1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên

111 229 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1. Tính cấp thiết của đề tài Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam được thành lập ngày 12/7/2002 theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vườn được Quỹ môi trường toàn cầu được xếp vào loại A, cấp cao nhất về giá trị đa dạng sinh học của thế giới. Năm 2003, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Tổng diện tích của VQG Hoàng Liên là 67.233 ha trong đó vùng lõi là 28.509 ha, vùng đệm là 38.724 ha, bao gồm 65 thôn bản thuộc các xã, thị trấn của 3 huyện Sa Pa, Tam đường, Tân uyên; trong đó có 5 thôn nằm giữa vườn là Tả trung Hồ, Séo Trung Hồ, Ma Quái Hồ, Dền Thàng, Séo Mý tỷ. Trong khu vực có 7 dân tộc sinh sống là người dao, mông, tày, dáy, thái, kinh, Sa phó trong đó người mông và người Dao chiếm đa số. VQG Hoàng Liên có 04 kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; Kiểu rừng kín thường xanh, ẩm ôn đới núi vừa và Kiểu rừng ôn đới núi cao, lạnh. với hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng trong đó có nhiều loài quý hiếm và nhiều sinh cảnh đặc hữu. Về thực vật: Vườn quốc gia Hoàng Liên có 2.847 loài thực vật có mạch, thuộc 1.046 chi của 229 họ, trong 6 ngành thực vật. Trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng; Số lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam, khiến Vườn quốc gia Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất trong các vườn quốc gia Việt Nam. Có 754 loài cây được dùng làm thuốc, trong đó có những cây dược liệu quý hiếm như tam thất, Trúc triết nhân sâm, hoàng liên chân chim, hoàng liên gai, hoàng liên ơ rô, Sa nhân, thảo quả... Có rất nhiều loài hoa đẹp trong VQG HL trong đó nổi bật là hoa Lan và đỗ quyên: Hoa lan có trên 100 loài, đỗ quyên có 30 loài phân bố trên độ cao từ 1.500-3.143m. Về động vật: Vườn quốc gia Hoàng Liên có 74 loài thú thuộc 26 họ nằm trong 8 bộ, 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam; Bên cạnh những loài quen thuộc như sóc bay, mèo rừng, sơn dương, vượn đen..., là những loài có nguy cơ tuyệt chủng như vượn đen tuyền, hồng hoàng, cheo cheo, voọc bạc má...; Chim có 347 loài trong đó có những loài quý hiếm như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng...; động vật lưỡng cư có 41 loài; bò sát với 61 loài. Vườn bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam, trong đó có loài ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện. Về giá trị văn hóa và du lịch: VQG Hoàng Liên Nằm ở trên day Hoàng Liên Sơn thuộc tỉnh Lào Cai và Lai châu chiều dài trên 30 km đồi núi trùng trùng, điệp điệp có độ cao từ 1.000-3.143m trong đó có đỉnh Fansipan cao nhất Đông Dương (3.143m); độ dốc từ 30-80% có nhiều vách đá dựng đứng tạo cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên có vẻ đẹp hùng vĩ, hoành tráng. Có nhiều danh lam thăng cảnh nổi tiếng như: Đỉnh Fansipan, quần thể Đỗ quyên, Vân sam Fansipan, Suối Vàng – Thác Tình Yêu, Đèo Ô Quý Hồ, Thác Bạc, Cầu mây, thác Cát Cát, Ruộng bậc thang, Bãi đá cổ, suối mường hoa... từ lâu đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Việt Nam và thế giới. 7 dân tộc thiểu số sống trong vùng đệm của VQG HL mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng và các ngày lễ hội truyền thống như hội “Gầu tao” của người Mông, “Lễ tết nhảy”, “cấp sắc” của người Dao; lễ hội “Xuống đồng” của người Dáy; múa “Mừng được mùa” của người Xã Phó; lễ hội “Hát then” của người Tày... Với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên nơi đây có rất nhiều tiềm năng để phát triển Du lịch văn hóa, DLST. Ngay từ khi mới thành lập Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã hết sức quan tâm đến phát triển du lịch, đặc biệt là trong giai đoạn 2012-2016 du lịch trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã phát triển mạnh mẽ thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách, doanh thu hàng trăm tỷ đồng tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động; góp phần đưa Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia, đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên cho tới nay chưa có sự nghiên cứu đánh giá đầy đủ về tiềm năng, lợi thế, những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn tồn tại trong quá trình quản lý phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển đúng hướng gắn với bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn Đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số. Việc nghiên cứu đánh giá công tác Quản lý phát triển du lịch sinh thái, văn hóa tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên trong giai đoạn 2012-2016 đề ra các giải pháp phát triển đến năm 2020 là nhiệm vụ cấp thiết nó phù hợp với công việc chuyên môn Học viên đang đảm nhận và phù hợp với chuyên ngành Đào tạo Thạc sĩ Quản lý kinh tế và Chính sách mà Học viên đang theo học. Vì thế Tôi chon đề tài luận văn Thạc sĩ: “Quản lý phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên” 5.Tổng quan nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: - Đề tài cấp Nhà nước (2013-2016): “Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc)” do thạc sĩ Nguyễn Quang Vĩnh làm chủ nhiệm. Nội dung của đề tài gắn việc bảo tồn nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) tại VQG Hoàng Liên với khai thác, phát triển thành hàng hóa làm nguyên liệu sản xuất thuốc. - Đề tài cấp tỉnh (2011): “Nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về Du lịch ở tỉnh Lào Cai”, do TS Lê Đức Luận Chủ tịch UBND huyện Sa Pa làm chủ nhiệm. Nội dung đề tài tập trung làm rõ những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2010, đồng thời đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về du lịch giai đoạn 2011-2015. - Luận án Tiến sĩ nông nghiệp (2014): “Nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái chủ đạo theo đai độ cao ở khu vực Hoàng Liên Sơn, tỉnh Lào Cai làm cơ sở cho bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch bền vững” của nghiên cứu sinh Trương Ngọc Kiểm. Nội dung của luận án nghiên cứu sự thay đổi của khu hệ động, thực vật trên dãy Hoàng Liên Sơn (chủ yếu là khu vực VQG Hoàng Liên) theo các đai khí hậu và độ cao khác nhau; đồng thời đề xuất hướng bảo tồn gắn với phát triển DLST. - Luận văn thạc sĩ XDĐ&CQNN (2012): “Huyện ủy Sa Pa tỉnh Lào Cai lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay” của học viên Nguyễn Quang Vĩnh. Nội dung của Luận văn nghiên cứu vai trò của Huyện Ủy Sa Pa trong lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2006-2010, làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm, yếu kém; đề ra giải pháp lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Huyện ủy Sa Pa trong giai đoạn 2011-2015. - Luận văn thạc sĩ lâm học (2013): “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên – Sa Pa – Lào Cai” của học viên Nguyễn Trọng Bắc. Nội dung của luận văn nghiên cứu sự tác động của DLST đến thảm thực vật và môi trường của VQG Hoàng Liên đồng thời đề ra giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của DLST đến môi trường, đa dạng sinh học của VQG Hoàng Liên. Quản lý phát triển du lịch sinh thái là lĩnh vực tương đối mới vì vậy có rất ít nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu, tổng kết thực tiễn nhằm tìm ra hướng phát triển bền vững cho quản lý phát triển Du lịch sinh thái, văn hóa trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Theo tìm hiểu của bản thân đến nay chỉ có một số đề tài, luận văn về Vườn Quốc gia Hoàng Liên nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về Du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên. 6.Mục tiêu nghiên cứu - Xác định khung lý thuyết về quản lý phát triển du lịch sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia - Phân tích thực trạng quản lý phát triển du lịch sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong việc quản lý phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển du lịch của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên đến năm 2020. 7.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý phát triển du lịch sinh thái của Ban Quản lý VQG Hoàng Liên. - Không gian: các xã vùng lõi, vùng đệm của Vườn Quốc gia Hoàng Liên và các khu vực liên quan. - Thời gian nghiên cứu: thực trạng quản lý phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016, định hướng và giải pháp đến 2020.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -*** - NGUYỄN QUANG VĨNH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN HÀ NỘI - 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -*** - NGUYỄN QUANG VĨNH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN LÂM THÀNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan cơng trình tơi thực hướng dẫn TS Nguyễn Lâm Thành Các số liệu dựa nguồn tin dựa thực tế tiến hành khảo sát tơi Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm cơng trình nghiên cứu Tác giả Nguyễn Quang Vĩnh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, nhận giúp đỡ nhiều tổ chức cá nhân Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Lâm Thành, PGS.TS.Đỗ Thị Hải Hà; nhiệt tình giành nhiều thời gian trí lực, trực tiếp hướng dẫn tơi suốt trình xây dựng đề cương, nghiên cứu hoàn thành Luận văn Ban Giám hiệu Viện Sau đại học, Khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho thời gian học tập bảo vệ luận văn Các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội giảng dạy giúp đỡ tơi q trình học tập nghiên cứu khoa học Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo, phòng tập thể cán bộ, nhân viên Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên đợn vị liên quan Tỉnh Lào Cai, Huyện Sa Pa nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho trình thu thập số liệu, nắm bắt tình hình thực tế đơn vị Tôi xin chân thành cám ơn tập thể lớp Cao học: K24 QLKT&CS, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; cám ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cổ vũ động viên suốt q trình học tập nghiên cứu Tuy có nhiều cố gắng, Luận văn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế Kính mong Q Thầy giáo, chuyên gia, nhà khoa học, đồng nghiệp người quan tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp để Luận văn hồn thiện hơn! Tác giả Nguyễn Quang Vĩnh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL: CHBT&PTSV: ĐDSH: DLST: DTSQ: GDMT : GDMT&DVMT: GDP: HCM : HĐND: HLS: KTXH: MTR: QL: UBND: UNESCO: VQG: Ban quản lý Cứu hộ, Bảo tồn Phát triển sinh vật Đa dạng sinh học Du lịch sinh thái Dự trữ sinh Giáo dục môi trường Giáo dục môi trường Dịch vụ môi trường Thu nhập quốc dân Hồ Chí Minh Hội đồng Nhân dân Hồng Liên Sơn Kinh tế xã hội Mơi trường rừng Quản lý Ủy ban Nhân dân Tổ chức Giáo dục, Khoa học Văn hóa Liên hiệp quốc Vườn Quốc gia DANH MỤC CÁC BIỂU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -*** - NGUYỄN QUANG VĨNH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA HỒNG LIÊN CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN LÂM THÀNH HÀ NỘI - 2017 i TÓM TẮT LUẬN VĂN Tính cấp thiết đề tài Vườn quốc gia Hồng Liên khu rừng đặc dụng quan trọng Việt Nam thành lập ngày 12/7/2002 theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Vườn Quỹ mơi trường tồn cầu xếp vào loại A, cấp cao giá trị đa dạng sinh học giới Năm 2003, Vườn quốc gia Hoàng Liên công nhận Vườn di sản ASEAN Với giá trị cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Hồng Liên có nhiều tiề m để phát triển DLST Ngay từ thành lập Vườn Quốc gia Hoàng Liên quan tâm đến phát triển du lịch, đặc biệt giai đoạn 2012-2016 du lịch Vườn Quốc gia Hoàng Liên phát triển mạnh mẽ thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách, doanh thu hàng trăm tỷ đồng tạo cơng ăn việc làm cho hàng nghìn lao động; góp phần đưa Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá đầy đủ tiềm năng, lợi thế, kết đạt được; khó khăn tồn tại; giải pháp quản lý phát triển DLST Vườn Quốc gia Hoàng Liên năm Việc nghiên cứu đánh giá công tác Quản lý phát triển du lịch sinh thái, văn hóa Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016 đề giải pháp quản lý phát triển DLST đến năm 2020 nhiệm vụ cần thiết phù hợp với chuyên ngành Đào tạo Thạc sĩ QLKT&CS mà Học viên theo học Vì Hoạc viên chọn đề tài luận văn Thạc sĩ: “Quản lý phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên” Mục tiêu nghiên cứu - Xác định khung lý thuyết quản lý phát triển du lịch sinh thái Ban Quản lý Vườn Quốc gia; - Phân tích thực trạng quản lý phát triển du lịch sinh thái Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016, tìm điểm mạnh, điểm yếu nguyên nhân điểm yếu việc quản lý phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển du lịch Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên đến năm 2020 II TÀI LIỆU TIẾNG ANH 41 Machado A (2003) Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for tourism Development in VietNam,VNAT and FUDESO, VietNam 42 Mowforth M and Munt I (1998) Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third World, Routledge, Lodon III CÁC TRANG WEB 43 http://www.laodong.com.vn/Home/Van-hoa-du-lich du-lich-van- hoa/20093/129865.laodong 44 http://www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su- dang/books PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -* PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH DU LỊCH Kính chào quý khách, xin gửi đến quý khách lời chúc tốt đẹp nhất, kính chúc quý khách có chuyến tham quan du lịch vui vẻ bổ ích Tơi học viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiến hành điều tra Thực trạng quản lý phát triển DLST VQG Hồng Liên Để có sở đưa giải pháp quản lý phát triển DLST VQG Hoàng Liên năm tới, Xin quý khách vui lòng đánh dấu  vào ô tương ứng với suy nghĩ quý khách mức độ tiêu chí đưa bảng câu hỏi Đây lần thứ quý khách đến VQG Hoàng Liên?  Lần thứ  Lần thứ  Lần thứ  Trên lần VQG Hồng Liên có tiềm phát triển DLST khơng?  Khơng có  Có  Có tiềm  Nhiều tiềm  Rất nhiều tiềm Mức độ hài lòng quý khách DLST VQG Hoàng Liên? Xin quý vị khoanh tròn vào chữ số phù hợp với cảm nhận quý khách theo bảng sau: Tiêu chí 3.1 Chất lượng phục vụ - Làm thủ tục, bán vé tham quan - Bố trí bãi đỗ xe - Tổ chức đón khách, giới thiệu - Tổ chức vinh danh, tiễn khách Yếu 1 1 Mức độ đánh giá Trung Khá Tốt bình 4 4 Rất tốt 5 5 - An ninh trật tự - Thái độ, trình độ hướng dẫn viên - Thái độ phục vụ kiểm lâm - Thái độ phục vụ poters, nhân viên 3.2 Cảnh quan môi trường DLST 1 Yếu - Vệ sinh môi trường - Cảnh quan thiên nhiên - Đa dạng sinh học - Thời tiết, khí hậu 3.3 Giá dịch vụ 1 1 Quá đắt - Giá vé tham quan tuyến, điểm - Giá dịch vụ ăn, uống - Giá hàng lưu niệm - Giá dịch vụ chụp ảnh, - Giá dịch vụ khác 1 1 Yếu 3.4 Đánh giá chung du khách DLST Vườn Quốc gia Hoàng Liên 2 Trung bình 2 2 Đắt 2 2 Trung bình 3 Khá 4 Tốt 3 3 Trun g bình 3 3 Khá 4 4 Rẻ 4 4 Tốt 5 Rất tốt 5 5 Rất rẻ 5 5 Rất tốt 5 Quý khách có ý định quay lại tham quan khơng?  Chưa biết  Khơng  Có Xin q khách vui lòng cho biết số thơng tin cá nhân - Giới tính: - Tuổi:  Nữ  60 - Trình độ văn hóa, chun mơn cao nhất? 

Ngày đăng: 22/10/2019, 14:34

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w