TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHU NHẬT THĂNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CHUYỂN PHÁT TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN C[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CHUYỂN PHÁT TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH
Bưu điện tỉnh và dịch vụ bưu chính chuyển phát
1.1.1 Tổng quan về bưu điện tỉnh
1.1.1.1 Khái niệm bưu điện tỉnh
Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống bưu điện trên cả nước đều trực thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hình thành trên cơ sở triển khai Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/03/2005.
Về khái niệm bưu điện, hiện chưa có văn bản pháp quy nào đề cập đến khái niệm này Tham khảo ở nhiều nguồn thông tin khác, đặc biệt là từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tác giả đồng tình với khái niệm về bưu điện như sau: “Bưu điện là một cơ sở được ủy quyền bởi một hệ thống bưu chính cung cấp dịch vụ gửi, tiếp nhận, phân loại, xử lý, truyền tải hoặc cung cấp các thư từ Bưu điện cũng cung cấp các dịch vụ có liên quan như hộp thư, bưu chính và chuyển phát hàng hóa Ngoài ra, một số bưu cục cung cấp dịch vụ phi bưu chính như cấp hộ chiếu và các giấy tờ khác của chính phủ, thuê xe mua hàng, chuyển tiền, và các giao dịch và dịch vụ ngân hàng” (Bưu điện- Wikipedia tiếng Việt)
Theo đó, trong phạm vi luận văn này, khái niệm được thống nhất sử dụng như sau: Bưu điện tỉnh là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ sau đây trên phạm vi 01 tỉnh cụ thể: Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng trên địa bàn tỉnh; Cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích; Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định củaTổng công ty và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Kinh doanh các dịch vụ bưu chính chuyển phát, phát hành báo chí, tài chính bưu chính và phân phối truyền thông; Tổ chức kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật và được Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho phép; đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ Quốc phòng An ninh, ngoại giao, các nhu cầu thông tin liên lạc khẩn cấp.
Bưu điện là một trong những hình thức thông tin và truyền thông lâu đời, được hình thành ở nước ta từ nhiều năm trước Đặc biệt mô hình Bưu Điện Văn hóa xã đã từng được coi là điểm sáng, giúp nhu cầu thông tin, liên lạc, gửi hàng hóa trong và ngoài nước được duy trì và phát triển Hiện nay, bưu điện cũng được đóng vai trò khá quan trọng khi đáp ứng các nhu cầu cơ bản về dịch vụ bưu chính, viễn thông như chuyển phát thư từ, báo chí, điện thoại công cộng, của người dân, đặc biệt là ở những vùng xa xôi, hẻo lánh như các huyện miền núi, hải đảo.
1.1.1.2 Vai trò của bưu điện tỉnh
Vai trò của Bưu điện tỉnh thể hiện trên 02 khía cạnh, là vai trò đối với Đảng, Nhà nước và vai trò đối với doanh nghiệp và người dân.
- Bưu điện tỉnh và vai trò đối với Đảng, Nhà nước:
+ Bưu điện tỉnh với sứ mệnh đưa báo Đảng đến với nhân dân: Báo, tạp chí của Đảng có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, gắn bó với quá trình hoạt động của tổ chức đảng Để góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với toàn xã hội, đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân trên mọi miền đất nước; phản ánh kịp thời, đúng đắn ý chí, nguyện vọng cùng những thành tích, sáng kiến, kinh nghiệm của các tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ngày 28/12/1996, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 11-CT/TW về “Việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng” Ngành Bưu điện (thông qua hệ thống bưu điện tử tỉnh đến huyện, xã) được Đảng và Nhà nước giao trọng trách đảm nhiệm toàn bộ công tác phát hành báo chí, trong đó công tác phát hành báo, tạp chí của Đảng luôn được chú trọng đặt lên hàng đầu
+Bưu điện tỉnh với vai trò trong xây dựng chính quyền điện tử: Trước khi cóQuyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, người dân và doanh nghiệp chỉ có 02 lựa chọn khi muốn thực hiện dịch vụ công: Đến trực tiếp trung tâm dịch vụ hành chính công; Thực hiện qua cổng dịch vụ công của quốc gia hoặc của các bộ, ngành, địa phương Nhưng hiện nay, người dân và doanh nghiệp đã có thêm hình thức thứ ba là qua mạng bưu chính công cộng và dịch vụ bưu chính công ích; không phải trực tiếp giao tiếp với cán bộ thực hiện thủ tục hành chính, qua đó giúp giảm bớt nhũng nhiễu không cần thiết.
- Bưu điện tỉnh và vai trò đối với doanh nghiệp, người dân: Với xu thế hiện nay, việc internet và các phương tiện vận chuyển đang phát triển tột bậc, nhưng ngành bưu điện vẫn được người dân tin tưởng và sử dụng Theo đó ở các địa phương, bưu điện tỉnh với một mạng lưới quan trọng cung ứng các dịch vụ bưu chính, viễn thông giúp thúc đẩy việc giao thương hàng hóa của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh với các địa phương, các vùng miền trong nước và quốc tế Để không bị đào thải và lạc hậu, ngành Bưu điện nước ta đã không ngừng đổi mới, phát triển và tăng cường cung cấp thêm một số dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tiền, thu cước điện thoại, truy cập Internet, triển khai bán SIM, thẻ điện thoại để phù hợp với nhu cầu thực tế của đời sống hiện đại.
1.1.2 Tổng quan về dịch vụ bưu chính chuyển phát
1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ bưu chính chuyển phát
Dịch vụ nói chung là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ngày nay Khái niệm về dịch vụ đã được rất nhiều tác giả đưa ra theo quan điểm của mình, trong đó có những tác giả nổi tiếng như Philip Kotler, theo ông: Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia Trong đó đối tượng cung cấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào cả Còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không cần gắn liền với một sản phẩm vật chất nào
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, khái niệm dịch vụ cũng đã được đề cập, ví dụ theo quy định tại Điều 4 Luật Giá năm 2012, dịch vụ được định nghĩa là: hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trong giáo trình Quản trị marketing dịch vụ, tác giả Nguyễn Thượng Thái
(2007) tác giả căn cứ trên định nghĩa của Kotler và Armstrong (1991) về dịch vụ (là một hoạt động hay một lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển giao sở hữu nào cả) để đưa ra quan điểm ra quan điểm rằng ngày nay khó có thể phân biệt dịch vụ với hàng hóa, vì khi mua một hàng hóa thường người mua cũng nhận được lợi ích của một số dịch vụ hỗ trợ kèm theo Tương tự, một dịch vụ thường được kèm theo một hàng hóa hữu hình làm cho dịch vụ tăng thêm giá trị.
- Dịch vụ bưu chính chuyển phát:
Bưu chính- viễn thông là các dịch vụ thuộc hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Xét về lịch sử, bưu chính xuất hiện trước, sau đó xuất hiện các dịch vụ viễn thông. Hai lĩnh vực này được cung cấp bởi 01 cùng tổ chức nhà nước, và bưu chính thường được viễn thông bù lỗ Nhưng trong quá trình phát triển, sự khác biệt giữa 02 lĩnh vực ngày càng lớn Do vậy, tại nhiều nước đã thực hiện việc chia tách riêng 02 lĩnh vực này (Nguyễn Thượng Thái, 2007)
Luật Bưu chính năm 2010 của Việt Nam xác định: Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử (Quốc hội, 2010)
Khái niệm về dịch vụ bưu chính chuyển phát đã được một số các tác giả đề cập trong nghiên cứu của mình, như: (1) Dịch vụ bưu chính chuyển phát là loại dịch vụ nhận gửi, vận chuyển và phát thư từ, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa (gọi tắt là bưu gửi) trong nước và nước ngoài theo chỉ tiêu thời gian được công bố trước đối với từng khu vực và từng nước (Nguyễn Việt Thắng, 2018); hay (2) Dịch vụ bưu chính chuyển phát: là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu phẩm gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử (Dương Thành Trung, 2018).
Như vậy, qua việc tham khảo quan điểm từ nhiều nguồn thông tin và căn cứ vào thực tế dịch vụ ở hệ thống Bưu điện Việt Nam, khái niệm được thống nhất sử dụng trong luận văn này như sau: Dịch vụ bưu chính chuyển phát là dịch vụ nhận gửi, vận chuyển và phát bưu gửi trong nước và nước ngoài từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính.
- Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính (Quốc hội, 2010)
- Mạng bưu chính là hệ thống cơ sở khai thác bưu gửi, điểm phục vụ bưu chính được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và tuyến phát để cung ứng dịch vụ bưu chính (Quốc hội, 2010)
1.1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ bưu chính chuyển phát
Quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại bưu điện tỉnh
1.2.1 Khái niệm quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại bưu điện tỉnh
Trong đời sống xã hội, quản lý xuất hiện khi có hoạt động chung của con người Quản lý điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể nhằm hướng tới mục tiêu đã định trước
Trong nhiều tài liệu hiện có, quản lý nói chung được định nghĩa là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường Trong giáo trình Quản lý học, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự
(2019) cho rằng: quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động của tổ chức trong môi trường biến động.
Với việc xác định hướng tiếp cận nghiên cứu vấn đề quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại bưu điện tỉnh theo cách tiếp cận quá trình, nên khái niệm được thống nhất sử dụng trong luận văn này như sau: Quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại bưu điện tỉnh là quá trình đơn vị lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát nhằm đạt được các mục tiêu phát triển dịch vụ đặt ra trong từng thời kỳ nhất định
Nói cách khác, đây là quá trình tác động có tổ chức bằng các biện pháp, công cụ thích hợp của bưu điện tỉnh đối với việc cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực và các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển dịch vụ này của Bưu điện tỉnh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá kết quả quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại bưu điện tỉnh
Quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát là vấn đề sống còn đối với Bưu điện, nó đảm bảo sự phát triển bền vững của Bưu điện, là chìa khóa để giải quyết vấn đề năng suất và hiệu quả kinh doanh Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành bưu chính hiện nay, việc quản lý tốt dịch vụ bưu chính chuyển phát sẽ đảm bảo cho Bưu điện thắng lợi trong cạnh tranh Những mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại Bưu điện tỉnh bao gồm:
- Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính chuyển phát mà đơn vị cung cấp: Chỉ khi chất lượng dịch vụ được đảm bảo thì Bưu điện tỉnh mới có thể thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Do đó, đảm bảo chất lượng dịch vụ bưu chính chuyển phát là mục tiêu được đặt lên hàng đầu đối với hoạt động quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát của đơn vị Vấn đề chất lượng dịch vụ cần phải được Bưu điện tỉnh đề cập ngay từ khâu xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát, và phải được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
Chất lượng của dịch vụ bưu chính chuyển phát của bưu Điện tỉnh thể hiện thông qua các tiêu chí:
+ Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
+ Nhanh chóng: Bưu gửi phải được truyền đưa từ người gửi đến người nhận với thời gian ngắn nhất Yêu cầu này thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau, nó tuỳ thuộc vào yêu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của Bưu điện tỉnh.
+ Chính xác: Các bưu gửi phải được truyền đưa đúng hướng, đúng địa chỉ,đúng người nhận, không để xảy ra sai sót nhầm lẫn về thủ tục.
+ An toàn: Các bưu gửi trong quá trình truyền đưa không để xảy ra hư hỏng, rách nát, mất một phần hay toàn bộ bưu gửi, không bị tiết lộ nội dung hoặc họ tên địa chỉ người gửi người nhận.
- Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ bưu chính chuyển phát: Năng lực cạnh tranh của dịch vụ thể hiện qua lợi thế của bưu điện tỉnh so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng trong cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát
Thực tế cho thấy, không một đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng, mà mỗi đơn vị sẽ có lợi thế về mặt này và có hạn chế vềmặt khác (Nguyễn Văn Phú, 2013) Do đó, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại bưu điện tỉnh là phải có những giải pháp phát huy những điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu giúp Bưu điện nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bưu chính chuyển phát mà đơn vị cung cấp.
Năng lực cạnh tranh dịch vụ bưu chính chuyển phát của bưu điện tỉnh thể hiện thông qua các tiêu chí:
+ Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bưu chính chuyển phát. + Sự gia tăng thị phần chiếm lĩnh trong cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát Khi thị phần cung cấp dịch vụ càng lớn thì chứng tỏ sức cạnh tranh dịch vụ của đơn vị càng mạnh và ngược lại.
Thị phần được xác định thông qua công thức:
Thị phần = Doanh số cung cấp dịch vụ của bưu điện tỉnh
Tổng doanh số của thị trường (trên địa bàn tỉnh)
- Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính chuyển phát của bưu điện tỉnh: Đây là mục tiêu sau cùng của hoạt động quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại bưu điện tỉnh Mục tiêu này sẽ đạt được khi các mục tiêu phía trước đạt được.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính chuyển phát của bưu Điện tỉnh thể hiện thông qua các tiêu chí:
+ Sự tăng trưởng của doanh thu cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát.
+ Sự tăng trưởng của lợi nhuận cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát.
1.2.3 Nguyên tắc quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại bưu điện tỉnh
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: đòi hỏi hoạt động quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật của nhà nước về hoạt động bưu chính chuyển phát Những quy định này bao gồm Luật Bưu chính năm 2010, các văn bản dưới luật, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, các quy định nội bộ của Bưu điện Việt Nam- VNPost.
- Nguyên tắc an toàn, kịp thời, chính xác: do đặc trưng của hoạt động bưu chính chuyển phát là truyền đưa bưu gửi từ người gửi đến người nhận, nên nguyên tắc này đòi hỏi việc truyền đưa này phải đảm bảo sự an toàn cho bưu gửi, đảm bảo truyền đưa theo đúng thời gian cam kết, đảm bảo truyền đưa đến đúng người được nhận Đồng thời, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính (Nguyễn Minh Vương, 2020)
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: đòi hỏi các hoạt động quản lý phải được tổ chức một cách bài bản, có quy trình hợp lý, tránh những khâu, những việc không cần thiết, có thể gây lãng phí nguồn lực (Nguyễn Minh Vương, 2020)
1.2.4 Bộ máy quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại bưu điện tỉnh
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CHUYỂN PHÁT TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THÁI BÌNH
Khái quát về Bưu điện tỉnh Thái Bình
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bưu điện tỉnh Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 577/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh Bưu chính, phát hành báo chí và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện tỉnh Thái Bình sau khi thực hiện phương án chia tách Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh Bưu điện Tỉnh Thái Bình là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, là một bộ phận cấu thành của mạng Bưu chính công cộng, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích cùng các đơn vị thành viên khác trong một dây chuyền công nghệ bưu chính, chuyển phát thống nhất với mối liên hệ về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ để thực hiện những mục tiêu của Nhà nước do Tổng công ty giao Bưu điện tỉnh Thái Bình có con dấu theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, mở tài khoản tiền Việt Nam đồng và ngoại tệ tại các ngân hàng, kho bạc Nhà nước Trụ sở chính đặt tại Lý Bôn, Thành phố Thái Bình. Bưu điện tỉnh Thái Bình được phép hoạt động SXKD trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0816000044 ngày 27/12/2007 của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam Ngoài ra Bưu điện tỉnh Thái Bình được phép kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng công ty Bưu chính Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật. Bưu điện tỉnh Thái Bình chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2008.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ chính
Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện tỉnh Thái Bình ban hành theoQuyết định số 217/QĐ-BĐVN-HĐTV ngày 25/10/2016 của Chủ tịch Tổng công ty
Bưu điện Việt Nam (VNPost), Bưu điện tỉnh Thái Bình có những chức năng, nhiệm vụ chính như sau:
- Thiết lập, quản lý, duy trì, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng cung cấp các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí công ích và các dịch vụ công ích khác theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Tổng công ty giao.
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của Tổng công ty.
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí trong và ngoài nước.
- Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập khi được Nhà nước và Tổng công ty cho phép.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, trên mạng bưu chính theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty.
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông.
- Đại lý dịch vụ viễn thông, bán lại dịch vụ viễn thông.
- Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông- công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử, logistics.
- Mua, bán, đại lý mua, đại lý bán các loại hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các loại thiết bị và dịch vụ viễn thông- công nghệ thông tin, truyền hình theo quy định của pháp luật.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019- 2021
Trong những năm vừa qua, Bưu điện tỉnh Thái Bình đã có nhiều sáng kiến, cải tiến hợp lý hóa sản xuất, thực hiện tốt các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ do Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, đặc biệt là đối với các dịch vụ bưu chính công ích, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Việc cung cấp các dịch vụ diễn ra tương đối ổn định, khâu vận chuyển các tuyến đường thư cấp II,
III an toàn, giờ giấc mở cửa tại các điểm giao dịch đảm bảo đúng thời gian quy định, trong quy trình khai thác không xảy ra sai sót lớn.
Mạng lưới kinh doanh của các đơn vị bảo đảm ổn định, tiếp tục được duy trì, đầu tư và nâng cao năng lực kinh doanh để mở rộng các dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Đặc biệt, Bưu điện tỉnh đã triển khai các dịch vụ hành chính công để góp phần thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai có hiệu quả Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Bên cạnh đó, Bưu điện tỉnh luôn phổ biến quán triệt đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp luật của ngành, nhất là các chính sách pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Ngoài ra, các hoạt động xã hội từ thiện đã được Bưu điện tỉnh tích cực thực hiện Nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân, Tháng hành động vì trẻ em Bưu điện tỉnh đã tổ chức thăm hỏi các gia đình cán bộ công nhân viên chức có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo Đồng thời, Bưu điện tỉnh đã ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ vì người nghèo, ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19, ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như vải thiều Bắc Giang, nhãn
Hà Nam, na Lạng Sơn, Tổng số tiền tham gia hoạt động xã hội, từ thiện trong giai đoạn 2019- 2021 là trên 500 triệu đồng.
Bảng 2.1 phía sau cho thấy, doanh thu của Bưu điện tỉnh Thái Bình có xu hướng gia tăng tương đối tốt qua các năm giai đoạn nghiên cứu Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của toàn Bưu điện, cùng với sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn của Tổng công ty
Trong các mảng dịch vụ mà Bưu điện tỉnh Thái Bình cung cấp, dịch vụ bưu chính chuyển phát là dịch vụ tạo ra doanh thu khá lớn cho đơn vị (tỷ trọng doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phát các năm lần lượt là:19,1%,21,2% và 24,0%),dịch vụ này cũng cho thấy xu hướng ngày càng phát triển
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh Thái
Bình giai đoạn2019-2021 ĐVT:Triệu đồng
Stt Tên chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh
- Doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phát 67.393 73.159 91.011 108,6% 124,4%
- Doanh thu dịch vụ tài chính bưu chính 76.063 84.767 84.999 111,4% 100,3%
- Doanh thu dịch vụ phân phối truyền thông
- Chi phí cho lao động 202.58
Nguồn: Báo cáo kết quả SXKDcủa Bưu điện tỉnh Thái Bình các năm 2019- 2021
Doanh thu dịch vụ phân phối truyền thông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của đơn vị(tỷ trọng doanh thu dịch vụ phân phối truyền thông các năm lần lượt là: 59,4%,54,3% và 53,5%).Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu này đang giảm dần, thay vào đó doanh thu từ dịch vụ bưu chính chuyển phát và dịch vụ tài chính bưu chính đang ngày càng tăng lên Nhìn chung đây là xu hướng chung của hầu hết các Bưu điện cấp tỉnh trong hệ thống Bưu điện Việt Nam.
Thực trạng quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại Bưu Điện tỉnh Thái Bình
2.3.1 Bộ máy quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát
Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Thái Bình bao gồm Ban Giám đốc, khối văn phòng (gồm 04 phòng chức năng) và khối sản xuất (gồm 01 Trung tâm khai thác vận chuyển và 08 Bưu điện cấp huyện trực thuộc)
Thực tế cho thấy rằng, tất cả các phòng, trung tâm và bưu điện cấp huyện trực thuộc đều tham gia vào hoạt động quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại Bưu Điện tỉnh Thái Bình Do đó, cơ cấu bộ máy quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát cũng chính là cơ cấu bộ máy của Bưu điện tỉnh Cụ thể như sau:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát của
Bưu điện tỉnh Thái Bình
Nguồn: http://thaibinh.vnpost.vn/
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, đơn vị trong hoạt động bộ máy quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phátnhư sau:
- Giám đốc là người đứng đầu Bưu điện tỉnh, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành trực tiếp mọi hoạt động quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát.
- Phó giám đốc là người tham mưu, trợ giúp cho giám đốc quản lý, điều hành các quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát của đơn vị.
- Phòng Tổ chức Hành chính có nhiệm vụ quản lý, bố trí, sắp xếp nhân lực cho các hoạt động quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát của đơn vị; Đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra các hoạt động an ninh toàn mạng lưới và công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực kho hàng.
- Phòng Kế hoạch Kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát; phối hợp với các phòng, bộ phận khác tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát; tổng hợp và phân tích đánh giá kết quả cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xây dựng kế hoạch marketting, nghiên cứu và mở rộng thị trường;
- Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ có nhiệm vụ tổ chức, quản lý thực hiện các hoạt động tiếp thị, khuyến mại chăm sóc khách hàng; xây dựng và điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính chuyển phát;
- Phòng Tài chính Kế toán có nhiệm vụ tổ chức lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư mới, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn hệ thống.
- Các Bưu điện cấp huyện trực thuộc có nhiệm vụ phối hợp với các phòng chuyên môn tổ chức cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát trên địa bàn huyện.
- Trung tâm Khai thác vận chuyển là đơn vị sản xuất trực thuộc Bưu điện tỉnh, có bộ máy quản lý, có tổ đội sản xuất như mô hình các Bưu điện huyện, trực tiếp tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát như các đơn vị Bưu điện cấp huyện trực thuộc Nhiệm vụ chính của Trung tâm là quản lý, thực hiện, giám sát công tác khai thác, chia chọn bưu gửi, hàng hóa của chuyến đường thư cấp
1 từ Tổng công ty đến đầu bưu điện tỉnh sau đó trực tiếp vận chuyển đến các Bưu điện huyện/thành phố.
Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực bộ máy quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát của
Bưu điện tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019- 2021 ĐVT: Người
Nguồn: Bưu điện tỉnh Thái Bình
Bảng 2.3 cho thấy, tổng số nhân lựcbộ máy quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát của Bưu điện tỉnh Thái Bình là tương đối lớn, có xu hướng gia tăng qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu, trong đó, nhóm gia tăng chủ yếu là nhóm lao động phổ thông (nhân viên giao nhận) phục vụ cho sự phát triển của dịch vụ bưu chính chuyển phát Về cơ bản, số lượng nhân lựcbộ máy quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát của Bưu điện tỉnh hiện nay đáp ứng được yêu cầu công việc của đơn vị.
Về mặt chất lượng của nhân lực, bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nhân lựcbộ máy quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát có trình độ đại học trở lên khá thấp trong tổng số nhân lực của đơn vị, nhóm nhân lực này chủ yếu làm việc tại khối văn phòng; còn nhân lực khối sản xuất chủ yếu có trình độ cao đẳng và thấp hơn Tuy nhiên, điều này vẫn được đánh giá là phù hợp với tính chất công việc tại các vị trí chức danh của Bưu điện tỉnh Cơ cấu nhân lực về mặt độ tuổi cho thấy nhân lực bộ máy quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát của Bưu điện tỉnh tương đối trẻ.
2.3.2 Lập kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát
Thời gian qua, Bưu điện tỉnh Thái Bình chưa xây dựng được kế hoạch cung
Những tiền đề, căn cứ cho xây dựng kế hoạch
Phòng Kế hoạch Kinh doanh
Phối hợp của các đơn vị khác thuộc Bưu điện
Bản KH cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát
Giám đốc Bưu điện tỉnh
Bưu điện Việt Nam cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát dài hạn, mà chỉ xây dựng kế hoạch hằng năm. Việc lập kế hoạch cũng cho thấy sự phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu phát triển dịch vụ mà Tổng công ty Bưu điện Việt Nam giao Tuy nhiên nhìn chung, hoạt động lập kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát tại Bưu điện tỉnh thời gian qua được thực hiện khá bài bản, kế hoạch xây dựng có chất lượng tương đối tốt.
Hình 2.2: Quy trình xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát của Bưu điện tỉnh Thái Bình
Nguồn: Phòng Kế hoạchKinh doanh- Bưu điện tỉnh Thái Bình
Phòng Kế hoạch Kinh doanh theo phân công trách nhiệm của Giám đốc Bưu điện tỉnh, là bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp đối với hoạt động lập kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát Thời gian qua, phòng này đã phối hợp với các bộ phận khác và các Bưu điện cấp huyện trong quá trình xác định nhu cầu đối với các dịch vụ bưu chính chuyển phát, nhằm xác định một cách chính xác nhất mục tiêu cung cấp dịch vụ trong năm kế hoạch
Tuy nhiên, do số lượng nhân lực của phòng Kế hoạch Kinh doanh mỏng, nên việc đi khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tại cơ sở thường bị bỏ qua, khiến cho phương pháp chủ yếu được sử dụng để xác định nhu cầu cầu đối với các dịch vụ bưu chính chuyển phát của Bưu điện là phương pháp quá khứ, tức là căn cứ trên số liệu thực hiện của các năm trước và cộng thêm một tỷ lệ tăng trưởng nhất định Mặc dù đây là phương pháp được nhiều ngành, đơn vị sử dụng do sự tiện lợi và dễ thực hiện của nó, nhưng nhìn chung phương pháp này không thật sự phù hợp với đặc thù của ngành dịch vụ bưu chính chuyển phát, mà nội dung phân tích môi trường, dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng cần được phòng Kế hoạch Kinh doanh chú trọng hơn trong thời gian tới
Việc thẩm định, đánh giá bản kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát do phòng Kế hoạch Kinh doanh trình lên tuy rằng đã được Giám đốc Bưu điện tỉnh thực hiện, nhưng chủ yếu Giám đốc vẫn chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân để thực hiện công việc này, mà chưa có được phương pháp thực hiện khoa học, có độ tin cậy cao.
Trong các bản kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát được xây dựng hàng năm, Bưu điện tỉnh Thái Bình đều đề xuất ra những giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu đặt ra Trong đó, một số giải pháp cơ bản thường được đề cập, đó là các giải pháp về: (1) Huy động vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước để phát triển cơ sở vật chất phục vụ cung cấp dịch vụ; (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; (3) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, nâng cao hình ảnh cạnh tranh, phát triển thị trường Tuy nhiên nhìn chung có nhiều giải pháp được cán cán bộ thực hiện (của phòng Kế hoạch Kinh doanh) copy từ năm trước qua năm sau, nhìn chung còn rất chung chung, không có nhiều ý tưởng sáng tạo, nổi bật và phù hợp với điều kiện thực tế của Bưu điện tỉnh.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CHUYỂN PHÁT TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THÁI BÌNH
Phương hướng hoàn thiện quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại Bưu điện tỉnh Thái Bình đến năm 2025
Trong giai đoạn 2023- 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bưu điện tỉnh Thái Bình xác định mục tiêu phát triển dịch vụ bưu chính chuyển phát dựa trên cơ sở các quy hoạch phát triển của VNPost, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng,nâng cao mức hưởng thụ thông tin, góp phần nâng cao dân trí. Để thực hiện mục tiêu đó, Bưu điện tỉnh Thái Bình cần đảm bảo ổn định sản xuất, đổi mới mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý và cơ cấu dịch vụ hướng tới khách hàng; đa dạng hóa sản phẩm; nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng doanh thu, giảm chi phí; tăng trưởng và phát triển bền vững Về mặt nhân lực, cần nâng cao chất lượng lao động; tăng năng suất lao động, trình độ chuyên môn; trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý Linh hoạt trong quản lý và sử dụng lao động; phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài thông qua công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ. Tăng thu nhập bình quân; đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên chức
Trong hoạt động quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát, Bưu điện tỉnh cần quán triệt một số định hướng hoàn thiện như sau:
- Đổi mới quy trình, phương pháp lập kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát, hạn chế việc quá phụ thuộc vào kinh nghiệm của cán bộ thực hiện, mà phải căn cứ trên những công cụ, phương pháp phù hợp để xác định các mục tiêu kế hoạch, đảm bảo sự sâu sát, chất lượng dự báo của kế hoạch.
- Chú trọng hơn nữa hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chức Bưu điện theo hướng tăng thời lượng tập huấn, kiểm tra, kiểm soát kỹ nội dung tài liệu tập huấn trước khi triển khai hoạt động tập huấn.
- Tiến hành rà soát một cách tổng thể tình trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cung cấp dịch vụ của toàn Bưu điện để xây dựng kế hoạch bài bản về đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mua sắm.
- Đổi mới phương pháp kiểm soát việc tuân thủ quy trình, thủ tục trong quá trình nhận, vận chuyển, phát bưu gửi của nhân viên Bưu điện.
- Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá và tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát.
Giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ bưu chính chuyển phát tại Bưu điện tỉnh Thái Bình
3.2.1 Giải pháp về lập kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát
Luận văn đề xuất việc áp dụng quy trình lập kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát chuẩn bao gồm đầy đủ các bước từ phân tích môi trường đến quyết định kế hoạch Cụ thể như sau:
- Bước 1:Phân tích môi trường kinh doanh.
Trong bước này, phòng Kế hoạch Kinh doanh cần chú trọng đến những yếu tố: + Những yếu tố môi trường bên ngoài Bưu điện tỉnh bao gồm: môi trường chính trị- pháp luật; môi trường kinh tế; môi trường công nghệ; môi trường văn hóa xã hội; môi trường ngành (trong đó đặc biệt chú ý đến khách hàng mục tiêu và doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp).
+ Những yếu tố môi trường bên trong Bưu điện tỉnh bao gồm: khả năng huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển dịch vụ; nguồn nhân lực; năng lực marketing; năng lực nghiên cứu và phát triển.
- Bước 2: Xác định mục tiêu kế hoạch.
Trong bước này, phòng Kế hoạch Kinh doanh cần đảm bảo rằng mục tiêu đưa ra đạt được các yêu cầu như: đo lường được; khả thi, phù hợp; có giới hạn thời gian thực hiện.
- Bước 3: Xây dựng các lựa chọn kế hoạch.
Trong bước này, phòng Kế hoạch Kinh doanh không nên chỉ đưa ra 01 phương án kế hoạch để trình Giám đốc xem xét, mà phải xây dựng các kịch bản kế hoạch khác nhau căn cứ vào kết quả phân tích môi trường kinh doanh Khi đó, Giám đốc Bưu điện tỉnh sẽ có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án tốt nhất.
- Bước 4: Đánh giá và lựa chọn phương án kế hoạch tối ưu.
Trong bước này, phòng Kế hoạch Kinh doanh có thể sử dụng đánh giá định tính và định lượng Trong đó:
+ Đánh giá định tính trả lời cho câu hỏi phương án kế hoạch đó như thế nào và bao gồm các tiêu chí sau:
Tính tương thích: có thích hợp với tình huống của Bưu điện tỉnh không?
Tính hiệu lực: có giúp Bưu điện tỉnh thực hiện được mục tiêu không?
Tính bền vững: có tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho Bưu điện tỉnh không?
Tính thống nhất: có tạo ra sự nhất quán trong nội tại Bưu điện tỉnh không? Tính linh hoạt: có linh hoạt và thích ứng với hoàn cảnh thay đổi không? Độ rủi ro: có tạo ra các hiệu ứng phụ không?
+Đánh giá định lượng là đánh giá kết quả mà Bưu điện tỉnh đạt được trên các phương diện sau:
Bưu điện tỉnh có đạt được các mục tiêu bộ phận và mục tiêu kế hoạch không? Hiệu quả hoạt động (kết quả so với chi phí): Đánh giá khả năng mang lại lợi nhuận/lợi ích của Bưu điện tỉnh, từ đó đánh giá khả năng thu hút các nguồn lực dựa trên mức độ lợi nhuận/lợi ích mang lại cho các bên liên quan chính tới Bưu điện tỉnh Thái Bình.
Tính cạnh tranh: Bưu điện tỉnh có làm tốt hơn mức trung bình của ngành/lĩnh vực và làm tốt hơn các đối thủ chính trong ngành/lĩnh vực đó hay không? Điểm cần lưu ý ở đây là mỗi phương án kế hoạch có thể gồm nhiều hơn một kế hoạch hay nói cách khác, cùng một thời điểm Bưu điện tỉnh có thể theo đuổi một vài kế hoạch khác nhau Bưu điện tỉnh Thái Bình cần xác lập hệ thống kế hoạch phát triển dịch vụ phù hợp, từ đó triển khai thực hiện kế hoạch theo các mục tiêu đã đề ra Đồng thời, Bưu điện tỉnh cần xác định nguồn chi phí hợp lý, đầu tư thích đáng dành cho các hoạt động phát triển sản phẩm, các hoạt động nghiên cứu phát triển dịch vụ mới.
3.2.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát
3.2.2.1 Giải pháp về tập huấn triển khai kế hoạch cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát
Trong thời gian tới, việc chú trọng đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chức Bưu điện là hết sức cần thiết Do đó, Bưu điện cần nâng cao chất lượng tập huấn theo các hướng sau:
- Tăng thời lượng tập huấn Các chương trình tập huấn hiện nay có thời gian ngắn (01 ngày) do đó nhiều vướng mắc của cán bộ công nhân viên chức còn chưa được giải thích cặn kẽ, thỏa đáng trong thời gian quá ngắn
- Đối với tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ thì phải bố trí cho cán bộ công nhân viên chức trang thiết bị để thực hành dưới sự hướng dẫn của người giảng dạy, có khó khăn vướng mắc gì thì phản ánh ngay để được giải đáp.
- Tăng cường tập huấn cho cán bộ công nhân viên chức cấp xã, đây là mạng lưới chân rết tại các địa phương, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Hiện nay, phần lớn cán bộ công nhân viên chức của Bưu điện ở cấp xã là cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm rất cần được hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
- Kiểm tra, kiểm soát kỹ nội dung tài liệu tập huấn trước khi triển khai hoạt động tập huấn.
3.2.2.2 Giải pháp về đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát a) Giải pháp về phát triển mạng lưới Bưu chính
- Phát triển mạng đường thư cấp 2: Bưu điện tỉnh cần quan tâm đến lượng hàng chuyển đi và nhận đến với các huyện tại Bưu cục khai thác Như vậy, ràng buộc khả năng lưu thoát bởi các phương tiện vận chuyển được bố trí đảm bảo tải trọng xe, thể tích thùng hàng Để giảm thiểu chi phí trong vận chuyển là bố trí tải trọng xe phù hợp với phương tiện vận chuyển theo từng nấc tải trọng Để làm được điều này thì Bưu điện tỉnh phải bố trí xe chạy theo tháng, đồng thời phải có sự thông tin thường xuyên từ các nút trung gian trên toàn bộ đường thư để bố trí xe hợp lý. Phối hợp với đường thư cấp 1 để lưu thoát hết lượng hàng hóa cho các đơn vị trọng điểm.
- Phát triển mạng đường thư cấp 3: Bưu điện tỉnh cần chủ động nâng cao chất lượng vận chuyển, quan tâm rà soát, sắp xếp lại các tuyến, tần suất thu gom, phát. Đồng thời, tổ chức hệ thống bưu cục và tuyến đường thư một cách khoa học; nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc xây dựng quy trình, quản lý, khai thác dịch vụ hiệu quả, hiện đại; đặc biệt chú ý đến chất lượng dịch vụ mạng đường thư cấp 3, tăng cường tự kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong quá trình vận chuyển. Mặc dù phương tiện vận chuyển là xe máy cá nhân nhưng nên sử dụng cùng loại xe, màu sơn, gắn lô gô để đảm bảo nhận diện thương hiệu và phục vụ khách hàng, giảm thiểu sự cố xảy ra trên đường vận chuyển (hiện nay mới chỉ trang bị được 24 chiếc xe máy mang thương hiệu của VNPost) Các tuyến đường thư cấp 3 được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động hàng năm nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, vật phẩm, đặc biệt ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Có như vậy mới bảo đảm rút ngắn thời gian vận chuyển, truyền đưa thông tin kịp thời để thư báo, tạp chí đến với nhân dân trong niềm tin tưởng và hài lòng.
- Phát triển điểm cung cấp dịch vụ: