MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài. Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh và là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Thái Bình là địa phương nằm trong khu vực chịu tác động trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đồng thời là tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Hồng; là địa phương được đánh giá tương đối đa dạng về loại hình tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, công tác phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn vừa qua có mặt còn hạn chế; về khách quan đó là điều kiện tự nhiên của tỉnh không có nhiều ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên như một số tỉnh trong khu vực, đất đai không rộng, không có núi non, hang động tự nhiên; Thái Bình có 3 mặt giáp sông, 1 mặt giáp biển, trước năm 2002 đường giao thông kết nối với các tỉnh chỉ bằng đò và phà, nên xuất phát điểm về du lịch của tỉnh còn chậm so với các tỉnh. Về chủ quan, công tác phát triển du lịch có lúc chưa được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm đúng mức; việc thực hiện chính sách phát triển du lịch có việc chưa đạt được kết quả như mong đợi; công tác quy hoạch chưa đồng đều, rừ nột; năng lực, chuyờn mụn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế; việc tham mưu, triển khai thực hiện của sở ngành chuyên môn có việc chưa chủ động, kịp thời, hiệu quả; việc phối hợp của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phối có lúc chưa chặt chẽ.. Từ xu hướng phát triển du lịch của thế giới và trong nước, từ quan điểm chỉ đạo của Trung ương và thực trạng. du lịch tại địa phương; để bắt kịp xu hướng phát triển du lịch chung của vùng và cả nước, đưa ngành du lịch thực sự trở ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của từng cấp, từng ngành, từng địa phương trong tỉnh; tập trung lập, hoàn thiện các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển du lịch có lộ trình, hướng đi cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả; trong đó, cần hoạch định, xây dựng các chính sách phát triển du lịch đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài với nội dung: “Chính sách phát triển du lịch tỉnh Thái Bình” để làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế và chính sách. Đối tượng nghiên cứu. Chính sách phát triển du lịch tỉnh Thái Bình. Phạm vi nghiên cứu. - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về thực trạng chính sách phát triển du lịch bao gồm: căn cứ hình thành, chủ thể và đối tượng của chính sách, chính sách bộ phận; phương hướng và giải pháp. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Thái Bình. Dự kiến nội dung các chương. Luận văn có phần mở đầu, phần kết luận; phần chính gồm 3 chương như sau:. Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát triển du lịch cấp tỉnh. Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Thái Bình đến năm 2025. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP TỈNH. Du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế, xã hội phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Du lịch khẳng định vị thế là một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Đây là ngành kinh tế dịch vụ có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao và nội dung văn hoá sâu sắc; có tiềm năng trong việc đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế và tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác, đem lại hiệu quả về nhiều mặt, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Phát triển du lịch. Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh hướng tới mục tiêu kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời hướng tới các mục tiêu của cộng đồng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của địa phương như: giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, bảo vệ môi trường. Khái niệm và căn cứ hình thành chính sách. Chính sách phát triển du lịch cấp tỉnh do tác giả đề xuất là những văn bản hành chính do cơ quan hành chính cấp tỉnh ban hành nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động du lịch ở địa phương thông qua các giải pháp ban hành chính sách, phân công tổ chức thực hiện trong một giai đoạn nhất định. Chính sách được hình thành dựa trên căn cứ lý luận, căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn. Mục tiêu chính sách. Các chính sách tập trung phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và quy hoạch của địa phương; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại;. củng cố, nâng cao chất lượng nhân lực làm du lịch; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch; phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, thân thiện môi trường, có thương hiệu, tính cạnh tranh cao, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa, các sản phẩm truyền thống và bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững; từng bước đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, giải quyết nhiều việc làm, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Chủ thể và đối tượng của chính sách Các chính sách bộ phận. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển du lịch cấp tỉnh. Kinh nghiệm chính sách phát triển du lịch của một số địa phương và bài học cho tỉnh Thái Bình. Kinh nghiệm của một số địa phương Bài học cho tỉnh Thái Bình. Giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình. Thái Bình có vị trí địa lý mang tính liên kết phát triển du lịch cao: Là tỉnh duyên hải Bắc Bộ, tiếp giáp vùng Thủ đô, giữ vị trí là hướng mở ra biển của vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, trọng điểm của vành đai duyên hải Bắc Bộ. Vìì vậy có thể kết luận rằng tỉnh Thái Bình có vị trí thuận lợi để liên kết phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên là những giá trị về tự nhiên có thể phục vụ phát triển hoạt động du lịch như cảnh quan thiên nhiên, danh thắng, sông ngòi, hồ nước, khí hậu, đất đai.v.v…). Để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng theo nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh giai đoạn 2020-2025 đã đề ra, việc cần làm là nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành về vai trò, vị trí của du lịch là ngành kinh tế đa ngành nghề, tổng hợp của các ngành, liên ngành, liên vùng, mang nội dung văn hóa sâu sắc và xã hội hóa cao, có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế và xã hội, góp phần tăng cường thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm; tạo những cơ hội thuận lợi và đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch.
Về chủ quan, công tác phát triển du lịch có lúc chưa được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm đúng mức; việc thực hiện chính sách phát triển du lịch có việc chưa đạt được kết quả như mong đợi; công tác quy hoạch chưa đồng đều, rừ nột; năng lực, chuyờn mụn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế; việc tham mưu, triển khai thực hiện của sở ngành chuyên môn có việc chưa chủ động, kịp thời, hiệu quả; việc phối hợp của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phối có lúc chưa chặt chẽ. Từ xu hướng phát triển du lịch của thế giới và trong nước, từ quan điểm chỉ đạo của Trung ương và thực trạng du lịch tại địa phương; để bắt kịp xu hướng phát triển du lịch chung của vùng và cả nước, đưa ngành du lịch thực sự trở ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của từng cấp, từng ngành, từng địa phương trong tỉnh; tập trung lập, hoàn thiện các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển du lịch có lộ trình, hướng đi cụ.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2013) đã đưa ra định nghĩa phản ánh đầy đủ nội dung và bản chất của du lịch: Du lịch là một ngành nghề kinh doanh bao gồm những hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầukhác. Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992 như sau:Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân địa phương trong khi vẫn có thể quan tâm đến hoạt động bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên để phục vụ cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.
- Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo về chất lượng, tiện nghi,, đồng bộ thoả mãn nhu cầucủa khách du lịch, bao gồm hệ thống khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cơ sở dịch vụ có dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ vận chuyên chuyển khách du lịch, cơ sở dịch vụ cung cấp dịch vụtham quan, nghỉ dưỡng, , giải trí, thể dục thể thao, hội nghị và các mục đích khác. Luật Du lịch định nghĩa Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên bản sắc văn hóa dân tộc cùng với sự tham gia của cộng đồng với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”; qua đó nhận thấy rằng, du lịch văn hóa là hình thức du lịch được xem như là hoạt động có hỗ trợ trực tiếp và tích cựcđối với việc phát triển kinh tế du lịch; du lịch văn hóa là ngành kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên là bản sắc văn hóa của các dân tộc; truyền thống văn hóa của từng địa phương từ văn hóa vật thể đình đền chùa, danh.
Sau khi phân tích kinh nghiệm phát triển du lịch của các tỉnh có bề dày về hoạt động du lịch trên cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, tỉnh có hoạt động du lịch mới phát triển gần đây như Lai Châu, Hà Nam, tác giả nhận thấy để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh cần chú trọng ban hành chính sách phát triển du lịch đảm bảo có tính khuyến khích, huy động các nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng của tỉnh, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, thúc đẩy kinh tế xã hội. - Đối với Chính sách khai thác tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường: phát triển du lịch bền vững, khuyến khích việc ứng dụng công nghệ sạch, phân loại rác thải, chống rác thải nhựa; tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch nông thôn..Việc tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế cho người dân bản địa, đồng thời gắn quyền lợi của họ với sự phát triển của du lịch.
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Thái Bình có 02 di tích quốc gia đặc biệt đó là Khu di tích chùa Keo (huyện Vũ Thư) và Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vị vua Trần (huyện Hưng Hà) ; có 113 di tích được xếp hạng bằng công nhận di tích quốc gia và 523 di tích cấp tỉnh; tiêu biểu như: Đình, đền, bến tượng A Sào, đền Đồng Bằng (huyện Quỳnh Phụ); đền Tiên La (huyện Hưng Hà); đền Đồng Xâm (huyện Kiến. Xương); đình An Cố (huyện Thái Thụy) và một số di tích khác cũng thu hút khách du lịch bốn phương. - Lễ hội truyền thống: Thường được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử - văn hoá và ở đó có nhiều trò chơi, thi tài, các hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian độc đáo có nguồn gốc khác nhau như: trò múa ông Đùng bà Đà cổ xưa gắn liền với nghi lễ phồn thực sơ khai của một làng ven biển, một hội làng duy trì tục đánh Hổ (đánh Bệt hay múa Bệt) có nghi thức xa lạ đối với vùng duyên hải.
Chủ thể tổ chức thực hiện chính sách: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý về du lịch: Tổ chức điều tra phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, bảo vệ, bào tồn khai thác hợp lý tài nguyên du lịch của địa phương; Nghiên cứu khảo sát, lựa chọn điểm có tiềm năng phát triển du lịch;. Hàng loạt các văn bản, chính sách cấp bách được ban hành để thích ứng linh hoạt với tình hình phát triển du lịch thực tiễn tại địa phương, trên quan điểm phát triển du lịch một cáchbền vững, hiệu quả, chất lượng và có trọng điểm, đi vào chiều sâu, có sức hấp dẫn cao để góp phần thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường, sinh thái; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; trong đó chú trọng tuyên truyền sâu rộng Luật Du lịch, Luật tài nguyên môi trường, Luật di sản văn hóa và các văn bản có liên quan về quản lý lễ hội, bảo vệ di tích, quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ môi trường tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa. + Các dòng sản phẩm tỉnh Thái Bình ưu tiên phát triển: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển: Khai thác tại cồn Vành, cồn Đen, rừng ngập mặn Thụy Trường; Loại hình du lịch tham quan, kết hợp nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa với giáo dục, tri ân; loại hình du lịch tâm linh, lễ hội đình đền chùa; Du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm văn hóa gắn liền với văn minh lúa nước sông Hồng ; Du lịch tham quan làng nghề truyền thống gắn với văn hóa ẩm thực và đặc sản tự nhiên.
Ngành Du lịch Thái Bình đang hướng tới đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch: du lịch tâm linh, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trải nghiệm, du lịch mua sắm; trong đó đặc biệt chú trọng du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Ngoài ra, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang là hướng đi được tỉnh đầu tư nghiên cứu xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, nâng cao chất lượng Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển cồn Đen, xã Thái Đô, huyện Thái Thụy; phát triển du lịch sinh thái, khám phá, dã ngoại và nghỉ dưỡng tại không gian du lịch bãi triều xã Thụy Xuân, Thụy Hải, khu rừng ngập mặn, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước trên địa bàn xã Thụy Xuân, Thụy Hải, Thụy Trường, huyện Thái Thụy; gắn với khai thác du lịch tâm linh Khu lưu niệm, Lăng mộ Nguyễn Đức Cảnh; tham quan cảng cá Tân Sơn, Đền Mẫu Vạn Xuân; lễ hội đền, phủ thờ Bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, thăm quan, trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe tại khu sản xuất muối, các sản phẩm từ muối. - Nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, đầu tư, phát triển Khu du lịch phố biển Đồng Châu, xã Đông Minh, Đông Hoàng, huyện Tiền Hải; tập trung thu hút đầu tư, quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng: Khu vui chơi giải trí có thưởng và khách sạn nghỉ dưỡng, Khu du lịch sinh thái - tâm linh, Khu công viên vui chơi giải trí, Khu sân golf, Khu đô thị, du lịch dịch vụ của Quy hoạch Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ, xã Nam Phú; phát triển du lịch sinh thái, khám phá, dã ngoại và nghỉ dưỡng tại không gian du lịch khu rừng ngập mặn, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước trên địa bàn huyện Tiền Hải; gắn với khai thác không gian du lịch Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu lưu niệm Bùi Viện, Khu lưu niệm Ngô Quang Bích và các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Tiền Hải.
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình đã quan tâm và đưa ra quan điểm chỉ đạo, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, các cơ chế, chính sách phát triển du lịch tỉnh trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng về văn hóa, sinh thái và biển, thân thiện với môi trường, có thương hiệu, mang bản sắc văn hóa của Thái Bình. Trên cơ sở khảo sát thực tế và phạm vi nghiên cứu của đề tài, cùng với sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên hướng dẫn, học viên đã hệ thống những nội dung mang tình lý luận tổng quan về chính sách phát triển du lịch; đưa ra cái nhìn thực trạng về chính sách phát triển du lịch tỉnh Thái Bình thời gian qua, đánh giá những kết quả được, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời, đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về chính sách phát triển du lịch tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
Câu 4: Đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực du lịch quản lý nhà nước trong việc ban hành và thực thi chính sách phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2021. Câu 6: Đánh giá chất lượng của chính sách phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2021.