1.2.3.1.Lập quyhoạch, kếhoạch và chính sách pháttriểnthủy điện vừa và nhỏ
1.3.1.2. Đội ngũ cán bộ công chức viên chức
Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một nền quản lý chuyên nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực của bộ máy quản lý nhà nước ở Việt Nam bao gồm cán bộ thông qua bầu cử, công chức được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế và viên chức được tuyển dụng thông qua hợp đồng làm việc. Việc xem xét, đánh giá tính chuyên nghiệp chủ yếu và trước hết dựa trên các tiêu chí sau:
Một là, có sự phân biệt rõ từng nhóm đối tượng phù hợp với yêu cầu và nội dung quản lý (ví dụ, tiêu chuẩn đối với công chức phân theo các nhóm: công chức lãnh đạo, công chức thừa hành ở cả 4 cấp hành chính, công chức chuyên môn nghiệp vụ ở cấp chính quyền cơ sở…).
Hai là, trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trình độ, năng lực chuyên môn của từng loại đối tượng phụ thuộc trước hết vào chất lượng và chuyên môn đào tạo. Do vậy, theo quy định chung, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm là giải pháp quan trọng hàng đầu không thể thay thế. Theo đó, chuyên môn đào tạo được xem là tiêu chuẩn chính chứ không phải yêu cầu về bằng cấp cao.
Ba là, nắm vững kỹ năng quản lý. Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính gắn với chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm làm việc. Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt
động quản lý hành chính nhà nước, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động công vụ được cụ thể hóa thành quy trình, quy phạm đòi hỏi phải được thực hiện một cách thống nhất. Ngoài việc tinh thông nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải quyết công việc, tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức còn thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác, kể cả sử dụng các công cụ hỗ trợ (như ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin…) cũng như khả năng thích nghi, giao tiếp, hợp tác thông qua phối hợp nhóm hoặc giải quyết mâu thuẫn,…
Bốn là, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và đề cao văn hóa công vụ, nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử. Cũng như đối với các hình thức lao động quyền lực khác, ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật, kỷ cương, việc gương mẫu thực hiện văn hóa công vụ là đòi hỏi khách quan, bắt nguồn từ tính chất của hoạt động quản lý, không chỉ là biểu hiện của đạo đức công vụ mà còn là thước đo tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức.