1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng và những yếu tố liên quan tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai

66 9 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Hài Lòng Người Bệnh Về Giao Tiếp Của Người Điều Dưỡng Và Những Yếu Tố Liên Quan Tại Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Bạch Mai
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến
Người hướng dẫn TS.BS Võ Hồng Khôi
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Điều Dưỡng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Điều Dưỡng
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 243,21 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (11)
    • 1.1. Các khái niệm (11)
      • 1.1.1. Khái niệm về bệnh viện (11)
      • 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện (11)
      • 1.1.3. Khái niệm về điều dưỡng viên (13)
      • 1.1.4. Khái niệm về giao tiếp (13)
      • 1.1.5. Giao tiếp của điều dưỡng (14)
      • 1.1.6. Khái niệm về người bệnh (18)
      • 1.1.7. Khái niệm về sự hài lòng (18)
      • 1.1.8. Sự hài lòngcủa người bệnh về giao tiếp điều dưỡng (20)
    • 1.2. Một số các yếu tố liên quan về giao tiếp của điều dưỡng đến sự hài lòng của người bệnh (20)
    • 1.3. Một số các nghiên cứu về giao tiếp điều dưỡng với sự hài lòng của người bệnh (21)
      • 1.3.1. Nghiên cứu ở Việt Nam (22)
      • 1.3.2. Nghiên cứu trên thế giới (24)
    • 1.4. Công cụ đánh giá về sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của điều dưỡng (25)
      • 1.4.1. Bộ công cụ hỏi vềsự hài lòng của bệnh nhân với giao tiếp của điều dưỡng (25)
      • 1.4.2. Bộ công cụ hỏi về sự giao tiếp của điều dưỡng (26)
    • 1.5. Địa bàn nghiên cứu (26)
    • 1.6. Khung nghiên cứu (27)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (28)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (28)
      • 2.1.2. Địa điểm, thời gian và kế hoạch nghiên cứu (28)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (28)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu (28)
      • 2.2.4. Thu thập dữ liệu (30)
      • 2.2.5. Xử lý số liệu (31)
      • 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.1. Đặc điểm chung (33)
      • 3.1.1. Người bệnh theo nhóm tuổi (33)
      • 3.1.2 Phân bố người bệnh theo giới (33)
      • 3.1.3 Đặc điểm về tình trạng hôn nhân (33)
      • 3.1.4 Trình độ học vấn (34)
      • 3.1.5. Đặc điểm về loại hình BHYT (35)
      • 3.1.6. Đặc điểm về số ngày nằm viện (35)
    • 3.2. Sự hài lòng của người bệnh (36)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng (39)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (43)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (43)
    • 4.2. Mức độ hài lòng của người bệnh (44)
    • 4.3. Mức độ giao tiếp của điều dưỡng (48)
    • 4.4. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng (50)
      • 4.4.1. Tuổi và giới (50)
      • 4.4.2. Tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và loại hình bảo hiểm y tế (51)
      • 4.4.3. Số ngày nằm viện (51)
      • 4.4.4. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số (52)
  • KẾT LUẬN (3)
  • PHỤ LỤC (60)

Nội dung

TỔNG QUAN

Các khái niệm

1.1.1.Khái niệm về bệnh viện

Bệnh viện là một cơ sở trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ chức thành các khoa phòng, với tràng thiết bị và cơ sở hạ tầng thích hợp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cung cấp các dịch vụ y tế cho bệnh nhân.

Theo tổ chức Y tế thế giới “Bệnh viện là một phần không thể tách rời của tổ chức y tế xã hội, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học“[6].

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện

Theo quy định của Bộ Y tế, một bệnh viện có 07 chức năng và nhiệm vụ chính: Khám bệnh, chữa bệnh; Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế và Quản lý kinh tế trong bệnh viện[4]. Đối với bệnh viện hạng đặc biệt như bệnh viện Bạch Mai có các chức năng và nhiệm vụ sau:

 Cấp cứu – khám bệnh – Chữa bệnh:

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện tuyến dưới chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú

- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật của các Bệnh viện tỉnh và thành phố ở tuyến dưới gửi đến.

- Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố, trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

 Đào tạo cán bộ y tế:

- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học, sau đại học và trung học

- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để năng cao trình độ chuyên môn.

 Nghiên cứu khoa học về y học:

- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác các đề tài y học ở cấp nhà nước, cấp bộ, hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

- Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

- Kết hợp với bệnh viện bạn và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện

 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:

- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng I, II, III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.

- Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn các tỉnh, thành phố và các ngành.

Phối hợp với các Bệnh viện tuyến dưới thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch

Hợp tác với các bệnh viện, các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

 Quản lý kinh tế y tế:

- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao Ngân sách nhà nước cấp Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.

1.1.3 Khái niệm về điều dưỡng viên

- Điều dưỡng là người làm việc tại bệnh viện, có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng của người bệnh cũng như hướng dẫn người bệnh cách sử sụng thuốc, năng cao chất lượng điều trị và các công việc phục vụ người bệnh Điều dưỡng viên là người có kiến thức nền tảng cơ bản về ngành điều dưỡng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong việc chăm sóc cũng như hồi phục sức khỏe người bệnh trong quá trình điều trị. Điều dưỡng viên trước đây gọi là y tá, có nghĩa là người phụ tá của thầy thuốc. Ngày nay điều dưỡng viên sẽ được gọi là điều dưỡng viên và phân chia thành nhiều cấp bậc khácnhau căn cứ vào trình độ được quy định cụ thể trong hệ thống nghạch bậc công chức của Bộ Nội vụ

Lực lượng điều dưỡng là lực lượng nòng cốt trong hệ thống y tế nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu Điều dưỡng viên chăm sóc các nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc phòng bệnh tật,phục hồi năng cao sức khỏe tại ba tuyến, tuyến đầu,tuyến sau, tuyến cuối kết hợp với các chuyên ngành khác trong chăm sóc sức khỏe[11].

Ngày nay, điều dưỡng đã được công nhận là nghề nghiệp độc lập, cùng công tác với các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, người làm nghề điều dưỡng gọi là điều dưỡng viên[12].

1.1.4 Khái niệm về giao tiếp

Giao tiếp là một nghệ thuật, là nhu cầu của con người trong xã hội, diễn ra hàng ngày giao tiếp chính là động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhân cách, nhờ giao tiếp con người sẽ tự hiểu mình được nhiều hơn, đồng thời thông qua giao tiếphiểu được tâm tư tình cảm, ý nghĩ, nhu cầu của người khác và giao tiếp luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống với mục đích: [10]

- Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần.

- Giúp hình thành các mối quan hệ giữa người với nhau qua đó tình cảm cá nhân được thiết lập.

- Trao đổi thông tin giữa người với người, không chỉ là những kiến thức được thể hiện trong các khái niệm, ngôn từ mà nó còn bao gồm cả những ý nghĩ, cảm xúc, hứng thú, thái độ.

- Để hiểu biết lẫn nhau; giao tiếp của con người là quá trình trao đổi thông tin giữa hai (hoặc nhiều) chủ thể chứ không phải là hai thiết bị khác nhau. Trong giao tiếp và qua giao tiếp, bên cạnh việc trao đổi thông tin, mỗi chủ thể cần nhận biết hiểu được đối tác của mình bắt đầu từ những đặc điểm bên ngoài và sau đó là những đặc điểm bên trong

- Từ những hiểu biết đó, ở chủ thể giao tiếp hình thành những cảm xúc đối với đối tác. Để tác động nhằm thay đổi đối tượng ta có thể đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh, đề nghị đối tác làm hoặc không làm một việc gì đó Sự thay đổi hành động còn có thể diễn ra theo cách gián tiếp tự thấy mình cần phải thay đổi hoặc sự thay đổi diễn ra một cách tự nhiên mà chủ thể không nhận biết được o Bằng con đường giao tiếp người bác sĩ và điều dưỡng có thể năng đỡ, bồi dưỡng, giáo dục nhân cách của con người một cách hiệu quả trong công tác chăm sóc và điều trị. o Có hai hình hình thức giao tiếp

Một số các yếu tố liên quan về giao tiếp của điều dưỡng đến sự hài lòng của người bệnh

- Song song với sự phát triển xã hội, giao tiếp ngày càng trở nên quan trọng. Giao tiếp tốt sẽ giúp con người có mối quan hệ tốt, giải quyết công việc một cách gọn nhẹ, hiệu quả, tạo tâm lý thoải mái, hưng phấn và tạo dựng được các mối quan hệ gắn bó trong cuộc sống

- Đối với ngành y giao tiếp tốt sẽ giúp điều dưỡng hiểu được tâm tư nguyện vọng của người bệnh, tạo tâm lý thoải mái đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục một cách nhanh chóng [3].Tuy nhiên có một số yếu tố ảnh hưởng liên quan đến sự hài lòng về giao tiếp của điều dưỡng như: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, loại hình bảo hiểm, thời gian nằm viện nhưng cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường và xã hội

- Hằng ngày với số lượng người bệnh quá đông phải giải quyết nhiều công việc liên tục và khẩn trương để tránh ùn tắc các khâu, điều này không tránh khỏi xảy ra các sơ xuất trong giao tiếp, đặc biệt trong giải thích với người bệnh, như hướng dẫn giải thích không cặn kẽ hoặc người bệnh không hiểu rõ, hiểu sai mục đích những điều này gây ra tâm lý không thoải mái Vì thế giao tiếp là kỹnăng nghề nghiệp mà chúng ta cần học hỏi và rèn luyện [26].

- Theo nghiên cứu của Akhbari,F và cộng sự năm 2006 khi họ tiến hành nghiên cứu các yếu tố hiệu quả về sự hài lòng của người bệnh nội trú tại các bệnh viện của Đại học Khoa học Y tế Tehran đã khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh, cỡ mẫu của họ gồm 400 người bệnh nội trú được chọn ngẫu nhiên trả lời bằng câu hỏi nghiên cứu tại thời điểm xuất viện, mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với kết quả, đó là tuổi tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, loại bệnh viện (chuyên khoa so với đa khoa) chi phí người bệnh phải chịu và hệ thống thanh toán [29].

- Trong nghiên cứu này một số yếu tố liên quan chúng tôi tìm hiểu đó là: tuổi,giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, giới tính, thời gian nằm viện, bảo hiểm y tế.

Một số các nghiên cứu về giao tiếp điều dưỡng với sự hài lòng của người bệnh

- Giao tiếp là hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi ĐD vì qua giao tiếp con người có thể đánh giá chất lượng chăm sóc cũng như chất lượng bệnh viện Để đánh giá thực trạng giao tiếp của ĐD hoặc NVYT, người ta thực hiện các nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của NB đối với ĐD, tìm các yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng với công tác chăm sóc khám chữa bệnh.

- Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Ngoãn và cộng sự, đánh giá thực trạng giao tiếp của điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai tháng 9 năm 2004 thì phần lớn người bệnh cho rằng thái độ của điều dưỡng đối với người bệnh trong quá trình đến khám và nhập viện là chu đáo (82,7% trong tổng số 300 phiếu) Tuy nhiên vẫn còn một số người bệnh cho rằng thái độ giao tiếp của người điều dưỡng bình thường (17%), thờ ơ lạnh lùng (0,3%) Có 81,7% người bệnh được phỏng vấn cảm thấy hài lòng về thái độ ứng xử của nhân viên y tế khi nằm điều trị tại bệnh viện, 16,7% số người bệnh trả lời là bình thường và vẫn còn 1% người bệnh chưa hài lòng [17].

- Nghiên cứu năm 2011 của Đinh Ngọc Thành chỉ ra rằng tại Bệnh Viện A Thái Nguyên với giao tiếp của điều dưỡng là cao Sự trả lời của người tham gia nghiên cứu đã được đánh giá trong phạm vi 36 câu của hai bộ câu hỏi trên 5 điểm của thang đo Kết quả của nghiên cứu đã thể hiện rằng, các bệnh nhân đã hài lòng ở mức độ cao với sự giao tiếp của điều dưỡng (x =, SD = 72), và các bệnh nhân cũng đã đánh giá về sự giao tiếp của điều dưỡng ở mức độ trung bình (x =, SD = 69). Đặc biệt kết quả nghiên cứu đã thể hiện rằng sự hài lòng bệnh nhân có liên quan chặt chẽ tích cực với giao tiếp của điều dưỡng (r = 77, p < 01) Kết quả của nghiên cứu này đã gợi ý rằng để có sự hài lòng cao của bệnh nhân, người điều dưỡng phải thực hiện tốt nhất tất cả các khía cạnh của giao tiếp điều dưỡng

Bởi vậy, để tăng hài lòng bệnh nhân cũng nhằm đảm bảo chất lượng của chăm sóc điều dưỡng thì các kỹ năng giao tiếp điều dưỡng nên được thúc đẩy một cách hợp lý [22].

- Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Trâm.Khảo sát thực trạng thực hiện quy định về chế độ giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế(2006) Cótỷ lệ người bệnh hài lòng với giao tiếp của điều dưỡng cũngtương đối cao chiếm 73,22% và tỷ lệ không hài lòng chiếm 26,78% [24].

Theo nghiên cứu (2015) của Nguyễn Thị Phương Hoa và cộng sự cho thấy Với tỷ lệ 9,62% người bệnh không biết tên điều dưỡng chăm sóc mình, điều

Vì vậy cần tăng cường tiếp xúc để làm cho người bệnh đều biết tên điều dưỡng chăm sóc mình.

Về thái độ của điều dưỡng đối với người bệnh là chu đáo, niềm nở chiếm tỉ lệ 94,23%, cho thấy công tác quán triệt y đức và học tập kỹ năng tiếp xúc của nhân viên y tế đạt kết quả tốt Phần lớn bệnh nhân trong quá trình điều trị đều được nhân viên y tế giải thích về tình trạng bệnh (99,04%)

Trong đó khi người bệnh hỏi về bệnh của họ được giải thích thỏa đáng là 98,56% Trong các thủ thuật làm tại bệnh viện 99,52% các trường hợp được giải thích kỹ, cụ thể 100% bệnh nhân được công khai thuốc theo hồ sơ bệnh án một cách rõ ràng Bệnh nhân biết tên điều dưỡng đang điều trị cho mình 90,38% và 97,06% bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại bệnh viện hài lòng về thái độ ứng xử, phục vụ và chế độ của bệnh viện Qua đó thấy thực trạng giao tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân tại bệnh viện ở mức tốt, cần tiếp tục phát huy và khắc phục hạn chế [10].

Qua nghiên cứu năm 2019 của Nguyễn Thị Vân và cộng sự cho thấy.

Bệnh nhân nội trú hài lòng đối với đạo đức và thái độ ứng xử của điều dưỡng viên tại Đơn nguyên tai mũi họng chiếm tỷ lệ rất cao Điều dưỡng tại Đơn nguyên Tai mũi họng đã thực hiện tốt các nội dung về đạo đức nghề nghiệp và thái độ ứng xử Tuy nhiên một số nội dung người bệnh vẫn chưa thể hiện sự hài lòng cao bao gồm

“Tư vấn chế độ ăn, chế độ vận động và dự phòng bệnh tật”, “Giới thiệu tên, chào hỏi người bệnh, người nhà người bệnh một cách thân thiện” và “Điều dưỡng quan tâm giúp đỡ” Đây là những khía cạnh điều dưỡng cần thay đổi khi giao tiếp và thực hiện chăm sóc cho người bệnh [27] Hướng tới sự hài lòng của người bệnh được thay đổi và phát triển khi chất lượng phục vụ được năng cao.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Anh thực hiện nghiên cứu sự hài lòng trên 385 người bệnh và tỷ lệ hài lòng về giao tiếp của người bệnh thu được với kết quả khá cao 91,4% [1].

Nghiên cứu năm 2017 của Mai Thị Yên và cộng sự chỉ ra rằng có 77,14% người bệnh hài lòng với điều dưỡng về việc hướng dẫn giải thích những điều cần thiết trước khi làm thủ thuật và có 67,14% người bệnh hài lòng về công khai số lượng thuốc, đơn giá.Tuy nhiên 29,69% người bệnh không hài lòng với điều dưỡng về việc kín đáo khi làm thủ thuật và 4,29% người bệnh không hài lòng về hướng dẫn uống thuốc và cách theo dõi.

Kết quả hài lòng của người bệnh với điều dưỡng nói chung là 54,32% và người bệnh không hài lòng là 45,68% về sự giao tiếp của điều dưỡng khi họ điều trị tại bệnh viện [28] Hài lòng bệnh nhân đã trở nên quan trọng bởi lẽ nó làm tăng việc thực hành áp dụng quan điểm về chính sách khách hàng với dịch vụ giá chủ quan bằng nhận thức và phản ứng tâm lý của họ, đó chính là kết quả của sự tương tác giữa giao tiếp của điều dưỡng và sự mong đợi của bệnh nhân

1.3.2 Nghiên cứu trên thế giới

Theo nghiên cứu của Chapman ông đã chỉ ra rằng: do khối lượng công việc quá lớn cùng với việc thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là người điều dưỡng , người điều dưỡng phải thực hiện nhiều việc trong thời gian có hạn, vì thế phải gặp nhiều áp lực và căng thẳng thường xuyên, gây ra sự hiểu lầm đối với người bệnh ảnh hưởng đến quan hệ điều dưỡng với người bệnh , mức độ hài lòng giảm sút Những báo cáo của Viện Y học nhấn mạnh, giao tiếp tốt là chìa khóa dẫn đến hài lòng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả [32].

Zeynep Karaman Ozlu, Ozge Uzun thực hiện nghiên cứu sự hài lòng trên 972 người bệnh có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên tại bệnh viện Thổ Nhĩ Kỳ Trong đó, 47,8% người bệnh có độ tuổi từ 40 - 64; phần lớn là nam giới; trình độ học vấn 71,2% cấp 3; hầu hết có bảo hiểm xã hội chiếm 95,5%; ngoài ra có 36,2% người bệnh làm nghề nội trợ và hơn một nửa cư trú ở thành thị 52,4% Sự hài lòng của người bệnh: 0,8% rất không hài lòng về ĐD Nghiên cứu đã tìm thấy Có mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân [40].

Thêm nữa, Heath (1995) đã chỉ ra rằng bệnh nhân hài lòng với giao tiếp của điều dưỡng nghĩa là họ thỏa mãn với sự truyền đạt và trao đổi các thông điệp bởi sựgiao tiếp bằng lời và không bằng lời của người điều dưỡng.

Công cụ đánh giá về sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của điều dưỡng

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam cũng có rất nhiều bộ công cụ đánh giá về sự hài lòng người bệnh có thể kể đến một số bộ công cụ của tác giả như Hoàng Đoan Trang [25], tác giả Ngô Thị Ngoãn [17] nhưng tuy nhiên bộ công cụ của các tác giả chỉ nói về mức độ hài lòng chung của người bệnh, còn bộ công cụ này của chúng em thì đi sâu vào chi tiết đánh giá về mức độ hài lòng về giao tiếp của người điều dưỡng với người bệnh Nên em sử dụng bộ công cụ này để đánh giá sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của điều dưỡng viên.

“Mức độ hài lòng của người bệnh với giao tiếp của điều dưỡng “đã được tác giả Đinh Ngọc Thành nhà nghiên cứu phát triển dựa trên“Interpersonal Communication Assessment Scale” của Klakovich và Cruz (2006) và dựa trên lý thuyết về giao tiếp của Heath (1995) Giá trị nội dung của cả hai bộcâu hỏi này đã được kiểm tra bởi 3 chuyên gia giao tiếp người Thái Lan Chỉ số giá trị nội dung (CVI) của cả 2 bộ câu hỏi này đều là 1.0[12]

Bộ công cụ chia làm 2 phần: Sự hài lòng người bệnh về giao tiếp điều dưỡng và sự giao tiếp của điều dưỡng

1.4.1 Bộ công cụ hỏi vềsự hài lòng của bệnh nhân với giao tiếp của điều dưỡng.

Bộ câu hỏi này được cấu trúc bộ câu hỏi gồm 3 phần đó là:

+ Các câu từ 1 đến 8 hỏi về sự hài lòng của người bệnh với giao tiếp của điều dưỡng trong cách truyền đạt các chẩn đoán và thông tin liên quan đến bệnh tật của người bệnh một cách rõ ràng, phù hợp/ ủng hộ với mong muốn cũng như quyết định của họ.

+ Các câu từ 9 đến 14 hỏi về sự hài lòng của người bệnh với giao tiếp của điều dưỡng về sự biểu lộ hành vi nhằm giúp bệnh nhân có được sự thoải mái và cảm tình bởi sự chân thành, cảm thông và tôn trọng của họ.

+ Các câu từ 15 đến 18 hỏi về sự hài lòng của bệnh nhân với các kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng bao gồm sự đánh giá, chú ý lắng nghe và làm rõ để chắc chắn các thông tin đưa ra được bệnh nhân hiểu một cách chính xác

- Cho mỗi câu, người trả lời sẽ đánh giá sự hài lòng của họ trong phạm vi 5 điểm của thang đo - Likert Scale từ 1 là rất không hài lòng đến 5 là rất hài lòng

- Như vậy, điểm trung bình cao nhất là 5 và thấp nhất là 1 Mức độ hài lòng của bệnh nhân sẽ được giải thích bởi điểm số trung bình như sau: Điểm trung bình 1,00 - 2,33 chỉ ra mức độ hài lòng thấp; điểm trung bình 2,34 - 3,67 chỉ ra mức độ hài lòng trung bình; điểm trung bình 3,68 - 5,00 chỉ ra mức độ hài lòng cao.

1.4.2 Bộ công cụ hỏi về sự giao tiếp của điều dưỡng:

Gồm 18 câu và được cấu trúc 3 phần giống như bộ câu hỏi (2) nhưng hỏi người bệnh về sự thường xuyên sử dụng các kỹ năng giao tiếp của người điều dưỡng khi tiếp xúc chăm sóc cho họ Mức độ giao tiếp của người điều dưỡng sẽ được giải thích bởi điểm trung bình như sau: Điểm trung bình 1,00 - 2,33 chỉ ra mức độ giao tiếp kém; điểm trung bình 2,34 - 3,67 chỉ ra giao tiếp ở mức độ trung bình; điểm trung bình 3,68 - 5,00 chỉ ra giao tiếp của điều dưỡng ở mức độ tốt.

Địa bàn nghiên cứu

- Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt lớn nhất của khu vực phía Bắc Bệnh viện là tuyến cuối cùng của nhiều chuyên khoa, tiếp nhận những bệnh nhân nặng của Hà Nội và các địa phương khác chuyển về Khoa Thần kinh là một chuyên khoa lớn của bệnh viện Bạch Mai với 6 đơn nguyên điều trị và 1 phòng thăm dò chức năng Số lượng người bệnh nội trú và ngoại trú của khoa Thần kinh là rất lớn

- Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, bệnh viện Bạch mai nói chung dưỡng về các nội dung giao tiếp và quy tắc ứng xử hướng tới sự hài lòng người bệnh.Tuy nhiên bệnh lý thần kinh có rất nhiều bệnh nhân liệt, rối loạn ngôn ngữ và ý thức nên việc chăm sóc của người điều dưỡng vất vả hơn, sự giao tiếp bị hạn chế và dễ bị hiểu nhầm …

Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu về các yếu tố liên quan bao gồm tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số ngày nằm viện, bảo hiểm y tế với biến phụ thuộc là sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng.

Trình độ học vấn Tuổi

Sự hài lòng của ND về giao tiếp điều dưỡng

GiớiThời gian nằm việnBảo hiểm y tế

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm các bệnh nhân được điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi làm thủ tục thanh toán ra viện trong khoảng thời gian từ 01/02/2021 đến 30/06/2021

 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

+ Biết nói tiếng Việt, biết đọc, biết viết.

+ Là người bệnh đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.

+ Người bệnh có rối loạn về nhận thức ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp.

2.1.2 Địa điểm, thời gian và kế hoạch nghiên cứu

- Địa điểm: Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích.

- Chọn tất cả các trường hợp đạt tiêu chuẩn từ 01/04/2021 đến 31/06/2021 Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo tỉ lệ n = Z2 (1-α/2) p(1-p)/d2

Trong đó: n: là cỡ mẫu ước lượng

Z: Trị số phân phối chuẩn α: xác suất sai lầm loại 1, α = 0,05 vì vậy Z(1-α/2) = 1,96. d: sai số cho phép, chọn d = 0,05 p: tỉ lệ đối tượng lựa chọn.

Theo nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Ngoãnnghiên cứu về giao tiếp của điều dưỡng tại Bệnh Viện Bạch Mai tháng 9 năm 2004, kết quả có 81,7 % người bệnh hài lòngvề thái độ ứng xử của điều dưỡng chọn p = 0,81, thay vào công thức trên được cỡ mẫu n= 236,4 Trong quá trình thu thập số liệu có 238 đối tượng nghiên cứu có tiêu chuẩn phù hợp

- Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

2.2.3 Biến số và chỉ số:

- Tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, loại hình bảo hiểm, thời gian nằm viện.

- Mức độ hài lòng về sự truyền đạt, sự biểu lộ hành vi, sự lắng nghe của điều dưỡng viên

Tình trạng hôn nhân Định danh

Trình độ học vấn Thứ tự

Loại hình bảo hiểm Nhị phân

Thời gian nằm viện Rời rạc

Biểu lộ hành vi khi phản hồi thông tin Rời rạc, Thứ tự *

Cho NB lời chỉ dẫn rõ ràng Rời rạc, Thứ tự *

Hỏi các quyết định điều trị Rời rạc, Thứ tự * Đề nghị tư vấn khi có nhu cầu Rời rạc, Thứ tự *

Phát biểu có tính nhất quán các thông tin Rời rạc, Thứ tự *

Hướng dẫn các hoạt động chăm sóc phòng bệnh Rời rạc, Thứ tự *

Chuẩn bị NB cho các thủ thuật Rời rạc, Thứ tự *

Giải thích lựa chọn điều trị Rời rạc, Thứ tự *

Sử dụng giao tiếp chữa bệnh của điều dưỡng

Duy trì khoảng cách Rời rạc, Thứ tự *

Thể hiện nét mặt Rời rạc, Thứ tự *

Sử dụng ánh mắt Rời rạc, Thứ tự *

Cho phép NB thể hiện điều họ không vừa ý Rời rạc, Thứ tự *

Thừa nhận các vấn đề NB quan tâm Rời rạc, Thứ tự *

Sử dụng thời gian cho vấn đề NB quan tâm Rời rạc, Thứ tự *

Tính giá trị Rời rạc, Thứ tự *

Hỏi để làm rõ vấn đề Rời rạc, Thứ tự *

Sử dụng câu hỏi rõ ràng Rời rạc, Thứ tự *

Hỏi để kiểm tra nhận thức của NB Rời rạc, Thứ tự *

Cung cấp thông tin phản hồi chi tiết Rời rạc, Thứ tự *

2.2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Ngay thời điểm người bệnh ra viện, người nghiên cứu trực tiếp gặp gỡ người bệnh và người nhà,giải thích về đề tài Nếu người bệnh đồng ý tham gia, người nghiên cứu trực tiếp phát bộ câu hỏi tự điền

2.2.4.2 Công cụ thu thập dữ liệu :

Bộ câu hỏi nghiên cứu gồm 3 phần

Phần 1: Câu hỏi về các thông tin cơ bản:

Tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số ngày nằm viện, loại hình bảo hiểm y tế đang sử dụng.

Phần 2: Bộ câu hỏi sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của điều dưỡng

Gồm 18 câu đánh giá sự hài lòng của người bệnh trong phạm vi 5 điểm của thang đo - Likert Scale từ 1 là rất không hài lòng đến 5 là rất hài lòng Điểm trung bình cao nhất là 5 và thấp nhất là 1 Mức độ hài lòng của bệnh nhân sẽ được giải thích bởi điểm số trung bình như sau: Điểm trung bình 1,00 - 2,33 chỉ ra mức độ hài lòng thấp; điểm trung bình 2,34 - 3,67 chỉ ra mức độ hài lòng trung bình; điểm trung bình 3,68 - 5,00 chỉ ra mức độ hài lòng cao

Phần 3: Bộ câu hỏi về giao tiếp của điều dưỡng

Gồm 18 câu hỏi người bệnh về sự thường xuyên sử dụng các kỹ năng giao tiếp của người điều dưỡng khi tiếp xúc chăm sóc cho họ Mức độ giao tiếp của người điều dưỡng sẽ được giải thích bởi điểm trung bình như sau: Điểm trung bình 1,00 - 2,33 chỉ ra mức độ giao tiếp kém; điểm trung bình 2,34 - 3,67 chỉ ra giao tiếp ở mức độ trung bình; điểm trung bình 3,68 - 5,00 chỉ ra giao tiếp của điều dưỡng ở mức độ tốt.

- Kiểm tra lại độ chính xác của bộ số liệu bằng kỹ thuật kiểm tra thô

- Sử dụng thuật toán thống kê trên phần mềm SPSS20.0.

- Các thuật toán bao gồm: o Mô tả

 Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch o Phân tích

 Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ bằng test khi-bình phương và hiệu chỉnh bằng Fisher’s exact test.

 Kết quả được xem là có ý nghĩa thống kê khi p

Ngày đăng: 15/08/2023, 00:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2 Đặc điểm về tình trạng hôn nhân - Sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng và những yếu tố liên quan tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai
Bảng 3.2 Đặc điểm về tình trạng hôn nhân (Trang 33)
Bảng 3.3 Trình độ học vấn - Sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng và những yếu tố liên quan tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai
Bảng 3.3 Trình độ học vấn (Trang 34)
Bảng 3.5. Đặc điểm về số ngày nằm viện - Sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng và những yếu tố liên quan tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai
Bảng 3.5. Đặc điểm về số ngày nằm viện (Trang 35)
Bảng 3.4 Đặc điểm về loại hình BHYT - Sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng và những yếu tố liên quan tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai
Bảng 3.4 Đặc điểm về loại hình BHYT (Trang 35)
Bảng 3.6. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn về sự hài lòng của NB với giao tiếp - Sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng và những yếu tố liên quan tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai
Bảng 3.6. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn về sự hài lòng của NB với giao tiếp (Trang 36)
Bảng 3.7 Cho thấy nhận xét của đối tượng nghiên cứu về mức độ chung về giao tiếp của điều dưỡng là 4,20 tương đương 84% - Sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng và những yếu tố liên quan tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai
Bảng 3.7 Cho thấy nhận xét của đối tượng nghiên cứu về mức độ chung về giao tiếp của điều dưỡng là 4,20 tương đương 84% (Trang 39)
Bảng 3.9 Một số yếu tố liên quan đến sự giao tiếp của điều dưỡng - Sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng và những yếu tố liên quan tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai
Bảng 3.9 Một số yếu tố liên quan đến sự giao tiếp của điều dưỡng (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w