NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.1 Hoạt động XNK của nền kinh tế
Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn hội nhập hay nói cách khác là xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra một cách rất khẩn trương Điều này đã khiến cho tất cả các nước đều phải nỗ lực hết sức mình để hoà vào xu thế chung Nhưng làm được điều này đòi hỏi các quốc gia phải có đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho phát triển nền kinh tế Trên thế giới một quốc gia hội tụ đầy đủ các nguồn lực cần thiết là rất hiếm, vì vậy các quốc gia đã tiến hành trao đổi các nguồn lực với nhau thông qua hoạt động xuất nhập khẩu Có thể nói rằng hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo ra được một sự dịch chuyển rất lớn, nó làm cho các quốc gia đều có thể có được thứ mình cần nhằm góp phần làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng lớn mạnh Để có thể hiểu rõ về hoạt động xuất nhập khẩu ta cần đi xem xét một số khía cạnh sau:
Xuất khẩu là một hoạt động trong đó một quốc gia thực hiện việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ của nước mình cho một khách hàng nào đó vượt ra khỏi phạm vi biên giới nước mình trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
Nhập khẩu là hoạt động trong đó một quốc gia thực hiện việc mua hàng hoá hoặc sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp ở nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
Nói chung, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế, nó không phải là hành vi mua bán nhỏ lẻ mang tính chất nội địa nữa mà nó là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức chặt chẽ nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng trưởng và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Do đó xuất nhập khẩu là một hoạt động mang tính chất đối ngoại với triển vọng sẽ đem lại những điều thần kỳ về kinh tế đối với mỗi quốc gia.
1.1.2 Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Đây là một loại hình công ty về cơ bản rất giống với các công ty kinh doanh các mặt hàng trong nước Công ty cũng có đầy đủ các yếu tố như về giấy phép kinh doanh, địa điểm kinh doanh hoặc tư cách pháp nhân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu phát sinh các nghiệp vụ là trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ với nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu Bằng cách thức xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá các công ty này đã giải quyết được một vấn đề rất được quan tâm đó là việc giải quyết vấn đề đầu vào và đầu ra Chẳng hạn khi công ty cần có một mặt hàng nào đó để cung cấp cho khách hàng hoặc để đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế mà đối với công ty không thể sản xuất ra được hoặc sản xuất ra được nhưng hiệu quả không cao bằng việc nhập khẩu thì công ty sẽ tiến hành nhập mặt hàng đó Trường hợp công ty sản xuất ra được những mặt hàng có chất lượng cao có thể cạnh tranh được với những sản phẩm của các đối tác nước ngoài thì công ty hoàn toàn có thể xúc tiến hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài đáp ứng nhu cầu của các bạn hàng nước ngoài.
Nếu một công ty tự mình làm ra một sản phẩm mà chỉ dựa vào các nguyên vật liệu sẵn có trong nước mà sản phẩm đó có khả năng cạnh tranh cao thì đây quả là một điều rất tốt, điều này đã trực tiếp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước đồng thời nó còn góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế ngày càng tăng trưởng.
Nếu công ty nhập nguyên vật liệu của nước ngoài về sau đó chế tạo ra được sản phẩm mang tính cạnh tranh cao đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng nước ngoài thì đây là một phương thức gián tiếp làm cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế tăng nhanh, bởi nhờ vào hoạt động này đã làm cho các quan hệ đối ngoại của đất nước ngày càng rộng mở, môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng, góp phần làm tăng thu nhập cho ngươi lao động, tăng thu nhập quốc dân.
Mặt khác, nếu công ty chỉ kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần thì tại đây luôn diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu, lúc này công ty nhập các mặt hàng cần thiết từ nước ngoài về sau đó lại tiến hành xuất cho các đơn vị khác cần mặt hàng đó, các đơn vị này có thể là cac đối tác kinh doanh trong nước hoặc cũng có thể là ở ngoài nước.
Các công ty đã đóng góp một phần rất lớn vào Ngân sách Nhà nước, vì vậy nếu các công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao thì sự tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng lớn mạnh Chính các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu của các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu đã làm chi đất nước thực hiện sự giao lưu kinh tế vơí tất cả các nước trên thế giới, mở rộng quan hệ ngoại giao trên tất cả các lĩnh vực.Có thể nói các công ty xuất nhập khẩu là một công cụ để phát triển đất nước Thông qua các hoạt động của mình các công ty này đã góp phần tạo ra các nguồn lực mà đất nước đang cần đồng thời nó điều chuyển bớt các nguồn lực khác một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế một cách cao nhất. Để thực hiện tốt hoạt động xuất nhập khẩu thì không thể không kể đến khâu thanh toán, đây là khâu quan trọng nhất trong kinh doanh xuất nhập khẩu Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có đạt hiệu quả cao hay không điều đó còn phụ thuộc vào kết quả của việc thanh toán Thanh toán là một việc đảm bảo cho nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thu tiền từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc có thể nhận được hàng Thanh toán có thể hiểu là sự luân chuyển các khoản ngoại tệ, tín dụng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu mà đã được các bên tham gia xuất nhập khẩu thoả thuận trong các hợp đồng thương mại quốc tế.
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XNK CỦA CÔNG TY KINH DOANH XNK
Thanh toán quốc tế là việc chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ đối với nước ngoài phát sinh từ các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ theo hệ thống giá cả quốc tế, được thực hiện theo những quy định nhất định hoặc theo tập quán thương mại quốc tế.
Thanh toán quốc tế là khâu rất quan trọng trong quá trình trao đổi- mua bán hàng hoá, dich vụ giữa các quốc gia Nó phản ánh sự vận động mang tính quy luật trong quá trình chu chuyển hàng hoá- tiền tệ và được xem là khâu cuối cùng của một thương vụ giao dịch nếu như thanh toán cho các hoạt động mua bán trong nước là chỉ có sự liên quan của đồng tiền nội tệ còn các yếu tố khác như tỷ giá, lãi suất, đồng tiền thanh toán rất ít khi tác động tới thì thanh toán trong hoạt động XNK lại bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố như lợi ích của các quốc gia, các quốc gia khác nhau thì sử dụng các đồng tiền khác nhau, hơn thế nữa có rất nhiều các phương thức thanh toán khác nhau với những đặc trưng riêng Liên quan đến quá trình thanh toán XNK còn có các Ngân hàng đối ngoại ở các nước tham gia nhằm đem lại môt hiệu quả cao nhất trong hoạt động thanh toán.
Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ quyết định tới hiệu quả của một quá trình kinh doanh vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia Do sự cách biệt về địa lý giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, do sự biến động về tỷ giá tiền tệ trong điều kiện lạm phát đang trở thành hiện tượng phổ biến ở các nước hiện nay, sự biến động về lãi suất, năng lực tài chínhcủa các chủ thể tham gia các hoạt động trao đổi, mua bán ngoại thương có thể đẩy họ phải đối phó với các rủi ro, ảnh hưởng đến lợi ích của các bên xuất phát từ việc thanh toán tiền hàng hoá XNK và các dịch vụ đối ngoaị cung ứng Từ đó các chủ thể phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề như:
1.2.1.2 Điều kiện về tiền tệ trong thanh toán quốc tế
Trong thanh toán thương mại quốc tế, điều kiện tiền tệ là sự cam kết cảu người xuất khẩu và người nhập khẩu đối với việc sử dụng một đồng tiền nào đó để tiến hành và kết thúc một hợp đồng mua bán ngoại thương hay thoả thuận mua bán nào đó Điều kiện này cũng còn đươc sử dụng cả trong các hợp đồng vay nợ quốc tế
Trong thanh toán thương mại quốc tế khi đề cập đến điều kiện tiền tệ thường đi vào các nội dung sau:
- Đồng tiền tính toán : Trên các thị trường hàng hoá quốc tế, giá cả của hàng hoá thường được xác định bằng những đồng tiền tự do chuyển đổi hoặc là những đồng tiền mạnh hoặc được xác định bằng những đồng tiền nhất định nào đó Tuy nhiên tuỳ theo tương quan lực lượng giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, tuỳ thuộc quan hệ chính trị, ngoại giao,kinh tế giữa các nước có các chủ thể tham gia buôn bán với nhau như thế nào mà việc xác định giá cả hàng hoá có thể rhực hiện bằng một đồng tiền nào đó do 2 bên thoả thuận
- Đồng tiền thanh toán: Là đồng tiền được 2 bên XNK chọn để thanh toán cuối cùng hợp đồng giao dịch
1.2.1.3 Điều kiện đảm bảo hối đoái Điều kiện đảm bảo hối đoái đó là một điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương do người xuất khẩu và người nhập khẩu thoả thuận để thực hiện việc xử lý những rủi ro tiền tệ nhằm đảm bảo cho giá trị thực tế của các khoản thu chi quốc tế của các bên tham gia hợp đồng Đảm bảo hối đoái được vận dụng trong thực tiễn thương mại quốc tế dưới các hình thức chủ yếu sau đây:
- Điều kiện đảm bảo theo vàng: Với hình thức này thì vàng được dùng để đảm bảo cho các khoản thu chi quốc tế Đảm bảo theo vàng có thể thực hiện theo các hình thức sau:
Một là: Giá cả hàng hoá và tổng giá trị của hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ được xác định bằng một trọng lượng vàng nhất định.
Hai là:Căn cứ nội dung vàng của tiền tệ Theo cách này thì đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán sẽ là một đồng tiền nào đó Trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ xác nhận nội dung vàng của đồng tiền đó và quy định Nếu đến thời điểm thanh toán hợp đồng mà nội dung vàng của đồng tiền đó thay đổi thì sẽ phải điều chỉnh lại tổng giá trị của hợp đồng.
Ba là: Theo giá vàng hiện hành trên thị trường vàng lựa chọn Theo cách này thì sẽ có một đồng tiền nào đó được người xuất khẩu và người nhập khẩu chọn vừa làm đồng tiền tính toán, vừa làm đồng tiền thanh toán.Mặt khác phải nhất trí chọn giá vàng trên một thị trường vàng nào đó tính bằng đồng tiền này để làm đảm bảo nếu đến thời điểm trả tiền mà giá vàng trên thị trường đã chọn có sự biến động(tăng, giảm) thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị của hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ được điều chỉnh lại.
-Điều kiện đảm bảo ngoại hối: Điều kiện đảm bảo ngoại hối là điều kiện đảm bảo cho giá trị đồng tiền thanh toán dựa vào một đồng tiền có sức mua ổn định hơn, một đồng tiền mạnh hơn
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, điều kiện đảm bảo ngoại hối có thể được thực hiện như sau:
Một là: Trong hợp đồng thương mại hai bên XNK sẽ dùng một đồng tiền nào đó vừa thực hiện chức năng đồng tiền tính toán, vừa thực hiện chức năng đồng tiền thanh toán Mặt khác, chọn lấy một đồng tiền khác có sức mua ổn định hơn để làm đồng tiền đảm bảo và xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền này vào hợp đồng Nếu đến thời điểm thanh toán hợp đồng mà tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền này mà biến động(tăng, giảm) thì toàn bộ tổng giá trị của hợp đồng cũng sẽ phải được điều chỉnh theo.
Hai là:Trong hợp đồng mua bán ngoại thương đồng tiền tính toán được 2 bên xuất, nhập khẩu lựa chọn là một đồng tiền có sức mua ổn định hoặc là một đồng tiền mạnh, đồng thời xác định một đồng tiền khác làm đồng tiền thanh toán và quy định.Đến thời điểm trả tiền sẽ cưn cứ vào tỷ giá thực tế giữa hai đồng tiền nói trên để tính ra số tiền phải trả.
- Điều kiện đảm bảo hối đoái dựa vào “rổ tiền tệ”: Theo cách đảm bảo này thì 2 bên XNK phải thiết lập một “rổ tiền” bao gồm một số đồng tiền được chọn làm “thành viên” của “rổ tiền” Dùng giá trị của “rổ tiền” để đảm bảo cho giá trị đồng tiền của hợp đồng mua bán ngoại thương mà hai bên đã ký kết.
- Điều kiện đảm bảo theo những đồng tiền tập thể quốc tế: Cách làm này được tiến hành như sau: Hai bên XNK sẽ thống nhất với nhau chọn tỷ giá hối đoái của đồng tiền hợp đồng với đồng tiền quốc tế làm đảm bảo.Đồng thời quy định, nếu đến thời điểm thanh toán, tỷ giá hối đoái giữa
2 đồng tiền này mà thay đổi, thì tổng giá trị của hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ được điều chỉnh lại.
- Điều kiện đảm bảo hối đoái bằng cách ký hợp đồng ngoại tệ có kỳ hạn.
Theo điều kiện này thì 2 bên XNK sẽ lạ chọn một đồng tiền nào đó để làm đồng tiền tính toán giá cả và tổng giá trị của hợp đồng, đồng thời sử dụng một đồng tiền khác làm đồng tiền thanh toán Mặt khác hai bên còn ký với nhau một hợp đồng mua bán ngoại tệ với nhau, một hợp đồng mua bán ngoại tệ mà theo đó, đến thời điểm thanh toán người nhập khẩu sẽ mua bằng đồng tiền thanh toán toàn bộ tổng giá trị của hợp đồng theo một tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền này được xác định vào thời điểm ký hợp đồng(tức tỷ giá có kỳ hạn) Đến thời điểm thanh toán hợp đồng mua bán ngoại thương ngươig nhập khẩu sẽ theo tỷ giá khi ký hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn mà thanh toán toàn bộ số giá trị của hợp đồngcho người xuất khẩu.
1.2.1.4 Điều kiện về thời gian thanh toán.
Kinh nghiệm của một số ngân hàng và bài học đối với Sao Đại Hùng
1.4.1.1 Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Những thắc mắc khách hàng cần biết khi thanh toán bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C tại ngân hàng công thương Việt Nam
Những đối tượng khách hàng nào khi có nhu cầu được xem xét mở L/C at sight tại NHCTVN?
Những đối tượng khách hàng có nhu cầu được xem xét mở L/C at sight tại NHCTVN là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, bao gồm:
- Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn.
- Chi nhánh công ty nước ngoài.
- Doanh nghiệp thuộc cỏc tổ chức chớnh trị xó hội.
- Doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 2: Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu những loại hàng hóa như thế nào thỡ được NHCTVN xem xét mở L/C at sight?
NHCTVN xem xét mở L/C at sight khi doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị,… mà trong hợp đồng ngoại thương quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trả tiền ngay (gọi tắt là L/C at sight).
- Cỏc mặt hàng nhập khẩu phải phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu hàng năm của nhà nước.
- Doanh nghiệp xin mở L/C phải chịu trỏch nhiệm về tớnh phỏp lý và sự trung thực đối với hồ sơ, tài liệu xuất trỡnh cho NHCTVN.
- Các L/C at sight được mở tại NHCTVN (trừ trường hợp mở bằng vốn của doanh nghiệp, ký quỹ đủ 100%) đều phải ghi rừ vận đơn được lập theo lệnh của ngân hàng.
Cõu hỏi 3: Doanh nghiệp cú thể mở và thanh toỏn L/C at sight tại NHCTVN bằng những nguồn vốn nào?
Hiện nay, doanh nghiệp cú thể mở và thanh toỏn L/C at sight tại NHCTVN bằng những nguồn vốn sau:
- Mở L/C at sight thanh toỏn bằng nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Mở L/C at sight thanh toán bằng nguồn vốn vay của NHCTVN (Doanh nghiệp có thể vay ngoại tệ hoặc vay VND mua ngoại tệ để mở và thanh toỏn L/C at sight).
Câu hỏi 4: Doanh nghiệp phải cần có những điều kiện gỡ để được NHCTVN xem xét mở và thanh toán L/C at sight?
Trả lời: Để được NHCTVN xem xét mở và thanh toán L/C at sight, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:
Nếu mở L/C at sight bằng nguồn vốn vay thỡ phải đáp ứng được các điều kiện vay vốn của NHCTVN
Nếu mở L/C at sight bằng nguồn vốn của doanh nghiệp thỡ phải cú tài sản đảm bảo và ký quỹ.
Câu hỏi 5: Mức ký quỹ khi mở L/C at sight tại NHCTVN được quy định như thế nào?
Tất cả các doanh nghiệp khi mở L/C at sight tại NHCTVN đều phải thực hiện biện pháp bảo đảm là ký quỹ với tỷ lệ được quy định từ 0% - 100% giá trị L/C.
- Các trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C, ngân hàng chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp cú tỡnh hỡnh tài chớnh lành mạnh, quan hệ tớn dụng sũng phẳng, khụng cú nợ quỏ hạn, khụng cú lói treo, phương án kinh doanh có hiệu quả.
- Phần chờnh lệch giữa giỏ trị L/C và số tiền ký quỹ, doanh nghiệp phải cú văn bản cam kết trước ngày thanh toán sẽ có đủ tiền nộp vào ngân hàng để trả bên bán.
- Trường hợp doanh nghiệp không đủ tiền, ngân hàng phải trả thay thỡ doanh nghiệp phải nhận nợ vay bắt buộc với lói suất bằng 150% lói suất vay thụng thường; đồng thời ngân hàng có quyền cầm quản toàn bộ lô hàng nhập khẩu Trong vũng 10 ngày, doanh nghiệp khụng nộp tiền vào để trả nợ, ngân hàng được quyền phát mại toàn bộ lô hàng nhập khẩu hoặc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lónh (nếu cú) và thực hiện cỏc biện phỏp khỏc để thu hồi nợ.
Câu hỏi 6: Mức phí đối với dịch vụ L/C at sight được NHCTVN quy định như thế nào?
Mức phí đối với dịch vụ L/C at sight được quy định cụ thể tại Biểu phí dịch vụ hiện hành của NHCTVN (Chi tiết xin xem trong phần Biểu phớ dịch vụ trong website này ).
Câu hỏi 7: Những đối tượng khách hàng nào khi có nhu cầu thỡ được NHCTVN xem xét mở L/C trả chậm?
Những đối tượng khách hàng có nhu cầu được NHCTVN xem xét mở L/C trả chậm là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (Như đối với L/C at sight).
Câu hỏi 8: Doanh nghiệp đề nghị được mở L/C trả chậm ngắn hạn (thời hạn đến 01 năm) tại NHCTVN cần phải đáp ứng được những điều kiện gỡ?
Các doanh nghiệp được NHCTVN xem xét để mở L/C trả chậm ngắn hạn (thời hạn đến 01 năm) khi có đủ các điều kiện sau:
1 Có đầy đủ năng luật pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
2 Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết. Kết quả sản xuất kinh doanh cú lói trong 2 năm liền kề với thời điểm đề nghị mở L/C và không có lỗ lũy kế.
3 Có hợp đồng nhập khẩu, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả và đảm bảo khả năng thanh toán L/C đúng thời hạn cam kết.
4 Có cam kết bằng văn bản với ngân hàng về lịch chuyển tiền cho ngân hàng để thanh toán cho nước ngoài Lịch chuyển tiền này phải phù hợp với nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng cho nước ngoài đối với L/C sẽ mở.
5 Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với ngân hàng Tại thời điểm xin mở L/C, không vi phạm cam kết chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng để ngân hàng thanh toán cho nước ngoài đối với các L/C trả chậm đó mở trước đó, không cũn nợ với ngõn hàng trong cỏc trường hợp ngân hàng ghi nợ đối với doanh nghiệp do doanh nghiệp không chuyển tiền đúng cam kết để thanh toán cho nước ngoài.
6 Có bảo đảm hợp pháp (bằng một hoặc nhiều hỡnh thức như ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ ba bảo lónh) cho việc mở L/C trả chậm.
7 Đáp ứng được điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn do Thống đốc NHNNVN quy định.
Câu hỏi 9: Doanh nghiệp đề nghị được mở L/C trả chậm trung, dài hạn (thời hạn trên 01 năm) tại NHCTVN cần phải đáp ứng được những điều kiện gỡ?
Các doanh nghiệp được NHCTVN xem xét để mở L/C trả chậm trung, dài hạn (thời hạn trên 01 năm) khi có đủ các điều kiện như đối với điều kiện mở L/C trả chậm ngắn hạn (thời hạn đến 01 năm) đó quy định (Câu hỏi 2), ngoài ra cần thêm một số điều kiện sau:
1 Có văn bản của NHNNVN xác nhận đó đăng ký vay, trả nợ nước ngoài.
THỰC TRẠNG THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
Chức năng và nhiệm vụ
- Tổ chức xuất nhập khẩu trực tiếp các loại hàng tự động hóa không thuộc danh mục hàng cấm Tiến hành các hoạt động gia công, sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu và kinh doanh trong nước.
- Nhập khẩu nguyên liệu thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Quản lý tiền vốn và tài sản theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, quản lý tốt cán bộ, công nhân viên của công ty, bồi dưỡng giáo dục về nghiệp vụ kinh doanh để kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao.
- Mục đích hoạt động của Công ty cổ phần kỹ thơng Sao Đại Hùng là tạo thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị tự động hóa nhằm phục vụ cho yêu cầu sản xuất.
- Bảo tồn và phát triển nguồn vốn đầu tư Thực hiện hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính Hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước Kinh doanh đúng pháp luật, chịu trách nhiệm về kinh tế và dân sự trong quá trình hoạt động kinh doanh Phát huy ưu thế của hàng tự động hóa trên thị trường quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu Kế hoạch sản xuất trực tiếp và những kế hoạch khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu hoạt động của công ty.
- Tuân thủ chính sách pháp luật Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, thực hiện các cam kết mà Công ty đã ký.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quản lý tài sản, tài chính, chính sách cán bộ lao động, tiền lương, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn để kinh doanh có lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế.
Hoạt động trong ba lĩnh vực chủ yếu: Thương mại, dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nghiên cứu và phát triển.
- Thương mại: Thực hiện hình thức xuất nhập khẩu các thiết bị điện, tự động hóa, Đấu thầu các dự án mang tính chất quốc tế
- Dịch vụ kỹ thuật: Bảo dưỡng và bảo trì các thiết bị và công nghệ điện cho các nhà máy Lắp đặt mới các hệ thống theo yêu cầu của khách hàng.
- Đào tạo nghiên cứu và phát triển: Chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo tự động hoá cho các nhà máy cả ngắn hạn và dài hạn.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Chủ tịch hội đồng quản trị
Nguồn: Website: http://www.gbs-jsc.com (trang wed của công ty)
Ban lãnh đạo công ty bao gồm:
Nguyễn Bắc Hà Giám đốc.
Tốt nghiệp khoa Vật lý hạt nhõn Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belaruxia (BGU), thành phố Minsk năm 1989 Bảo vệ phó tiến sỹ chuyên ngành thiết bị đo phóng xạ tại BGU năm 1992
Phó giám đốc thứ 1 Giám đốc
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng bảo trì bảo dưỡng
Phòng tích hợp hệ thống
(http://www.physics.bsu.by/menu/about/kafs/kaf_nuclear_1.html). Bắt đầu làm việc tại công ty AIC năm 1992, ông tham gia vào hầu hết các công trỡnh nghiờn cứu và chế tạo cỏc hệ thống đo lường, tự động hóa của công ty Trực tiếp thiết kế và tích hợp các hệ thống tự động kiểm thử dùng cho khí tài quân sự, các thiết bị, hệ thống đo lường dùng trong ngành địa vật lý giếng khoan Huy chương bạc sản phẩm điện tử tin học Việt nam lần thứ nhất (VEIC) năm 1999 (trạm ALS-03) Giải thưởng sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2004 Là một trong những thành viên sáng lập, hiện nay ông đảm nhận trách nhiệm giám đốc GBS.,jsc
Email: nguyenbacha@gbs-jsc.com
Bựi Hoàng Anh Phó Giám đốc Nhân sự và Tài chính.
Tốt nghiệp khoa vụ tuyến Trường Đại học kỹ thuật thông tin liên lạc năm 1986, ông Bùi Hoàng Anh đó trải qua rất nhiều vị trớ cụng tỏc ở nhiều cơ quan Ông đó từng làm việc trong nhiều lĩnh vực khỏc nhau: điện công nghiệp, đo lường điều khiển Ông đó tham gia việc thiết kế, chế tạo cỏc hệ thống Testbench ễng đó đảm nhận nhiều công việc, từ thiết kế, thi công chế tạo thiết bị, chỉ đạo lắp đặt các hệ thống đo lường, các thiết bị hàng hải… Trước khi trở về GBS.,jsc ông làm việc tại Công ty VPP Hồng Hà, Công ty AIC và Công ty chế biến gỗ xuất khẩu Bắc Sơn Là một trong những sáng lập viên GBS.,jsc, ông đảm nhận trách nhiệm giám đốc nhõn sự và tài chớnh của cụng ty
Email: buihoanganh@gbs-jsc.com
Trần Ngọc Hõn Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phỏt triển.
Tốt nghiệp khoa Tự động & Điều khiển Trường Đại học kỹ thuật điện tử, thành phố Leningrad (SaintPetersburg Electrotechnical Institute LETI) năm 1990 Ông là người thiết kế hệ thống phần mềm và lập trỡnh cho các hệ thống àP, DSP, PLC , hệ thống kiểm thử tự động dựng cho cỏc thiết bị điện tử chuyên dụng, các đài điều khiển tên lửa, Rada, … hệ thống cảnh báo chạm giếng, hệ thống theo dừi khoan… Năm 1997 ông tham gia khóa học về thiết kế hệ thống phần mềm theo mụ hỡnh định hướng đối tượng tại Nhật bản Là một trong những thành viên sáng lập, hiện nay ông đảm nhận trách nhiệm giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của GBS.,jsc Email: tranhan@gbs-jsc.com Đỗ Văn Huỳnh Phó Giám đốc Kỹ thuật
Là cựu học sinh chuyờn toỏn (khúa 85-87) Trường Hà Nội – Amstecdam Ông Đỗ Văn Huỳnh tốt nghiệp khoa Kỹ thuật điện tử khóa K32 (năm 1992) tại Trường ĐHBK Hà nội Ông Huỳnh là người thiết kế hệ thống phần cứng cho trạm thử vỉa ghi số AWT-01 lắp đặt trên các giàn Tam đảo và Cửu long (Xí nghiệp LDDK VietsovPetro) – giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam 2004 VIFOTEC Là nhà thiết kế hệ thống giàu kinh nghiệm ông Huỳnh đó tham gia vào quỏ trỡnh nghiờn cứu và chế tạo cỏc thiết bị tự động hóa như các hệ thống kiểm thử tự động động cơ, hệ thống kiểm thử tự động rada, tờn lửa…, hệ thống theo dừi khoan , cỏc thiết bị ghi số dựng cho ngành xõy dựng Là một trong những sỏng lập viờn GBS.,jsc, ụng đảm nhận trách nhiệm giám đốc kỹ thuật của GBS.,jsc
Email: dovanhuynh@gbs-jsc.com
Nguyễn Thế Sơn Trưởng phũng Phỏt triển phần mềm.
Tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà nội năm 1997, tốt nghiệp cao học ngành CNTT tại Trường Đại Học Công Nghệ-Đại Hoc quốc gia
Hà nội năm 2006 Ông Nguyễn Thế Sơn bắt đầu sự nghiệp của mỡnh với cụng việc của một lập trỡnh viờn cỏc sản phẩm và hệ thống nhỳng cú sử dụng microcontroler và máy tính Là đồng tác giả của một loạt các sản phẩm được ứng dụng rộng rói trờn thị trường như cột bơm nhiên liệu điện tử, hệ thống mục tiêu tự động, tủ nhiệt, bảng quảng cáo chuyển động, hệ thống đo động cơ, máy phát điện… đồng thời ông cũng là một chuyờn gia trong lĩnh vực lập trỡnh cỏc thiết bị truyền khụng dõy Là một trong những sỏng lập viờn, ụng đảm nhận trách nhiệm trưởng phũng phỏt triển hệ thống phần mềm của GBS.,jsc
Email: theson@gbs-jsc.com
* Hội đồng quản trị có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty:
- Bổ nhiệm, Miễn nhiệm Giám đốc, tổng Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty.
- Duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình.
Phòng hành chính tổng hợp: Quản lý chung về tài chính, lễ tân, lao động Tuyển chọn và đào tạo cán bộ quản lý, ký kết hợp đồng lao động theo chỉ thị của giám đốc Thanh toán tiền lương và tiền công lao động, thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người lao động.
Vốn và các vấn đề tài chính của Công ty
Vốn của Công ty bao gồm các nguồn vốn theo quy định của Nhà nước và được phản ánh trong bảng cân đối tài sản của Công ty theo quy chế hiện hành.
Vốn pháp định của Công ty bao gồm:
Việc lập quỹ, sử dụng quỹ của Công ty thực hiện đúng chế độ tài chính kế toán thống kê, quyết toán và làm báo cáo theo đúng quy định, chế độ hiện hành của Nhà nước.
Lợi nhuận thuộc quyền sử dụng của Công ty là phần còn lại của tổng doanh thu trừ đi chi phí và các khoản nộp nghĩa vụ cho Nhà nước theo chế độ hiện hành.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
Bảng 2.1: Kim ngạch XNK toàn Công ty qua các năm: Đơn vị: Triệu đồng
Năm Tổng kim ngạch XNK % so với kế hoạch
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2005-2007 của Công ty Cổ Phần
Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Có thể nói trong những năm vừa qua tình hình kinh doanh cua Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng ngày càng tăng nhanh cả về mặt số lượng cũng như về chất lượng. Điều này được thể hiện rất rõ trên các bảng trên, cụ thể như về tổng kim ngạch XNK đã tăng một cách rất rõ rệt qua các năm và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch của Bộ giao, năm 2005 tổng kim ngạch toàn công ty chỉ đạt 258.120 triệu đồng nhưng đến năm 2006 thì con số này đã lên đến 324.340 triệuđồng vượt mức kế hoạch 20% và cho đến năm 2007 thì con số này lại tiếp tục tăng đến 385.070 triệu đồng vượt mức kế hoạch là28,3% Đây là một triển vọng rất tốt đẹp về tình hình kinh doanh của công ty.
Trong đó giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu được biểu thị dưới các bảng sau:
Bảng 2.2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu qua các năm: Đơn vị: Triệu đồng
Năm Kim ngạch xuất khẩu % so với kế hoạch
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2005-2007của Cổ Phần Kỹ
Bảng 23: Giá trị kim ngạch nhập khẩu: Đơn vị: Triệu đồng
Năm Kim ngạch nhâp khẩu % so với kế hoạch
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2005-2007 của Công ty Cổ Phần
Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Không những thế kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của công ty cũng luôn biến động theo chiều hướng đi lên Nó được biểu hiện bằng các con số như về kim ngạch xuất khẩu thì năm 2005 chỉ đạt 530,6 triệuđồng nhưng đến năm 2006 đã tăng lên đến 62.130 triệu đồng mặc dù sự tăng trưởng này là không lớn lắm song đó cũng là một nhân tố khẳng định tình hình kinh doanh triển vọng của công ty, và kim ngạch này còn tiếp tục tăng vào năm 2007 lên đến 69.020 triệu đồng vượt mức kế hoạch 15% Thêm vào đó kim ngạch nhập khẩu cũng không ngừng được nâng lên từ 205.060 triệu đồng vào năm 2001 đã tăng lên 262.210 triệu năm 2002 và lên đến316.050 triệu đồng trong năm 2003 vượt mức kế hoạch 15,86%
Từ tình hình kinh doanh trên của Công ty mà hàng năm công ty đã đóng góp một phần rất lớn cho Ngân sách Nhà nước và đem lại một khoản thu nhập khá ổn định cho người lao động góp phần làm cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển.
Trong số những mặt hàng XNK chủ yếu của công ty thì ta có thể kể ra một số mặt hàng tiêu biểu sau:
Bảng 2.4: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn
Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2005-2007 của Công ty Cổ Phần
Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Bảng 2.5: Giá trị nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn
Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Máy chuẩn hoá tín hiệu
Thiết bị đo lường điều khiển
Dây điện và dây cáp quang
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2005-2007 của Công ty Cổ Phần
Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Với tốc độ tăng trưởng của Công ty qua các năm ta vừa phân tích hy vọng trong tương lai Công ty sẽ đẩy nhanh được kim ngạch XNK và thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước từ đó làm tăng doanh thu của công ty.Đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh XNK, mở rộng thị trường kinh doanh, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá do công ty trực tiếp sản xuất ra.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C HÀNG HOÁ XNK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG 55
2.3.1 Tình hình thanh toán bằng L/C hàng hoá XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Hoạt động thanh toán XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng qua Ngân hàng phụ thuộc vào tình hình XNK của công ty Và trong rất nhiều các phương thức thanh toán quốc tế cho hàng hoá XNK thìCông ty Vật tư và XNK đã sử dụng chủ yếu ba phương thức thanh toán chủ yếu là: Phương thức thanh toán L/C, phương thức nhờ thu(D/P) và phương thức chuyển tiền(T/T) Nhưng trong số các phương thức thanh toán trên thì thanh toán bằng L/C chiếm vai trò chủ đạo trong việc thanh toán Đây là một điều hết sức dễ hiểu vì việc chọn lựa phương thức thanh toán bằng L/C cho hoạt động XNK có rất nhiều lý do mà các phương thức khác không thể có được Đó chính là những lý do sau:
- Đây là một hình thức thanh toán có quy trình thanh toán rất chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên trực tiếp thanh toán.
- Đối với người xuất khẩu: Vì L/C là cam kết trả tiền của Ngân hàng, cho nên trong mọi trường hợp khi người xuất khẩu đã thực hiện đầy đủ quy định trong L/C(được xác nhận qua việc kiểm tra bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình) thì chắc chắn nhận được tiền hàng hoá Mặt khác, người xuất khẩu(người sở hữu L/C) có thể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ khi dùng bộ chứng từ hàng hóa xuất khẩu để chiết khấu hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu L/C.
- Đối với người nhập khẩu: Có thể nhận được hàng hoá theo đúng quy định đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương và những chỉ thị trong L/
C như: Số lượng, quy cách phẩm chất, đơn giá, đồng thời chỉ phải trả tiền khi mọi quy định trong L/C được thực hiện đầy đủ.
- Đối với các Ngân hàng tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C: Có thu nhập dưới hình thức thủ tục phí(phí mở L/C, phí thông báo ) đồng thời có điều kiện mở rộng các dịch vụ Ngân hàng khác nhờ vào mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình thanh toán của Công ty ta có thể xem xét các số liệu sau:
Bảng 2.6: Tỷ trọng thanh toán bằng các phương thức của Công ty qua các năm
Phương thức thanh toán Năm 2001
Nguồn: Báo cáo kết quả thanh toán XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được một điều là phương thức thanh toán bằng L/C chiếm vị trí chủ yếu trong các hình thức thanh toán mà công ty đã sử dụng Thanh toán bằng L/C luôn chiếm tỷ lệ trên 80% điều này được thể hiện qua các năm như năm 2005 là 82,3% đã tăng lên đến 83,1% vào năm 2006 và đến năm 2007 thì tỷ lệ này đã lên đến con số 95,2% một con số rất lớn Qua đó ta thấy được các ưu điểm của việc thanh toán bằng L/C là rất lớn.
2.3.2 Quy trình thanh toán bằng L/C hàng hoá XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
2.3.2.1 Nguyên tắc giao dịch trong thanh toán bằng L/C của các Ngân hàng với Công ty.
Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng thương thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C qua 3 Ngân hàng là Ngân hàng Công Thương-Hoàn Kiếm, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Công ty và các Ngân hàng trên đều thống nhất với nhau các nguyên tắc sau:
- Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của Công ty và lợi ích của Ngân hàng.
-An toàn vốn trong kinh doanh và đảm bảo bí mật cho công ty
-Thực hiện việc thanh toán theo chế độ quy định, đồng thời phù hợp với các thông lệ quốc tế do phòng thương mại quốc tế ban hành như: Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ấn bản số 600(UCP 600)
2.3.2.2 Nội dung giấy yêu cầu mở thư tín dụng
Giấy yêu cầu mở thư tín dụng bao gồm những nội dung sau:
*Người yêu cầu mở thư tín dụng(L/C)
*Những chứng từ cần xuất trình khi thanh toán
Dưới đây là một minh hoạ cụ thể một mẫu giấy yêu cầu mở L/C(xem phụ lục):
2.3.2.3 Nội dung cụ thể của thư tín dụng
Số hiệu của thư tín dụng:Tất cả các L/C đều có số hiệu riêng Cụ thể trên mẫu thư tín dụng trên thì số hiệu của L/C là 009020601 ILC 0009
Địa điểm và ngày mở thư tín dụng: Thư tín dụng được mở vào ngày 02/04/2004 và được mở tại Ngân hàng Công thương- Hoàn Kiếm- Hà Nội
Loại thư tín dụng: Đây là nội dung quan trọng có tác dụng điều khiển tính chất, nghiệp vụ, quyền lợi của các bên liên quan
Cụ thể trên đây là loại thư tín dụng không huỷ ngang có thể chuyển nhượng được(Irrevocable, trasferable L/C)
Tên và địa chỉ của các bên liên quan đến L/C: Trong L/C tất cả các thành viên có liên quan tới giao dịch như:
-Người xin mở L/C: Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng -Người thụ hưởng L/C(người hưởng lợi): Chukyo Jukico.,ltd
-Ngân hàng: Các Ngân hàng tham gia trong L/C bao gồm có Ngân hàng mở L/C là Ngân hàng Công thương- Hoàn Kiếm, Ngân hàng thông báo là Ngân hàng phục vụ doanh nghiệp của Nhật Bản.
Số tiền của thư tín dụng: Trên thư tín dụng trên thì số tiền được ghi bằng cả chữ và số, cụ thể là 2 triệu JPY(hai triệu yên chẵn)
Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng: Đó là thời hạn mà Ngân hàng Công thương Việt Nam cam kết trả tiền cho người xuất khẩu của Nhật Bản ngày 02/4/2007
Thời hạn giao hàng: Đó là ngày mà sau đó ít nhất 3 ngày khi mà L/C có hiệu lực
Các nội dung về hàng hoá: Đây là những điều khoản mà cả 2 bên cùng phải thoả thuận như: Tên hàng (KOMATSU), số lượng (01), trọng lượng, giá cả (JPY 2,000,000), quy cách phẩm chất, bao bì, mẫu mã một cách chi tiết.
Các nội dung về vận tải, vận chuyển và các điều kiện giao hàng(CIF Haiphong),nơi nhận tại cảng Hải Phòng, còn nơi giao hàng tại cảng của Nhật Bản.
Các điều kiện khác: Chữ ký của Ngân hàng Công thương Việt Nam, sự cam kết trả tiền của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
2.3.2.4 Các bước tiến hành: Đó là các bước tiến hành trong quá trình bắt đầu từ khi có nhu cầu về ký hợp đồng thương mạihàng hoá sau đó các bên tiến hành lựa chọn phương pháp thanh toán bằng L/C Công ty có thể đóng cả vai trò là người xuất khẩu cũng như người nhập khẩu tham gia vào quan hệ thanh toán.Trong trường hợp này ta xét trên khía cạnh công ty là doanh nghiệp nhập khẩu và trong quy trình thanh toán bằng L/C thì Ngân hàng Công thươngViệt Nam đóng vai trò là Ngân hàng mở L/C, thay mặt Công ty Cổ Phần
Kỹ Thương Sao Đại Hùng trả tiền cho doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ngoài Toàn bộ quy trình thanh toán được diễn ra như sau:
Bước1: Khi công ty có nhu cầu về nhập khẩu một mặt hàng nào đó nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước hoặc cho nhu cầu của khách hàng và đã được sự phê duyệt của ban giám đốc thì bộ phận thuộc phòng kinh doanh sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác của mình và thoả thuận sẽ thanh toán bằng hình thức L/C, sau đó sẽ lên kế hoạch lập phương án kinh doanh Trong phương án kinh doanh phải nói rõ về mặt hàng cần nhập khẩu và xác định được các đối tượng thuộc đầu vào và đầu ra cho mặt hàng đó Sau đó bộ phận kinh doanh này sẽ làm đơn yêu cầu Ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu ở nước ngoài hưởng Nội dung cụ thể của L/C được Công ty và Ngân hàng Công thương Việt Nam lập ra dựa trên các điều khoản trên hợp đồng ngoại thương đã được ký kết giữa công ty và đối tác của mình.
Bước 2: Khi Ngân hàng đã đồng ý mở L/C thì Ngân hàng sẽ gửi một bản cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua Ngân hàng phục vụ doanh nghiệp này Doanh nghiệp xuất khẩu sau khi xem xét các điều khoản trên L/C xem có đúng với những nội dung mà hai bên đã ký kết hay không, nếu không có gì cần phải sửa đổi thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đồng ý ký chấp nhận vào bộ chứng từ và hoàn tất thủ tục giao hàng.
VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN BẰNG L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XNK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
Như phần trên đã nói, Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng sử dụng chủ yếu là 3 phương thức thanh toán đó là: Phương thức thanh toán bằng L/C, phương thức thanh toán nhờ thu(D/P), phương thức thanh toán chuyển tiền(T/T) Nhưng phương thức thanh toán bằng L/C qua thống kê thì luôn luôn chiếm tỷ lệ rất cao từ trên 80% đến hơn 90% tổng giá trị thanh toán toàn công ty Nhìn chung phương thức thanh toán bằng L/C được sử dụng rất phổ biến trong thanh toán hàng hoá XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng nói riêng và các công ty kinh doanh XNK nói chung Bởi vì ngoài những ưu điểm của việc thanh toán bằng L/C đã phân tích ở trên thì L/C được mở dựa trên những điều kiện do người nhập khẩu đưa ra xuất phát từ hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu Nhưng khi nó đã được mở thì nó trở thành một giao dịch riêng biệt, độc lập với hợp đồng ngoại thương, trở thành bản cam kết trả tiền của Ngân hàng Việc sử dụng phương pháp thanh toán bằng L/C có vai trò rất lớn trong việc thanh toán hàng hoá XNK của công ty, nó thể hiện trên những chức năng vốn có như sau:
Có thể hiểu đơn giản rằng L/C là sự cam kết của Ngân hàng mở L/C sẽ trả tiền cho người bán nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C Ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán theo lệnh của người mua hoặc trả tiền cho các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát Ngân hàng cũng có thể uỷ thác cho một Ngân hàng khác tiến hành thanh toán và thu phí khi thực hiện xong Nói tóm lại là L/C đã được mở thì chắc chắn sẽ được thanh toán nếu như không có gì sai sót xảy ra.
Khi Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng với vai trò là người mua, nếu có yêu cầu xin mở L/C thì phải ký quỹ một khoản tiền nhất định, số tiền ký quỹ này vẫn được hưởng lãi Mặt khác, Ngân hàng cho vay ký quỹ đã thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng, khách hàng phải trả lãi cho khoản vay đó.
L/C là sự cam kết của Ngân hàng mở L/C đảm bảo trả tiền cho người bán ngay cả trong trường hợp người mua không có khả năng thanh toán Thông qua phương tiện thanh toán này quyền lợi của nhà xuất khẩu được đảm bảo vì chỉ cần nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo thì có thể được thanh toán tiền Đồng thời doanh nghiệp nhập khẩu cũng sẽ nhận được hàng khi mà Ngân hàng đã đồng ý thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Ngoài những chức năng vốn có của L/C trên thì thanh toán bằng L/
C đối với Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng còn có vai trò rất lớn, nó đã gián tiếp làm tăng lợi nhuận kinh doanh của công ty, làm cho hoạt động kinh doanh XNK của công ty ngày càng trôi chảy, mở rộng kinh doanh với nhiều khách hàng nước ngoài, tạo được uy tín cho công ty.
Khi công ty lựa chọn phương thức thanh toán L/C thì trong quá trình từ lúc mở L/C đến khi nhận được hàng(công ty đóng vai trò là DNNK) để xảy ra các sai sót đã hạn chế được rất nhiều Khi công ty làm đơn yêu cầu Ngân hàng Công thương-Hoàn Kiếm mở L/C cho mình thì công ty chỉ phải ký quỹ một khoản tiền bằng 10% tổng giá trị của lô hàng nhập vì công ty là khách hàng truyền thống và có uy tín trong kinh doanh nên mức ký quỹ của công ty là thấp, đây là một thuận lợi rất lớn cho công ty, hơn nữa với sự hướng dẫn nhiệt tình của các nhân viên của phòng thanh toán quốc tế của Ngân hàng đã giúp cho công ty lập được bản yêu cầu mở L/C một cách chính xác, có thể nói là hoàn hảo, đồng thời trong quá trình mở L/C thì khả năng xảy ra các tranh chấp, thiếu sót đã giảm đáng kể, tình trạng phải sửa đổi lại L/C đã giảm một cách đáng kể, từ đó tiết kiệm được chi phí cho công ty Mặt khác, Ngân hàng Công thương-Hoàn Kiếm là một trong những Ngân hàng có uy tín trong thanh toán quốc tế rất lớn nên khả năng đảm bảo thanh toán tiền cho công ty là hoàn toàn yên tâm, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tin tưởng vào khả năng thanh toán này từ đó đã gián tiếp làm tăng uy tín cho công ty Thêm vào đó, công ty chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ đã làm cho chi phí của công ty giảm đáng kể.
Không những thế nếu một L/C được soạn thảo đơn giản nhưng chặt chẽ đảm bảo được quyền lợi của các bên sẽ giúp cho việc thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết Đây là một nhân tố cần thiết giúp giảm thiểu các chi phí trong thanh toán cũng như hạn chế các tranh chấp xảy ra từ đó đã gián tiếp làm tăng lợi nhuận cho công ty.
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG
ĐỊNH HƯỚNG XNK VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Trong năm 2009, Với những thành công đó đạt được công ty Cổ phần kỹ thương Sao Đại Hùng đã đề ra những phương hướng và nhiệm vụ cho XNK như sau:
Tổng kim ngạch XNK: 40,5 triệu đồng: Trong đó:
Các mặt hàng chủ yếu gồm:
- Mỏy tớnh cụng nghiệp và cỏc sản phẩm của IEI Lắp đặt thiết bị dầu khí, Thiết bị viễn thụng,Thiết bị chuẩn hoỏ tớn hiệu - TimeElectronics Products,Thiết kế và tớch hợp hệ thống,Thiết bị đo lường điều khiển, Thiết bị đo lường điều khiển, Hệ thống giỏm sỏt, Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống tự động hóa, Xõy lắp cụng trỡnh viễn thụng, Lắp đặt thiết bị hàng hải, Cung cấp thiết bị và linh kiện
Doanh thu dự kiến: 350 tỷ đồng
Lợi nhuận dự kiến: 25 tỷ đồng
Về nhập khẩu: Công ty Vật tư và XNK dự kiến nhập khẩu chủ yếu là các loạin máy móc thiết bị như: Máy xây dựng, máy xúc đào, máy giặt, máy phôtô, đồng tấm, sắt lá, dây điện và dây cáp quang
Trong năm 2004, doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của mình như: dưa chuột, khăn mặt, bàn chải, hòm carton thêm vào đó triển khai mạng lưới thu mua nhằm mở rộng thị trường với nhiều phương thức kinh doanh linh hoạt Doanh nghiệp không ngừng củng cố quan hệ với các bạn hàng truyền thống mà còn khai thác một cách tích cực hơn đối với một số thị trường mới thông qua các cuộc hội thảo, các hội chợ Bên cạnh đó doanh nghiệp còn khai thác thêm một số mặt hàng xuất khẩu mới nhằm nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu lên cao hơn nữa trong các năm tiếp theo.
Không những thế Công ty còn kết hợp giữa sản xuất kinh doanh XNK với làm ăn nội địa có hiệu quả Các phương án kinh doanh đề ra phải nhằm đạt được lợi nhuận tối đa cho công ty và giảm thiểu được các khoản chi phí Các hoạt động kinh doanh phải được kiểm tra và báo cáo thường xuyên, kịp thời nhằm hạn chế những sự cố xảy ra từ đó có các phương hướng giải quyết kịp thời.
Có các biện pháp quản lý, kiểm tra, rheo dõi chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu, có thái độ phục vụ chu đáo đối với khách hàng, làm tốt công tác bảo hành, các dịch vụ sau bán hàng nhằm tạo niềm tin ở khách hàng từ đó sẽ góp phần lôi kéo được khách hàng về phía mình ngày càng nhiều.Điều chỉnh lại phương thức giao khoán để nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Khai thác tối đa Xí nghiệp sản xuất bao bì Phố Nối-Hưng Yên, nâng cấp và điều chỉnh lại cơ cấu kinh doanh nhằm đẩy nhanh lượng hàng sản xuất ra tạo thêm thu nhập cho công nhân viên phân xưởng.
Nghiên cứu, tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ nhằm đáp ứng được với các cơ cơ chế, chính sách của nền thương mại quốc tế hiện nay.
3.1.2 Xu hướng phát triển phương thức thanh toán L/C của Công ty trong thời gian tới
Nhìn lại các kết quả mà trong thời gian qua Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng đã đạt được, công ty đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động XNK nói chung và đối với hoạt động thanh toán hàng hoá XNK nói riêng.
Công ty luôn duy trì phương châm “an toàn-hiệu quả- phát triển”, đồng thời căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước năm
2004 và nhiệm vụ của Bộ, công ty đã đề ra mục tiêu cho năm 2004 đối với lĩnh vực thanh toán XNK là đa dạng hoá các loại hình thanh toán XNK và đặc biệt chú trọng đến phương thức thanh toán bằng L/C và duy trì thế mạnh của phương thức này trong công tác thanh toán XNK Cụ thể của phương hướng này được thể hiện như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng hình thức thanh toán bằng L/C cao hơn nữa, nâng cao tỷ lệ thanh toán hàng XNK bằng L/C trong tổng giá trị các lô hàng nhập khẩu, đồng thời trong quá trình mở L/C giảm thiểu được những sai sót dẫn đến tranh chấp trong thanh toán Vì thanh toán bằng L/C đem lại cho công ty rất nhiều những lợi thế nên việc khai thác một cách tối đa những ưu điểm cuả phương thức này là một điều rất cần thiết Bên cạnh đó công ty cũng nên sử dụng thêm một số dịch vụ khác của Ngân hàng như sử dụng các phương thức thanh toán khác để có thể vận dụng vào tình hình của công ty mình được phù hợp Trong năm 2004 công ty dự kiến sẽ nâng tỷ lệ thanh toán bằng L/C lên đến hơn 95% trong tổng các phương thức thanh toán trong toàn công ty.
Mặt khác, công ty cần luôn duy trì mối quan hệ truyền thống với các Ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho việc thanh toán được thuận lợi hơn. Không những thế công ty cần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ vào công tác thanh toán để nâng cao hơn nữa chất lượng thanh toán.
Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong thẩm quyền giải quyết về chứng từ của công ty và của Ngân hàng để nâng cao chất lượng và doanh số thanh toán xuất nhập khẩu.
Thường xuyên tổ chức nghiên cứu các tập quán về thanh toán xuất nhập khẩu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trao đổi kinh nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong thanh toán XNK nói chung và trong phương thức thanh toán bằng L/
3.2 CÁC RỦI RO THƯỜNG THẤY TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C, BIỆN PHÁP PHềNG TRÁNH RỦI RO
3.2.1.1 Rủi ro đối với người xuất khẩu
Trong thanh toán tín dụng chứng từ, người xuất khẩu thường gặp phải rủi ro do chính bản than mỡnh gõy ra và cả do cỏc chủ thể khỏc gõy nờn, điển hỡnh là cỏc rủi ro sau đây:
CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC
3.3.1 Biện pháp về phía công ty
Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng cần hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình, xác định và phân công rõ các chức vụ, chức danh để công việc thanh toán có thể tiến hành thuận lợi hơn đảm bảo các nguyên tắc an toàn trong kinh doanh Cụ thể như cần phải có riêng một bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm về khâu từ khi ký hợp đồng kinh doanh đến khi làm các thủ tục trong quá trình thanh toán với đối tác thông qua Ngân hàng nhằm đảm bảo cho hiệu quả của công việc đạt đến trình độ chuyên môn hoá từ đó sẽ đem lại kết quả cao hơn so với việc là bất kể nhân viên nào cũng có thể đảm nhận công việc thanh toán.
Mặt khác, Công ty cần sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, có kế hoạch đào tạo về các nghiệp vụ XNK, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tiếp thu những kiến thức mới về luật pháp, văn hoá tôn giáo của các nước khác. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ giỏi trong lĩnh vực kinh doanh XNK và thanh toán quốc tế thì một phương pháp đào tạo hiệu quả cao đó là có thể đưa các cán bộ nguồn của công ty ra nước ngoài học tập Sống trong một môi trường mà ở đó họ được tiếp xúc với những con người đầy kinh nghiệm trong chuyên môn, tinh thần làm việc cao, tác phong công nghiệp thì chắc chắn một điều là đội ngũ cán bộ của công ty sẽ tiếp thu và học tập được rất nhiều những kinh nghiệm quý báu từ đó sẽ góp phần giúp cho công ty giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình thanh toán quốc tế Không những thế còn có thể tránh được những tranh chấp xảy ra trong quá trình thanh toán. Đồng thời, Công ty Vật tư và XNK cũng cần phải trang bị cho bộ phận thanh toán quốc tế những phương tiện làm việc hiện đại trong công việc của mình như máy vi tính, máy fax
*Về mặt nghiệp vụ: Đây là giải pháp nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty
Con người- chủ thể của quá trình lao động,của mọi nguồn của cải vật chất, con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội Vì vậy việc xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ, giàu trí tuệ, am hiểu nghề nghiệp, có nhân cách, có tâm hồn, có đạo đức nghề nghiệp, là một điều hết sức cần thiết Để có được điều này, công ty phải có một chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ của cán bộ toàn công ty nói chung và cán bộ thanh toán XNK nói riêng Các quy định hướng dẫn, các chế độ ban hành để hiểu được cần phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ Nếu cán bộ của công ty có trình độ về kỹ thuật nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, biết vận dụng một loạt những ưu thế của công ty mình thì sẽ tạo ra một chất lượng dịch vụ cao, nâng cao được uy tín của công ty Muốn vậy đội ngũ cán bộ thanh toán cần phải có những điều sau:
-Cần được theo học các khoá học về nghiệp vụ kinh doanh XNK. Cộng với kinh nghiệm làm việc thực tế của mình, các cán bộ cần trau dồi kiến thức, vận dụng sáng tạo, tìm hiểu và nắm rõ các điều luật liên quan như luật thương mại, luật bảo hiểm, luật kinh doanh XNK hàng hoá để từ đó nếu có các phát sinh trong quá trình thanh toán thì biết cách xử lý kịp thời.
- Thêm vào đó các cán bộ này còn phải được đào tạo một cách chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và nghiệp vụ Ngân hàng để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
- Giỏi chuyên môn nghiệp vụ là điều rất cần nhưng cũng cần phải giỏi cả về tin học như việc sử dụng các phần mềm máy vi tính để có thể truy cập được những thông tin bổ ích giúp cho việc nâng cao kiến thức, đồng thời việc học ngoại ngữ cũng không kém phần quan trọng, nếu có kiến thức ngoại ngữ thì có thể giúp công ty trong việc giao tiếp với các đối tác nước ngoài và hiểu được các văn bản bằng tiếng nước ngoài một cách đúng nghĩa.
- Điều không thể thiếu được là các cán bộ phòng thanh toán phải luôn tiếp cận với các dịch vụ mới của Ngân hàng, chủ động tiếp cận các văn bản, chính sách mới về thanh toán bằng L/C nói riêng và các hình thức thanh toán khác nói chung.
*Về số tiền ký quỹ:
Khi có yêu cầu mở L/C thì Ngân hàng nào cũng yêu cầu công ty phải ký quỹ một khoản tiền nhất định tuỳ theo sự quy định của Ngân hàng. Đối với Công ty Vật tư và XNK do có quan hệ tốt với các Ngân hàng nên tỷ lệ ký quỹ của Công ty thường là 10-15% giá trị của hợp đồng ngoại thương Điều này là rất có lợ cho công ty vì vốn có thể được sử dụng một cách linh hoạt hơn, nhưng lại có nhiều rủi ro hơn cho Ngân hàng
Nếu Ngân hàng yêu cầu công ty ký quỹ một khoản tiền cao hơn chẳng hạn từ 25-30% giá trị của hợp đồng thì Ngân hàng sẽ gặp ít rủi ro hơn trong quá trình thanh toán với trường hợp chẳng may công ty gặp sự cố mất khả năng thanh toán tạm thời Lúc này thì trách nhiệm của Ngân hàng sẽ phần nào được giảm bớt Trong trường hợp Công ty chỉ ký quỹ 10- 15% thì trách nhiệm của Ngân hàng trong quá trình thanh toán sẽ cao hơn, có nghĩa là việc thanh toán tiền cho bên xuất khẩu chắc chắn sẽ được Ngân hàng đảm bảo.
Hiện nay các Ngân hàng chấp nhận cho công ty ký quỹ cả bằng nội tệ và ngoại tệ, điều này giúp cho công ty chủ động hơn trong việc ký quỹ.
Vì vậy công ty cần tạo một uy tín tốt đối với các Ngân hàng truyền thống của mình để có thể duy trì được tỷ lệ ký quỹ thấp như trên, đồng thời để tiện cho việc theo dõi của công ty thì công ty cũng nên đề nghị với Ngân hàng việc ký quỹ bằng các đồng ngoại tệ mạnh như USD, EURO, theo xu hướng chung như hiện nay.
*Về quá trình mở L/C hoặc hưởnglợi L/C:
Khi Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng đóng vai trò là doanh nghiệp nhập khẩu thì trong quá trình yêu cầu Ngân hàng mở L/C cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thời gian mở L/C phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương để tránh sự ứ đọng về hàng hoá và đảm bảo hàng được chuyển đến kịp thời Vì vậy cần cân nhắc thời gian từ lúc làm thủ tục để chuyển hàng đến khi hàng được chuyển vào kho của công ty sao cho hợp lý không để tình trạng khi chưa nhận được hàng mà thời hạn của L/C đã hết hạn, hoặc thời hạn của L/
C qúa dài gây ảnh hưởng không tốt đến qúa trình giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
- Mọi quy định về hàng hoá như số lượng, đơn giá, mẫu mã, quy cách phẩm chất phải được đảm bảo chính xác như đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết Khi nhận hàng thì công ty phải kiểm tra cẩn thận tránh các tranh chấp xảy ra sau này.
-Trong quá trình thanh toán thì công ty cần chủ động thanh toán sau khi đã kiểm tra bộ chứng từ và thấy không có gì khúc mắc so với hợp đồng, sự chủ động này sẽ tạo ra cho công ty một uy tín làm ăn tốt với các bạn hàng của mình.