5.1. Khung nghiên cứu
29
Mục tiêu quản lý phát triển thủy điên vưa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
- Mục tiêu quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
- Tiêu chí quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
- …
Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ:
- Yếu tố thuộc tỉnh - Yếu tố ngoài tỉnh - Yếu tố khác
Nội dung quản lý phát triển thủy điện vừa và
nhỏ
- Quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triểnthủy điện vừa và nhỏ
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch thủy điện vừa và nhỏ
- Kiểm soát phát triển thủy điện thủy điện vừa
2
Hình 1 Khung nghiên cứu quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
(Nguồn : Tác giả tự tổng hợp)
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế như phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu; phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu kết hợp sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, đặc biệt là vận dụng, hệ thống một số kết quả đã được nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến quản lý, phát triển thủy điện.
Trình tự nghiên cứu của luận văn là sau khi làm rõ các vấn đề lý luận, luận văn sẽ tập trung phân tích nhằm xác định tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Tiếp đó luận văn đi vào phân tích thực trạng phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm vừa qua thông qua công tác quản lý quy hoạch và thu hút đầu tư. Từ việc phân tích, so sánh tiềm năng và thực trạng phát triển thủy điện vừa và nhỏ, luận văn chỉ ra những tồn tại trong việc quản lý quy hoạch và thu hút đầu tư. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất những giải pháp để tăng cường công tác quản lý quy hoạch và đảm bảo hiệu quả trong việc thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La theo hướng bền vững.
5.2.1.1. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn là số liệu do tác giả thu thập từ một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Đây là những số liệu chưa được xử lý, tính toán chính thức, phản ánh kết quả đầu tư xây dựng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy thủy điện, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.
Tác giả thực hiện phỏng vấnđối với 48 thủy điện đang hoạt động, đang xây dựng vàcán bộ liên quan đến quản lý phát triển thủy điện,câu hỏi phỏng vấn theo mẫu tại phụ lục 01. Nội dung phỏng vấn liên quan đến các vấn đề như: Đánh giá về các điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện vừa và nhỏ; Đánh giá về việc lập quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ; Đánh giá về việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thủy điện vừa và nhỏ; Đánh giá về việc kiểm soát phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La và xin ý kiến đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La. Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm excel để vẽ biểu đồ, tính toán tỉ lệ phần trăm.
5.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập từ các báo cáo đã công bố chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước như Tổng Cục năng lượng - Bộ Công Thương, của UBND tỉnh, Sở Công Thương, Cục Thống kê;các nghiên cứu cá nhân hay của các tổ chức như Viện Năng lượng về tình hình quản lý và phát triển các thủy điện vừa và nhỏ.
5.2.1.3. Phương pháp thu thập tài liệu
Một số thông tin, số liệu trong luận văn được lấy từ các tài liệu đã công bố; chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học như Niên giám Thống kê tỉnh Sơn La, các bài báo cáo nghiên cứu chuyên đề hay luận văn của các sinh viên, các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm, các tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến lĩnh vực quản lý, quy hoạch, thủy điện.
Ngoài ra, các thông tin được lấy từ các tài liệu trên các trang internet và các loại tài liệu khác.
5.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích
5.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kế mô tả được sử dụng trong luận văn để mô tả những đặc tính cơ bản của các dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm; đặc biệt biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh những số liệu về các loại thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt giúp so sánh sự phát triển thủy điện vừa và nhỏ giữa các tỉnh, hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các nhà máy thủy điện… để giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu, đề xuất những phương án phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và quản lý quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La.
5.2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Luận văn phân tích và hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề chung nhất về sự phát triển thủy điện nói chung; về hoạt động thu hút đầu tư và công tác quản lý quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng. Trên cơ sở phân
tích và tổng hợp, luận văn chỉ ra những tồn tại và đề xuất những giải pháp để tăng cường công tác quản lý quy hoạch và hiệu quả trong thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La.
5.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sau khi các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực thủy điện được thu thập, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu tài liệu để nắm được phương pháp của các công trình khoa học đã thực hiện trước đây, làm rõ hơn đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thủy điện vừa và nhỏ. Qua đó giúp tác giả có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn, có thêm kiến thức về lĩnh vực phát triển thủy điện.
Nghiên cứu tài liệu cũng giúp tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính nhưng cũng giúp tác giả xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học.