1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuc trang ke toan tien luong va cac khoan trich 59171

103 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty TNHH Công Nghiệp KYB Việt Nam
Tác giả Đinh Đức Đại
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Quốc Trung
Trường học Chuyên Ngành Kế Toán
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 128,27 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG- TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ (8)
    • 1.1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY KYB (0)
    • 1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY KYB (11)
      • 1.2.1. Chế độ tiền lương (11)
      • 1.2.2. Các hình thức trả lương (17)
    • 1.3. CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP, NỘP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN TRÍCH (18)
    • 1.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG (20)
      • 1.4.1. Đối với hoạt động tuyển dụng (20)
      • 1.4.2. Xác định nhu cầu đào tạo (21)
      • 1.4.3. Tổ chức đào tạo (21)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP KYB VIỆT NAM (23)
    • 2.1. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY KYB (0)
      • 2.1.1. Chứng từ sử dụng (23)
      • 2.1.2. Phương pháp tính lương tại công ty KYB (0)
      • 2.1.3. Tài khoản sử dụng (40)
      • 2.1.4. Quy trình kế toán (41)
    • 2.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY (54)
      • 2.2.1. Chứng từ sử dụng (56)
      • 2.2.2. Tài khoản sử dụng (56)
      • 2.2.3. Quy trình kế toán (56)
  • CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP KYB VIỆT NAM (73)
    • 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY KYB (73)
      • 3.1.1. Ưu điểm (73)
      • 3.1.2. Nhược điểm (77)
      • 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện (80)
    • 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY KYB (82)
      • 3.2.1. Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương (82)
      • 3.2.2 Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán (86)
      • 3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ (89)
      • 3.2.4. Về sổ sách kế toán (91)
      • 3.2.5. Về báo cáo kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích (92)
      • 3.2.6. Điều kiện thực hiện giải pháp (93)
  • KẾT LUẬN (95)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG- TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ

CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY KYB

1.2.1 Chế độ tiền lương Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất Đối với NLĐ, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu Mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận và mục đích của NLĐ là tiền lương Tiền lương nhận được thỏa đáng sẽ là một động lực kích thích sự sáng tạo, từ đó sẽ tạo ra sự gắn kết giữa NLĐ với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, làm cho NLĐ có trách nhiệm hơn, tự giác hơn trong công việc của mình.

Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho công tác quản lý của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy NLĐ chấp hành tốt kỷ luật lao động làm tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác Đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản xuất được chính xác Trên cở sở nhận thức được tầm quan trọng đó, hàng năm công ty KYB đã tiến hành tính toán hình thành quỹ tiền lương nhằm mục đích đảm bảo chi trả lương cho CNV đồng thời giúp công ty chủ động hơn về tài chính, quản lý tốt chi phí trong sản xuất- kinh doanh.

Quỹ lương được hình thành từ kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty. Trên cơ sở công ty làm ăn có lãi, quỹ lương sẽ được trích một phần trên cơ sở doanh thu

Quỹ tiền lương của công ty là toàn bộ tiền lương của công ty trả cho tất cả các loại lao động thuộc công ty quản lý và sử dụng Thành phần quỹ lương bao gồm:

- Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian thực tế làm việc.

- Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian ngừng việc theo kế hoạch

- Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian nghỉ phép hoặc đi học

- Các loại tiền thưởng trong sản xuất

- Các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại…).

Việc phân chia quỹ lương như trên có ý nghĩa nhất định trong công tác hạch toán tiền lương NLĐ có quyền hưởng theo năng suất lao động, chất lượng lao động và kết quả công việc NLĐ làm gì, chức vụ gì thì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó thông qua HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể và theo quy định của Nhà nước.

Trong quan hệ với quá trình sản xuất, kinh doanh, kế toán phân loại quỹ lương của công ty như sau:

- Lương chính: Là tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định bao gồm: Tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.

- Lương phụ: Là tiền lương phải trả cho NLĐ trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, đi học,hội họp, tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian ngừng sản xuất.

Phân chia quỹ lương thành lương chính và lương phụ có ý nghĩa nhất định trong công tác hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở công ty.

Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm quản lý tiền lương, tiền thưởng trong quỹ lương Căn cứ xác nhận sản lượng, doanh thu của phòng kinh doanh được tổng giám đốc (TGĐ) phê duyệt, phòng tài chính kế toán trình TGĐ phê duyệt quỹ lương theo thời gian, tiền thưởng cho các phòng ban, đơn vị trong công ty.

Căn cứ vào quỹ tiền lương, tiền thưởng TGĐ đã duyệt hàng tháng, trưởng các bộ phận, tổ, phân xưởng đến phòng tài chính kế toán nhận tiền Tại đây, kế toán tiền lương chi trả tiền lương trên cơ sở bảng tính toán tiền lương và tiền thưởng đã được duyệt Sau đó, trưởng các bộ phận sẽ có trách nhiệm chi trả lương cho CNV thuộc sự quản lý của bộ phận mình, có chữ ký xác nhận của

CNV Đồng thời, các phòng ban nộp trả cho phòng tài chính kế toán bản xác nhận đó từ ngày 06 đến ngày 10 hàng tháng để lưu trữ hồ sơ chi.

Các phòng ban nghiệp vụ có trách nhiệm theo dõi việc chi trả lương cho CNV ở từng đơn vị, phòng ban trong công ty, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, công bằng, hợp lý dựa trên nguyên tắc tổ chức và hạch toán chung của công ty.

* Các chính sách thuê mướn và tuyển dụng nhân viên:

Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng và để đáp ứng được các yêu cầu của công việc thì đối với mỗi loại hợp đồng công ty lại có những cách tính tiền lương theo thời gian khác nhau phù hợp với từng loại hình công việc Các HĐLĐ sử dụng trong công ty TNHH Công Nghiệp KYB Việt Nam gồm:

- Hợp đồng lao động không kỳ hạn.

- Hợp đồng lao động dài hạn: Từ 6 tháng đến 1 năm.

- Hợp đồng lao động ngắn hạn: Từ 1- 3 tháng đối với CNV theo thời vụ.

* Các chế độ phúc lợi xã hội:

Chế độ phúc lợi xã hội của công ty được trích từ lợi nhuận sau thuế Phúc lợi cho NLĐ có tác dụng động viên tinh thần qua đó sẽ làm cho NLĐ gắn bó hơn với công ty, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tăng năng suất lao động.

* Thời gian và tiêu chí nâng lương:

- Đối với lương cơ bản:

+ Kỹ sư, chuyên viên: 2 năm rưỡi nâng lương 1 lần.

+ Công nhân: 1 năm rưỡi nâng lương một lần qua thi tay nghề Nếu công nhân đạt yêu cầu trong cuộc thi tay nghề do công ty tổ chức thì sẽ được nâng thêm một bậc lương.

CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP, NỘP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN TRÍCH

Theo quy định hiện hành, bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh, người lao động còn được hưởng các khoản thuộc các quỹ: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế(BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và kinh phí công đoàn (KPCĐ) Các khoản này cũng là bộ phận cấu thành chi phí nhân công ở doanh nghiệp, được hình thành từ hai nguồn: Một phần do NLĐ đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí kinh doanh của công ty.

Quỹ BHXH: Là khoản tiền đóng góp của người sử dụng lao động và NLĐ cho tổ chức xã hội, dùng để trợ cấp cho họ trong các trường hợp mất khả năng lao động, ốm đau, thai sản, hưu trí… Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 22% trên tổng quỹ lương cơ bản (LCB) của công ty Người sử dụng lao động phải nộp 16% trên tổng quỹ LCB và tính vào chi phí sản xuất- kinh doanh trong kỳ, còn 6% trên tổng quỹ LCB do NLĐ đóng góp (trừ trực tiếp vào lương).

Quỹ BHYT: Là khoản đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao động cho cơ quan bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định Quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHYT bằng 4,5% tổng quỹ LCB, trong đó doanh nghiệp phải chịu 3% tính vào chi phí sản xuất- kinh doanh còn NLĐ nộp 1,5% (trừ trực tiếp vào lương). Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và cấp cho NLĐ thông qua mạng lưới y tế

Quỹ BHTN: Theo nghị định số 127/2008/NĐ- CP ban hành ngày 12/12/2008 trong đó chính sách BHTN lần đầu tiên được thực hiện Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với NLĐ là công dân Việt Nam có hợp đồng lao động từ 12- 36 tháng hoặc không xác định thời hạn Theo đó, tỷ lệ trích lập BHTN của công ty là 2%, trong đó NLĐ chịu 1% trừ vào lương và công ty chịu 1% tính vào chi phí Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.

Quỹ KPCĐ: Là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp Theo chế độ tài chính hiện hành, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho NLĐ và công ty phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh) Khi trích KPCĐ thì một nửa công ty phải nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị.

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ cùng với tiền lương phải trả cho CNV hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh Quản lý tính toán, trích lập và sử dụng các quỹ trên có ý nghĩa to lớn không chỉ với quá trình tính toán chi phí sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong doanh nghiệp.

TỔ CHỨC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG

TY TNHH CÔNG NGHIỆP KYB VIỆT NAM.

1.4.1 Đối với hoạt động tuyển dụng:

Hàng năm, trưởng các đơn vị thống nhất với bộ phận lao động tiền lương những đối tượng, số lượng cán bộ, nhân viên, công nhân cần tuyển dụng Bộ phận lao động tiền lương lập kế hoạch trình TGĐ duyệt để thực hiện tuyển dụng theo biểu TC03 B04- Kế hoạch đào tạo/ Tuyển dụng của công ty (phụ lục 4) Việc tuyển dụng được thực hiện theo trình tự: Tiếp nhận hồ sơ, phân loại, xác định những lao động cần tuyển dụng, ký HĐLĐ thử việc, ký HĐLĐ ngắn hạn đến ký HĐLĐ dài hạn hoặc ký HĐLĐ không xác định kỳ hạn CBCNV được tuyển dụng phải đạt được các yêu cầu sau:

- Có bằng cấp (hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp tương ứng) và sức khỏe đảm bảo công việc.

- Hiểu biết và thực hiện được các công việc do công ty yêu cầu.

- Tự nguyện cam kết thực hiện các qui chế quản lý trong công ty và pháp luật. Cán bộ, tổ chức văn phòng công ty giới thiệu cho cán bộ, nhân viên và công nhân mới về: Mô hình tổ chức bộ máy, các hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty, nội dung công việc, điều kiện làm việc, chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của công ty…

Bộ phận tổ chức LĐ- TL thuộc văn phòng công ty lập và lưu hồ sơ đào tạo của các CBCNV trong toàn công ty.

1.4.2 Xác định nhu cầu đào tạo:

Trưởng các đơn vị định kỳ vào tháng 12 hàng năm lập phiếu đánh giá trình độ chuyên môn, tay nghề của từng CBCNV trong đơn vị mình theo biểu TC03 B02- Phiếu đánh giá trình độ chuyên môn (phụ lục 2) Trên cơ sở đó và căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị, trưởng đơn vị lập nhu cầu đào tạo của năm tiếp theo mẫu biểu TC03 B03- Nhu cầu đào tạo (phụ lục 3) chuyển cho cán bộ tổ chức thuộc văn phòng tổng hợp lập kế hoạch đào tạo hàng năm cho CBCNV trong công ty theo mẫu biểu TC03 B04 đã lập.

Cán bộ tổ chức công ty phối hợp với trưởng đơn vị để tổ chức đào tạo đột xuất cho CBCNV khi:

- Cần phải sử dụng công nghệ hay thiết bị mới.

- Áp dụng tiêu chuẩn qui trình hay triển khai phương pháp kiểm định mới.

Cán bộ tổ chức công ty thực hiện hoạt động đào tạo theo kế hoạch đã được duyệt: Phân công soạn, tổ chức lên lớp, duyệt giáo án, tổ chức kiểm tra hoặc viết thu hoạch kết quả học tập.

Trưởng các đơn vị có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt.

Cán bộ tổ chức công ty theo dõi đánh giá kết quả công tác đào tạo của công ty theo mẫu biểu TC03 B05- Kết quả đào tạo (phụ lục 5) và cập nhật việc đào tạo CBCNV trong từng đơn vị theo biểu TC03 B01- Phiếu theo dõi đào tạo cá nhân (phụ lục 1) và biểu TC03 B02 Hàng năm vào đầu quí I đề nghị TGĐ tổ chức đánh giá và rút kinh nghiệm về công tác đào tạo theo nội dung trong kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty khuyến khích CBCNV tham gia các chương trình đào tạo do tổ chức bên ngoài tiến hành có liên quan đến công tác sản xuất, kinh doanh của công ty Kết quả đào tạo như: Chứng chỉ, bằng tốt nghiệp sau khóa học phải được sao và lưu trữ trong hồ sơ CBCNV tại bộ phận tổ chức LĐ-TL thuộc văn phòng công ty Bộ phận tổ chức LĐ- TL có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ kế hoạch đào tạo, kết quả đào tạo, hồ sơ tuyển dụng, hồ sơ đánh giá trình độ chuyên môn của từng CBCNV.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP KYB VIỆT NAM

KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY

Các khoản trích theo lương gồm: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ Luật bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, trong đó chính sách bảo hiểm thất nghiệp lần đầu tiên được thực hiện Theo đó, công ty là người sử dụng lao động đóng 16% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN trên tổng lương cơ bản và 2% KPCĐ trên tổng quỹ lương Tổng cộng là 22% tính vào chi phí NLĐ đóng 6% BHXH, 1,5% BHYT và 1% BHTN Tổng cộng, NLĐ phải đóng 8,5% trên tổng lương cơ bản trừ vào lương.

Dưới đây là bảng kê trích nộp các khoản theo lương tại công ty KYB trong tháng 03/2011:

Bảng 2.16: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương tại công ty KYB tháng 03 năm 2011

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP Mẫu số 10- LĐTL (Ban hành theo

KYB VIỆT NAM quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG

Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT

Trừ vào lương Tổng có

Tổng quỹ lương trích KPCĐ

Số phải nộp CĐ cấp trên

Số được để lại tại đơn vị

Người lập bảng Kế toán trưởng Tổng giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương.

2.2.2 Tài khoản sử dụng Để hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương, kế toán dùng TK 338:

“Phải trả, phải nộp khác”- Dùng phản ánh tình hình thanh toán BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của công ty đối với CBCNV và cơ quan chức năng.

TK 338 tại công ty KYB được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 sau:

- TK 3382: “Kinh phí công đoàn”.

- TK 3383: “Bảo hiểm xã hội” Tài khoản 3383 dùng phản ánh chung các khoản trích theo lương gồm: BHXH, BHYT, BHTN và được gọi chung là

“Bảo hiểm xã hội” Theo đó, BHTN lần đầu tiên được áp dụng theo nghị định số 127/2008/NĐ- CP ban hành ngày 12/12/2008 thì tại công ty KYB kế toán cũng hạch toán chung vào TK 3383 Điều này không những sai so với chế độ kế toán hiện hành mà còn gây khó khăn cho chính công ty trong việc theo dõi, đối chiếu, kiểm tra các khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ và giải trình với cơ quan bảo hiểm.

Ngoài ra, công ty còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 111,

Căn cứ để kế toán chi tiết các khoản trích theo lương là phiếu nghỉ hưởngBHXH (giấy chứng nhận nghỉ ốm) và bảng thanh toán BHXH Với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán tiền lương lại tiến hành lập CTGS trên máy tính thông qua phần mềm MISA bằng cách vào “Nghiệp vụ”/ “Lập chứng từ ghi sổ”, các CTGS được lập sẽ tự động chạy vào “Sổ danh sách chứng từ ghi sổ” Khi cần thiết kế toán có thể tiến hành in ra CTGS cần thiết phục vụ cho quá trình quản lý và tiến hành lưu trữ chứng từ theo đúng quy định Công ty nộp 22% BHXH, 4,5% BHYT và 2% BHTN cho cơ quan BHXH thành phố Hà Nội bằng hình thức phát hành séc trong phân hệ ngân hàng của phần mềm

Ví dụ: Công ty nộp 22% BHXH, 4,5% BHYT và 2% BHTN của tháng 03/2011 bằng cách viết séc số S184 chi tiền gửi tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam Ghi: Nợ TK 3383: 356.831.400

Hàng tháng, phòng tài chính kế toán sẽ tính được tổng tiền lương cấp bậc của CBCNV toàn công ty trong tháng để đóng 28,5% BHXH, BHYT, BHTN. Trong đó, 20% tính vào chi phí (16% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN) và 8,5% (6% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN) trừ vào lương của CBCNV toàn công ty Trong 20% tính vào chi phí, công ty sẽ phân bổ vào các loại chi phí theo tỷ lệ:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: 10%

- Chi phí nhân viên bán hàng: 5%

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 20%

Ví dụ: Trong tháng 03/2011, phòng tài chính kế toán tính được tổng lương cấp bậc của toàn thể CBCNV trong công ty 1.252.040.000 đồng Dựa vào bảng kê trích nộp các khoản theo lương tháng 03/2011, kế toán sẽ lập chứng từ nghiệp vụ khác để ghi vào chi phí như sau: Đối với tiền BHXH lập chứng từ khác số CTK 190, ghi:

Có TK 3383: 1.252.040.000 x 28,5% = 356.831.400 đồngChứng từ nghiệp vụ khác số CTK190 khi in ra có nội dung như sau:

Bảng 2.17: Chứng từ nghiệp vụ khác số CTK190 ngày 31/03/2011

Công ty TNHH Công Nghiệp KYB Việt Nam

CHỨNG TỪ NGHIỆP VỤ KHÁC

Số chứng từ: CTK190 Ngày chứng từ: 31/03/2011 Phân bổ chi phí BHXH tháng 03/2011

TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi có

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Số tiền bằng chữ: Ba trăm năm mươi sáu triệu, tám trăm ba mươi một nghìn, bốn trăm đồng.

Tổng giám đốc Kế toán trưởng Người lập

(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Sau khi kế toán cập nhập các chứng từ, máy tính sẽ tự động kết chuyển lên các sổ sách báo cáo Khi cần kế toán chỉ việc in ra Sổ chi tiết của tài khoản 3383.

Bảng 2.18: Sổ chi tiết tài khoản “Bảo hiểm xã hội”

Công ty TNHH Công Nghiệp Mẫu số S38- DN(Ban hành theo QĐ số KYB Việt Nam 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN: BẢO HIỂM XÃ HỘI

Kỳ phát sinh: Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/03/2011 ĐVT: VNĐ TK: 3383

Diễn giải TK đối ứng Nợ Có

Số tiền BHXH trả thay lương cho: Trần Thị Phượng

CTK190 31/03/2011 Phân bổ chi phí BHXH tháng 3/2011 334 106.423.400

Phân bổ chi phí BHXH tháng 3/2011 622 162.765.200

CTK190 31/03/2011 Phân bổ chi phí BHXH tháng 3/2011 6271 25.040.800

Phân bổ chi phí BHXH tháng 3/2011 6411 12.520.400

CTK190 31/03/2011 Phân bổ chi phí BHXH tháng 3/2011 6421 50.081.600

Cộng phát sinh trong kỳ 2.346.582.250 546.321.400

Lập, ngày 31 tháng 03 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Bên cạnh đó, công ty còn trích 2% KPCĐ trên tổng quỹ lương thực tế chi trả trong kỳ vào chi phí Sau đó, công ty sẽ lập bảng phân bổ vào chi phí theo tỷ lệ sau:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: 10%

- Chi phí nhân viên bán hàng: 5%

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 20%

Ví dụ: Tháng 03 năm 2011 công ty phải trả lương cho CBCNV trong toàn công ty số tiền là 1.462.470.000 đồng Do đó, tiền KPCĐ tính vào chi phí là: 2% x 1.462 470.000 đồng = 29.249.400 (đồng)

Khi đó, kế toán sẽ lập bảng phân bổ KPCĐ Dựa vào bảng phân bổ này kế toán sẽ lập chứng từ khác (chứng từ số CTK195 ngày 31/03/2011) để phân bổ vào chi phí, ghi:

Có TK 3382: 29.249.400 đồng Công ty trích nộp 1% KPCĐ lên cấp trên bằng cách phát hành séc.

Ví dụ: Ngày 31/03/2011, công ty phát hành séc số S179 để nộp 1% KPCĐ tháng 03/2011 là: 1% x 29.249.400 đồng = 14.624.700 đồng

Khi chi trích 1% KPCĐ tại cơ sở, công ty chi bằng tiền mặt.

Ví dụ: Ngày 31/03/2011, kế toán tiến hành lập phiếu chi số PC175 trích 1% KPCĐ tháng 03/2011, ghi:

Bảng 2.19 : Phiếu chi 1% KPCĐ số PC175 tháng 03/2011

Công ty TNHH Công Nghiệp Mẫu số 02-TT(Ban hành theo QĐ số KYB Việt Nam 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Ngày 31/03/2011 Số: PC175 Nợ: 3382 Có: 1111

Họ tên người nhận tiền: Phạm Thị Yến Địa chỉ: Phòng tài chính kế toán

Lý do thanh toán: Chi trích 1% KPCĐ tại cơ sở

Số tiền: 14.624.700 (Viết bằng chữ): Mười bốn triệu, sáu trăm hai mươi tư nghìn, bảy trăm đồng. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Mười bốn triệu, sáu trăm hai mươi tư nghìn, bảy trăm đồng.

Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Sau khi cập nhập các chứng từ, phần mềm kế toán sẽ tự động lên các sổ sách và báo cáo Khi cần kế toán có thể in ra sổ chi tiết tài khoản 3382 như sau:

Bảng 2.20: Sổ chi tiết “Kinh phí công đoàn”

Công ty TNHH Công Nghiệp Mẫu số S38- DN(Ban hành theo QĐ số

KYB Việt Nam 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN

Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/03/2011 ĐVT: VNĐ TK: 3382

S179 31/03/2011 Nộp 1% KPCĐ cho cấp trên 1121 14.624.700

PC175 31/03/2011 Chi trích 1% KPCĐ tháng

Cộng phát sinh trong kỳ 76.948.700 51.324.100

Lập, ngày 31 tháng 03 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đồng thời với việc lên sổ chi tiết, phần mềm kế toán cũng tự động chuyển dữ liệu lên sổ cái TK 3382

Cũng giống như hạch toán tiền lương, quy trình nhập số liệu đầu vào và kết xuất ra sổ sách kế toán của các khoản trích theo lương cũng diễn ra tương tự Sau khi tiến hành nhập vào phần mềm những dữ liệu ban đầu thì công việc tiếp theo của kế toán là lập chứng từ ghi sổ đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ trong phân hệ “Sổ cái”.

NV1: Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 03/2011 (bảng 2.4- trang 23) và bảng kê trích nộp các khoản theo lương (bảng 2.17- trang

54) , kế toán phản ánh số tiền BHXH, BHYT, BHTN tỷ lệ 8,5% trừ vào lươngCBCNV tháng 03 trên CTGS số CTGS134 Khi in ra có nội dung như sau:

Bảng 2.21: Chứng từ ghi sổ số CTGS134 phản ánh BHXH phải nộp tháng 03/2011 tại công ty KYB

Công ty TNHH Công Nghiệp Mẫu số S02a- DN(Ban hành theo QĐ KYB Việt Nam số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Ngày 31/03/2011 Số: CTGS134 ĐVT: VNĐ

Trích yếu Số hiệu TK

Tính BHXH phải nộp tháng

Người lập Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Kèm theo chứng từ gốc: Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 03/2011 và bảng kê trích nộp các khoản theo lương.

NV2: Nhân viên kế toán phản ánh kết chuyển số BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ vào chi phí tháng 03/2011 trên CTGS số CTGS135.

Bảng 2.22: Chứng từ ghi sổ số CTGS135 phản ánh phân bổ chi phí tháng 03/2011 tại công ty KYB

Công ty TNHH Công Nghiệp Mẫu số S02a- DN(Ban hành theo QĐ số KYB Việt Nam 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Ngày 31/03/2011 Số: CTGS135 ĐVT: VNĐ

Trích yếu Số hiệu TK

Nợ Có chú Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Phân bổ chi phí BHXH tháng

Người lập Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Kèm theo chứng từ gốc: Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 03/2011 và bảng kê trích nộp các khoản theo lương.

NV3: Công ty chuyển nộp BHXH tháng 03/2011 của toàn công ty cho cơ quan BHXH thành phố Hà Nội được phản ánh trên CTGS số CTGS140:

Bảng 2.23: Chứng từ ghi sổ số CTGS140 nộp BHXH tháng 03/2011

Công ty TNHH Công Nghiệp Mẫu số S02a- DN (Ban hành theo QĐ số KYB Việt Nam 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Ngày 31/03/2011 Số: CTGS140 ĐVT: VNĐ

Trích yếu Số hiệu TK

0 Kèm theo chứng từ gốc: Tờ khai nộp BHXH tháng 03/2011

Người lập Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

NV4: Căn cứ vào bảng phân bổ các khoản trích theo lương, nhân viên kế toán phản ánh số KPCĐ phân bổ vào chi phí tháng 03/2011 vào CTGS sốCTGS141.

Bảng 2.24: Chứng từ ghi sổ số CTGS141 phân bổ KPCĐ tháng 03/2011

Công ty TNHH Công Nghiệp Mẫu số S02a- DN (Ban hành theo QĐ số KYB Việt Nam 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Ngày 31/03/2011 Số: CTGS141 ĐVT: VNĐ

Trích yếu Số hiệu TK

Kèm theo chứng từ gốc: Bảng thanh toán lương tháng 03/2011, bảng kê trích nộp các khoản theo lương và bảng phân bổ các khoản trích theo lương.

Người lập Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

NV5: Căn cứ vào bảng kê trích nộp các khoản theo lương, kế toán phản ánh KPCĐ chuyển séc nộp cho cấp trên và 1% chi bằng tiền mặt trong CTGS số CTGS142.

Bảng 2.25: Chứng từ ghi sổ số CTGS142 số KPCĐ chuyển séc cho cấp trên và chi tiền mặt tại đơn vị tháng 03/2011

Công ty TNHH Công Nghiệp Mẫu số S02a- DN (Ban hành theo QĐ KYB Việt Nam số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Ngày 31/03/2011 Số: CTGS142 ĐVT: VNĐ

Trích yếu Số hiệu TK

Nộp 1% KPCĐ cho cấp trên 3382 11211 14.624.700

Kèm theo chứng từ gốc: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, séc số S179 và phiếu chi số PC175 lập ngày 31/03/2011.

Người lập Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

NV6: Cuối tháng, căn cứ vào phiếu nghỉ hưởng BHXH, cùng bảng thanh toán lương và phiếu chi số PC164, kế toán lập CTGS số CTGS145

Bảng 2.26: Chứng từ ghi sổ số CTGS145 phản ánh số tiền BHXH trả thay lương tháng 03/2011 cho : Trần Thị Phượng

Công ty TNHH Công Nghiệp Mẫu số S02a- DN(Ban hành theo QĐ KYB Việt Nam số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Ngày 31/03/2011 Số: CTGS145 ĐVT: VNĐ

Trích yếu Số hiệu TK

Số tiền BHXH trả thay lương cho: Trần Thị Phượng 3383 334 1.159.364

Chứng gốc kèm theo: Phiếu nghỉ hưởng BHXH, cùng bảng thanh toán lương và phiếu chi số PC164.

Người lập Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Sau đó, kế toán cũng có thể in ra được “Danh sách chứng từ ghi sổ” tương ứng với những CTGS vừa lập tương ứng.

Với các dữ liệu đã nhập vào phần mềm, kế toán in ra được sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản có liên quan.

Bảng 2.27: Sổ cái tài khoản “Phải trả phải nộp khác”

Công ty TNHH Công Nghiệp Mẫu số S02c1- DN(Ban hành theo QĐ KYB Việt Nam số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI TÀI KHOẢN PHẢI TRẢ PHẢI NỘP KHÁC

Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/03/2011 ĐVT: VNĐ TK: 338

TK đối ứng Nợ Có

Số tiền BHXH trả thay lương cho: Trần Thị

S179 31/03/2011 Nộp 1% KPCĐ cho cấp trên 11211 14.624.700

Tính BHXH phải nộp tháng

CTK190 31/03/2011 Tính BHXH phải nộp tháng

Cộng phát sinh trong kỳ 2.423.530.950 597.645.500

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2011 Người lập bảng Kế toán trưởng Tổng giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

* Thanh toán thuế thu nhập cá nhân:

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP KYB VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY KYB

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY KYB.

Trong công tác quản lý kinh tế tài chính, hạch toán kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Là một phần trong công tác hạch toán của công ty, kế toán tiền lương phải theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và các khoản trợ cấp khác Hoàn thiện tốt công tác kế toán tiền lương chính là hoàn thiện về chính sách, về hình thức trả lương để đảm bảo tiền lương là yếu tố vật chất khuyến khích NLĐ tăng năng suất, tiết kiệm chi phí để đem lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các chính sách, chế độ về tiền lương, BHXH, BHYT… bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đạt được thì công ty cũng gặp không ít khó khăn

* Về bộ máy tổ chức quản lý:

 Hơn 10 năm qua công ty TNHH Công Nghiệp KYB Việt Nam đã đứng vững và phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu để đem lại lợi ích cho xã hội, nâng cao đời sống của CBCNV trong công ty Đó chính là thành quả khả quan mà công ty đã đạt được Công ty không ngừng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, bắt kịp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, đẩy mạnh khối lượng sản xuất, hạ thấp chi phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm, tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

 Mỗi phòng ban, tổ, đội sản xuất trong công ty được phân công, phân nhiệm rất rõ ràng trong việc theo dõi số lượng lao động, thời gian lao động và tập hợp kết quả lao động cũng như việc quản lý, hạch toán và thanh toán lương cho NLĐ Đây là việc làm cần thiết để tất cả các bộ phận đều có thể hoàn thành tốt phần việc của mình và làm cho chu trình không bị gián đoạn.

 Việc phối hợp giữa phòng văn phòng công ty và phòng tài chính kế toán với các tổ, đội sản xuất cũng như các phòng ban khác nhau trong chu trình LĐ- TL được thực hiện một cách nhịp nhàng, đảm bảo tiến độ Đây là cơ sở cho việc luân chuyển chứng từ một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán và thanh toán tiền lương, giúp cho bộ phận quản lý nắm bắt được một cách thường xuyên những thông tin cần thiết liên quan đến lao động và tiền lương.

* Về tổ chức bộ máy kế toán:

 Hoạt động theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC, là một công ty hoạt động sản xuất theo quy mô vừa và nhỏ nên công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập trung tức là toàn công ty chỉ có một phòng kế toán hạch toán chung, còn ở các tổ, đội chỉ cử người chịu trách nhiệm chấm công và kiểm tra quá trình làm việc của NLĐ

 Với bộ máy kế toán được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ đại học, cao đẳng, có kinh nghiệm và nhiệt tình với công việc Thêm vào đó, có sự trợ giúp của máy tính điện tử và phần mềm kế toán MISA, công tác kế toán nói chung, công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng tại công ty đang được thực hiện một cách hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ thời gian và chất lượng công việc.

 Do nhận thức được tầm quan trọng của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và trong công tác quản lý chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm nói riêng Nên:

- Kế toán tiền lương đã phân công trách nhiệm và hướng dẫn các tổ trưởng, phụ trách các tổ, đội sản xuất quản lý tốt các chứng từ ban đầu của công tác hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương như: Bảng chấm công, bảng kê khối lượng công việc thực hiện Nhìn chung, kế toán tiền lương đã vận dụng tốt lý luận vào thực tiễn công việc tại công ty.

- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép ngay khi có đầy đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo đúng quy định của Nhà nước và công ty Công tác ghi chép sổ sách, tính toán, phân bổ lương và các khoản trích theo lương được thực hiện tương đối tốt

- Việc thực hiện trả lương cũng như việc hạch toán tiền lương và các khoản trich theo lương tại công ty thường xuyên được cập nhật theo những văn bản pháp luật mới nhất và phù hợp với tình hình kinh tế của từng giai đoạn.

* Về hình thức sổ kế toán và hệ thống tài khoản:

 Hiện nay công ty áp dụng hình thức CTGS rất phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng phần mềm kế toán MISA giúp cho quá trình hạch toán kế toán trở lên nhanh chóng, tránh nhầm lẫn, sai sót do lỗi tính toán Do vậy mà kế toán có thể quản lý các CTGS, kiểm tra đối chiếu với tổng số tiền mà kế toán ghi trên các tài khoản được chính xác, kịp thời sửa chữa sai sót và hơn thế nữa là việc tính lương cho CBCNV được phản ánh đúng số công làm việc thực tế của NLĐ.

 Các chứng từ được sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý Các chứng từ được sử dụng đúng mẫu quy định của Bộ tài chính, những thông tin kinh tế về nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, điều chỉnh và xử lý kịp thời Các sổ sách đang sử dụng đều đúng mẫu và việc ghi chép trên các sổ sách theo đúng quy định.

 Hiện nay công ty đã tiến hành lập bảng kê trích nộp các khoản theo lương Vì quỹ lương để tính BHXH, BHYT, BHTN là lương cơ bản và quỹ lương hiện tính KPCĐ là tổng lương thực tế trả cho NLĐ hiện tại Do đó, trên bảng kê trích nộp các khoản theo lương đã thể hiện rõ ràng quỹ lương tính BHXH, BHYT, BHTN và quỹ lương tính trích KPCĐ.

 Công ty áp dụng quyết định số 48/2006/QĐ- BTC đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo đó, trong hệ thống tài khoản không có các tài khoản phản ánh chi phí như: TK 622, 627, 641…nhưng trong quá trình quản lý, tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ, kế toán của công ty đã linh hoạt hạch toán vào các tài khoản chi phí như: TK 622,

6271, 6411, 6421 Đây là một quan điểm đúng đắn, công ty nên duy trì và phát huy Việc tập hợp chi phí liên quan đến tiền lương vào các tài khoản chi phí trên giúp cho việc quản lý chi phí dễ dàng hơn, mọi chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến quá trình sản xuất, bán hàng… đều được tách biệt rõ ràng giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn góp phần nâng cao vị thế của công ty.

* Về việc tổ chức tính lương và thanh toán lương:

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY KYB

Xuất phát từ ý nghĩa to lớn của tiền lương và các khoản trích theo lương cùng thực trạng về công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty KYB đã trình bày ở trên, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với mục đích hạn chế được phần nào các nhược điểm và giúp công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty ngày một hoàn thiện hơn nữa.

3.2.1 Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương

 Về công tác chấm công: Hiện nay công ty vẫn tiến hành chấm công theo phương pháp thủ công Điều này sẽ làm cho công ty mất nhiều thời gian và công sức để tập hợp dữ liệu dành cho việc tính lương, sai sót xảy ra là không thể tránh khỏi Chính vì vậy, để hạn chế những sai sót không đáng có đó, công ty nên sử dụng máy chấm công bằng vân tay Với biện pháp này,công ty không những giải quyết được những sai sót trong việc chấm công bằng thủ công mà còn giải quyết triệt để tình trạng gian lận trong chấm công như: Làm sai kết quả chấm công do các mối quan hệ cá nhân Từ đó giúp cho công ty có các biểu thống kê chính xác theo yêu cầu của hệ thống tính lương.

 Về việc thanh toán lương cho NLĐ: Hiện nay công ty chỉ thực hiện thanh toán lương cho NLĐ mỗi tháng một kỳ vào đầu tháng sau, cách trả lương này là hoàn toàn phù hợp với chế độ Tuy nhiên điều đó có thể gây khó khăn cho NLĐ khi họ có nhu cầu chi tiêu phát sinh trước kỳ trả lương Giải pháp của công ty hiện nay là cho phép NLĐ ứng trước lương trong tháng nhưng công ty lại không quy định cụ thể mức tiền lương được phép tạm ứng trước là bao nhiêu, chỉ có thông lệ là số tiền ứng trước trong tháng cho nhu cầu cá nhân thường không lớn hơn số tiền lương tháng được hưởng Điều này dẫn đến xảy ra các vấn đề nảy sinh như sau:

- Có thể xảy ra trường hợp NLĐ có nhu cầu ứng trước tiền lương tháng nhưng số tiền lại chiếm tỷ lệ quá lớn so với tiền lương cấp bậc mà NLĐ được hưởng theo quy định.

- Hoặc xảy ra trường hợp NLĐ đã ứng trước một số tiền, chẳng hạn bằng 60% lương cấp bậc hàng tháng họ được hưởng nếu đi làm đủ 22 ngày công trong tháng Nhưng sau đó, người này chỉ thực tế đi làm 11 ngày trong tháng đó, đồng nghĩa với việc tổng tiền lương thực tế mà người đó nhận được trong tháng chỉ bằng 50% mức lương cấp bậc, tức là nhỏ hơn số tiền mà người đó xin tạm ứng Số tiền tạm ứng thừa so với mức lương thực tế phải trả cho NLĐ buộc phải truy thu lại hoặc chuyển sang khoản mục tạm ứng quá hạn chưa thanh toán trừ vào lương tháng sau.

Do vậy, để khắc phục tình trang này, công ty có thể chuyển sang thực hiện chế độ trả lương thành 2 kỳ trong tháng, tương ứng với số công lao động thực tế của công nhân viên trong mỗi kỳ Công ty cũng có thể xem xét đưa ra quy định về tỷ lệ tiền lương được phép tạm ứng để áp dụng thống nhất đối vớiNLĐ, đồng thời phải xem xét đến cả cách quản lý thời gian lao động thực tế khi cấp tạm ứng cho NLĐ, nhằm xây dựng một cơ chế trả lương hợp lý, cụ thể và công bằng.

 Nhằm hạn chế nhược điểm của hình thức tiền lương theo thời gian và mức lương tăng thêm như hiện nay công ty đang áp dụng là mang tính chất bình quân không phản ánh năng lực thực tế của mỗi cá nhân Công ty có thể đề ra mức thưởng hợp lý và thực hiện một số biện pháp phối hợp như: Giáo dục chính trị, tư tưởng, động viên khuyến khích vật chất, tinh thần, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động và sử dụng thời gian lao động. Hoặc công ty có thể thay mức lương tăng thêm cố định như hiện nay bằng cách xếp loại thi đua trong tháng, như vậy sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo Danh sách xét thi đua do trưởng các phòng ban ở bộ phận văn phòng công ty lập vào cuối tháng để chấm xếp loại kết quả công việc của từng nhân viên trong phòng ban của mình trên cơ sở các quy định về việc xếp loại CBCNV của bộ máy quản lý Hệ số xếp loại hay hệ số điều chỉnh (HSĐC) được quy đổi ra cho từng CBCNV theo xếp loại trong bảng danh sách xét thi đua là một căn cứ quan trọng để tính lương cho nhân viên của bộ máy quản lý công ty Công ty có thể đánh giá hiệu quả làm việc của CBCNV thông qua bảng xếp hạng như sau:

Bảng 3.1: Bảng xếp hạng CNCNV làm việc trong tháng

C 1,4 Đối với các khoản phụ cấp có tính chất lương như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp xăng xe, phụ cấp điện thoại… thì công ty cũng nên có những quy định rõ ràng về hệ số phụ cấp Ban giám đốc công ty cùng với các cán bộ LĐ-

TL nên họp bàn và đưa ra bảng hệ số phụ cấp phù hợp tương ứng với chức vụ,tính chất và khối lượng công việc đảm nhận của các CBCNV trong công ty.

Hiện tại, điều quan trọng để thực hiện phân phối thu nhập một cách công bằng là phải xây dựng được một cơ chế đồng bộ quy định các mức hệ số quy đổi để tính thu nhập cho NLĐ.

Khi đó, lương của mỗi CBCNV trong công ty sẽ được tính như sau:

Lương trả cho CBCNV = Lương cơ bản + Lương hệ số phụ cấp

X Số ngày làm việc thực tế

Lương cơ bản = Hệ số lương cơ bản x 650.00

Lương hệ số phụ cấp = Hệ số phụ cấp x 650.00

0 x Hệ số điều chỉnh Đây là cách làm đã được nhiều công ty áp dụng và phù hợp với điều kiện thực tế tại công ty KYB.

 Về hình thức trả lương: Thực hiện nghị định của chính phủ về việc trả lương cho CBCNV thông qua tài khoản ngân hàng, công ty nên tiến hành thanh toán với NLĐ qua thẻ ATM Điều này có thể làm giảm được thời gian và khối lượng công việc của các KTV giúp họ có thêm thời gian để cập nhập những kiến thức mới Hơn nữa, thanh toán qua tài khoản ngân hàng còn tạo sự thuận lợi cho CBCNV, khi họ chưa có nhu cầu sử dụng thì số tiền trong tài khoản sẽ tăng lên do có lãi suất ngân hàng và khi cần có thể rút tiền theo yêu cầu chi trả của bản thân tại các máy ATM gần nhà Thêm vào đó việc thanh toán với NLĐ qua tài khoản ngân hàng có thể giúp cho các cơ quan chức năng theo dõi và quản lý được thu nhập của NLĐ Hàng tháng, khi tính ra tiền lương phải trả CNV, kế toán chỉ cần lập một bảng kê ủy nhiệm chi, ngân hàng sẽ tự động trích các khoản tiền từ tài khoản của công ty sang tài khoản của từng CBCNV theo thông tin yêu cầu trên bảng kê ủy nhiệm chi đó.

 Về vấn đề trích trước tiền lương: Hiện nay công ty chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của NLĐ Điều này là không hợp lý vì công ty không có điều kiện để bố trí cho lao động trực tiếp nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán Do đó, kế toán nên dự toán tiền lương nghỉ phép tính vào chi phí của các kỳ hạch toán theo số dự toán Mục đích của việc này là không làm giá thành thay đổi đột ngột khi số lượng lao động nghỉ nhiều ở một kỳ hạch toán (đặc biệt là lễ, tết) do chi phí tăng lên mà khối lượng công việc hoàn thành lại ít đi Cách tính lương nghỉ phép của lao động trực tiếp (LĐTT) để tính vào chi phí sản xuất như sau:

Mức trích trước tiền lương của LĐTT theo KH = Tiền lương chính phải trả cho LĐTT trong kỳ x Tỷ lệ trích trước Trong đó:

Tỷ lệ trích trước Tổng tiền lương nghỉ phép năm theo KH phải trả cho CNSX x 100

Tổng tiền lương chính phải trả cho CNSX của năm KH

 Để công tác tổ chức thực hiện ngày càng hoàn thiện và phát huy hiệu quả tối đa, công ty có thể sử dụng thêm phần mềm quản trị nhân sự để công tác quản lý tiền lương nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa trong việc thực hiện và giám sát kiểm tra cũng như nâng cao sự linh hoạt trong việc tương tác, phối hợp giữa các đơn vị phòng ban

3.2.2 Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán

* Về tài khoản sử dụng: Để khắc phục những khó khăn trong quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương thì công ty nên hạch toán chi tiết một số tài khoản quan trọng thành các tiểu khoản nhằm phục vụ cho quá trình quản lý và theo dõi, kiểm tra, đối chiếu Do đó, công ty cần xây dựng một hệ thống các danh mục tài khoản mới mà các tiểu khoản được mã hóa bằng số:

 TK 334: “Phải trả công nhân viên” Chưa được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng lao động Đối với lao động thuê ngoài công ty nên theo dõi chi tiết hơn thành: Lao động thời vụ dài hạn và lao đông thời vụ ngắn hạn vì công ty chỉ trích BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ thuê ngoài ký hợp đồng dài hạn. Để tránh nhầm lẫn khi hạch toán và theo dõi một cách chính xác, kịp thời số tiền trích lập BHXH, BHYT, BHTN phải trích trong kỳ công ty nên chi tiết

TK 334 thành các tiểu khoản sau:

- TK 3341: “Phải trả công nhân viên trong biên chế”.

- TK 3342: “ Phải trả lao động thuê ngoài”.

+ TK 33421- Để hạch toán, theo dõi tình hình thanh toán tiền lương đối với lao động thuê ngoài dài hạn.

+ TK 33422- Để hạch toán, theo dõi tình hình thanh toán tiền lương đối với lao động thuê ngoài ngắn hạn.

Ngày đăng: 10/08/2023, 16:55

w