1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Thạc Sỹ - Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tỉnh Thái Bình.docx

106 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tỉnh Thái Bình
Tác giả Trương Văn Cường
Người hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 447,71 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP TỈNH (13)
    • 1.1. Du lịch và phát triển du lịch (32)
      • 1.1.1. Du lịch (32)
      • 1.1.2. Phát triển du lịch (34)
    • 1.2. Chính sách phát triển du lịch cấp tỉnh (36)
      • 1.2.1. Khái niệm và căn cứ hình thành chính sách (36)
      • 1.2.2. Mục tiêu chính sách (38)
      • 1.2.3. Chủ thể và đối tượng của chính sách (38)
      • 1.2.4. Các chính sách bộ phận (39)
      • 1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển du lịch cấp tỉnh (43)
    • 1.3. Kinh nghiệm chính sách phát triển du lịch của một số địa phương và bài học cho tỉnh Thái Bình (47)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương (47)
      • 1.3.2. Bài học cho tỉnh Thái Bình (50)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN (15)
    • 2.1. Giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình (52)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (52)
      • 2.2.1. Căn cứ hình thành chính sách (56)
      • 2.2.2. Chủ thể và đối tượng của chính sách (57)
      • 2.2.3. Các chính sách bộ phận (57)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng chính sách phát triển du lịch tỉnh Thái Bình (74)
      • 2.3.1. Kết quả đạt được (74)
      • 2.3.2. Ưu điểm của chính sách (77)
      • 2.3.3. Tồn tại, hạn chế của chính sách (78)
      • 2.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế (79)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025 (18)
    • 3.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình đến năm 2025 (82)
      • 3.1.1. Mục tiêu (82)
      • 3.1.2. Phương hướng (84)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình đến năm 2025 (84)
      • 3.2.1. Chính sách quy hoạch, phát triển không gian du lịch (84)
      • 3.2.2. Chính sách về sản phẩm du lịch (85)
      • 3.2.3. Chính sách về phát triển hạ tầng, cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch 58 3.2.4. Chính sách về tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực (87)
      • 3.2.5. Chính sách phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch (91)
      • 3.2.6. Chính sách phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, cảnh quan thiên nhiên (93)
      • 3.3.1. Đối với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (96)
      • 3.3.2. Đối với Tổng Cục Du lịch (96)
      • 3.3.3. Đối với tổ chức hoạt động du lịch (96)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  TRƯƠNG VĂN CƯỜNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  TRƯƠNG VĂN CƯỜNG[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP TỈNH

Du lịch và phát triển du lịch

Hoạt động du lịch có nguồn gốc hình thành từ lâu đời, phát triển nhanh chóng qua các thời kì Trước thế kỷ 19, du lịch đơn thuần là hiện tượng đơn lẻ của một số ít người thuộc tầng lớp giàu có Đến thế kỷ 20, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp và sự xuất hiện của các phát minh khoa học, đặc biệt là sự xuất hiện của xe lửa và ô tô sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc phát minh máy bay đã giúp hoạt động di chuyển, đi lại của con người trở nên thuận tiện hơn giữa các quốc gia, vùng, miền, lãnh thổ Kéo theo đó là các nhu cầu về ăn, nghỉ, vui chơi, giải trí Trên thế giới, du lịch được đưa hiểu bằng các khái niệm khác nhau tuỳ vào hoàn cảnh, góc độ nghiên cứu Thuật ngữ "du lịch" xuất phát từ tiếng Hy Lạp, sau này được Latinh hoá với tên gọi "tornus", "tourisme" (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh).

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao tại nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm.

Tổ chức Liên hợp quốc (UN) định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi lưu trú thường xuyên của họ hay bên ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ.

Tại Việt Nam, theo điều 3, khoản 1, Luật Du lịch được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 19/6/2017, khái niệm du lịch được công nhận như sau:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2013) đã đưa ra định nghĩa phản ánh đầy đủ nội dung và bản chất của du lịch: Du lịch là một ngành nghề kinh doanh bao gồm những hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầukhác. Những hoạt động này phải đem lại lợi ích về các mặt kinh tế chính trị, xã hội thiết thực cho địa phương làm công tác du lịch và cho chính doanh nghiệp tham gia tổ chức thực hiện

Hiểu rõ khái niệm vềdu lịch từ nhiều phía một cách khách quan, đầy đủ, hoàn thiện để nhận thấy việc phát triển du lịch không chỉ là trách nhiệm của chỉ riêng nhà nước hay cá nhân, tổ chức nào mà chính là trách nhiệm của toàn thể cộng đồngxã hội và cả hệ thống chính trị Từ các cách tiếp cận trên, có thể thấy rằng du lịch bao gồm hai thành tố, vừa là một nhu cầu hiện tượng xã hội, vừa là hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận Theo đó, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế, xã hội phổ biến ở các quốc gia trên thế giới Du lịch khẳng định vị thế là một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác Đây là ngành kinh tế dịch vụ có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao và nội dung văn hoá sâu sắc; có tiềm năng trong việc đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế và tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác, đem lại hiệu quả về nhiều mặt, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân

Thuật ngữ phát triển được định nghĩa trên nhiều quan điểm khác nhau. Phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng Theo chủ nghĩa Mác- Lê nin đó là quá trình cái cũ, lạc hậu sẽ được thay thế bằng cái mới, cái tiến bộ hơn qua con đường phủ định biện chứng, tạo ra khuynh hướng phát triển tất yếu ngày càng tiến bộ, hoàn thiện hơn

Phát triển là xu hướng tất yếu của thế giới quan; trong đó, phát triển du lịch là một tất yếu khách quan, gắn với quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và con người khi những nhu cầu cơ bản đã được thoả mãn Phát triển du lịch là quá trình phát triển các chiến lược, kế hoạch nhằm tăng cường, phát triển, khuyến khích hoạt động du lịch tại một địa điểm cụ thể Như vậy, phát triển du lịch cấp tỉnh là việc thực hiện các chiến lược, ban hành các chính sách nhằm khuyến khích, tăng cường hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm đạt được các mục tiêu như gia tăng việc làm, tăng doanh thu trong lĩnh vực du lịch tại địa phương.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn Theo đó, phát triển du lịch có ý nghĩa về nhiều mặt, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

Tại điều 4 của Luật Du lịch năm 2017, phát triển du lịch yêu cầu phải đảm bảo các qui định được đặt ra như sau:

- Phát triển du lịch bền vững, theo đúng chiến lược và quy hoạch, kế hoạch, có trọng điểm, trọng tâm,

- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá của dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác được lợi thế của từng địaphương, cũng nhưtăng cường liên kết vùng.

- Bảo đảm về các yếu tố chủ quyền, an ninh quốc gia, quốc phòng và an toàn trật tự xã hội đồng thời mở ra cácquan hệ hợp tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.

- Bảo đảm các lợi ích của quốc gia và của cộng đồng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch như: tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch.

- Phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế; đối xử bình đẳng và tôn trọng và đối với khách du lịch.

Bên cạnh đó, phát triển du lịch cần theo xu hướng bền vững Phát triển du lịch bền vững một mặt, đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - xã hội; mặt khác, không làm tổn hại đến khả năng phát triển du lịch trong lương lai, đảm bảo việc bảo vệ môi trường; giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống.

Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992 như sau:Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân địa phương trong khi vẫn có thể quan tâm đến hoạt động bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên để phục vụ cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững thể hiện qua việc có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của người dân tham gia du lịch nhưng vẫn duy trì, bảo tồn và gìn giữ vẻ đẹpvề văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống giúp hỗ trợ cho cuộc sống của con người.

Như vậy, phát triển du lịch bền vững là việc phát triển ở qui mô, hình thức phù hợp theo thời gian, không gian, không làm suy thoái môi trường hoặc ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động phát triển khác Du lịch phát triển bền vững khi được xây dựng trên nền tảng bảo tồn, trên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành khác, với tư duy "win-win" (cùng thắng).

Chính sách phát triển du lịch cấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm và căn cứ hình thành chính sách

Trong Từ điển Bách Khoa Việt Nam, chính sách được hiểu là những qui tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chính sách được thực hiện trong một phạm vi thời gian nhất định ở những lĩnh vực cụ thể Phương hướng, nội dung và bản chất của chính sách phụ thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá.

Trong đó, chính sách phát triển du lịch là việc các chủ trương, đường lối của Đảng được cụ thể hoá bằng những quyết định, quy định của Nhà nước với mục tiêu giải quyết các vấn đề trong phát triển du lịch; từ đó, tạo những ảnh hưởngmang tính trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của đất nước; các vùng miền, lĩnh vực du lịch.

Vì vậy, chính sách phát triển du lịch cấp tỉnh do tác giả đề xuất là những văn bản hành chính do cơ quan hành chính cấp tỉnh ban hành nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động du lịch ở địa phương thông qua các giải pháp ban hành chính sách, phân công tổ chức thực hiện trong một giai đoạn nhất định Chính sách được hình thành dựa trên căn cứ lý luận, căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn.

Chính sách phát triển du lịch cấp tỉnh cần dựa vào các nghiên cứu, luận cứ khoa học về phát triển, phát triển du lịch, chính sách nói chung.

- Văn bản cấp Trung ương: Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật

Du lịch, các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Du lịch; Chiến lược phát triển Du lịch do Chính phủ phê duyệt.

- Văn bản cấp tỉnh: Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh do UBND tỉnh ban hành.

Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và nhu cầu thực tiễn của địa phương Để chính sách phát triển du lịch phát huy hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra, chủ thể ban hành chính sách phải nắm bắt được hiện trạng tài nguyên du lịch của tỉnh thực trạng chính sách du lịch qua từng giai đoạn

Các chính sách tập trung phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và quy hoạch của địa phương; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại; củng cố, nâng cao chất lượng nhân lực làm du lịch; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch; phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, thân thiện môi trường, có thương hiệu, tính cạnh tranh cao, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa, các sản phẩm truyền thống và bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững; từng bước đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, giải quyết nhiều việc làm, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới

Chính sách phát triển du lịch bên cạnh việc thực hiện một mục tiêu cụ thể thì cần đạt được mục tiêu chung (mục tiêu cuối cùng) là đóng góp và tăng trưởng kinh tế và gia tăng việc làm cho địa phương Để đạt được mục tiêu chung, trước hết chính sách phát triển du lịch cần đạt được mục tiêu cụ thể

- Quy hoạch các khu, điểm du lịch có giá trị phát triển;

- Xây dựng các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn, tính cạnh tranh cao

- Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch;

- Nguồn nhân lực du lịch được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp;

- Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch của tỉnh

- Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

1.2.3 Chủ thể và đối tượng của chính sách

Chính sách khi đi với việc thực hiện vai trò, chức năng của nhà nước(khu vực công) thì được định nghĩa là chính sách công Trong phạm vi của đề tài này, tác giả đề cập đến chính sách công Vì vậy, chủ thể ban hành chính sách, mục đích tác động của chính sách, cácvấn đề chính sách đề cập đều gắn với chủ thể ban hành chính sách là Nhà nước.

Chính sách phát triển du lịch là hệ thống các chính sách do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, vừa thoả mãn các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vừa tạo ra có thể đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.

1.2.4 Các chính sách bộ phận

Chính sách phát triển du lịch được ban hành sẽ có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp lên sự phát triển du lịch trong phạm vi toàn quốc, phạm vi vùng miền, lĩnh vực, hướng đến giải quyết các vấn đề trong phát triển du lịch của cấp trung ương và cấp địa phương (cấp tỉnh).

Chính sách phát triển du lịch có thể phân chia thành các chính sách bộ phân cơ bản bao gồm: Công tác quy hoạch và phát triển không gian du lịch, Chính sách ưu đãi về đầu tư phát triển sản phẩm du lịch; chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Chính sách hỗ trợ quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, Chính sách khai thác tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường.

Các nội dung chính của chính sách phát triển du lịch bao gồm:

* Chính sách quy hoạch và phát triển không gian du lịch:

Quy hoạch du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, đảm bảo việc phát triển đúng theo định hướng và mục tiêu đã đề ra Quy hoạch sát với thực tế, dựa trên cơ sở lý luận khoa học sẽ là căn cứ vững chắc cho việc thiết lập và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đề ra các chương trình xúc tiến quảng bá phù hợp.

- Quy hoạch du lịch phải phân tích đúng thực trạng phát triển du lịch của điểm đến.

- Quy hoạch du lịch phải có tính dự báo tương đối chính xác nhu cầu trong ngắn hạn và dài hạn của thị trường khách Từ đó, bố trí các nguồn lực phù hợp.

* Chính sách phát triển sản phẩm du lịch:

- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, đồng bộ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.

- Đầu từ, quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch dựa trên ưu thế nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch vùng miền, địa phương và đô thị du lịch.

- Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương với mục tiêu hình, phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách (theo khách quốc tế, nội địa; theo độ tuổi,…) Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao và bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của khách du lịch.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

Giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình

Tỉnh Thái Bình có diện tích tự nhiên 1.586,35 km², dân số 1.860.447 người, đơn vị hành chính có 01 thành phố, 07 huyện và 260 xã, phường, thị trấn Vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, từ 20º17´vĩ Bắc đến 20º49´vĩ Bắc, từ 106º06´ kinh Đông đến 106°39´ kinh Đông, (năm 2015) Thái Bình có giáp ranh với các tỉnh thành phố lớn: Phía Bắc là sông Luộc và sông Hóa, giáp ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Thành phố Hải Phòng; : Phía Tây và Tây Nam là sông Hồng, giáp ranh với hai tỉnh Nam Định và Hà Nam; Phía Đông là biển Đông với hơn 54 km bờ biển nằm trong vịnh Bắc Bộ

Xét về yếu tố vị trí địa du lịch, tỉnh Thái Bình được xem như là cửa ngõ ra biển Đông, điểm du lịch vệ tinh của thủ đô Hà Nội, một đầu mối quan trọng trong hoạt động liên kết vùng duyên hải Đông Bắc trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch

Thái Bình có vị trí địa lý mang tính liên kết phát triển du lịch cao: Là tỉnh duyên hải Bắc Bộ, tiếp giáp vùng Thủ đô, giữ vị trí là hướng mở ra biển của vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, trọng điểm của vành đai duyên hải Bắc Bộ Vìì vậy có thể kết luận rằng tỉnh Thái Bình có vị trí thuận lợi để liên kết phát triển du lịch.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là những giá trị về tự nhiên có thể phục vụ phát triển hoạt động du lịch như cảnh quan thiên nhiên, danh thắng, sông ngòi, hồ nước, khí hậu, đất đai.v.v…) Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc vùng Châu thổ sông Hồng, mặc dù không có núi, tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Thái Bình chủ yếu tập trung ở dải ven biển, sông ngòi, làng quê nông thôn, Thái Bình có những giá trị du lịch riêng có so với các địa phương khác. Đánh giá tổng thể, các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Thái Bìnhphục vụ cho hoạt động du lịch bao gồm các khu vực sau: Bãi biển Cồn Vành còn nhiều nét hoang sơ, bãi biển Cồn Đen, bãi biển Cồn Đen, rừng ngập mặn và đất ngập nước Thuỵ Xuân, Thuỵ Hải, Thuỵ Trường.

* Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị về văn hoávật chất, tinh thần do bàn tay, khối óc và trí tuệ con người Thái Bình sáng tạo ra Các tài nguyên này bao gồm các giá trị văn hóa vật thể như các di tích văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, đặc sản ẩm thực và những giá trị văn hoá phi vật thể như nghệ thuật diễn xướng dân gian, lễ hội, có thể khai thác cho việc phục vụ phát triển du lịch.

- Di tích lịch sử văn hoá: Với nền văn minh lúa nước lâu đời, Thái Bình có nhiều di tích lịch sử văn hóa, có thể kể đến như: di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Thái Bình có 02 di tích quốc gia đặc biệt đó là Khu di tích chùa Keo (huyện Vũ Thư) và Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vị vua Trần (huyện Hưng Hà) ; có

113 di tích được xếp hạng bằng công nhận di tích quốc gia và 523 di tích cấp tỉnh; tiêu biểu như: Đình, đền, bến tượng A Sào, đền Đồng Bằng (huyệnQuỳnh Phụ); đền Tiên La (huyện Hưng Hà); đền Đồng Xâm (huyện Kiến

Xương); đình An Cố (huyện Thái Thụy) và một số di tích khác cũng thu hút khách du lịch bốn phương Những di tích kiến trúc lịch sử tôn tạo, các danh thắng thiên nhiên, cảnh quan nhân văn là nguồn tài nguyên du lịch văn hoá có giá trị cho phát triển du lịch Những di tích điển hình trên đều có khả năng tạo điểm đến hấp dẫn khách du lịch và trở thành điểm nhấn cho du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh của tỉnh

- Lễ hội truyền thống: Thường được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử - văn hoá và ở đó có nhiều trò chơi, thi tài, các hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian độc đáo có nguồn gốc khác nhau như: trò múa ông Đùng bà Đà cổ xưa gắn liền với nghi lễ phồn thực sơ khai của một làng ven biển, một hội làng duy trì tục đánh Hổ (đánh Bệt hay múa Bệt) có nghi thức xa lạ đối với vùng duyên hải Thống kê cho đến nay, tỉnh Thái Bình đang sở hữu 400 lễ hội, trong đó có 6 lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, có thể kể tên nhưLễ hội đền Trần, lễ hội Chùa Keo, lễ hội Tiên La, lễ hội đền A Sào, , lễ hội đền Đồng Bằng, lễ hội làng Quang Lang, Đó là nguồn tài nguyên có giá trị phát triển du lịch văn hóa tâm linh quý giá mà nhiều địa phương khác không có được.

- Làng vườn: Làng vườn Bách Thuận, cánh đồng hoa cải Hồng Lý là các làng vườn có thể phát triển du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, tham quan, thư giãn kết hợp du lịch văn hóa, tâm linh.

- Làng nghề thủ công truyền thống: Hiện nay ở Thái Bình có 229 làng nghề, nổi tiếng như làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, làng đũi Nam Cao….có thể khai thác phát triển du lịch tham quan, mua sắm, du lịch cộng đồng, trải nghiệm và tổ chức tuyến du lịch theo chuyên đề

* Một số tài nguyên du lịch khác

Thái Bình từng là vùng quê lúa có đời sống văn hoá và tinh thần hết sức phong phú, nổi tiếng với "sáng rối, tối chèo" Những loại hình nghệ thuật phổi biến tại tỉnh nhà có thể kể đến như rối nước làng Nguyễn (huyện Đông Hưng), chèo làng Khuốc (huyện Đông Hưng), làng Đống (xã Đông Các), ca trù Đồng Xâm, múa giáo cờ giáo quạt( xã Đông Tân, huyện Đông Hưng)

Thiên nhiên, đất đai, sông nước đã ban tặng cho Người dân Thái Bình được thiên nhiên ban tặng đất đai, sông nước với những sản vật quý,phong phú, đậm bản sắc độc đáo của địa phương như: Canh cá Quỳnh Côi, gỏi nhệch, bánh gáy, cốm Thanh Hương, bánh gai

Hệ thống giao thông gồm các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp, có tính kết nối các địa phương trong và ngoài tỉnh; với các tỉnh trong vùng, khu vực với mật độ tương đối dày đặc thuận lợi, giúpkhách du lịch có cơ hội tiếp cận dễ dàng các điểm tài nguyên du lịch.

2.2 Thực trạng chính sách phát triển du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2021

2.2.1 Căn cứ hình thành chính sách

Chính sách phát triển du lịch của Thái Bình căn cứ vào các văn bản pháp lý của cơ quan trung ương: Luật Du lịch 2017 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các Quy hoạch và các văn bản, chính sách của Thủ tướng chính phủ, hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025

Phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình đến năm 2025

- Cụ thể hóa các định hướng phát triển du lịch trong các Nghị quyết đại hội Đảng tỉnh Thái Bình; các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và du lịch của tỉnh đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trong bối cảnh mới: Sau khi mở cửa trở lại hoạt động du lịch, cùng với các địa phương trên cả nước, du lịch Thái Bình đã bắt đầu có tín hiệu phục hồi Tỉnh Thái Bình tiếp tục ban hành và thực hiện các chính sách phát triển du lịch với mục tiêu “phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng” theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-

2025, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh.

- Đưa ra được những cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định vị trí, vai trò của ngành du lịch; xác định các khâu đột phá và đề xuất những chiến lược phát triển; cụ thể hóa thành những nhiệm vụ, giải pháp, chương trình hành động của tỉnh.

- Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác được lợi thế của địa phương.

- Tăng cường liên kết vùng, miền trong công tác phát triển du lịch

- Đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương, giữ gìn an toàn, an ninh trật tự tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

3.1.2 Phương hướng Để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng theo nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh giai đoạn 2020-2025 đã đề ra, việc cần làm là nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành về vai trò, vị trí của du lịch là ngành kinh tế đa ngành nghề, tổng hợp của các ngành, liên ngành, liên vùng, mang nội dung văn hóa sâu sắc và xã hội hóa cao, có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế và xã hội, góp phần tăng cường thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm; tạo những cơ hội thuận lợi và đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch.

Ngành Du lịch Thái Bình đang hướng tới đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch: du lịch tâm linh, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trải nghiệm, du lịch mua sắm; trong đó đặc biệt chú trọng du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái Du lịch tâm linh vốn là thế mạnh của tỉnh do Thái Bình có tài nguyên nhân văn phong phú: có 2.969 thiết chế văn hoá cổ, 2 di tích quốc gia đặc biệt, 123 di tích cấp quốc gia, 581 di tích cấp tỉnh Ngoài ra, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang là hướng đi được tỉnh đầu tư nghiên cứu xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án phù hợp với tình hình thực tiễn.

Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình đến năm 2025

3.2.1 Chính sách quy hoạch, phát triển không gian du lịch

- Triển khai có hiệu quả các nội dung về phát triển Du lịch tại Quy hoạch tỉnh Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Các dự án trọng điểm của du lịch cần đảm bảo tiêu chí hàng đầu về bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái; Tăng cường khả năng thích ứng và năng lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu trong hoạt động du lịch.

- Xây dựng Kế hoạch ứng phó đối với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch nằm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến ðổi khí hậu; lồng ghép trong các phương án thích ứng với biến ðổi khí hậu trong các quy hoạch cấp vùng, cấp tỉnh.

- Phát triển du lịch “xanh”, phát triển hình thức du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; gắn hoạt động du lịch với mục tiêu gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, sinh thái và bảo vệ môi trường.

- Phát triển không gian du lịch trên cơ sở xác định huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải vùng lõi, địa bàn trọng điểm với vị trí quan trọng và là nơi tập trung nhiều tiềm năng, tài nguyên du lịch nổi trội; Thành phố Thái Bình được coi như là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của tỉnh và là điểm xuất phát, kết nối các hướng phát triển không gian; các huyện còn lại là các trung tâm phụ trợ, kết nối nhằm xây dựng các tuor tuyến, cung cấp các dịch vụ du lịch khác Trong đó, tập trung phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm nằm trong Khu kinh tế Thái Bình, cụ thể:

+ Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ, xã Nam Phú, Nam Hưng, huyện Tiền Hải;

+ Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển cồn Đen, xã Thái Đô, huyện Thái Thụy;

+ Khu du lịch phố biển Đồng Châu, xã Đông Minh, Đông Hoàng, huyện Tiền Hải;

3.2.2 Chính sách về sản phẩm du lịch

Tổ chức khảo sát, đánh giá, nghiên cứu, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ven biển, du lịch đường sông, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, trải nghiệm khu rừng ngập mặn, vùng đất ngập nước, du lịch chăm sóc sức khỏe, thể thao, giải trí gắn với khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh, các khu sản xuất sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh… cụ thể:

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, nâng cao chất lượng Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển cồn Đen, xã Thái Đô, huyện Thái Thụy; phát triển du lịch sinh thái, khám phá, dã ngoại và nghỉ dưỡng tại không gian du lịch bãi triều xã Thụy Xuân, Thụy Hải, khu rừng ngập mặn, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước trên địa bàn xã Thụy Xuân, Thụy Hải, Thụy Trường, huyện Thái Thụy; gắn với khai thác du lịch tâm linh Khu lưu niệm, Lăng mộ Nguyễn Đức Cảnh; tham quan cảng cá Tân Sơn, Đền Mẫu Vạn Xuân; lễ hội đền, phủ thờ Bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, thăm quan, trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe tại khu sản xuất muối, các sản phẩm từ muối.

- Nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, đầu tư, phát triển Khu du lịch phố biển Đồng Châu, xã Đông Minh, Đông Hoàng, huyện Tiền Hải; tập trung thu hút đầu tư, quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng: Khu vui chơi giải trí có thưởng và khách sạn nghỉ dưỡng, Khu du lịch sinh thái - tâm linh, Khu công viên vui chơi giải trí, Khu sân golf, Khu đô thị, du lịch dịch vụ của Quy hoạch Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ, xã Nam Phú; phát triển du lịch sinh thái, khám phá, dã ngoại và nghỉ dưỡng tại không gian du lịch khu rừng ngập mặn, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước trên địa bàn huyện Tiền Hải; gắn với khai thác không gian du lịch Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu lưu niệm Bùi Viện, Khu lưu niệm Ngô Quang Bích và các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Tiền Hải.

- Phát triển du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại, tắm khoáng và chăm sóc sức khỏe tại không gian du lịch khu nghỉ dưỡng cao cấp

Duyên Hải, huyện Hưng Hà; kết hợp du lịch cộng đồng, trải nghiệm nông nghiệp, sản phẩm sen của HTX sen Vân Đài, xã Chí Hòa, làng nghề chiếu Hới, xã Tân Lễ, Hưng Hà; gắn với khai thác không gian du lịch quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Đền Trần, đền Tiên La

- Phát triển du lịch tâm linh, sinh thái, trải nghiệm, dã ngoại, kết hợp du lịch cộng đồng tại không gian trải nghiệm các khu sản xuất nông nghiệp xã Duy Nhất, xã Hồng Lý, làng vườn xã Bách Thuận gắn với khai thác du lịch quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Keo.

- Phát triển du lịch tâm linh, sinh thái, dã ngoại và nghỉ dưỡng tại không gian du lịch quần thể công viên sinh thái Thành phố Thái Bình, gắn với tượng đài Bác Hồ với nông dân, đền thờ Mẹ Việt Nam anh hùng, Bảo tàng Thái Bình

- Phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm, văn hóa, ẩm thực, nghỉ dưỡng kết hợp du lịch cộng đồng tại không gian du lịch sông Trà Lý gắn với bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Chèo với sự hỗ trợ của chùm đô thị, dịch vụ (Hồng Minh, Xuân Hòa - thành phố Thái Bình - Trà Giang, Đông Quan).

- Xây dựng, phát triển một số điểm đến, tích hợp vào các tour tuyến du lịch tại các địa bàn còn khó khăn trong phát triển du lịch như đền Đồng Bằng, đình đền bến tượng A Sào, làng nghề đúc đồng An Lộng, bánh đa Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ; đền Cả Phan Bá Vành, đền Đồng Xâm, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, mây tre đan Thượng Hiền, dệt đũi Nam Cao, huyện Kiến Xương

3.2.3 Chính sách về phát triển hạ tầng, cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch

Tỉnh cần đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho du lịch Theo đó, thu hút nguồn lực từ dân cư, cộng đồng địa phương cho đầu tư phát triển du lịch,bao gồm cả nhân lực, vật lực và tài lực Trong quá trình này, tỉnh cũng cần xách định rõ danh mục đầu tư trọng điểm hạ tầng, cơ sở vật chất, dự án du lịch để tập trung đầu tư, tránh dàn trải Ưu tiên cho các dự án đầu tư du lịch ở địa bàn có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện các dự án phát triển giao thông quốc gia và liên kết giữa các vùng kinh tế, du lịch.

Song song với đầu tư nguồn vốn vào hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện một số dự án phát triển du lịch, tỉnh cần tập trung nguồn tài chính thoả đáng cho chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch; quản lý và sử dụng tốt các nội dung đầu tư kể trên để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Chính sách phát triển du lịch có thành công và đạt hiệu quả như mong đợi phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng chính sách phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ Vì thế, các chính sách và hoạt động thực thi chính sách về hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch cũng được chú trọng.

Ngày đăng: 15/08/2023, 15:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Các dự án đầu tư về du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2021 - Luận Văn Thạc Sỹ - Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tỉnh Thái Bình.docx
Bảng 2.1. Các dự án đầu tư về du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2021 (Trang 62)
Bảng 2.3. Dữ liệu khách du lịch của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2021 - Luận Văn Thạc Sỹ - Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tỉnh Thái Bình.docx
Bảng 2.3. Dữ liệu khách du lịch của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2021 (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w