Vướng mắc, bất cập của cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 99 - 103)

III Dựán trong quyhoạch nhưng chưacó nhà đầutư 18,

Vướng mắc, bất cập của cơ chế chính sách

Trong giai đoạn từ 2011 – 2019 có sự điều chỉnh, sửa đổi một số luật và văn bản dưới luật liên quan đến công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và các quy định trong quản lý thủy điện, một số văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương chưa được sửa đổi, bổ sung dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý thủy điện nhỏ, cụ thể :

- Trước năm 2013, việc quản lý quy hoạch thủy điện thực hiện theo quy định tại Quyết định số 30/QĐ-BCN ngày 31/8/2006 của Bộ Công Nghiệp, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý quy hoạch. Từ năm 2013 đến nay, công tác quy hoạch,

đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện thực hiện theo thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 27/12/2012 của Bộ Công Thương, thông tư này xây dựng căn cứ vào Luật Đầu tư 2005, Luật xây dựng năm 2003, hiện nay các luật này đã được sửa đổi, bổ sung nhưng Thông tư 43/2012/TT-BCT chưa được sửa đổi, bổ sưng cho phù hợp dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện.

- Theo quy định quy hoạch thủy điện là quy hoạch chi tiết với các thông số chính (vị trí nhà máy, vị trí tuyến đập) được thể hiện chi tiết trong các quyết định phê duyệt quy hoạch. Tuy nhiên, khi khảo sát lập dự án đầu tư do điều kiện địa hình, địa chất phức tạp không đảm bảo an toàn, tối ưu khi triển khai, dẫn đến một số dự án phải điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt.

- Trước thời điểm Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 có hiệu lực thì các công trình thủy điện nhỏ không bắt buộc phải có công trình xả dòng chảy tối thiểu mà thực hiện xả qua cống xả cát. Tuy nhiên thực tế vận hành không thể thực hiện được, dẫn đến một số công trình không đảm bảo được nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt phía hạ du (UBND tỉnh Sơn La, 2019).

- Do đặc điểm vị trí xây dựng thủy điện thường ở vùng sâu, vùng xa, địa hình dốc, thường xảy ra lũ ống, lũ quét trong mùa mưa gây khó khăn trong việc thi công các công trình, nhất là việc xây dựng đê quai ngăn dòng, đập dâng. Mặt khác do phải mở đường thi công, đường dây truyền tải xa dẫn đến suất đầu tư các công trình rất cao (trung bình trên 30 tỷ đồng/MW).

- Hầu hết các công trình thi công ở những khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí còn thấp làm cho việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn (khảo sát, lập quy hoạch, thu hồi đất, giải phóng mặt, giải quyết các vướng mắc phát sinh,…)

- Công tác đánh giá sự phù hợp, ảnh hưởng của các dự án thủy điện đề xuất quy hoạch đối với các quy hoạch và dự án có liên quan khác trên lưu vực còn chưa đạt yêu cầu khách quan.

- Công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường trong nội dung quy hoạch còn hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

- Nội dung quy hoạch chưa sơ bộ đánh giá và kiến nghị giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội như: xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng hoàn trả diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng cho dự án.

- Các quy định liên quan đến quản lý thủy điện nhỏ về : Quản lý đầu tư xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường… có sự sửa đổi, bổ sung và còn có những bất cập, phải cập nhật, điều chỉnh liên tục, làm kéo dài thời gian thực hiện.

- Do ngân sách hạn hẹp, tỉnh không bố trí được kinh phí cho công tác lập quy hoạch.

- Sơn La là tỉnh nằm cách xa các trung tâm kinh tế sôi động và phát triển của cả nước, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. Kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng tiến độ vẫn còn chậm và thiếu đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng kinh tế chính, quan trọng như sân bay, cảng biển và một số các điều kiện thiết yếu khác nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Chưa có cơ chế chính sách đặc thù cho lĩnh vực thủy điện vừa và nhỏ, hoặc nếu có một số chính sách nhưng chưa rõ ràng, chưa thống nhất, chưa thông thoáng.

- Môi trường đầu tư chưa thuận lợi, các thủ tục đầu tư tiến hành chậm trễ do thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, sở, các địa phương và đặc biệt là thiếu sự tham gia của nhân dân tại các vùng thực hiện dự án.

2.3.3.2. Nguyên nhân khác

- Lực lượng công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về thủy điện, môi trường tại các cơ quan, sở ngành và huyện, thành phố còn ít, trình độ chuyên môn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong khi khối lượng công việc lớn.

- Các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ tập trung, chú trọng công tác thẩm định dự án, chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát nên chưa kịp thời phát hiện những sai phạm của chủ đầu tư.

- Một số vướng mắc phát sinh có nguyên nhân từ việc khảo sát chưa dự báo, đánh giá đúng tác động ảnh hưởng của dự án, dẫn đến lúng túng, bị động, chạy theo xử lý tình huống khi có phát sinh.

- Năng lực tư vấn cũng như thi công của chủ đầu tư còn hạn chế, giữa một số chủ đầu tư thiếu chia sẻ thông tin, hợp tác cùng phát triển.

- Ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ đầu tư chưa cao, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định và văn bản hướng dẫn.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝPHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w