức vật tư, giác sơ đồ trên mẫu giấy Nguyênliệu chuyển cho cho phân xưởng cắt để pha cắt thành bán thành phẩm, bánthành phẩm được kiểm tra chi tiết đánh số thứ tự ( tránh sai màu) và chuyểncho phân xưởng may, nếu loại quần áo nào có yêu cầu thêu in thì phần chi tiếtcần thêu, in sẽ được chuyển tới phân xưởng thêu hoặc thuê gia công ngoàitrước khi tới công đoạn may, vải đầu tấm sẽ được tận dụng để pha cắt sảnphẩm bán trong nội địa
Căn cứ vào quy trình sản xuất của phòng kỹ thuật, phân xưởng maythực hiện lắp ráp các chi tiết sản phẩm từ công đoạn may đến khâu công đoạnhoàn chỉnh cả làm khuy, đính cúc, nhặt chỉ, vệ sinh sản phẩm, với những mẫuhàng có yêu cầu giặt là được đem đi giặt là trước khi hoàn thiện.Toàn bộ cáckhâu công đoạn đều được cán bộ OTK kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo đủchất lượng xuất khẩu, sản phẩm được chuyển tiếp cho các công đoạn sau, sảnphẩm hoàn chỉnh sẽ được kiểm tra lần cuối cùng nếu đạt yêu cầu (không cólỗi nào) sẽ được bao gói để tại xưởng chờ xuất khẩu, hoặc nhập kho
Thứ hai, sản xuất hàng bán nội địa, hàng xuất khẩu: hình thức này
chiếm 20% hoạt động sản xuất cuả công ty Công ty sản xuất các mặt hàngquần áo theo đơn đặt hàng của nước ngoài và trong nước cũng như với maygia công nhưng trong trường hợp này nguyên liệu là do công ty tự mua vàotrên thoả thuận của cả hai bên ( công ty và khách hàng)
Trang 14Sơ đồ 1-1
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất có thể khái quát như sau:
Nguồn: Phòng kỹ thuật
1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh
Tại công ty may Thanh Trì sản phẩm sản xuất được thực hiện trên quytrình công nghệ đơn giản, kiểu chế biến liên tục, qua nhiều giai đoạn côngnghệ sản xuất, và được tổ chức khép kín trong từng phân xưởng sản xuất Tổchức sản xuất của công ty theo trình tự
Công ty – phân xưởng – tổ sản xuất – nơi làm việc.Công ty có 2 phân xưởng may đều được tổ chức sản xuất như nhau, baogồm bộ phận cắt, bộ phận may và bộ phận hoàn thiện Qua mỗi khâu côngđoạn đều có nhân viên phòng OTK và chuyền trưởng tổ trưởng đảm nhiệmviệc kiểm tra chất lượng sản phẩm Các bộ phận được tổ chức theo hình thứccông nghệ với phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp dây chuyền liêntục từ khi chế thử sản phẩm mẫu – lập trình mẫu mã kích thước – pha cắt bánthành phẩm – may lắp ráp hoàn chỉnh cả khuy cúc – là – đóng gói hoàn chỉnhsản phẩm
Phân xưởng thêu được tổ chức tách biệt 2 phân xưởng may với 10 côngnhân thêu và 1 máy thêu công nghiệp Phân xưởng nhận các chi tiết cần thêuhoàn thành và chuyển lại cho phân xưởng may Tuy nhiên nếu khách hàng có
Thêu In
Giặt, là
Trang 15yêu cầu gia công thêu theo đơn vị họ chỉ định thì các bán thành phẩm này đượcđưa tới đơn vị thêu đó.
1.3 Quản lý chi phí sản xuất
Là một doanh nghiệp sản xuất, nhận thức được tầm quan trọng của việctiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty luôn chútrọng đến công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và đãđạt được nhiều kết quả tốt Công tác quản lý chi phí giá thành được thực hiệnqua các phòng ban như sau:
Khi bắt đầu nhận được một đơn hàng gia công với toàn bộ NVL do bênkhách hàng giao phòng kỹ thuật sẽ căn cứ vào số liệu báo cáo của bộ phậnkiểm tra để xây dựng quy trình công nghệ, định mức vật tư tiêu hao cho từng
bộ phận cấu tạo nên thực thể sản phẩm Định mức này được xây dựng trên cơ
sở khoa học kỹ thuật và sự tính toán để thực hiện tiết kiệm vật tư, quản lý chặtchẽ và kế hoạch hóa việc cung ứng vật tư theo đúng tiến độ sản xuất Do đặcđiểm của công ty là may gia công xuất khẩu nên trong thực tế để xây dựngđược định mức vật tư thì phải hoàn toàn do hãng giao gia công tập hợp các tàiliệu cung cấp Sau đó những tài liệu này được chuyển vể phòng kế hoạch -xuất khẩu để kiểm tra lại mức độ chính xác Cuối cùng những tài liệu được
sử dụng để “ ra lệnh sản xuất” đưa xuống các phân xưởng sản xuất Tại đâycác chuyền trưởng của mỗi dây chuyền sẽ giám sát việc thực hiện định mứctiêu hao vật tư cho các bán thành phẩm
Sau khi phòng kỹ thuật chế thử sản phẩm mẫu, xây dựng quy trìnhcông nghệ, phân tích các công đoạn sản xuất cho một sản phẩm hoàn chỉnh,toàn bộ tài liệu được tập hợp gửi cho bộ phận tiền lương phòng tổ chức hànhchính Tại đây định mức đơn giá chi phí nhân công cho việc sản xuất từng chitiết cấu tạo nên sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh được xây dựng Các chỉtiêu định mức kỹ thuật và chi phí nhân công được xây dựng trên tiêu chuẩn
Trang 16chung của ngành và thực tiễn tại đơn vị Công tác xây dựng định mức luônđược coi là công cụ hữu hiệu cho việc quản lý chi phí trong công ty Các địnhmức trên được phê duyệt bởi phó giám đốc sản xuất kinh doanh và cuối cùng
là giám đốc công ty
Tại các phân xưởng các nhân viên của bộ phận OTK sẽ giám sát quátrình sản xuất báo cáo tỷ lệ hao hụt, tiêu hao chi phí vật tư, nhân công thực tế
so với định mức ban hành cho phòng kế hoạch, để đánh giá việc quản lý chiphí trong kỳ Tại kho việc xuất NVL được tiến hành theo đúng thủ tục cấpphát, thủ kho mở thẻ kho theo dõi tình hình nhập - xuất vật tư về mặt sốlượng, tính ra số tồn kho để đối chiếu với kế toán NVL nhằm quản lý chặt chẽviệc xuất dùng nguyên vật liệu đúng mục đích có hiệu quả
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các định mức, phòng kế toán xây dựng
dự toán chi phí cho các đơn hàng Đây là cơ sở cho việc đánh giá quá trìnhxây dựng kế hoạch kiểm soát chi phí trong công ty Đồng thời phòng kế toáncũng tiến hành ghi chép tổng hợp các chi phí phát sinh về mặt giá trị dựa trêncác chứng từ kế toán, kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của các chứng từ này để lậpbảng tính giá thành cuối cùng cho sản phẩm
Trang 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần may Thanh Trì
2.1.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp
2.1.1.1 Nội dung
Hàng gia công ở công ty may Thanh Trì có đặc điểm là chi phí nguyênvật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với giá thành do toàn bộ nguyên vậtliệu kể cả bao bì chu yếu do khách hàng( bên đặt hàng) cung cấp theo điềukiện giá CIF tại cảng Hải Phòng hoặc theo điều kiện hợp đồng gia công Sốlượng NVL chuyển đến cho công ty được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩmđặt hàng và định mức tiêu hao của từng loại NVL cho từng sản phẩm Địnhmức tiêu hao này được công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng phùhợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên NgoàiNVL tính toán theo định mức trên khách hàng còn có trách nhiệm chuyển chocông ty 3 % số NVL để bù vào số hao hụt kém phẩm chất trong quá trình sảnxuất sản phẩm và vận chuyển NVL
Chi phí nguyên vật liệu chính
NVL chính trực tiếp là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành sản phẩm,
đó là các loại vải ngoài( vải ngoài, thô, kaki), vải lót, mex, xốp… với nhiềuchủng loại màu sắc đặc tính khác nhau
Do đặc điểm của công ty chủ yếu nhận gia công sản phẩm xuất khẩu( chiếm 80%) đồng thời vừa thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng ( chiếm20%) để xuất khẩu nên chi phí NVL chính gồm 2 loại chi phí sau:
Trang 18Đối với sản phẩm nhận gia công thì chi phí NVL chính chỉ bao gồm chiphí vận chuyển nội địa, bốc dỡ… của NVL chính do khách hàng cung ứng từcảng về đến kho Còn NVL gia công được theo dõi trên TK ngoài bảng là TK
002 - Vật tư hàng hoá nhờ giữ hộ, nhận gia công
Đối với sản phẩm sản xuất xuất khẩu thì mỗi đơn đặt hàng có các loạichi phí NVL chính theo định mức kĩ thuật đáp ứng việc sản xuất cho đơnhàng đó như phí về mua sắm, vận chuyển, bốc dỡ… của các loại vải ngoại,mex, xốp thêu
Chi phí nguyên vật liệu phụ
Gồm chi phí về chỉ may, chỉ thêu, cúc dập, khuy, khoá,phấn đất, bay,bút mỡ… và các vật liệu đóng gói như thùng cacton, kẹp sắt…
Bao bì đóng gói ( túi nilon, hộp cácton, đai nẹp) nếu được phía kháchhàng chuyển giao cho công ty cùng với NVL phụ trực tiếp thì chi phí vậnchuyển tính hết cho vật liệu phụ, cũng có trường hợp hai bên thoả thuận tronghợp đồng, công ty mua bao bì và phía khách hàng sẽ hoàn trả lại Lúc nàykhoản chi phí bao bì sẽ được theo dõi riêng không tính vào giá thành
Hoá chất: các loại hoá chất sử dụng ở các công đoạn giặt, in tẩy
Các NVL chính và NVL phụ đều được mua trên cơ sở định mức củaphòng kỹ thuật thỏa thuận thống nhất với yêu cầu của khách hàng Vật tưmua bao nhiêu được xuất dùng hết bấy nhiêu, giá mua chính là giá xuất, rất ít
có hàng tồn kho trong kho Vì vậy Công ty tính giá vật tư xuất dùng theophương pháp thực tế đích danh
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng
TK 621 được mở chi tiết 6211: chi phí vật liệu chính trực tiếp
6212: chi phí vật liệu phụ trực tiếp 6213: chi phí bao bì
TK 1521: nguyên vật liệu chính trực tiếp
Trang 19TK 1522: nguyên vật liệu phụ trực tiếp
TK 1525: chi phí bao bì
TK 154: chi phí sản xuất dinh doanh dở dang
2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Trong loại hình sản xuất gia công dưới hình thức nhận vật liệu từ kháchhàng kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng của lượng nguyên vật liệu nhập khonói trên theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất thì cung cấp chocác phân xưởng Kế toán không hạch toán giá vốn thực tế của bản thânnguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển
số nguyên vật liệu đó từ cảng về kho vào khoản mục chi phí nguyên vật liệutrực tiếp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ
Đối với mặt hàng tự sản xuất mua nguyên vật liệu đầu vào thì quá trìnhhạch toán bình thường, kế toán theo dõi cả mặt lượng và giá trị thực tế tủanguyên vật liệu xuất
Đầu tiên, phòng kế hoạch và quản đốc xưởng may căn cứ vào đơn đặthàng lập kế hoạch sản xuất bao gồm định mức vật tư sử dụng, số lượngnguyên vật liệu cần dùng, giá thành dự kiến Về nguyên vật liệu có Bảng địnhmức vải tổ cắt, Bảng định mức vật liệu phụ tổ may và hoàn thiện
Bảng 2-1 Bảng định mức vải tổ cắt
Đơn đặt hàng số 34 năm 2009 STT Tên mã hàng Tên vật tư Mã số Đơn vị(m) Cỡ M Cỡ X Cỡ XL Ngoạicỡ
Trang 20Trong đơn đặt hàng số 34 mọi NVL chính là các loại vải đều được phíakhách hàng cung cấp vì vậy bảng định mức vải cắt không thể hiện đơn giá cácloại vật liệu này.
Bảng 2-2 Bảng định mức vật liệu phụ tổ may và hoàn thiện
Đơn đặt hàng số 34 năm 2009
( trích mã hàng AMI 01029526 )
STT Tên vật liệu phụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo các chứng từ có tính mệnh lệnh như phiếu yêu cầu xuất vật tư có
ký duyệt tủa Giám đốc, và bảng định mức sản phẩm, thủ kho xuất kho nguyênvật liệu tương ứng với số sản phẩm dự kiến được sản xuất tại phân xưởng,đồng thời lập báo cáo chi tiết về từng loại, từng thứ NVL, hoá chất cầndùng.Thực hiện việc này để kiểm soát quá trình sử dụng nguyên vật liệu thực
tế so với định mức Phòng kế hoạch lập “ phiếu xuất kho” NVL cần thiết chotừng phân xưởng để sản xuất từng mã hàng Phiếu xuất kho có thể lập riêngcho từng thứ hoặc nhiều thứ vật liệu cùng loại, cùng kho Phiếu xuất khođược lập làm 3 liên, một liên lưu lại trên cuốn sổ của phân xưởng hai liên cònlại thủ kho giữ để ghi thẻ kho và chuyển cho phòng kế toán
Đối với các trường hợp công ty đưa vật liệu đến các đơn vị nhận giacông chế biến thì dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Phiếu xuất
Trang 21kho kiêm vận chuyển nội bộ do phòng kế hoạch lập thành 2 liên (đối với dichuyển giữa các kho trong công ty), thành 3 liên đối với việc chuyển đến cácđơn vị nhận gia công chế biến Phiếu xuất kho có ghi chú xuất cho đơn đặthàng nào, mã hàng nào Mẫu phiếu xuất kho như sau:
Đơn vị:
Bộ phận:
Mẫu số: 02-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 tủa Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Thành tiền
Yêu tầu
Thực xuất
cuộn cuộn cuộn cuộn
666 142 205 319
666 142 205 319
10.000 10.000 10.000 10.000
6.660.000 1.420.000 2.050.000 3.190.000
Trang 22Định kỳ khoảng 2- 3 ngày, kế toán vật tư nhận chứng từ do thủ khochuyển lên rồi tiến hành sắp xếp, phân loại theo thứ tứ của phiếu nhập, phiếuxuất Tất tả các chứng từ xuất nhập kho được kế toán vật tư nhập vào phầnmềm, trong đó có chứng từ xuất kho sản xuất sản phẩm có ghi rõ số lượng vàgiá trị xuất cho mỗi mã hàng vì vậy cho phép phần mềm tổng hợp thành cácbảng xuất vật liệu cho từng mã hàng Do đơn đặt hàng gia công trong quý IV/
2009 khách hàng gửi toàn bộ NVL chính cho công ty vì vậy bảng tổng hợpxuất vật tư chỉ có nguyên vật liệu phụ như sau:
Cuối quý căn cứ vào bảng kê xuất vật liệu do kế toán vật tư chuyển sang
kế toán giá thành tiến hành tổng hợp ghi Sổ chi tiết TK 621, sổ được mở chitiết cho từng đơn hàng, mã hàng nên bảng kê xuất nguyên vật liệu trên là căn
cứ trực tiếp vào sổ chi tiết TK 621 Đối với những vật liệu do bên gia cônggửi sang cuối quý kế toán tiến hành tập hợp chi phí vận chuyển căn cứ vàocác phiếu chi và lập bảng tổng hợp, phân bổ chi phí này cho từng mã hàng
Trang 23theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp cho mỗi mã hàng Ngoài ra nhữngnguyên vật liệu phụ xuất dùng kế toán không thể tập hợp được riêng cho từng
mã hàng như bút mỡ, phấn bay ,đất, băng dính to thì cũng được tổng hợp vàphân bổ tương tương tự như chi phí vận chuyển Để lập được bảng phân bổnày kế toán cần có số liệu chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ của từng mãhàng Kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ chi phí này cho từng đơn hàng,
mã hàng để ghi vào sổ chi tiết TK 621 Ngoài ra căn cứ vào bảng kê xuấtNVL trên kế toán còn tiến hành lập báo cáo tổng hợp chi phí nguyên vật liệuphụ, báo cáo tổng hợp vật liệu chính, báo cáo tổng hợp bao bì phục vụ chocông tác quản trị nội bộ
PC 1382 06/10 Thanh toán tiền thuê ngoài bốc xếp 1.220.000
PC 1383 06/10 Thanh toán lấy hàng KIDO, AMI, ASD 1.800.000
PC 1562 16/11 Thanh toán chi phí v/c lô hàng Dojin, MSA 4.374.000
PC 1570 18/11 Thanh toán nhập NVL hàng Cheil, Ps 6.020.000
Trang 24Quý IV/2009 Đơn vị tính : đồngChứng từ
Số hiệu Ngày, tháng
PXK 185 05/10 Xuất băng dính 7cm, 2.5 cm nhỏ, to 3.256.088 PXK 186 05/10 Xuất băng dính 2.5 cm 6.160.000
PXK190 09/10 Bút mỡ, băng dính, phấn đất, phấn bay 3.014.800 PXK 195 26/10 Băng dính vải, băng dính to 164.600
Trang 25Đơn vị: Công ty Cổ phần may Thanh Trì
Địa chỉ: Km 11 quốc lộ 1A Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội
Bảng 2-7 SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpĐơn đặt hàng số: 34
-1 30/12 BTH xuất VT 28/12 Xuất kho NVL phụ 1522 122.930.210 - 122.930.210 -
-2 30/12 BTH xuất VT 28/12 Xuất kho bao bì 1525 17.854.230 - - 17.854.230
Trang 262.1.1.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp
Căn cứ vào các chứng từ về chi phí NVL như phiếu xuất kho, phiếuchi kế toán xác định TK ghi nợ, có ,nhập số liệu về các chi phí NVL phát sinhvào máy, sau đó máy tự động chuyển vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 621.Trích mẫu số Nhật ký chung với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạchtoán chi phí NVLTT
35.613.000
05/10 185 05/10 Băng dính 7 cm, 2.5 cm,
nhỏ, to 6212 1522
3.256.000 -
3.256.000 05/10 186 05/10 Chỉ AK 40/2 – HS 366 6212
-1522
25.380.000 -
25.380.000
06/10 1382 06/10 Thanh toán tiền thuê ngoàibỗc xếp hàng nhập kho 6211
1111
1.220.000 -
1.220.000 06/10 1383 06/10 Thanh toán chi phí lấyhàng KIDO và ASD 6211
3.014.000
…
… -
-…
Nguồn: Phòng kế toán
Trang 27Trích mẫu Sổ Cái tài khoản 621 quý IV/2009
Bảng 2-9 SỔ CÁI
Quý: IV/2009Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu: 621
Đơn vị tính: đồngNgày,
TK đối ứng
Số tiền Số
-05/10 186 05/10 Chỉ AK 40/2 – HS 366 1522 25.380.000 06/10 1382 06/10 TT tiền thuê ngoài bốc xếphàng nhập kho 1111 1.220.000 - 06/10 1383 06/10 TT tiền thuê ngoài bốc xếp
Tháng 11/2009
31/12 x x Cộng phát sinh cuối quý x 1.654.703.598 1.654.703.598
Nguồn: Phòng kế toán
Trang 282.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1 Nội dung
Công ty có đặc điểm sản xuất chủ yếu là gia công nên chi phí nhâncông trực tiếp sản xuất chiếm tỉ trọng lớn Đối với hàng gia công thì chi phínày chiếm 50% tổng chi phí, bao gồm các khoản tiền lương của công nhântrực tiếp sản xuất, được tính trên đơn giá lương sản phẩm và các khoản tríchtheo lương
Cách tính lương như sau:
- Lương cơ bản tính theo hệ số lương quy định của ngành may
- Tiền lương sản phẩm là tiền lương sản phẩm làm được theo định mức
và tiền lương sản phẩm làm được so với định mức
Công thức:
TL= ( ĐG x SL1) + ( ĐG x SL2 x 1,5)
Trong đó :
TL : Tiền lương sản phẩm
SL1: Số lượng sản phẩm làm được so với định mức
SL2: Số lượng sản phẩm làm được vượt định mức
ĐG : Đơn giá sản phẩm
- Lương làm thêm giờ: là lương trả cho công nhân làm thêm ngoài giờ
Có 2 mức tính:
- Làm thêm giờ vào ngày thường= Mức lương hệ số 1 x 1.5
- Làm thêm giờ vào ngày lễ, tết, chủ nhật= Mức lương hế số 1 x2Trích nộp gồm các khoản trích sau
Trang 29Taị công ty việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được thựchiện theo hình thức lương sản phẩm và lương cơ bản, ngoài ra còn có tiềnlương thêm giờ, và tiền thưởng.
Căn cứ để trả lương sản phẩm tới từng công đoạn gồm:
- Mặt bằng chi trả thù lao của toàn ngành
- Khả năng chi trả của công ty
Khi bắt đầu đưa một mã hàng vào sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ tiến hànhcho sản xuất thử và ấn định thời gian hoàn thành, làm căn cứ để xác định đơngiá đối với mỗi chi tiết sản phẩm ở từng bước công việc Từ đó tính được đơngiá từng sản phẩm của từng mã hàng Phòng kế hoạch sẽ tổng hợp lại thànhBảng đơn giá sản phẩm cho từng mã hàng
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: Trong quý chi phí NCTT phátsinh cho đơn đặt hàng, mã hàng nào thì tập hợp vào đơn hàng, mã hàng đó
TK 622 được chi tiết như sau
TK 6221: lương công nhân trực tiếp sản xuất
TK 6222: trích KPCĐ
TK 6224: BHXH và BHYT
2.1.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Hàng ngày các tổ trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình
để chấm công cho từng người Ngoài ra ở cùng một công đoạn nhưng đối vớicác mã hàng khác nhau thì mức độ phức tạp cũng khác nhau Do đó các tổtrưởng phải cho công nhân kê khai số lượng bán thành phẩm mà mình thamgia sản xuất theo từng mã hàng Đến cuối tháng, nhân viên của phòng tổ chứchành chính bộ phận tiền lương sẽ tổng hợp các báo cáo về số thành phẩm, bánthành phẩm đã thực hiện và bảng chấm công ở các chuyền ( tổ) sản xuất, bảng
kê khai số lượng thành phẩm, bán thành phẩm sản xuất theo mã hàng củacông nhân để phục vụ cho công tác tính lương Đồng thời bộ phận tiền lương
sẽ lập báo cáo tính lương, bảng kê chi tiết lương sản phẩm theo từng mã hàng
Trang 30gửi sang cho phòng kế toán Các bảng kê chi tiết lương sản phẩm được tậphợp cuối mỗi quý là cơ sở cho việc lập sổ chi tiết tài khoản 622 Ngoài ra vớicác mã hàng có yêu cầu thêu thì chi phí nhân công trực tiếp còn gồm chi phílương công nhân thêu
Bảng 2-10 Bảng kê chi tiết lương sản phẩm Quý IV/2009
AMI 01029526 Áo nỉ dài tay 1 L PX2 Cắt 3.830 2 7.660
AMI 01029526 Áo nỉ dài tay 1 L PX2 HT 3.830 2 7.660
AMI 01029526 Áo nỉ dài tay 1 L PX2 Cắt 4.743 282 1.338.996
AMI 01029526 Áo nỉ dài tay 1 L PX2 C1 4.743 4.038 19.154.368
AMI 01029526 Áo nỉ dài tay 1 L PX2 OTK 4.743 247 1.173.560
AMI 01029526 Áo nỉ dài tay 1 L PX2 HT 4.743 661 3.132.941
AMI 01029526 Áo nỉ dài tay 1 L PX2 Cắt 3.830 282 1.081.247
AMI 01029526 Áo nỉ dài tay 1 L PX2 C1 3.830 4.038 15.467.264
AMI 01029526 Áo nỉ dài tay 1 L PX2 OTK 3.830 247 947.657
Trang 31Đơn vị: Công ty Cổ phần may Thanh Trì
Địa chỉ: Km 11 quốc lộ 1A Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội
Bảng 2-11 SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Diễn giải TK đốiứng Tổng tiền Ghi nợTK 621 Ghi chú
Trang 32Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.2.4.Quy trình ghi sổ tổng hợp
Căn cứ bảng tính lương hàng tháng do phòng tổ chức hành chính kếtoán tổng hợp khoản lương phải trả công nhân viên trong kỳ,tính các khoảntrích theo lương và xác định TK ghi nợ, có ,nhập số liệu về các chi phí NCTTphát sinh vào máy, sau đó máy tự động chuyển vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái
TK 621 Trích mẫu số Nhật ký chung với các nghiệp vụ phát sinh liên quanđến hạch toán chi phí NCTT
1.990.359.224 30/11 x x Trích KPCĐ T10,
-11 6224 3382 39.807.184 39.807.184
30/11 x x Trích BHXH,
BH YT T10, 11 6222 3383
338.361.068 -
338.361.068 30/11 x x 6221 – 154 (K/CT11/2009) 154
-6221
1.990.359.224
-1.990.359.224 30/11 x x 6224 – 154 (K/CT11/2009) 154
6224 39.807.184 39.807.184 30/11 x x 6222 – 154 (K/CT11/2009) 154
6222
338.361.068 -
338.361.068
Nguồn: Phòng kế toán
Trang 33Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2-13 SỔ CÁI
Quý: IV/2009Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp
TK đối ứng
Số tiền Số
31/12 x x Cộng phát sinh cuối quý x 3.555.527.476 3.555.527.476
Nguồn: Phòng kế toán
Trang 34Chi phí nhân viên phân xưởng
Bao gồm tiền lương nhân viên ở bộ phận gián tiếp trong phân xưởng như quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, chuyền trưởng, các nhân viên đóng gói bốc dỡ hàng và các nhân viên phục vụ khác
Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ
Bao gồm các vật liệu cơ khí như: kim máy may, đèn điện, mũi khoandây da…dùng để sửa chữa bảo dưỡng máy may; vật liệu sản xuất như: phấnmay, băng dính; chi phí về kéo bàn là, bảo hộ lao động, các chi tiết máy…
Chi phí khấu hao TSCĐ
Là trích khấu hao hệ thống máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất nhà xưởng.Trong chi phí sản xuất chung thì khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ chiếm một tỷ trọng lớn Phương pháp khấu hao sử dụng ở công ty là phương pháp khấu hao bình quân Tỷ lệ khấu hao ở công ty được chia làm 3 loại: 7 năm với thiết bị may, 12 năm với nhà xưởng, 8 năm với phương tiện vận tải,
6 năm với thiết bị văn phòng
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Bao gồm tiền điện, tiền thuê phân xưởng,thuê gia công sản xuất ngoài, chi phí hàng giặt thuê ngoài,chi sữa chữa TSCĐ…
Chi phí bằng tiền khác
Chi phí này bao gồm các khoản như: tiền trông xe ngoài giờ, tiền in áobảo hộ lao động, tiền kiểm định dụng cụ đo lường…
Trang 35Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.3.2 Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán công ty mở TK 627- chi phí sản xuất chung và chi tiết các tài khoản cấp 2 theo chế độ Tất cả các khoản mục chi phí sản xuất chung khi phát sinh đều được kế toán tập hợp vào TK
627 Tài khoản 627 được mở chi tiết như sau
TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng được mở chi tiết TK cấp 3 như sau: 62711: lương nhân viên phân xưởng
62712: trích KPCĐ
62714: trích BHXH và BHYT
TK 6272 – Chi phí nguyên liệu
TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, sửa chữa
TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài được mở chi tiết TK cấp 3 như sau: 62771: chi phí điện
62772: chi phí thuê kho
62773: tiền trông giữ xe đạp ngoài giờ
62775: chi phí dịch vụ mua ngoài khác
TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền
Một số TK liên quan khác như: TK 111, 112, 142, 242, 214, 152…
2.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Để hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung phục vụ công tác tính giá thành kế toán mở sổ chi tiết TK 627 theo từng đơn hàng, mã hàng Sau khi tổng chi phí sản xuất chung được tập hơp kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất cho từng mã hàng và lấy số liệu này để vào sổ chi tiết TK 627
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất chung như sau:
Trang 36Chuyên đề tốt nghiệp
Với chi phí nhân viên phân xưởng: Cuối quý kế toán căn cứ vào bảng
thanh toán lương của khối công nhân viên phân xưởng do phòng tổ chức hànhchính gửi sang để tính được tổng tiền lương nhân viên phân xưởng Đối với lương nhân viên phân xưởng công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian Toàn bộ khoản tiền lương này được phòng tổ chức hành chính tập hợp riêng gửi sang cho phòng kế toán như sau:
Bảng 2-14 Bảng tổng hợp lương khối công nhân viên phân xưởng
Với chi phí vật liệu dụng cụ
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ cho từngphân xưởng để tổng hợp chi phí vật liệu, công cụ
Mẫu phiếu xuất kho vật liệu dùng chung cho sản xuất tại các phânxưởng như sau:
Trang 37PHIẾU XUẤT KHO
Ngày…01… tháng10…… năm…2009….
Số:………15……….
Họ tên người nhận hàng: Hoàng Phương
Lý do xuất kho: dùng cho lò hơi phân xưởng 1
Xuất kho tại: kho số 1
Trang 38Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2-15 Bảng tổng hợp xuất vật liệu, công cụ dụng cụ dùng
chung tại các phân xưởng
Quý: IV/2009 Đơn vị tính : đồng
Nguồn: Phòng kế toán
Về chi phí khấu hao TSCĐ
Hàng tháng kế toán TSCĐ thực hiện nhập dữ liệu vào máy tính Máy sẽ
tự động tính toán và phân bổ dựa trên những dữ liệu kế toán viên đã nhập Từphần mềm kế toán có thể lấy được số liệu về chi phí khấu hao TSCĐ quabảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Trong quý IV/2009 không có biếnđộng tăng, giảm TSCĐ nên trích khấu hao TSCĐ ở 3 tháng 10, 11,012 là nhưnhau Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 10/2009 như sau:
Trang 39-Vì số trích khấu hao TSCĐ ở 3 tháng quý IV/2009 như nhau nên tổng
số khấu hao TSCĐ quý IV/2009 là 175.175.460,33 x 3 = 525.526.381
Về chi phí dịch vụ mua ngoài
Về chi phí sửa chữa TSCĐ: kế toán căn cứ vào các chứng từ thanh toán
về sửa chữa TSCĐ phát sinh trong quý như phiếu chi, hóa đơn GTGT… đểtập hợp khoản chi phí này
Các khoản phí còn lại được tập hợp căn cứ vào các phiếu chi về cáckhoản liên quan
Trích mẫu phiếu chi thanh toán tiền điện cho phân xưởng thêu tháng10/2009