Khái niệm về thủyđiệnvừavànhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 35 - 37)

CƠSỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢNLÝ PHÁTTRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.1.1.Khái niệm về thủyđiệnvừavànhỏ

Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thuỷ điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục (Bách khoa toàn thư Việt Nam).

Thủy điện vừa và nhỏ là các thủy điện được xây dựng trên lưu vực các sông suối nhằm tận dụng sức nước ở đây. Phân loại thuỷ điện vừa và nhỏ là một khái niệm tương đối, tùy theo điều kiện từng nước. Ở Việt Nam, phân loại thủy điện được quy định theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN số 285 - 2002), theo đó nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ có cấp công trình là cấp IV, cấp III và một phần cấp II(Bộ xây dựng, 2002).

+ Từ 200 kW - 5.000 kW là công trình cấp IV. + Từ 5.000 kW - 50.000 kW là công trình cấp III.

+ Từ 50.000 kW - 100.000 kW là một phần công trình cấp II.

Theo tổ chức thuỷ điện nhỏ của Liên hiệp quốc (Small Hydropower UNIDO), thuỷ điện nhỏ có công suất từ 200 kW - 10.000 kW, thuỷ điện vừa có công suất từ 10.000 kW - 100.000 kW, dưới 200 kW là mini hydropower.

- Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ là một lợi thế về kinh tế của tỉnh nhằm tăng doanh thu hàng năm, mặt khác năng lượng điện phát triển tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác trong tỉnh phát triển hơn.

Các tiêu chí lựa chọn thủy điện vừa và nhỏ *Tiêu chí kinh tế - kỹ thuật

- Các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ xây dựng theo nguyên tắc sử dụng năng lượng trực tiếp từ dòng sông, một số trạm có thể sử dụng điều tiết ngày đêm hoặc

điều tiết tuần hay mùa, các trường hợp truyền nước từ lưu vực này sang lưu vực khác nếu không ảnh hưởng đến môi trường vùng hạ lưu tuyến đập thì cũng xem xét, nghiên cứu.

- Chủ yếu chọn các vị trí có đầu nước cao, riêng đối với những lưu vực lớn nhưng không có độ chênh cao về địa hình thì có thể chọn kiểu nhà máy sau đập với chiều cao đập có thể xem xét đến mức ngập ít nhất, nghĩa là ảnh hưởng ngập tác động đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội ít nhất.

- Chỉ nghiên cứu những công trình thủy điện vùa và nhỏ với mục đích phát điện thuần túy, còn các công trình có khả năng lợi dụng tổng hợp hoặc phải tạo cột nước bằng cách xây đập dâng cao thì cần xem xét chi tiết và cân nhắc kỹ ở giai đoạn sau, giai đoạn này chỉ có thể nêu ở dạng tiềm năng.

* Tiêu chí môi trường

Không xem xét công trình làm ngập khu dân cư hoặc có diện tích đất canh tác bị ngập nhiều, có thể căn cứ theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới như sau:

+ 5 kw công suất đặt/ cho 1 ha ngập + 7 kw công suất đặt/di chuyển 1 người.

Những công trình nằm trong các vùng nhạy cảm như khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn Quốc Gia hoặc các khu rừng nguyên sinh cần được bảo vệ sẽ không được xem xét và đánh giá là không có tính khả thi.

* Tiêu chuẩn thiết kế

- Theo TCXD VN 285 : 2002 đối với các nhà máy thủy điện có quy mô công suất từ 5 đến 50 MW thì cấp thiết kế công trình là cấp III.

- Mức bảo đảm thiết kế: P = 85%

- Xác định tần suất lưu lượng lũ thiết kế: P = 1% - Xác định tần suất lưu lượng lũ kiểm tra: P = 0,2% - Tần suất lũ thiết kế dẫn dòng thi công P = 10% - Tần suất lũ thiết kế lưu lượng chặn dòng P = 10% - Phát điện Nlm = 8,1 MW < 50 MW

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 35 - 37)