Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Thanh Trì

MỤC LỤC

Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần may Thanh Trì

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Công ty có 2 loại hình tổ chức sản xuất sau

Nguyên liệu chuyển cho cho phân xưởng cắt để pha cắt thành bán thành phẩm, bán thành phẩm được kiểm tra chi tiết đánh số thứ tự ( tránh sai màu) và chuyển cho phân xưởng may, nếu loại quần áo nào có yêu cầu thêu in thì phần chi tiết cần thêu, in sẽ được chuyển tới phân xưởng thêu hoặc thuê gia công ngoài trước khi tới công đoạn may, vải đầu tấm sẽ được tận dụng để pha cắt sản phẩm bán trong nội địa. Căn cứ vào quy trình sản xuất của phòng kỹ thuật, phân xưởng may thực hiện lắp ráp các chi tiết sản phẩm từ công đoạn may đến khâu công đoạn hoàn chỉnh cả làm khuy, đính cúc, nhặt chỉ, vệ sinh sản phẩm, với những mẫu hàng có yêu cầu giặt là được đem đi giặt là trước khi hoàn thiện.Toàn bộ các khâu công đoạn đều được cán bộ OTK kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo đủ chất lượng xuất khẩu, sản phẩm được chuyển tiếp cho các công đoạn sau, sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được kiểm tra lần cuối cùng nếu đạt yêu cầu (không có lỗi nào) sẽ được bao gói để tại xưởng chờ xuất khẩu, hoặc nhập kho.

Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh

Quản lý chi phí sản xuất

Tại các phân xưởng các nhân viên của bộ phận OTK sẽ giám sát quá trình sản xuất báo cáo tỷ lệ hao hụt, tiêu hao chi phí vật tư, nhân công thực tế so với định mức ban hành cho phòng kế hoạch, để đánh giá việc quản lý chi phí trong kỳ. Tại kho việc xuất NVL được tiến hành theo đúng thủ tục cấp phỏt, thủ kho mở thẻ kho theo dừi tỡnh hỡnh nhập - xuất vật tư về mặt số lượng, tính ra số tồn kho để đối chiếu với kế toán NVL nhằm quản lý chặt chẽ việc xuất dùng nguyên vật liệu đúng mục đích có hiệu quả.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ

Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần may Thanh Trì

    Bao bì đóng gói ( túi nilon, hộp cácton, đai nẹp) nếu được phía khách hàng chuyển giao cho công ty cùng với NVL phụ trực tiếp thì chi phí vận chuyển tính hết cho vật liệu phụ, cũng có trường hợp hai bên thoả thuận trong hợp đồng, công ty mua bao bì và phía khách hàng sẽ hoàn trả lại. Theo các chứng từ có tính mệnh lệnh như phiếu yêu cầu xuất vật tư có ký duyệt tủa Giám đốc, và bảng định mức sản phẩm, thủ kho xuất kho nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm dự kiến được sản xuất tại phân xưởng, đồng thời lập báo cáo chi tiết về từng loại, từng thứ NVL, hoá chất cần dùng.Thực hiện việc này để kiểm soát quá trình sử dụng nguyên vật liệu thực tế so với định mức. Định kỳ khoảng 2- 3 ngày, kế toán vật tư nhận chứng từ do thủ kho chuyển lên rồi tiến hành sắp xếp, phân loại theo thứ tứ của phiếu nhập, phiếu xuất Tất tả các chứng từ xuất nhập kho được kế toán vật tư nhập vào phần mềm, trong đú cú chứng từ xuất kho sản xuất sản phẩm cú ghi rừ số lượng và giá trị xuất cho mỗi mã hàng vì vậy cho phép phần mềm tổng hợp thành các bảng xuất vật liệu cho từng mã hàng.

    Đến cuối tháng, nhân viên của phòng tổ chức hành chính bộ phận tiền lương sẽ tổng hợp các báo cáo về số thành phẩm, bán thành phẩm đã thực hiện và bảng chấm công ở các chuyền ( tổ) sản xuất, bảng kê khai số lượng thành phẩm, bán thành phẩm sản xuất theo mã hàng của công nhân để phục vụ cho công tác tính lương. Căn cứ bảng tính lương hàng tháng do phòng tổ chức hành chính kế toán tổng hợp khoản lương phải trả công nhân viên trong kỳ,tính các khoản trích theo lương và xác định TK ghi nợ, có ,nhập số liệu về các chi phí NCTT phát sinh vào máy, sau đó máy tự động chuyển vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 621. Công ty may Thanh Trì không chỉ nhận may gia công cho khách hàng mà đôi khi do yêu cầu sản xuất phức tạp của sản phẩm hoặc để tiết kiệm thời gian đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, công ty còn có thể đi thuê đơn vị khác gia công một vài chi tiết hoặc cả sản phẩm hoàn chỉnh.

    Xét về bản chất ta có thể coi khoản này là một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung, nhưng do yêu cầu quản lý hạch toán nên công ty tập hợp riêng và chi tiết cho từng mã hàng có chi phí thuê gia công vì vậy khoản chi này được tập hợp trực tiếp vào giá thành sản phẩm không cần qua phân bổ. Công ty không tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang ở cuối kỳ, bởi công ty tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng, mặt khác công ty cũng có kế hoạch sản xuất theo từng đơn đặt hàng do vậy khi kết thúc một kỳ thì có số sản phẩm bàn giao theo đợt và có số sản phẩm hoàn thành giao vào đợt sau và có số sản phẩm dở dang nhưng rất ít. Cuối quý, nếu sản phẩm của mã hàng nào đã trải qua cả 4 công đoạn cắt – may – hoàn thiện – OTK và có một lượng sản phẩm hoàn thành, một lượng sản phẩm vẫn còn năm trên chuyền chưa đóng gói thì kế toán vẫn tính giá thành cho tất cả các sản phẩm sản xuất trong kỳ theo phương pháp giản đơn( vì sản phẩm dở dang ở đây đã tồn tại dưới dạng gần như một sản phẩm hoàn chỉnh).

    Bảng 2-1 Bảng định mức vải tổ cắt
    Bảng 2-1 Bảng định mức vải tổ cắt

    Tính giá thành sản xuất của sản phẩm

      Như đã trình bày ở trên thì khoản mục chi phí nguyên vật liệụ trực tiếp có một phần có thể tập hợp trực tiếp, một phần phải qua phân bổ. Cuối quý căn cứ vào bảng tổng hợp xuất vật tư kê, các bảng phân bổ chi phí vật liệu cho từng mã hàng kế toán lập sổ chi tiết TK 621 cho từng mã hàng ( bảng 2-7). Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho từng mã hàng được tập hợp trong bảng kê chi tiết lương sản phẩm, từ đó kế toán tính được các khoản trích theo lương tính vào chi phí cho các mã hàng.

      Khoản mục chi phí thuê ngoài gia công phản ánh số tiền công ty phải trả cho đơn vị nhận gia công. Từ các hợp đồng thuê ngoài gia công và các phiếu nhập kho thành phẩm thuê ngoài gia công, kế toán giá thành xác định được chi phí thuê ngoài gia công cho từng mã hàng trong từng đơn vị nhận gia công.

      Bảng 2-29                                        Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
      Bảng 2-29 Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ

      HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

      THANH TRÌ

      • Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại công ty và phương hướng hoàn thiện

        Đồng thời các mã hàng trong quý luôn được lập kế hoạch sản xuất từ trước vì vậy đa số những mã hàng hoàn thành trong quý thì sản phẩm dở dang cũng đã tồn tại dưới dạng gần như sản phẩm hoàn chỉnh nhưng chưa được đưa ra khỏi chuyền để đóng gói vì vậy giá thành một đơn vị sp được tính bằng cách chia tổng chi phí tập hợp được cho tổng sp của mã hàng (cả sp hoàn thành và dở dang). Vì được tập hợp trực tiếp nên công ty hoàn toàn có thể tính được giá thành đơn vị cho mỗi sản phẩm của các mã hàng này.Tuy nhiên, trên thực tế khi tính giá thành cho cùng một loại sản phẩm mà vừa sản xuất tại công ty, vừa thuê ngoài gia công thì công ty tính chung cho tất cả sản phẩm cùng loại mà không phân biệt sản phẩm đó là sản phẩm sản xuất tại công ty hay thuê ngoài gia công. - Đối với chi phí SXC : Để quản lý được chi phí phát sinh theo địa điểm và tính đúng cho các đối tượng chịu chi phí thì những chi phí nào phát sinh trực tiếp tại phân xưởng thì công ty nên tập hợp riêng cho phân xưởng đó; chi phí nào phát phát sinh chung toàn công ty thì cuối kỳ tập hợp và phân bổ cho các phân xưởng rồi sau đó mỗi phân xưởng lại phân bổ cho các mã hàng phân xưởng đó gia công.

        Tuy nhiên nếu kế hoạch sản xuất không được đảm bảo như đã đề ra thì với trường hợp 2 ở trên sản phẩm dở dang có thể mới chỉ tồn tại ở công đoạn cắt, may, hoặc hoàn thiện và việc không đánh giá sản phẩm dở dang mà tính bình quân giá thành cho tổng sản phẩm như trên sẽ dẫn đến giá thành đơn vị của cùng một mã hàng giữa 2 kỳ có chênh lệch lớn. Với yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo việc phân chia chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ theo nhiều tiêu thức khác nhau, phải phản ánh đươc chi phí toàn doanh nghiệp theo các bộ phận, các địa điểm phát sinh, các loại sản phẩm, các giai đoạn của quy trình công nghệ, các đơn đặt hàng…Từ đó các báo cáo kế toán quản trị mới có thể cung cấp được những thông tinh hữu ích cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo nhằm đạt mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh.

        NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

        NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

        NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN