Kiến nghị với Chính phủ vàcác Bộ ngành liênquan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 119 - 121)

III Dựán trong quyhoạch nhưng chưacó nhà đầutư 18,

Kiến nghị với Chính phủ vàcác Bộ ngành liênquan

- Chính phủ cần sớm phê duyệt quy hoạch tổng hợp sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông lớn trên cơ sở đó quy hoạch thủy điện cần điều chỉnh lại cho phù hợp, trong đó phải xem xét đầy đủ yêu cầu sử dụng tổng hợp tài nguyên nước của các công trình thủy điện.

- Cải tiến thể chế chính sách và tổ chức quản lý đối với việc khai thác sử dụng nước của công trình thủy điện để khắc phục những tồi tại.

- Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ là thế mạnh, là chiến lược để phát triển công nghiệp vì lợi ích mang lại từ thủy điện là tương đối lớn, trong đó tận dụng được nguồn thủy năng sẵn có, diện tích chiếm đất của các thủy điện là nhỏ chủ yếu là đất sông suối. Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi đối với đầu tư các thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn các tỉnh miền núi, trước tiên là ưu đãi về vay vốn dài hạn với lãi xuất thấp.

- Đề nghị Bộ Công Thương căn cứ vào tình hình thực tế tại từng giai đoạn để điều chỉnh biểu giá mua điện phù hợp của các thủy điện vừa và nhỏ nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường phát điện.

KẾT LUẬN

Cùng với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, khai khoáng, sự phát triển nhanh của thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm gần đây không những đóng góp rất nhiều cho việc phát triển nguồn năng lượng sạch, mà còn mang lại lợi ích về kinh tế đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp nông thôn nơi miền núi biên giới phí Tây Bắc, Việt Nam.

Vấn đề nổi bật của đề tài nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác quản lý quy hoạch và hoạt động thu hút đầu tư để phát triển thủy điện vừa và nhỏ, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu để các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Sơn La thắt chặt công tác quản lý và đẩy mạnh hơn nữa việc kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực thủy điện vừa và nhỏ. Đặc biệt, phát triển thủy điện vừa và nhỏ theo hướng bền vững là một vấn đề thực sự quan trọng và hết sức cần thiết đối với các địa phương; phát triển thủy điện ngoài việc đảm bảo các mục tiêu kinh tế, còn phải đảm bảo các mục tiêu phát triển xã hội và bảo toàn các nhân tố sinh thái của môi trường.

Tình hình quản lý quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2011 đến nay cho thấy những thành tựu mà ngành công nghiệp này đã đạt được thật đáng khích lệ, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương không những hiện tại và còn về lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu này vẫn còn một số tồn tại, bất cập cần tháo gỡ, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển bền vững. Những tồn tại này bao gồm công tác lập, tổ chức thực hiện, kiểm soát và quản lý quy hoạch chưa thực sự chặt chẽ; hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư chưa được phát huy tối đa; việc cấp phép tràn lan, quy trình cấp phép trong thời gian ngắn đã không đánh giá hết các tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội; việc triển khai đầu tưcủa các chủ đầu tưcòn chưa tuân thủ các quy định; ngoài ra công tác quản lý, cấp phép đối với khai thác sử dụng nước của thủy điện, an toàn đập... còn nhiều thiếu sót. Những tồn tại này chính là những nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp nguồn nước, chất lượng và hiệu quả của các thủy điện, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân... tác động xấu đến môi trường và xã hội.

triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh; thì việc quản lý đồng bộ, chặt chẽ và quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương là rất cần thiết, đảm bảo tất cả các mục tiêu để phát triển thủy điện theo hướng bền vững. Một số giải pháp cơ bản được đề xuất bao gồm:

- Giải pháp về hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách: Tiếp tục rà soát, đánh giá và nhất thiết loại bỏ khỏi quy hoạch những dự án thủy điện, nhất là thủy điện nhỏ không đảm bảo hiệu quả đầu tư

- Giải pháp về hoàn thiện tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách: Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thủy điện, ban hành những thể chế đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ nghiêm túc trong cấp phép, xây dựng và vận hành thủy điện vừa và nhỏ

- Giải pháp về hoàn thiện kiểm soát phát triển thủy điện vừa và nhỏ: Thành lập cơ quan liên ngành để kiểm tra, giám sát, ra quyết định về an toàn đập cho các thủy điện trên địa bàn tỉnh, trong đó có thể mời những chuyên gia có kinh nghiệm tham gia.

- Thực hiện đơn giản hoá mọi thủ tục đầu tư. Đa dạng hoá các thành phần đầu tư, các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp thủy điện. Tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai đúng tiến độ các dự án

- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ can bộ làm công tác quản lý, trách nhiệm của chủ dự án đối với cộng đồng và người dân bị ảnh hưởng.

Với những giải pháp quản lý cơ bản này cùng với công cụ quản lý kinh tế phù hợp, hy vọng rằng quá trình phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm tới sẽ thực sự phát triển theo hướng bền vững, góp phần phục vụ lâu dài cho sự nghiệp phát của ngành công nghiệp nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w