1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La

137 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, với tốc độ phát triển nhanh, khai thác tài nguyên phục vụ cho công nghiệp và các ngành nghề đã trở thành phổ biến. Trong đó vấn đề an ninh năng lượng đang được quan tâm hàng đầu. Một trong những dạng năng lượng được đặc biệt quan tâm là thủy năng. Không chỉ ở trong nước mà trên thế giới đang có rất nhiều các công trình thủy điện được xây dựng, các công trình thủy điện đã cung cấp một phần không nhỏ điện năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của con người, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, năng lượng điện chủ yếu bao gồm: nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, nhiệt điện khí, thủy điện..., trong đó thủy điện chiếm 39,7% và chi phí sản xuất thủy điện rẻ hơn nhiều so với các nguồn năng lượng khác, mặt khác công trình thủy điện còn là công trình lợi dụng tổng hợp nguồn nước như thủy lợi, phòng chống lũ... Phát triển thủy điện sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích như: Thúc đẩy các khả năng kinh tế, bảo tồn các hệ sinh thái, cung cấp một nguồn năng lượng sạch, góp phần vào phát triển bền vững, sử dụng nước đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện công bằng xã hội, đặc biệt giảm phát thải khí nhà kính chống biến đổi khí hậu. Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi mưa nhiều, địa hình đồi núi dốc do đó có tiềm năng phát triển thuỷ điện (TĐ) tương đối lớn. Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất TĐ của nước ta vào khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai thác khả thi) vào khoảng 26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng năm có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ (TĐN) có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm (Đặng Đình Thống, 2017). Tính đến năm 2017 đóng góp của thủy điện cho tổng sản lượng điện năng toàn quốc khoảng 50%. Ưu thế của thủy điện nói chung và thủy điện vừa và nhỏ nói riêng so với các loại hình nhà máy điện khác là có khả năng tái tạo và giá thành rẻ hơn. Do vậy, thủy điện vừa và nhỏ ngày càng trở nên phổ biến và mang lại đa lợi ích về kinh tế - xã hội - môi trường. Do đặc điểm địa hình các tỉnh miền núi và trung du nước ta có nhiều sông suối nên rất phù hợp cho phát triển thủy điện vừa và nhỏ, đó không chỉ tạo cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư, thu nhập cho người dân địa phương mà còn góp phần đáp ứng nguồn năng lượng đang thiếu hụt cho cả nước. Thủy điện vừa và nhỏ có sức cạnh tranh so với các nguồn năng lượng khác do có giá thành hợp lý, chi phí nhân công thấp bởi các nhà máy này được tự động hóa cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường. Ngoài ra, các hồ chứa của các nhà máy thủy điện có thể trở thành điểm thu hút khách du lịch. Đặc biệt, các nhà máy thủy điện không phải chịu cảnh tăng giá cũng như phải nhập nhiên liệu như các nhà máy nhiệt điện. Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc với độ cao trung bình 600-700m so với mực nước biển, địa hình bị chia cắt bởi sông Đà, sông Mã và các dãy núi cao, tạo tiền năng lợi thế về thủy điện với 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã. Do địa hình phân cắt, Sơn La có mạng lưới sông, suối khá dày, mật độ từ 1-1,8km/km2 nhưng phân bố không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Trên địa bàn tỉnh có 2 con sông lớn chảy qua cùng 35 con suối lớn, nhỏ do đó có ưu thế lớn để khai thác và phát triển hệ thống thủy điện vừa và nhỏ đứng đầu cả nước.Nắm bắt những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý (UBND tỉnh Sơn La, 2018)... UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức lập quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo các giai đoạn trình Bộ Công thương phê duyệt.Sau khi quy hoạch được phê duyệt, các địa phương và các ban ngành của tỉnh đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, thu hút đầu tư để phát triển hệ thống thủy điện vừa và nhỏ. Trong những năm qua nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được tỉnh cấp phép đầu tư xây dựng, tới năm 2019 tỉnh Sơn La đã có 48 dự án thủy điện hoàn thành và phát điện lên lưới quốc gia với tổng công suất lắp đặt 536,9 MW, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 2.200 tỉ đồng(UBND tỉnh Sơn La, 2019). Ðể có thể phát huy tối đa tiền năng và thế mạnh của tỉnh, phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, đóng góp nhiều hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La, có tác động tích cực đối với môi trường và xã hội trong những năm tiếp theo thì việc quản lý quy hoạch, thu hút đầu tư, quản lý đầu tư các dự án thủy điện; đặc biệt để công tác vận hành, khai thác các nhà máy thủy điện được an toàn, bền vững, cân đối với các lợi ích … đòi hỏi trong công tác quản lý phải đổi mới, phải có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Ðể nghiên cứu đầy đủ hơn cả về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lược phát triển công nghiệp năng lượng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Tổng quan nghiên cứu Liên quan đến vấn đề thủy điện, đã có nhiều chuyên đề, đề tài nghiên cứu dưới các góc độ, các chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên đề, đề tài nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu cụ thể về tính chất kỹ thuật của thiết bị thủy điện, công tác quản lý chất lượng, quản lý đầu tư xây dựng của một dự án thủy điện và không phải là hoạt động quản lý kinh tế thủy điện vừa và nhỏ. Có thể kể đến như sau: - Đề tài: “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai - Áp dụng cho dự án thủy điện Minh Lương Thượng” Luận văn Thạc sỹ xây dựng của tác giả Đoàn Văn Linh, bảo vệ năm 2017 tại Trường Đại học thủy lợi. Luận văn nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả và thu hút vốn đầu tư để xây dựng các thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cụ thể hóa các giải pháp áp dụng cho dự án thủy điện Minh Lương Thượng, tỉnh Lào Cai. - Tác giả Phạm Xuân Cường với đề tài: “Công tác quản lý chi phí trong quá trình thi công công trình thủy điện vừa và nhỏ với vai trò chủ đầu tư tại công ty cổ phân đầu tư xây dựng thủy điện Trí Năng” Luận văn Thạc sỹ Quản lý xây dựng năm 2018 tại Trường Đại học Thủy lợi. Luận văn đã nêu ra được một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi phí; Phân tích được thực trạng sử dụng vốn trong quá trình thi công dự án. Đưa ra được một số giải pháp nhằm quản lý chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư trong dự án. - Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường - Đại học Thủy lợi của tác giả Nguyễn Hưng Nam năm 2013 về đề tài “Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của dự án thủy điện Hòa Bình”. Trong đó, xác định được nguyên nhân, đặc điểm sinh kế của người dân tái định cư và trên cơ sở lý luận thực tiễn đề xuất các giải pháp ổn định kinh tế bền vững. - Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Biến đổi khí hậu – Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Trần Thùy Dương năm 2016 về đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên nước dưới tác động của biến đổi khí hậu đến các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La, đề xuất giải pháp quản lý thích ứng”. Trong đó luận văn đã nêu được thực trạng tài nguyên nước, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trên bức tranh phát triển thủy điện và các tác động đến khía cạnh về môi trường, khí hậu tác giả đã đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động của phát triển thủy điện đến tài nguyên nước, khí hậu địa phương.Trong luận văn chưa đề xuất được giải pháp về quy hoạch phát triển thủy điện phù hợp để giảm thiểu ảnh hưởng đến khí hậu và tài nguyên nước của địa phương. - Báo cáo của Tổng Cục năng lượng - Bộ Công Thương, “Đánh giá tình hình khai thác sử dụng tài nguyên trong thủy điện ở Việt Nam” (Báo cáo tổng hợp dự án nghiên cứu của Bộ TNMT, 2005); Các báo cáo định kỳ của Bộ Công Thuơng và Tập đoàn Điện lực về tình hình quản lý các nhà máy thủy điện... - Bộ công thương - Quyết định số 4598/ QĐ- BCT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035- Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV. Trong Quyết định nêu quy hoạch đến năm 2020: Công suất cực đại Pmax = 180 MW, điện thương phẩm 782,1 triệu kWh. Tuy nhiên thực tế đến năm 2019 công suất toàn tỉnh Sơn La đã đạt 536,9 MW với lượng điện tương đương 1,9 tỉ kWh. Cho thấy sự phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La đã vượt qua Quy hoạch đã xây dựng. Tuy nhiên, các chuyên đề, báo cáo riêng lẻ này chưa hệ thống hoá được toàn bộ các công tác quản lý quy hoạch, hoạt động thu hút của các địa phương, khu vực có thế mạnh về phát triển thủy điện vừa và nhỏ nói chung và trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng trong một khoảng thời gian dài vừa qua. Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối đầy đủ về thực trạng, các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý và phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý quy hoạch, chính sách thu hút đầu tư các thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm vừa qua, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, góp phần phát triển theo hướng bền vững các thủy điện vừa và nhỏ trong những năm tiếp theo; nhất là trong bối cảnh nguồn nước đang dần cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và một số sự cố về thủy điện đã xảy ra trong thời gian vừa qua. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu chung, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Xác định khung nghiên cứu về quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh; - Phân tích thực trạngquản lý phát triển các thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La; - Đề ra các giải pháp và kiến nghị hoàn thiệnquản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La theo hướng bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác lập quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch và giám sát việc thực hiện quy hoạchphát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Theo quá trình quản lý: Lập quy hoạch;kế hoạch, chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh; Tổ chức thực hiện quy hoạch, chính sách; Kiểm soát phát triển thủy điện vừa và nhỏ. - Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh tỉnh Sơn La. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 – 2019; định hướng, giải pháp quản lý giai đoạn 2020 – 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu 2 Hình 1 Khung nghiên cứu quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh (Nguồn : Tác giả tự tổng hợp) 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế như phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu; phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu kết hợp sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, đặc biệt là vận dụng, hệ thống một số kết quả đã được nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến quản lý, phát triển thủy điện. Trình tự nghiên cứu của luận văn là sau khi làm rõ các vấn đề lý luận, luận văn sẽ tập trung phân tích nhằm xác định tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Tiếp đó luận văn đi vào phân tích thực trạng phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm vừa qua thông qua công tác quản lý quy hoạch và thu hút đầu tư. Từ việc phân tích, so sánh tiềm năng và thực trạng phát triển thủy điện vừa và nhỏ, luận văn chỉ ra những tồn tại trong việc quản lý quy hoạch và thu hút đầu tư. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất những giải pháp để tăng cường công tác quản lý quy hoạch và đảm bảo hiệu quả trong việc thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La theo hướng bền vững. 5.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu và dữ liệu 5.2.1.1. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn là số liệu do tác giả thu thập từ một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Đây là những số liệu chưa được xử lý, tính toán chính thức, phản ánh kết quả đầu tư xây dựng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy thủy điện, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan. Tác giả thực hiện phỏng vấnđối với 48 thủy điện đang hoạt động, đang xây dựng vàcán bộ liên quan đến quản lý phát triển thủy điện,câu hỏi phỏng vấn theo mẫu tại phụ lục 01. Nội dung phỏng vấn liên quan đến các vấn đề như: Đánh giá về các điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện vừa và nhỏ; Đánh giá về việc lập quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ; Đánh giá về việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ; Đánh giá về việc kiểm soát phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La và xin ý kiến đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La. Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm excel để vẽ biểu đồ, tính toán tỉ lệ phần trăm. 5.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập từ các báo cáo đã công bố chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước như Tổng Cục năng lượng - Bộ Công Thương, của UBND tỉnh, Sở Công Thương, Cục Thống kê;các nghiên cứu cá nhân hay của các tổ chức như Viện Năng lượng về tình hình quản lý và phát triển các thủy điện vừa và nhỏ.   5.2.1.3. Phương pháp thu thập tài liệu Một số thông tin, số liệu trong luận văn được lấy từ các tài liệu đã công bố; chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học như Niên giám Thống kê tỉnh Sơn La, các bài báo cáo nghiên cứu chuyên đề hay luận văn của các sinh viên, các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm, các tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến lĩnh vực quản lý, quy hoạch, thủy điện. Ngoài ra, các thông tin được lấy từ các tài liệu trên các trang internet và các loại tài liệu khác. 5.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích 5.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kế mô tả được sử dụng trong luận văn để mô tả những đặc tính cơ bản của các dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm; đặc biệt biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh những số liệu về các loại thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt giúp so sánh sự phát triển thủy điện vừa và nhỏ giữa các tỉnh, hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các nhà máy thủy điện… để giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu, đề xuất những phương án phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và quản lý quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La. 5.2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Luận văn phân tích và hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề chung nhất về sự phát triển thủy điện nói chung; về hoạt động thu hút đầu tư và công tác quản lý quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp, luận văn chỉ ra những tồn tại và đề xuất những giải pháp để tăng cường công tác quản lý quy hoạch và hiệu quả trong thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La.   5.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Sau khi các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực thủy điện được thu thập, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu tài liệu để nắm được phương pháp của các công trình khoa học đã thực hiện trước đây, làm rõ hơn đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thủy điện vừa và nhỏ. Qua đó giúp tác giả có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn, có thêm kiến thức về lĩnh vực phát triển thủy điện. Nghiên cứu tài liệu cũng giúp tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính nhưng cũng giúp tác giả xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chương 3: Giải pháp quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - - CẦM SƠN HƯNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - - CẦM SƠN HƯNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH Mã ngành: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TỪ SỸ SÙA HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Học viên Cầm Sơn Hưng LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực luận văn, nhận nhiều giúp đỡ, đóng góp ý kiến bảo tận tình thầy cơ, đồng nghiệp, bạn bè gia đình Đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học kinh tế quốc dân, khoa Quản lý Kinh tế Chính sách tạo điều kiện thuận lợi để tơi có hội thực luận văn tốt nghiêp điều kiện tốt Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS TS Từ Sỹ Sùa, người trực tiếp định hướng, dẫn theo sát tơi suốt q trình thực luận văn tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình cho tơi suốt q trình Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người bên cạnh tôi, động viên giúp đỡ tơi q trình học tập thực luận văn tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Cầm Sơn Hưng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BCT Bộ Công thương CDM Chính sách phát triển EVN Vietnam Electricity - tập đoàn điện lực Việt Nam EVNNPT QCVN QĐ STNMT Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Quy chuẩn Việt Nam Quyết định Sở Tài nguyên Môi trường TT Thông tư TĐ Thủy điện TĐN Thủy điện vừa nhỏ TBA Trạm biến áp TCVN TCXDVN TĐN UBND Ý nghĩa Tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam Thủy điện vừa nhỏ Uỷ ban Nhân dân DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Danh mục thủy điện vừa nhỏ quy hoạch địa bàn tỉnh Lai Châu 57 Bảng 2.1 Đặc trưng hình thái lưu vực sơng địa bàn tỉnh Sơn La 65 Bảng 2.2 Thống kê nhà máy thủy điện vừa nhỏ hoạt động có địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2019 .69 Bảng 2.3 Thống kê nhà máy thủy điện vừa nhỏ xin bổ sung vào quy hoạch địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2019 .72 Bảng 2.4 Thống kê nhà máy thủy điện vừa nhỏ quy hoạch địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2019 74 Bảng 2.5 Thống kê nhà máy thủy điện vừa nhỏ xây dựng quy hoạch địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2019 .79 Bảng 2.6 Tình hình triển khai xây dựng nhà máy thủy điện vừa nhỏ quy hoạch địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2019 83 Bảng 2.7 Thống kê diện tích đất thu hồi nhà máy thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2019 .84 Bảng 2.8 Thống kê diện tích đất rừng đất trồng rừng nhà máy thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2019 89 Bảng 3.1 Tổng hợp nhu cầu điện theo huyện, thành phố tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2025 105 Bảng 3.2 Danh mục cơng trình thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2020-2025 106 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1 Lưu lượng trung bình tháng số trạm thủy văn địa bàn tỉnh Sơn La 67 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ đánh giá điều kiện cho phát triển thủy điện thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La 67 Biểu đồ 2.3 Tình hình thực quy hoạch phát triển thủy điện vừa nhỏ 70 Biểu đồ 2.4 Đánh giá mức độ phù hợp việc lập quy hoạch, kế hoạch sách phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La .73 Biểu đồ 2.5 Đánh giá tổ chức thực quy hoạch, kế hoạch sách phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La .79 BẢN ĐỒ: Bản đồ 2.1 Bản đồ hành tỉnh Sơn La 63 Bản đồ 2.2.Bản đồ mạng lưới sơng ngịi tỉnh Sơn La(Sở TN-MT Sơn La, 2015) 66 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - - CẦM SƠN HƯNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH Mã ngành: 8340410 TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ 10 HÀ NỘI - 2020 TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tính cấp thiết đề tài Tỉnh Sơn La tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nước ta, thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông suối dày đặc quần thể núi non hùng vĩ, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, phức tạp, có độ cao trung bình từ 600m đến 700m so với mực nước biển, cá biệt có núi cao 1.000m; Đây tiềm năng, lợi lớn địa phương để phát triển thủy điện vừa nhỏ Nắm bắt lợi điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý (UBND tỉnh Sơn La, 2018) UBND tỉnh Sơn La đạo ngành chức tổ chức lập quy hoạch phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh theo giai đoạn trình Bộ Cơng thương phê duyệt.Sau quy hoạch phê duyệt, địa phương ban ngành tỉnh tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư để phát triển hệ thống thủy điện vừa nhỏ Trong năm qua nhiều dự án thủy điện vừa nhỏ tỉnh cấp phép đầu tư xây dựng, tới năm 2019 tỉnh Sơn La có 48 dự án thủy điện hoàn thành phát điện lên lưới quốc gia với tổng công suất lắp đặt 536,9 MW, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 2.200 tỉ đồng (UBND tỉnh Sơn La, 2019) Ðể phát huy tối đa tiền mạnh tỉnh, phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, đóng góp nhiều vào q trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La, có tác động tích cực mơi trường xã hội năm việc quản lý quy hoạch, thu hút đầu tư, quản lý đầu tư dự án thủy điện; đặc biệt để công tác vận hành, khai thác nhà máy thủy điện an toàn, bền vững, cân lợi ích … địi hỏi cơng tác quản lý phải đổi mới, phải có giải pháp đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế địa phương Ðể nghiên cứu đầy đủ mặt lý luận tổng kết thực tiễn, lựa chọn đề tài “Quản lý phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lược phát triển công nghiệp lượng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trình cơng nghiệp hóa hội nhập kinh tế quốc tế 10 123 kỹ thuật 14 Đào Thị Thu Huyền, 2009, Đầu tư phát triển thuỷ điện miền Bắc giai đoạn 2005-2015, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân 15 Lù Văn Quân, 2013, Hồn thiện số sách đặc thù hậu tái định cư cơng trình thuỷ điện lớn địa bàn tỉnh Lai Châu, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân 16 Luong V.D (2007),Vàinétvềngành điệnViệtNam tiềmnăng kếhoạchkhaithác thủy điện 17 Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2001 Quản lý môi trường cho phát triển bền vững, Giáo trình, Đại học Quốc gia Hà Nội 18 Mai Văn Bưu, 2008, Giáo trình hiệu quản lý dự án nhà nước, Nhà xuất khoa học kỹ thuật 19 Nguyễn Thị Hương, 2005, Hoàn thiện hệ thống báo cáo TC với việc phân tích tình hình tài DN ngành điện khu vực Miền Bắc, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân 20 Nguyễn Thị Phương Anh, 2006, Lợi ích nhà máy thuỷ điện vừa nhỏ tỉnh Lào Cai bối cảnh biến đổi khí hậu Việt Nam, Chuyên đề tốt nghiệp 21 Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, 2018,Báo cáo số 186/BC-SCT ngày 20/3/2018 Tình hình thực quy định pháp luật Chủ đầu tư nhà máy thủy điện địa bàn tỉnh Lai Châu 22 Thủ tướng Chính phủ, 2011,Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 Phê duyệt qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 23 UBND tỉnh Sơn La, 2015,Công văn số 1001/UBND-KT ngày 27/4/2015 UBND tỉnh việc đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Sơn La 24 VUSTA(2006)Côngviệcđangtriểnkhai:NghiêncứuvềtácđộngcủaDựánThủ yđiệnSơnLaViệt Nam Hà Nội–ViệtNam 123 124 PHỤ LỤC Phụ lục Câu hỏiphỏng vấn thông tin thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La I Thông tin vấn Quý công ty đánh điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La ? Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thường Khơng thuận lợi Kém Nhận xét: Quý công ty đánh việc lập quy hoạch, kế hoạch sách phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La? Rất tốt Tốt Bình thường Khơng tốt Kém Nhận xét: Quý công ty đánh việc tổ chức thực quy hoạch, kế hoạch sách phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La? Rất tốt Tốt Bình thường Khơng tốt Kém Nhận xét: Quý công ty đánh việc kiểm soát phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La ? Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Kém Nhận xét: Q cơng ty có đề xuất để tăng cường công tác quản lý phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La? Phụ lục Nhu cầu công suất điện toàn tỉnh sơn la giai đoạn đến 2020-2025-2035 STT 124 Hạng mục Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030 Năm 2035 Tốc độ tăng trưởng 125 A A A A (GWh % (GWh % (GWh % (GWh % ) Công nghiệp xây dựng ) ) 243.3 31.1 467.8 35.8 834.0 38.9 a XM Mai Sơn 35.7 54.0 54.0 b Trừ XM Mai Sơn 207.6 413.8 780.0 Nông lâm nghiệp, thủy sản Thương mại Dịch vụ Quản lý & Tiêu dùng dân cư Các hoạt động khác Điện thương phẩm ĐTP Trừ XM Mai Sơn 125 Tổn thất (%) ) 4.1 0.53 5.1 0.39 6.5 1,455 2016-2021-2026- 20312020 2025 2030 2035 42.3 12.9313.9612.26 11.78 54.0 1,401 0.30 7.8 13.9814.79 13.52 12.44 0.23 4.95 4.37 4.86 3.84 35.1 4.49 62.9 4.82 102.0 4.76 157.6 4.58 13.7312.4010.14 9.09 451.2 57.70 698.6 53.50 1.077 50.24 1,624 47.2211.99 9.13 9.06 8.55 48.3 6.17 71.3 5.46 124.8 5.82 194.7 5.66 7.72 8.12 11.85 9.30 782.1 746.4 5.0 1,305 2,145 3,440 1,250 2,091 3,386 4.7 4.6 4.5 12.01 10.8010.44 9.91 10.8810.83 10.12 126 Điện nhận Công suất 126 823 180 1,370 295 2,249 450 3,603 700 127 Phụ lục 3.Danh mục cơng trình lưới điện phê duyệt quy hoạch giai đoạn 2011-2015 triển khai đầu tư xây dựng Năm Tiết diện (mm2) Quy mơ vận Ghi hành TT Danh mục Hiện có I XDM sau cải tạo Số Chiều dài mạch (km) Giai đoạn 20112015 A Đường dây 110 kV Xây dựng B Nhánh rẽ đấu nối trạm Sơn La Nhánh rẽ đấu nối trạm Mai Sơn Trạm biến áp 110 kV Xây dựng 127 Đấu chuyển tiếp 240 2 2016 đường dây 110 kV Sơn La - Thuận Châu Đấu 110 240 2016 kV trạm 220 kV Sơn La MVA Điện áp (kV) 128 Sơn La 2x25 110/35/22 2016 Mai Sơn 2x40 110/35/22 2016 128 Đang triển khai xây dựng Đang triển khai xây dựng 129 Phụ lục Khối lượng thời điểm đưa vào vận hành đường dây 220110 kV tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020 Tiết diện (mm2) T T Quy mô Năm vận hành Ghi Danh mục XDM Chiều Hiện Số dài có sau cải mạch (km) tạo I Giai đoạn 2016-2020 A Đường dây 220 kV Xây dựng Đấu nối trạm 220 kV Mường La 400 Đấu chuyển tiếp mạch 1,5 2017 đường dây 220 kV Sơn La - 500 kV Sơn La B Đường dây 110kV Xây dựng Nhánh rẽ trạm 110 kV Sơn La 240 2 2016 Đấu chuyển tiếp đường dây 110 kV Sơn La - Thuận Châu Đấu nối trạm 110 kV Mai Sơn 240 2016 Đấu 110 kV trạm 220 kV Sơn La Nhánh rẽ trạm 110 kV Yên Châu 240 Đấu chuyển tiếp đường dây 2018 110 kV Mộc Châu - 220 kV Sơn La 129 130 240 Đấu chuyển tiếp đường dây 2019 110kV từ trạm 220kV Sơn La TĐ Háng Đồng A1 Phù Yên - Suối Sập 240 13 2016 Đảm bảo tiêu chí N-1 cho trạm 110kV Phù Yên Mai Sơn - Yên Châu 240 40 2018 Mạch đơn từ trạm 110 kV Mai Sơn trạm Yên Châu TĐ Tà Cọ -Thuận Châu 240 70 2018 Đảm bảo tiêu chí N-1 cho trạm 110 kV Sơng Mã Nhánh rẽ trạm 110 kV Bắc Yên Xuất tuyến 110 kV sau trạm 220 kV Mường La 240 Đảm bảo tiêu chí N-1 cho cụm 2017 thủy điện khu vực huyện Mường La Nậm Hồng - 220 kV Mường La 240 20 Đảm bảo tiêu chí N-1 cho cụm 2017 thủy điện khu vực huyện Mường La 10 Nhánh rẽ TĐ Nậm Pàn 185 Đấu chuyển tiếp đường dây 2018 110 kV TĐ Nậm La - 220 kV Sơn La 11 Nậm Trai - Mường La 185 20 2018 Đấu từ TĐ Nậm Trai trạm 110 kV Mường La 12 Xím Vàng - Nậm Chim 185 2017 Đấu từ TĐ Xím Vàng trạm 110 kV TĐ Nậm Chim 13 Rẽ 110 kV Mường La 240 10 2017 Đấu từ trạm 110 kV Mường La đến nhánh rẽ TĐ Nậm Pia 185 10 2018 14 Háng Đồng B - Háng Đồng A1 130 131 15 Suối Sập Mở rộng - Phù Yên 16 Phiêng Côn - Sập Việt 17 Đấu nối TĐ Nậm Chim 185 11 2018 Đấu từ TĐ Suối Sập mở rộng trạm 110kV Phù Yên 185 13 2018 Đấu từ TĐ Phiêng Côn trạm 110 kV TĐ Sập Việt Đấu chuyển tiếp đường dây 2020 110 kV Nậm Chim - Nậm Chim 1A Đấu chuyển tiếp đường dây 110 kV Sông Mã - 220 kV Sơn La (khi đường dây 110 kV TĐ Tà 2018 Cọ - Thuận Châu vào vận hành chuyển đấu Đối TĐ Mường Hung chuyển tiếp đường dây 110 kV TĐ Tà Cọ - Thuận Châu) 185 18 Đấu nối TĐ Mường Hung 240 Nhánh rẽ trạm 110 kV Sông ACMã 185 185 0,5 2016 Rẽ Xi măng Mai Sơn AC240 240 5,5 2016 Đảm bảo tiêu chí N-1 Rẽ Nậm Cơng AC240 240 0,5 2016 Đảm bảo tiêu chí N-1 Rẽ Nậm Chim 1A AC240 240 Rẽ Tắt Ngoẵng AC240 240 Rẽ Sập Việt AC240 240 Cải tạo, nâng tiết diện dây 131 Đảm bảo tiêu chí N-1 cho trạm 110 kV Sơng Mã 2016 Đảm bảo tiêu chí N-1 1,35 2016 Đảm bảo tiêu chí N-1 12 2016 Đảm bảo tiêu chí N-1 132 Rẽ To Bng AC240 240 2016 Đảm bảo tiêu chí N-1 Rẽ Háng Đồng A AC240 240 2016 Đảm bảo tiêu chí N-1 Rẽ Suối Lừm AC240 240 1,5 2016 Đảm bảo tiêu chí N-1 10 Rẽ Suối Lừm AC240 240 0,1 2016 Đảm bảo tiêu chí N-1 132 133 Phụ lục Khối lượng thời điểm đưa vào vận hành đường dây 220110 kV tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 Tiết diện (mm2) TT Danh mục Năm Quy mô vận Ghi hành XDM Hiện cố sau cải Số mạch Chiều dài (km) tạo I A Giai đoạn 20212025 Đường dây 220 kV Xây dựng 220 kV Điện Biên 500 kV Sơn La 500 126 2022 Phần đất Sơn La dài 60 km 240 15 2023 B Đường dây 110 kV Xây dựng Đấu nối trạm 110 kV Quỳnh Nhai 133 Đấu chuyển tiếp đường dây 110 kV Sơn La - Tuần Giáo 134 Đấu nối trạm 110 kV Vân Hồ 134 240 2021 Đấu chuyển tiếp đường dây 110 kV Mộc Châu - Mai Châu 135 Phụ lục Khối lượng trạm biến áp 220-110 kV xây dựng cải tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2026-2035 Giai đoạn 20262030 TT Danh mục trạm Giai đoạn 20312035 Máy Ghi Quy mô Điện áp Quy mô Điện áp (MVA) (kV) (MVA) (kV) A Trạm 220 kV I Cải tạo mở rộng AT1 250 220/110 Thay máy 1 Mường La AT2 B Trạm 110 kV I Xây dựng T1 25 110/35/22 Lắp máy 1 Sốp Cộp T2 25 110/35/22 Lắp máy II Cải tạo mở rộng Mường La T1 40 110/35/22 Thay máy Thuận Châu T1 40 110/35/22 Thay máy 135 136 T2 T1 40 40 110/35/22 110/35/22 Sơn La Thay máy T2 40 110/35/22 T1 40 110/35/22 Sơn La Mai Sơn Thay máy T2 40 110/35/22 T1 63 110/35/22 T2 63 110/35/22 T3 Quỳnh Nhai Lắp máy 40 110/35/22 T2 T2 Lắp máy 25 40 Thay máy 110/35/22 110/35/22 Lắp máy Thay máy Phù Yên T3 40 110/35/22 T1 40 110/35/22 Mộc Châu Thay máy T2 40 110/35/22 T1 40 110/35/22 40 110/35/22 Vân Hồ T2 136 Lắp máy 25 110/35/22 Lắp máy 2, thay máy 137 10 Yên Châu T1 40 110/35/22 Thay máy T1 40 110/35/22 Thay máy 11 Bắc Yên T2 137 25 110/35/22 Lắp máy ... trạng quản lý phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La: Điểm mạnh quản lý phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La; Điểm yếu quản lý phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La; ... yếu quản lý phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA Phương hướng phát triển. .. quản lý phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý phát triển thủy điện vừa nhỏ địa bàn tỉnh Sơn La Chương 3: Giải pháp quản lý phát triển thủy điện vừa nhỏ

Ngày đăng: 22/03/2022, 03:09

Xem thêm:

Mục lục

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ

    TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

    Tính cấp thiết của đề tài

    Đối tượng nghiên cứu

    Phạm vi nghiên cứu

    Kết cấu của luận văn

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

    Khái niệm về thủy điện vừa và nhỏ

    Vai trò của thủy điện vừa và nhỏ

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w