THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG 3 1.1 Tổng quan về Công ty giấy và bao bì Phú Giang
Quá trình hình thành, nhiệm vụ và sự phát triển
Công ty giấy và bao bì Phú Giang là một Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo Giấy phép số 2 GP/TLDN, ngày 02/05/1999 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 7196 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 27/05/1999 Địa chỉ: Thôn Tam Tảo, Xã Phú Lâm, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh Vốn điều lệ: 12.500.000.000 VNĐ
Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất giấy và bao bì
Công ty giấy và bao bì Phú Giang, tiền thân là tổ sản xuất giấy Hạ Giang, được thành lập từ tháng 10 năm 1991 Đến tháng 01 năm 1994 được chuyển thành xí nghiệp tập thể cổ phần giấy Phú Giang, và đến ngày 20 tháng 05 năm
1999, chuyển đổi thành Công ty giấy và bao bì Phú Giang.
Trải qua 16 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã đứng vững và từng bước phát triển phù hợp với điều kiện mới Hiện nay, Công ty có một đội ngũ đông đảo công nhân viên lành nghề, với hai xí nghiệp sản xuất: xí nghiệp sản xuất giấy và xí nghiệp sản xuất bao bì Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở cả 3 miền đất nước Năm 2004, Công ty đã được tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ ISO 9001 - 2000 về chất lượng sản phẩm.
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 - K35
Trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giấy và bao bì Phú Giang đã đạt được những kết quả sau: Đơn vị tính: ngàn đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu thuần 38.250.000 42.100.000 44.780.000 Giá vốn hàng bán 36.704.082 40.219.000 42.599.452
Chi phí quản lý kinh doanh 1.120.000 1.355.000 1.512.000 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 425.918 526.000 668.575
Đặc điểm tổ chức bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 5 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
1.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
- Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty, có quyền lãnh đạo và điều hành toàn bộ công tác tổ chức quản lý, tài chính, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của toàn Công ty.
- Phó Giám đốc – kiêm Giám đốc xí nghiệp giấy: tham mưu cho Giám đốc, điều hành công việc dựa trên quyết định của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp giấy.
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 - K35
Phó giám đốc công ty
(Giám đốc xí nghiệp giấy)
Phòng tổ chức hành chính
Phó giám đốc công ty (Giám đốc xí nghiệp bao bì)
- Phó Giám đốc – kiêm Giám đốc xí nghiệp bao bì: tham mưu cho Giám đốc, điều hành công việc dựa trên quyết định của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp bao bì
- Phòng kế toán: Giúp lãnh đạo Công ty trong hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch tài chính, nhu cầu vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản trong Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách các vấn đề về nhân sự, công tác tổ chức Đảng, công tác Đoàn, công tác thanh niên.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý máy móc, thiết bị và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiêu thụ sản phẩm, căn cứ vào nhu cầu của thị trường để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
- Phòng bảo vệ: Đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa hoả hoạn, cháy nổ.
1.1.2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của Công ty giấy và bao bì Phú Giang
Xuất phát từ điều kiện cụ thể của mình, Công ty đã tổ chức bộ phận sản xuất gồm 2 xí nghiệp sản xuất Mỗi xí nghiệp sản xuất là một thành viên củaCông ty, chịu sự chỉ đạo của Công ty trên tất cả các lĩnh vực, có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Mỗi xí nghiệp không những là khâu cơ bản trong quá trình sản xuất của Công ty mà còn là một dơn vị cơ sở trong tổ chức thông tin kinh tế của Công ty Tuỳ theo nhiệm vụ và chức năng sản xuất, mỗi xí nghiệp có những vị trí quan trọng khác nhau.
Hiện nay, Công ty giấy và bao bì Phú Giang có 2 xí nghiệp thành viên:
- Xí nghiệp giấy: Chuyên sản xuất giấy Karap, giấy cuộn, giấy Karap sóng
- Xí nghiệp bao bì: Sản xuất bao bì cotton
Quy trình sản xuất sản phẩm:
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình khép kín, trong đó nguyên liệu đầu vào là bột giấy nhập khẩu đến sản phẩm là giấy Karap, giấy cuộn, giấy Karap sóng và bao bì carton qua công nghệ nghiền, bơm, ép, cắt cuộn
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 - K35
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY GIẤY VÀ
Xí nghiệp giấy Xí nghiệp bao bì
Bột giấy nhập khẩu Giấy lề, bột giấy
Bể ngâm Máy khuấy hồ
Máy nghiền Hà Lan Keo tinh bột
Máy nghiền thuỷ lực Máy tạo sóng
Máy nghiền đĩa Máy dàn sóng
Máy bơm bột Dàn sấy nhiệt
Bể chứa bột Máy hoàn thiện
Bể pha loãng Máy định hình hộp
Máy bơm seo Máy đóng ghim
Đặc điểm về bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty giấy và bao bì Phú Giang
1.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, Công ty giấy và bao bì Phú Giang áp dụng hình thức kế toán tập trung Phòng kế toán tài chính Công ty bao gồm 11 người đảm nhiệm các phần khác nhau: Một kế toán trưởng, 9 kế toán nghiệp vụ và một thủ quỹ.
- Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát toàn bộ mọi hoạt động của bộ máy kế toán của Công ty, từ đó đề xuất, tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty điều hành tài chính, tài sản, tiền mặt của Công ty đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Kế toán thanh toán: Giám sát việc thu chi qua các chứng từ và tình hình thanh toán với khách hàng, các khoản thuế phải nộp Nhà nước, các khoản phải trả công nhân viên
- Kế toán tài sản cố định: Ghi chép, phản ánh đầy đủ về số lượng, hiện trạng, giá trị tài sản hiện có, tình hình tăng, giảm, giá trị hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử dụng.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ: Phản ánh, ghi chép đầy đủ tình hình nhập, xuất, tồn các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, cuối tháng đối chiếu với số liệu thực tế và cung cấp số liệu đúng đắn để tính chi phí vào giá thành sản phẩm.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Theo dõi, tính toán đầy đủ mọi thông tin chi tiết về toàn bộ chứng từ kế toán liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản khác về thu nhập của người lao động.
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 - K35
- Kế toán tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tính khấu hao tài sản cố định…để tập hợp chi phí và thực hiện tính giá thành sản phẩm theo đúng đối tượng và phương pháp tính giá thành.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Theo dõi, ghi chép đầy đủ, kịp thời quy trình nhập - xuất kho thành phẩm, tính toán đúng đắn giá trị vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng, các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả tiêu thụ thành phẩm của Công ty.
- Thủ quỹ: Theo dõi và ghi chép đầy đủ thông tin chi tiết hàng ngày về toàn bộ chứng từ thu, chi diễn biến trong ngày, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Công ty về tiền mặt tại quỹ mà Công ty giao cho quản lý.
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp các chứng từ kinh tế phát sinh để ghi vào các sổ sách tài khoản liên quan, kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán các bộ phận khác liên quan, cuối kỳ lập báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán và khoá sổ chốt dư cuối kỳ của các tài khoản.
- Các nhân viên hạch toán ở các xí nghiệp thành viên: Tổ chức tập hợp số liệu, chứng từ gửi về phòng kế toán của Công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG
1.1.3.2 Một số nội dung tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Doanh nghiệp thực hiện 2 loại chứng từ là chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn.
- Chứng từ kế toán bắt buộc: Là những chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền, bao gồm: phiếu thu, phiếu chi, séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái, các loại hoá đơn bán hàng và mẫu chứng từ bắt buộc khác Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định mà doanh nghiệp phải thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi các chỉ tiêu và áp dụng thống nhất cho các đơn vị kế toán hoặc từng đơn vị kế toán cụ thể.
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 - K35
Kế toán tài sản cố định
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Kế toán tiền lương BHXH, kinh phí công đoàn
Kế toán tính giá thành sản phẩm
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm
Nhân viên hạch toán kế toán ở các xí nghiệp thành viên
- Chứng từ kế toán hướng dẫn: Là mẫu chứng từ kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; ngoài các nội dung quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam từ tài khoản loại 1 đến tài khoản loại 9 Ngoài ra, doanh nghiệp còn dùng một số tài khoản ngoài bảng (tài khoản loại 0).
Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ vào quy mô, yêu cầu của doanh nghiệp, căn cứ vào trình độ cán bộ kế toán, doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái gồm các loại sổ kế toán sau:
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái:
- Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả hai phần Nhật ký và Sổ cái.Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại(phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định ký một đến ba ngày Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giấy và bao bì Phú Giang
1.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Ở Công ty giấy và bao bì Phú Giang, những sản phẩm lao vụ được sản xuất, chế tạo ở các phân xưởng như phân xưởng sản xuất giấy, phân xưởng sản xuất bao bì Do đó, đối tượng hạch toán chi phí là ở từng phân xưởng.
1.2.1.2 Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm, tính chất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành ở Công ty giấy và bao bì Phú Giang là sản phẩm giấy và sản phẩm bao bì cotton.
1.2.2 Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giấy tại Công ty
1.2.2.1 Hạch toán chi phí sản xuất
1.2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất:
* Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất, công ty giấy và bao bì Phú Giang phân loại chi phí sản xuất theo 2 loại:
+ Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục: toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia làm các khoản mục chi phí sau:
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 - K35
- Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, điện năng.
Nguyên vật liệu chính gồm: Bột giấy trắng nhập khẩu, bột giấy nấu từ Cle, gỗ, cây Bồ đề, giấy lề trắng bãi bằng, lề cúp xê.
Vật liệu phụ gồm: phèn, nhựa thông, Bột CuCO3, Xuýt NaOH, keo AKD, Bột Tu líp…
Nhiên liệu, điện năng: Khí đốt (than)
- Chi phí về nhân công trực tiếp là những chi phí về tiền lương, phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ sản xuất, quản lý sản xuất của từng phân xưởng như khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài…
+ Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế
- Chi phí nhiên liệu, động lực
- Chi phí lương, các khoản phụ cấp theo lương
- Các khoản tính theo lương
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
* Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Căn cứ vào đặc thù sản xuất, vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty giấy và bao bì Phú Giang cho nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở công ty được xác định ở từng phân xưởng sản xuất Ở xí nghiệp giấy thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh của DN bao gồm nhiều loại với tính chất và
1 8 nội dung khác nhau Việc tập hợp chi phí của công ty giấy và bao bì Phú Giang được tiến hành như sau:
- Tập hợp các chi phí cơ bản liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng Ở xí nghiệp giấy các chi phí gồm Bột giấy nhập khẩu, bột Cle nứa, bột gỗ, giấy bãi bằng, phèn kép, nhựa thông, sô đa, bột CaCO3, than cục, lương công nhân trực tiếp sản xuất, các chi phí bằng tiền khác Ở xí nghiệp bao bì đối tượng tập hợp chi phí gồm giấy cuộn, axít, dầu diezen, mực in, sô đa, lương công nhân trực tiếp sản xuất, các chi phí sản xuất chung….
- Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm giấy, sản phẩm bao bì.
- Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
1.2.2.1.2 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
Công ty giấy và bao bì Phú Giang có 2 xí nghiệp sản xuất là: Xí nghiệp sản xuất giấy có giấy KaRáp, giấy cuộn, giấy KaRáp Sóng, Xí nghiệp sản xuất bao bì có bao bì cotton, bao bi song.
Trong khuôn khổ chuyên đề này em chỉ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 1 số giấy thành phẩm ở xí nghiệp sản xuất giấy. Đi từ kế hoạch tháng 11/2006 công ty sản xuất 53.960 kg giấy thành phẩm KaRáp; 35.660 Kg giấy cuộn; 56.680 Kg giấy Ka Ráp sóng Từ kế hoạch trên việc hạch toán chi phí sản xuất các loại giấy thành phẩm được tiến hành như sau:
* Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp ở xí nghiệp giấy là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 - K35
Chi phí nguyên liệu chính trực tiếp ở xí nghiệp giấy là bột giấy trắng nhập khẩu, bột gỗ, giấy lề trắng bãi bằng
Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp gồm bột Tu líp, Bột CaCO3, nhựa thông, phèn kép, sô đa, keo AKD …
Chi phí về nhiên liệu: Than cục, xăng, dầu các loại
+ Cách xác định vật liệu xuất kho:
Lượng vật liệu nhập kho trong kỳ = Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ = Số lượng vật liệu tồn cuối kỳ + Về mặt giá trị:
Trị giá thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ = Số lượng vật liệu xuất kho trong kỳ x Đơn giá hạch toán vật liệu xuất kho trong kỳ x Hệ số giá Trong đó đơn giá hạch toán vật liệu xuất kho do Công ty tự xây dựng, thông thường Công ty lấy đơn giá mua thực tế vật liệu ngay ngày đầu tiên trong năm.
Hệ số giá = Trị giá thực tế VL tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế VL nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán VL tồn đầu kỳ + Trị giá hạch toán VL nhập trong kỳ
Tại Công ty giấy và bao bì Phú Giang, tổ chức tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên các phiếu xuất kho bao giời cũng ghi rất rõ đối tượng chịu chi phí và kế toán sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán dùng tài khoản 621- “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và được mở chi tiết cho từng xí nghiệp.
- TK 621.1 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp giấy”
- TK 621.2 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp bao bì”
Trong quá trình sản xuất, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế tại các xí nghiệp, phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Ví dụ: Trích phiếu xuất kho vật liệu:
GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG
Họ và tên người nhận hàng: Lê Thị Hoà – Xí nghiệp giấy
Lý do xuất kho: Sản xuất giấy
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
Mã số Đơn vị tính
1 Bột giấy nhập khẩu kg 167.520 167.520 20.000 3.350.400.000
Cộng bằng chữ: Ba tỷ ba trăm sáu mươi bẩy triệu đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Như vậy, phiếu xuất kho là một căn cứ để thủ kho xuất vật liệu theo đúng chủng loại, quy cách, khối lượng, đồng thời cũng là cơ sở để kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN
Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty giấy và bao bì Phú Giang
Vượt qua những năm phấn đấu không ngừng Công ty giấy và bao bì Phú Giang đã vượt qua khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển Với sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế của quản trị doah nghiệp và sự phát triển của bộ máy quản lý kinh tế giúp Công ty từng bước hoà nhập với nhịp độ phát triển của đất nước, hoàn thành tốt chỉ tiêu lợi nhuận góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
Song song với việc vận dụng và sáng tạo các biện pháp quản ý kinh tế, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán luôn là mục tiêu hàng đầu cấp bách và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty giấy bao gì nói riêng Là một phần quan trọng trong công tác tổ chức kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được quan tâm thích đáng đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ Tuy nhiên do những yếu tố khách quan vẫn còn tồn tại những vấn đề chưa thật hợp lý, chưa thật tối ưu.
Trong phạm vi nghiên cứu chuyên đề, khi so sánh giữa lý luận và thực tế cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, các chị phòng kế toán, em xin có một số ý kiến về công tác tổ chức kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty như sau:
2.1.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán đã được tổ chức sắp xếp phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ chuyên môn của mỗi người Với hình thức tổ chức kế toán tập trung công ty đã đảm bảo được sự kiểm tra tra, chỉ đạo tập trung của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, là 1 đơn vị có kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh, công ty nói chung và bộ phận kế toán nói riêng đã có nhiều cố gắng về mọi mặt, thích nghi với chế độ kế toán hiện hành, làm cơ sở cho việc tính toán chi phí đưa vào sản xuất được chính xác.
2.1.1.2 Về tổ chức công tác kế toán:
Nhìn chung các chứng từ ban đầu đều được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ - cách thức hạch toán của Công ty nói chung là khá hữu hiệu, phù hợp với chế độ kế toán cải cách – bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên là phù hợp trong điều kiện thông tin hiện nay và phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty - sản xuất kiểu liên tục, khép kín với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên.
2.1.1.3 Về tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty giấy và bao bì Phú Giang có những ưu điểm sau:
- Một là: Công ty đã căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở từng xí nghiệp là tương đối phù hợp Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở cho việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 – K35 chi tiết được đầy đủ, kịp thời, đáp ứng cho việc tính giá thành một cách chính xác.
- Hai là: Việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục giúp cho công tá nghiên cứu, phân tích kinh tế được thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho việc tính giá thành Ở công ty giấy và bao bì Phú Giang việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện ở từng xí nghiệp, từng xưởng nên rất thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán.
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty đã phản ánh đầy đủ toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm Các chi phí phát sinh này được tập hợp và phân bổ một cách tích hợp và chính xác cho từng phân xưởng sản xuất giấy Karáp, phân xưởng sản xuất giấy cuộn, phân xưởng sản xuất giấy Karáp sóng.
+ Đối với chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp theo từng phân xưởng và phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.
- Ba là: việc tập hợp chi phí sản xuất được diễn ra thường xuyên, định kỳ hàng tháng là phù hợp với biến động giá cả của nguyên vật liệu đầu vào cũng nh sản phẩm sản xuất của Công ty.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng công tác kế toán của Công ty không thể tránh khỏi những khó khăn, tồn tại nhất định mang tính khách quan hoặc chủ quan.
Những nhược điểm còn tồn tại đó là:
- Việc đánh giá sản phẩm dở dang theo giá kế hoạch ở Công ty giấy và bao bì phú Giang là chưa hợp lý.
- Tiền lương nghỉ phép của công nhân viên được thanh toán ngay trên
“Bảng thanh toán lương và phụ cấp” là cũng chưa hợp lý.
- Ở Công ty giấy và bao bì Phú Giang công việc kế toán chủ yếu vẫn làm bằng thủ công do đó khối lượng công việc kế toán là rất nhiều, việc tính toán đôi khi chưa có độ chính xác cao.
- Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái là chưa phù hợp.
Những khuyết điểm trên đây không phải là nghiêm trọng nhưng cũng cần được khắc phục, bổ sung và hoàn thiện Lần đầu tiên làm quen với công tác kế toán thực tế tại 1 doanh nghiệp sản xuất và cũng trên cơ sở kiến thức đã được trang bị tại trường, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giấy và bao bì phú Giang.
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giấy và bao bì Phú Giang
Để công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực sự phát huy vai trò là công cụ hữu hiệu của công tác quản lý thì những cán bộ công nhân viên làm công tác kế toán trong công ty phải luôn nghiên cứu tìm biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán Qua thời gian thực tập, em đã nắm được cơ bản công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty giấy và bao bì Phú Giang Với mong muốn mở mang kiến thức, em xin có 1 số ý kiến nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán.
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 – K35
2.2.1 Về công tác ghi sổ kế toán:
Hiện nay, Công ty giấy và bao bì Phú Giang đang áp dụng hình thức sổ kế toán và Nhật ký - sổ cái Hình thức này có hạn chế lớn là: ghi trùng lắp trên một dòng ghi: Tổng số, số tiền đối ứng ghi trên tài khoản quan hệ đối ứng, tài khoản được liệt kê ngang sổ, vì vậy khuôn khổ sổ sẽ cồng kềnh, khó bảo quản trong niên độ, số lượng sổ tổng hợp chỉ có một quyển nên khó phân công lao động kế toán cho mục đích kiểm soát nội bộ Theo em, Công ty có thể nghiên cứu áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, vì hình thức kế toán này đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán, đặc biệt có nhiều thuận lợi khi ứng dụng máy tính trong xử lý thông tin kế toán trên sổ Hình thức nhật ký chung gồm các loại sổ sau:
- Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt
- Các cổ, thẻ kế toán chi tiết
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinhBáo cáo tài chính
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nhiệm vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng tù được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10…ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từ sổ nhật ký đặc biêt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có)
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.2.2 Về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Việc đánh giá chính xác trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành sản phẩm một cách chính xác Tại công ty giấy và bao bì Phú Giang đánh giá sản phẩm dở dang theo giá kế hoạch theo em là chưa hợp lý vì nó không đảm bảo được độ chính xác chi phí thực tế phát sinh mà nên
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 – K35 đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp phải xác định theo số thực tế đã dùng. Phương pháp này gồm 3 bước sau:
- Bước 1: Ước lượng mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
Số lượng sản phẩm tương đương = Số lượng sản phẩm dở dang x Mức độ hoàn thành
- Bước 2: Xác định chi phí nguyên vật liệu chính cho sản phẩm dở dang Chi phí NVL chính tính cho sản phẩm dở dang
Tổng chi phí NVL chính x
Số lượng sản phẩm dở dang
Số lượng SP hoàn thành + Số lượng
- Bước 3: Xác định các chi phí chế biến cho sản phẩm dở
Chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang
Tổng chi phí chế biến x
Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP tương đương
2.2.3 Về việc tính trước tiền lương nghỉ phép
Hiện tại công ty giấy và bao bì phú giang không mở tài khoản 335 “chi phí phải trả”, do vậy việc hạch toán tiền lương nghỉ phé của công nhân viên được thanh toán ngay trên “ bảng thanh toán lương và phụ cấp” là chưa hợp lý Vì số lượng công nhân viên công ty đông, nếu công ty không trích trước tiền lương công nhân thì sẽ có sự biến động lớn trong giá thành sản phẩm Theo em để đảm bảo cho quá trình hạch toán được hợp lý kế toán nên mở tài khoản 335 Tài khoản này được hạch toán như sau:
- Hàng tháng, căn cứ vào số dự toán chi phí phải trả kế toán tiến hành tính trước chi phí phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:
- Khi chi phí thực tế phát sinh kế toán căn cứ vào chứng từ ghi:
- Nếu các khoản chi phí lớn hơn số dự toán đã trích thì phần vượt dự toán sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
+ Nếu số vượt không đáng kể:
Có TK 335 + Nếu số vượt nhiều thì được phân bổ trong ký như sau:
- Nếu khoản chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số dự toán đã trích thì phần thừa được dự tính vào thu nhập khác
2.2.4 Về trích kinh phí công đoàn:
Công ty trích 2% kinh phí công đoàn trên tiền lương thực tế thoả thuận giữa bộ phận công đoàn và ban giám đốc công ty với mức lương thoả thuận là 331.667 đ/tháng /người là không chính xác với chế độ tài chính Theo chế độ tài chính hiện hành, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh)
2.2.5 Về trang thiết bị phục vụ công tác kế toán:
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 – K35
Hiện nay, ở công ty giấy và bao bì Phú Giang đã áp dụng chương trình kế toán trên máy vi tính, tuy nhiên do số lượng máy tính chưa được trang bị đầy đủ nên công việc kế toán chủ yếu vẫn làm bằng thủ công Vì công ty là một doanh nghiệp sản xuất nên khối lượng công việc kế toán là rất nhiều Theo em, công ty cần trang bị thêm máy vi tính để nâng cao hiệu quả công việc, giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, để tránh sai sót, nhầm lẫn Có như vậy mới tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí của doanh nghiệp, nâng cao tính hiệu quả trong công việc.
Phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bản, kiên quyết giúp các công ty có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường Bởi vì chỉ có thể trên cơ sở giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tốt để chất lượng sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận, hợp thị hiếu người tiêu dùng và có điều kiện cạnh tranh với các loại sản phẩm khác trên thị trường đồng thời tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp Để hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng không thay đổi đứng trên giác độ quản lý kinh tế thì điều quan trọng nhất là phải hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm Từ đó phân tích đề ra những biện pháp thiết thực để phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Những năm qua, Công ty giấy và bao bì Phú Giang đã thực sự quan tâm đúng mức tới việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhạy bén với sự đổi mới chế độ kế toán Song để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì trong thời gian tới công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác này theo hướng chính xác hơn.
Sau thời gian thực tập tại Công ty giấy và bao bì Phú Giang, do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em mới chỉ đi sâu được một vấn đề chủ yếu của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Qua đó thấy được những ưu điểm, những mặt tốt cần phát huy đồng thời cũng đề xuất một số ý kiến trao đổi nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của Công ty Vì vậy chuyên đề của em chắc chắn không thể tránh khỏi
Ngô Thị Bích Ngọc - Kế toán 7 – K35 những thiếu sót Em rất mong sự thông cảm và sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các anh chị cán bộ phòng kế toán công ty giấy và bao bì Phú Giang.