Pháttriểnthủyđiệnvừavànhỏ trênđịa bàn khuvực Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 59 - 60)

1.2.3.1.Lập quyhoạch, kếhoạch và chính sách pháttriểnthủy điện vừa và nhỏ

1.4.1.2. Pháttriểnthủyđiệnvừavànhỏ trênđịa bàn khuvực Tây Nguyên

Khoảng 10 năm qua, các tỉnh Tây Nguyên là vùng được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy thủy điện nhất cả nước vì lợi thế về địa hình, số lượng sông suối nhiều, độ dốc cao… Các nhà máy thủy điện cũng từ đó nhanh chóng được khánh thành và đưa vào hoạt động giải quyết một phần cho an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc phát triển một cách ồ ạt các công trình thủy điện đã và đang để lại những hệ lụy về quốc kế dân sinh, môi trường...

Khu vực Tây Nguyên có 118 dự án thủy điện đang vận hành với tổng công suất phát điện khoảng 5.800 MW và 75 dự án khác đang trong giai đoạn xây dựng. Nhìn chung, các công trình thủy điện đều góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách cho các địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân. Khi đi vào khai thác, thủy điện cũng có tác động mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực, thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, góp phần cải tạo môi trường xung quanh các hồ chứa, góp phần chủ động bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống trong mùa khô ở vùng hạ lưu và khu vực xung quanh hồ chứa. Ngoài ra, một số công trình còn có tác dụng tham gia cắt lũ trong mùa mưa tại một số địa phương.

Bên cạnh những lợi ích nêu trên, thủy điện ở Tây Nguyên đã làm ngập nhiều diện tích rừng, đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái, hệ động thực vật, làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư, thu hẹp không gian sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Một số nhà máy thủy điện chưa phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc vận hành hồ chứa phù hợp với lịch thời vụ sản xuất nông nghiệp nên gây ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô, gia tăng lũ lụt trong mùa mưa, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống vùng hạ lưu. Thủy điện còn làm thay đổi tập quán sản xuất và sinh hoạt của một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số vốn sinh sống lâu đời, việc di dời dân đến các vùng cao trong khi điều kiện sản xuất và đời sống

không bằng nơi ở cũ, phải nhiều năm mới khắc phục được. Thủy điện cũng gián tiếp góp phần gây ra tình trạng phá rừng, việc chậm trễ trong đền bù, tái định cư dẫn đến khiếu kiện kéo dài ở một số địa phương, tạo dư luận xấu trong xã hội.

Mặc dù thủy điện Tây Nguyên có tiềm năng rất lớn nhưng lợi ích phát triển nguồn cung điện sẽ không được coi là lý do để hy sinh các lợi ích xã hội và môi trường khác. Khu vực Tây nguyên là khu vực có vị trí cực kỳ nhạy cảm cả về địa chiến lược, tài nguyên, nguồn nước, cảnh quan, môi trường, đời sống và bản sắc văn hóa các dân tộc trong vùng. Tôi đồng tình với chủ trương của các tỉnh Tây Nguyên về việc đề nghị Bộ Công Thương cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh về quy hoạch thủy điện và nên loại bỏ những dự án nào quá ảnh hưởng đến môi trường và dân sinh, ảnh hưởng lớn đến đời sống bà con(Luong V.D. (2007)).

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đã đề nghị Bộ Công Thương cần tạm dừng xây dựng mới thủy điện ở Tây Nguyên tập trung giải quyết các tồn đọng về môi trường và xã hội đồng thời, rà soát lại quy hoạch, loại bỏ các dự án thủy điện, các vị trí tiềm năng không khả thi và có tác động xấu đến môi trường. Đối với các dự án thủy điện đã triển khai, Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã đề nghị các bộ ngành, các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc bố trí đất ở, đất sản xuất và các điều kiện cần thiết cho các hộ dân tái định canh, định cư; thực hiện cam kết của nhà đầu tư về bảo vệ môi trường, nhất là cam kết trồng lại rừng; kiểm soát chặt chẽ quy trình vận hành hồ chứa đảm bảo thực hiện chức năng cắt lũ mùa mưa và chức năng điều tiết nước cho vùng hạ du; quản lý chất lượng, an toàn hồ đập,...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w