Tổchứcthựchiện quyhoạch, kế hoạch, chính sách thủyđiệnvừavànhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 49 - 52)

1.2.3.1.Lập quyhoạch, kếhoạch và chính sách pháttriểnthủy điện vừa và nhỏ

1.2.3.2. Tổchứcthựchiện quyhoạch, kế hoạch, chính sách thủyđiệnvừavànhỏ

- Hình thành bộ máy tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách + Sở Công Thương: Là đầu mối quản lý Nhà nước về lĩnh vực thủy điện trên địa bàn tỉnh; có nhiệm vụ triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch; thường xuyên rà soát, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Phòng Quản lý năng lượng: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về lưới, nguồn điện, điện nông thôn, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng khác trên địa bàn tỉnh; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn lĩnh vực năng lượng; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trên các

lĩnh vực điện năng được giao theo quy định. Nhiệm vụ của phòng quản lý năng lượng là: Tổ chức triển khai thực hiện quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh; theo dõi tình hình phát triển nguồn và lưới điện; tình hình đầu tư phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực và các dạng năng lượng khác phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt. Tham mưu cho lãnh đạo Sở trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý điện năng và các dạng năng lượng khác trên địa bàn.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rà soát, điều chỉnh đẩy mạnh triển khai quy hoạch các vùng trồng rừng khu vực đầu nguồn bảo vệ đầu nguồn các vùng có quy hoạch phát triển thủy điện, bảo vệ vùng hạ du.

+ Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì thực hiện các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành; tham mưu UBND tỉnh xét duyệt, hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào thực tế.

+ Sở Tài nguyên và môi trường: Chủ trì thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành; kiểm tra, rà soát, tham mưu UBND tỉnh bố trí quỹ đất phát triển thủy điện hợp lý để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch thủy điện trên địa bàn tỉnh.

+ Sở Xây dựng: Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, tham mưu các chính sách khuyến khích phát triển thủy điện; theo dõi tình hình đầu tư, xây dựng thủy điện trên địa bàn.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì các giải pháp về vốn, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển thủy điện, thủ tục đầu tư.

+ Để thu hút được các nhà đầu tư đến với địa phương và lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực phát triển thủy điện vừa và nhỏ tại địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư đối với lĩnh vực thủy điện vừa và nhỏ; hay nói cách khác, tiêu chí để đánh giá về mức độ thu hút đầu tư được thể hiện ở sự hấp dẫn của các chính sách đối với các nhà đầu tư được áp dụng tại địa phương như: chính sách ưu đãi về tài chính - tín dụng, ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu các thiết bị công nghệ phục vụ cho phát triển thủy điện, thuế sử dụng đất,…)

+ Bên cạnh những cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư kể trên, cần phải tạo môi trường đầu tư phát triển thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc triển khai thực hiện tốt các lĩnh vực về: Quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư,…

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án thủy điện

+ Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan khác; tuân thủ quy hoạch thủy điện và phù hợp quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển điện lực trước khi đầu tư.

+ Quản lý việc thay đổi về tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, quy mô, nhiệm vụ, tiến độ của dự án thủy điện trong quá trình đầu tư xây dựng.

+ Chủ đầu tư xây dựng dự án thủy điện phải có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án và không là Chủ đầu tư một dự án khác đang chậm triển khai hoặc chậm tiến độ quá 12 tháng so với quy định.

+ Quảnlýcôngtáclập,thẩm định,phêduyệtdựán,thicôngxây dựng côngtrình...theoquyđịnhcủa phápluật.

- Công tác vận hành, khai thác công trình thủy điện

+ An toàn cho công trình với mọi trận lũ có quy mô nhỏ hơn hoặc bằng lũ kiểm tra của công trình theo quy định.

+ Vận hành điều tiết, xả lũ đảm bảo an toàn cho hạ du. + Thực hiệnđầyđủcác nhiệmvụcủadựán.

+ Tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường – xã hội. + Nângcaohiệuquảkhaithác thủynăng của côngtrình (Sở công thương tỉnh Sơn La, 2019).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w