CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.1 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xá hội. Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như lao động, đất đai, máy móc, vốn, nguyên vật liệu, trình độ quản lý Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau. Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như lương thực, thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người
Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuất
Hàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu vào như nguyên liệu đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông qua việc tối đa mức đầu ra có thể được sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào nhất định.
- y là mức sản lượng đầu ra
- x1, x2, , xn: các yếu tố đầu vào sản xuất (Các yếu tố đầu vào bao gồm đất đai, lao động máy móc, vốn, nguyên vật liệu
Giá trị của x thì lớn hơn hoặc bằng 0 và nó tạo thành giới hạn phụ thuộc của hàm sản xuất.
Các yếu tố đầu vào bị chi phối bởi quy luật “hiệu suất giảm dần”; quy luật
Quy luật hiệu suất giảm dần: “ Sản phẩm cận biên của bất kì một yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng vào trong quá trình sản xuất ở điều kiện các yếu tố khác không đổi” Do đó việc sử dụng các yếu tố đầu vào phải hợp lý để tối thiểu hóa chi phí, tăng lợi nhuận cho hộ nông dân.
- Quy luật cầu: Giả sử các điều kiện khác không đổi, khi giá nông sản hàng hóa càng cao lượng nông sản cầu về hàng hóa đó càng ít và ngược lại.
Cầu về một nông sản hàng hóa trong nông nghiệp phụ thuộc vào giá của chính sản phẩm đó, giá của sản phẩm khác có liên quan, thị hiếu, tập quán tiêu dùng và thu nhập
- Quy luật cung: Khi các yếu tố khác không đổi giá càng cao thì cung càng lớn và ngược lại.
Các yếu tố ảnh hưởng tới cung:
+ Giá cả của nông sản hàng hóa.
+ Do giá cả các mặt hàng nông sản khác quy định (lượng cung sản phẩm nông nghiệp thay thế hay bổ trợ).
+ Do chi phí sản xuất quy định.
+ Do tình trạng kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào trong nông nghiệp quy định. + Khí hậu thời tiết
+ Phụ thuộc vào mục tiêu của người sản xuất.
1.2 Khái niệm về nông nghiệp sạch và rau an toàn
1.2.1 Khái niệm về nông nghiệp sạch
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam vó hai quan niệm về nền nông nghiệp sạch, đó là: Nông nghiệp sạch tương đối và nông nghiệp sạch tuyệt đối.
- Nông nghiệp sạch tuyệt đối là nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học ở nền nông nghiệp này, người ta áp dụng các biện pháp hữu vơ và sinh học, trở lại chế độ canh tác tự nhiên, không dùng các loại phân bón hoá học hay thuốc bảo vệ thực vật Nó được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới và cách ly với các yếu tố độc hại của môi trường bên ngoài Hầu như nền nông nghiệp này chỉ được áp dụng ở các nước phát triển, vì họ có điều kiện về tài chính để đầu tư vốn cũng như cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp.
- Nông nghiệp sạch tương đối là nền nông nghiệp có sự kết hợp các biện pháp thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học, kỹ thuật cao với các biện pháp hữu cơ, sinh học để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhầm hạn chế tối đa tác động xấu của sản xuất đến môi trường, đồng thời các sản phẩm sản xuất ra có dư chất
6 lượng hoá học, kim loại nặng và độc tố ở mức cho phép Nền nông nghiệp này đang được áp dụng ở hầu hết các nước đang phát triển.
1.2.2 Khái niệm về rau an toàn và những quy định về sản xuất rau an toàn
* Khái niệm về rau an toàn
Dựa theo quan điểm về nông nghiệp sạch ở trên, rau an toàn là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, an toàn cho người và gia súc Sản phẩm rau xem là an toàn khi đáp ứng được các yêu cầu sau: hấp dẫn về hình thức, tươi sạch không bụi bẩn và lẫn tạp chất, thu đúng độ chín khi có chất lượng cao nhất, có bao bì hấp dẫn.
Khái niệm rau "an toàn" bao hàm rau có chất lượng tốt, với các hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As), nitrat cũng như các vi sinh vật có hại đối với sức khỏe của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của FAO, WTO Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xã định mức độ an toàn vệ sinh thực phâm cho mặt hàng rau quả sạch.
Những quy định về sản xuất rau an toàn:
Ngày 19/01/2007, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN về việc ban hành“ Quy định về sản xuất và chứng nhận rau an toàn” Cụ thể là những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ, hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hoá chất độc hại và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau đặt ra như sau:
+ Về hình thái: sản phẩm thu được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng loại rau, đúng độ chín kỹ thuật (hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
+ Về nội chất phải bảo đảm quy định mức cho phép:
- Dư lượng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau.
- Hàm lượng nitrat (NO3) tích luỹ trong sản phẩm rau.
- Hàm lượng tích luỹ của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), Asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu),
- Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samollela, trứng giun, sán, ).
Sản phẩm rau chỉ được coi là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu sau không vượt quá giới hạn quy định (Phụ lục I).
- Theo quan điểm số đông của các nhà nông học
Nông nghiệp hữu cơ là nột phương thức sản xuất cấm dùng các hoá chất tổng hợp mà dựa trên cơ sở sử dụng các chất hữu cơ và luân canh cây trông, có mục tiêu tôn trọng môi trường và bảo vệ các mối cân bằng của đất và hệ sinh thái nông nghiệp Đây là hướng sản xuất sản phẩm an toàn, sản xuất rau hữu cơ đã được nhiều nước sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ.
Rau hữu cơ là rau được canh tác bằng phương pháp canh tác hữu cơ, cùng với sự kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Thực ra rau hữu cơ về mẫu mã và chủng loại cũng không có gì khác so với rau an toàn và rau thông thường.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở HÀ NỘI
4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau, RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội
Biểu 1.6 : Tình hình sản xuất rau và RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội 2007
Sản lượng (tấn) Chủng loại RAT
- Xã Vân Nội 60*3 vụ 20-25 3600-4500 Theo mùa (43 loại)
- Xã Nam Hồng 35*3 16-18 1700-1900 Xu hào, bắp cải, bí xanh
- Xã Bắc Hồng 30*3 16-18 1400-1650 Cà chua, xu hào, bắp cải, đậu quả
100*3 vụ 15-16 4500-4800 Cà chua, xu hào, khoai tây và cải các loại…
- Xã Văn Đức 100*3 16-17 4800-5000 Cải bắp, cà chua, đậu hà lan, xu hào và cải các loại
- Xã Đặng Xá 50*3 15-16 2200-2400 Cải các loại, đậu quả, cà chua, bắp cải
- Xã Đông Dư 40*3 16-17 1900-2000 Các loại rau gia vị: Mùi tàu, rau thơm…
- Xã Lệ Chi 50*3 15-16 2250-2400 Các loại rau theo mùa vụ
- Xã Lĩnh Nam 20*3 19-20 1140-1200 Cải các loại, rau muống, mồng tơi, bí…
- Xã Yên Mỹ 15*3 15-16 675-720 Súp lơ, cà chua và cải các loại…
- Xã Duyên Hà 25*3 15-16 1120-1200 Cà chua và cải các loại…
185*3 19-20 108225 Rau gia vị và các loại rau ăn lá theo mùa vụ
- Xã Đông Xuân 50*3 15 2300 Bắp cải, xu hào, ngô bao tử và cải các loại
- Xã Thanh Xuân 10*3 15 450 Bắp cải, xu hào, cải các loại, dưa chuột, bí xanh …
Nguồn: Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Năm 2008 Sau khi nghị quyết NQ15-2008-QH12/29/5/08 được Quôc Hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2008 Địa giới hành chính của thành phố Hà Nội đã được điều chỉnh, do vậy diện tích trồng trọt nói chung và diện tích trồng rau an toàn nói riêng của thành phố thay đổi một cách đột biến, củ thể:
Tổng diện tích rau an toàn thành phố năm 2008 là 37.131,8 ha; phân bổ ở
22 quận huyện, thị xã với 425/455 xã, phường Diện tích sản xuất RAT (có CBKT chỉ đạo, giám sát) là 7.804 ha(21%).
Năng suất và sản lượng rau nói chung và rau an toàn trong năm 2008 đạt khá, năng suất rau đại trà trung bình đạt 20,13 tấn/ha/vụ, sản lượng rau đại trà đạt 590.358,0 tấn/năm Đối với rau an toàn thì năng suất và sản lượng kém hơn rau đại trà, năng suất RAT đạt 19,0 tấn/ha/vụ, sản lượng RAT đạt 148.285,5 tấn/năm, tuy nhiên hiệu quả kinh tế mà rau an toàn mang lại lại cao hơn rau đại trà.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội rau an toàn hiện đang là hướng phát triển chính trong trồng rau, chủng loại và chất lượng rau an toàn ngày một phong phú và đảm bảo Cơ cấu chủng loại RAT năm 2008 gồm hơn 40 loại rau thông thường và cao cấp, chất lượng RAT trên diện tích rộng đã được đảm bảo hơn do ý thức của bà con cũng như sự giám sát về quy trình sản xuất của cơ quan quản lý đã được cải thiện đáng kể Với những vùng sản xuất RAT đã có thương hiệu như Bảo Hà, Hà An, Yên Mỹ, … chất lượng về cơ bản đã được đảm bảo tuy nhiên sản lượng rau tại những vùng này lại ít.
4.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau và RAT
So với sản xuất rau thông thường thì RAT đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng thuận lợi và hiện đại hơn nhằm để đáp ứng nhu cầu khắt khe của quy trình sản xuất như nhà lưới, giếng khoan, hay giao thông …Hiện nay thành phố Hà Nội có 78,6 ha nhà lưới (chủ yếu ở Hà Nội cũ) với 3 dạng hình là:
+ Nhà lưới kiên cố: Quy mô từ 1 – 3 sào Bắc Bộ ( kết cấu khung thép, lưới nilon che kín mái và xung quanh).
+ Nhà lưới bán kiên cố: Quy mô từ vài sào đến hàng chục ha (kết cấu cọc thép hoặc bê tông, mái che và vách lưới nilon).
+ Nhà lưới đơn giản: Quy mô vài sào đến vài ha (khung cọc tre hoặc bê tông, mái che bằng lưới nilon rất đơn giản).
Về hệ thống tưới cho rau: 2 hệ thống chính
+ Hệ thống giêng khoan: 2 loại
- Giếng khoan công suất lớn có hệ thống lọc và ống tưới khép kín:
+ Có 04 cơ sở + Diện tích tưới: 100 – 120 ha.
- Giếng khoan nhỏ tại ruộng:
+ Số lượng: 17.998 chiếc+ Diện tích tưới: 2.540,3 ha
Về hệ thống kênh mương: Năm 2008 thành phố có 481,2 km kênh mương tưới cho 2.700 ha rau Và 81,2 km đường bê tông nội đồng nhưng hiện trên 90% diện tích rau chưa có đương bê tông đây là một trong những khó khăn cần được các cấp chính quyền quan tâm.
Biểu 1.7: Tình hình tiêu thụ RAT theo giá của Hà Nội năm 2007
Huyện – xã Tiêu thụ theo giá RAT Tiêu thụ theo giá rau thường
Số lượng (tấn) % Số lượng
Nguồn: Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Kể từ ngày nghị quyết NQ15-2008-QH12/29/5/08 có hiệu lực thì tình hình tiêu thụ rau của thành phố Hà Nội có nhiều chuyển biến, với thị trường rộng lớn hơn 6 triệu dân, các hình thức tiêu thụ của nông dân được tóm tắt như sau:
Về rau đại trà: Nông dân tiêu thụ tự do tại các chợ hoặc bán buôn, gồm: + Chợ đầu mối: Có 08 chợ đầu mối bán buôn rau, củ quả (Đền Lừ – Hoàng Mai, Long Biên – Ba Đình, Dịch Vọng Hởu, Vân Nội - Đông Anh, Hà Đông, Sơn Tây, Thường Tín, Tiền Phong – Mê Linh).
Có 395 chợ (các quận nội thành: 78 chợ, các huyện, thị xã: 317 chợ).
Ngoài ra còn hơn 30 chợ tạm, chợ cóc và hàng ngàn người bán rau rong, các cơ quan chức năng rất khó kiểm soát. Đối với RAT diện rộng: Thì tình hình tiêu thụ rau an toàn có nhiều hình thức hơn như một số nông dân đã ký hợp đồng cung cấp rau thường xuyên cho các cửa hàng nội thành, bếp ăn, … số lượng không nhiều Lượng lớn còn lại chủ yếu tự tiêu thụ qua các chợ hoặc bán buôn.
Riêng đối với RAT được cấp giấy chứng nhận đủ ĐK: Phần lớn đã có đầu ra ổn định bằng các hợp đồng cung cấp rau cho các cửa hàng RAT, các trường học, bếp ăn tập thể, … Hiện có trên 100 cửa hàng treo biển bán RAT, trong đó có 79 điểm đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT Một số rau có thương hiệu đã bước đầu tự xây dựng và duy trì mạng lưới tiêu thụ: RAT
Bảo Hà duy trì 7-8 cửa hàng, RAT Hà An duy trì 5-6 đại lý và đưa rau tận nhà hàng ngày cho 30-40 khách, …
4.4 Tình hình quản lý nhà nước về rau, RAT
Trong năm 2008 qua thành phố Hà Nội đã cấp 38 giấy chứng nhận “Đủ điều kiện sản xuất RAT” , 9 giấy chứng nhận “Cơ sở sơ chế RAT” và 79 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT.
Thanh tra liên ngành Hà Nội gồm (Sở NN, sở Y tế, sở CôngThương,…), và các cơ quan TW (Bộ NN&PTNT, Cục BVTV) thường xuyên thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, sơ chế và kinh doanh RAT và các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV Thông qua các hình thức như lấy mẫu rau ngẫu nhiên để kiểm tra chất lượng.
Hiện nay thành phố đang thử nghiệm thiết bị phân tích nhanh của ĐàiLoan và Test thử của Thái Lan (GT-Test Kit), tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng (chỉ xác định định tính 2 nhóm Cacbamat và Lân hữu cơ, độ chính xác không cao, thiếu tính pháp lý để xử phạt) Phương tiện phổ biến hiện nay để kiểm tra chất lượn sản phẩm rau an toàn là thiết bị phân tích dư lượng thuốc BVTV (sắc ký): Song chỉ có một số trung tâm được trang bị hệ thống này.Các mẫu rau lấy vừa qua đều gửi thuê phân tích ở các Trung tâm này Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế:Như thời gian trả lời kết quả lâu (7 ngày – 1 tháng),không phục vụ kịp thời công tác quản lý và chi phí thuê phân tích cao (từ 2 – 4 triệu đồng/mẫu).
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI
1.1.1 Vị trí địa lý, địa giới hành chính
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hà Nội:
+ Phía Bắc của Huyện giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh
+ Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
+ Phía Tây giáp quận Long Biên và Sông Hồng
Trước đây huyện có 31 xã và 4 thị trấn với tổng diện rích đất tự nhiên 17.432,1 ha Năm 2004 sau khi thực hiện Nghị định 132/CP của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên, thì nay huyện Gia Lâm gồm có
- 20 xã + 2 thị trấn Yên Viên và Trâu Quỳ
- Diện tích tự nhiên: 11.472,99 ha; dân số: 204.192 người, dân số trung bình 202.858 người So với trước khi chia tách, diện tích còn 65,52%, dân số còn 53,9% Trong tổng số dân trung bình năm 2003 là 202.858 người thì có 190.937 người sống ở nông thôn, chiếm 94,12%
Về địa hình, Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ Sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dòng chảy của Sông Hồng Tuy vậy, địa hình Huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
Gia lâm có vị trí quan trọng, là một huyện của thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước, là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng vì trên địa bàn huyện có 2 con đường quốc lộ chạy qua nối liền các tỉnh trong nước đó là quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; Quốc lộ 1 đi Lạng Sơn là con đường nối liền 2 miền Nam Bắc
Do vị trí nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thời tiết khí hậu của Gia Lâm mang sắc thái đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Từ tháng
4 đến tháng 9 là mưa nhiều Từ tháng 11 đến tháng 4 là thời tiết lạnh, thời kỳ đầu thường là hanh khô nhưng đến nửa cuối mùa đông thường ẩm ướt Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo ra 4 mùa khá rõ: Xuân- Hạ- Thu- Đông
Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao tương đương với nhiệt độ chung của cả thành phố Nhiệt độ trung bình hàng năm 23-24 o c, biên độ trong năm khoảng 12-13 o c, biên độ giao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6-7 o c. Điều kiện thời tiết này cho phép nông dân trong huyện bố trí các loại cây trồng và các công thức luân canh một cách hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa mang lại thu nhập cao cho hộ Bên cạnh đó độ ẩm trung bình hàng năm của huyện khoảng 82% ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong 78-87% Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.600 mm và phân bố không đồng đều giữa các tháng, các mùa trong năm. Đây cũng là những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất rau nói riêng Vì vào các tháng 3, tháng 4 độ ẩm rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, phá hoại cây trồng làm tăng chi phí sử dụng thuốc BVTV – Một trong những yếu tố làm gia tăng chi phí sản xuất.
Chế độ thuỷ văn của Gia Lâm chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ văn Sông Hồng, Sông Đuống và sông Cầu Bây nên nhu cầu tưới tiêu và thoát nước cho đồng ruộng luôn được đảm bảo.
Nhìn chung khí hậu thuỷ văn của Gia Lâm có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, cho phép nông nghiệp có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm với nhiều loại cây trồng, vật nuôi phong phú, nhất là những sản phẩm có chất lượng và có giá trị kinh tế cao
1.1.3 Quỹ đất đai của huyện Đất đai là yếu tố rất quan trọng, nó tham gia vào tất cả các quá trình sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, đất giữ một vai trò thiết yếu, là yếu tố tư liệu sản xuất không thể thiếu được.
Tổng diện tích đất đai theo địa giới hành chính huyện Gia Lâm tính đến năm
2007 là 11 472,99 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 6.437,62 ha chiếm 56,11% diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng là 3600,34 ha chiếm 31,38 %; đất khu dân cư là 1.253,33 ha chiếm 10,92%; đất chưa sử dụng là 181,7 ha, chiếm 1,59%.
Diện tích đất đai đã được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng là:
- Hộ gia đình sử dụng là: 6313,39 ha, chiếm 55,04%
- Tổ chức kinh tế sử dụng: 931,24 ha
- Nhà đầu tư liên doanh, 100% vốn NN: 21,4ha
- UBND các xã, thị trấn quản lý và sử dụng: 2819,41 ha
- Các tổ chức khác sử dụng và quản lý: 1387,56 ha
Biểu số 2.1: Quỹ đất đai của huyện năm 2007
Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Tổng diện tích tự nhiên 11.472,99 100
Nguồn : Kiểm kê đất đai 2007 Phòng Thống kê huyện Gia Lâm
Tình hình biến động và sử dụng đất nông nghiệp: Năm 2007 đất nông nghiệp của huyện là 6437.62 ha, giảm 345 ha so với năm 2000, bình quân giảm
Biểu số 2.2: So sánh biến động đất nông nghiệp năm 2007 so với năm 2000 Đơn vị: ha, %
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng DT đất nông nghiệp 6782,9842 100 6437,62 100 - 345,3642 94,9
1 Đất trồng cây hàng năm 6349,6467 93,61 6017,08 93,46
1.1 Đất trồng lúa 4479,6117 66,04 4095,61 63,62 -384,0017 91,42 1.2 Đất cỏ dùng vào CN 73,2745 1,08 79,26 1,23 5,9855 108,17 1.3 Đất trồng cây HN khác 1796,7605 26,49 1842,21 28,61 45,4495 102,53
2 Đất trồng cây lâu năm 194,9797 2,87 148,48 2,306 -46,4997 76,15
4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 147,5085 2,17 171,94 2,67 24,4315 116,56
Nguồn: Báo cáo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2007- Huyện Gia Lâm
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (56,11%) so với tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đất nông nghiệp năm 2007 giảm so với năm 2000 là345,36 ha, tương đương giảm 5,09 %, chủ yếu là do chuyển sang đất chuyên dùng là:243,21 ha, tương đương với 70,42 % đất nông nghiệp giảm Trong số đất nghiệp chuyển sang diện tích đất chuyên dùng diện tích chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 148,08 ha như phục vụ dự án xây dựng làng nghề Bát Tràng, cụm làng nghề Kiêu Kỵ, khu công nghiệp Ninh Hiệp (63,63 ha) Bên cạnh đó, trong 7 năm qua 185,57 ha diện tích đất nông nghiệp chuyển sang 133,31 ha đất ở nông thôn và 52,26 ha đất ở đô thị gồm 27,43 ha cho khu đô thị mới Đặng Xá và 24,82 ha xây dựng khu đấu giá quyền sử dụng đất Trâu Quỳ Sự phát triển của giao thông cũng lấy đi 39,98 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu phục vụ công trình xây dựng Quốc lộ 1 và Đại học Nông nghiệp I quy hoạch lại giao thông nội đồng.
Sự biến động nhiều đối với diện tích đất nông nghiệp trong 7 năm qua chủ yếu là tại các xã ven đường Quốc lộ 5 như Đặng Xá, Phú Thị, thị trấn Trâu Quỳ, và các xã có làng nghề phát triển như Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp Đây cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình đô thị hoá.Trong sự biến động giảm diện tích các loại đất nông nghiệp, chủ yếu là việc giảm diện tích đất trồng lúa.
Do chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển mục đích nghiên cứu của Viện nghiên cứu rau quả TW và trường đại học NNI, 98,9651 ha đất lúa được chuyển sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm và trồng cây nông nghiệp khác Chỉ có một phần nhỏ đất lúa chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 12,34% đất lúa chuyển sang mục đích nông nghiệp khác) Sự chuyển đổi mục đích nghiên cứu của Viện nghiên cứu rau quả và Trường Đại học Nông nghiệp I đã có ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả hơn ở cả vùng xung quanh Trường Đại học Nông nghiệp I gồm thị trấn Trâu Quỳ, Đa Tốn Hiện nay, tại các xã này hình thành vùng ươm và dich vụ cung cấp cây giống.
Bên cạnh xu hướng giảm diện tích đất trồng lúa là việc tăng đáng kể của cây hàng năm khác Một phần việc tăng diện tích cây hàng năm là việc chuyển đổi từ đất lúa sang (33,66 ha), nhưng phải kể đến việc sử dụng thêm 55,63 ha đất bãi chưa được sử dụng vào trồng rau màu trong đó có 53,50 ha của xã Văn Đức Việc sử dụng đất bãi vào trồng rau là một dấu hiệu tích cực của việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Tuy nhiên, việc này chưa được mở rộng tại vùng bãi hai bên Sông Đuống Các xã vùng Bắc và Nam Đuống mới chỉ sử dụng diện tích lớn đất bãi vào trồng ngô, hiệu quả kinh tế không cao Lý do là tại các vùng bãi sông Đuống chưa có được hệ thống thuỷ lợi cung cấp được nước tưới cho trồng rau, hoặc cây trồng có giá trị kinh tế cao.
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHỮNG NĂM QUA
Phát triển rau an toàn là hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên canh, sản xuất rau phải thực sự trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh rau Hướng tới xây dựng nghề trồng rau trở thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế khá góp phần cải thiện đời sống cho người lao động, đồng thời tích cực vào phong trào bảo vệ môi trường, môi sinh.
Thực hiện quyết định số 130/2004/QĐ-UB ngày 20/8/2004 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành " Quy định tạm thời về quản lý sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội", căn cứ vào hướng dẫn của
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn
Về chủ trương: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thành phố, UBND huyện đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất rau, đặc biệt các vùng trọng điểm sản xuất rau tập trung của huyện tại các xã Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi, Đông Dư Chính sách hỗ trợ được thể hiện qua các dự án phát triển rau an toàn được UBND huyện phê duyệt Các dự án đầu tư mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn từng bước được hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, dự kiến phấn đấu đến năm 2010 toàn bộ diện tích rau trên địa bàn huyện được sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn, có sự kiểm soát chặt chẽ.
Công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện : có 3 đơn vị quản lý nhà nước tham gia tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Phòng Kế hoạch -Kinh tế & PTNT được UBND huyện giao tham mưu trong công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất rau, TrạmBảo vệ thực vật huyện tham gia tập huấn chuyển giao và giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, Hội nông dân huyện phối hợp cùng cácHội nông dân cơ sở tổ chức tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn tới người nông dân.
Công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất tại các xã: công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn được UBND xã giao cho các HTXDVNN quản lý và trực tiếp chỉ đạo sản xuất Tại một số HTX có truyền thống sản xuất rau như Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư, Đa Tốn, Lệ Chi, Dương Hà hình thành các nhóm sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Hàng năm UBND huyện giao cho các phòng ban, các ngành, các cơ quan của Thành phố hoạt động trên địa bàn huyện như trạm khuyến nông, trạm BVTV phối hợp tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao TBKT, các lớp về phòng trừ dịch hại tổng hợp, các lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm tới các hộ nông dân hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn
2.2 Về diện tích sản xuất, năng suất, sản lượng, bố trí vùng sản xuất
Hiện nay tổng diện tích đất canh tác chuyên sản xuất rau khoảng 350 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư, Đa Tốn, Lệ Chi, Dương Hà. Diện tích sản xuất rau an toàn của huyện ngày càng được phát triển mở rộng, quy mô sản xuất ngày càng lớn, chủng loại rau ngày càng phong phú đa dạng:
Năm 2004 diện tích gieo trồng rau 1330 ha đạt 111,7% kế hoạch, năng suất 165 tạ/ha, sản lượng 21945 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn 597 ha chiếm 44,9% diện tích.
Diện tích gieo trồng năm 2005 đạt 1190 ha, năng suất 171 tạ/ha, sản lượng 20.349 tấn, trong đó có 708 ha rau an toàn chiếm 60 % diện tích, sản lượng 12.107 tấn
Diện tích gieo trồng năm 2006 là 1189 ha đạt 97,1% kế hoạch, năng suất đạt 179 tạ/ha, sản lượng rau 21.356 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn là 734 ha chiếm 61,7%, tăng 26 ha so với năm 2005.
Năm 2007 huyện Gia Lâm có khoảng 400 ha đất canh tác chuyên rau trong đó có 282 ha chuyên sản xuất rau an toàn Diện tích gieo trồng rau các loại năm 2007 đạt 1269 ha đạt 94% kế hoạch, trong đó diện tích sản xuất rau an toàn
830 ha ( đạt 98,1% KH) chiếm 65,4% diện tích sản xuất rau các loại; năng suất đạt 185 tạ/ha, sản lượng rau 23.476,5 tấn
Năm 2008 Toàn huyện có trên 300 ha đất canh tác chuyên sản xuất rau; Đến 15/3/2008 toàn huyện đã gieo trồng được 350 ha rau các loại đạt 90% kế hoạch, trong đó diện tích rau sản xuất theo quy trình kỹ thuật rau an toàn 230 ha chiếm 65,7% diện tích, tập trung chủ yếu tại vùng sản xuất rau tập trung: Văn Đức 120 ha, Đông Dư 35 ha, Đặng Xá 40 ha, Lệ Chi 25 ha, Đa Tốn 10 ha.
Biểu 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của huyện
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm
1 Tổng DT gieo trồng ha 1565 1.330 1190 1189 1269
2 Diện tích rau an toàn ha 422 597 708 734 830
3 Tỷ lệ diện tích trồng
Bảng 2.6: Bố trí sản xuất rau, rau an toàn tại các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2006 – 2008
DT rau an toàn Tổng DT rau
DT canh tác DT gieo trồng DT canh tác DT gieo trồng DT canh tác
2.3 Cơ cấu giống, thời vụ và chủng loại rau
- Cơ cấu giống, thời vụ: một năm sản xuất rau được chia làm 3 vụ chính đó là vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông:
Vụ xuân : cơ cấu giống gồm rau ăn lá chiếm khoảng 80%; rau ăn củ, quả chiếm 15%; rau gia vị chiếm khoảng 5%
Vụ Hè thu : cơ cấu giống chủ yếu là rau ăn lá, diện tích khoảng 85%; rau ăn củ, quả chiếm 10%; rau gia vị : chiếm khoảng 5%
Vụ Đông : cơ cấu giống gồm rau ăn lá chiếm khoảng 75%; rau ăn củ, quả chiếm 20%; rau gia vị : chiếm khoảng 5%
- Chủng loại rau: hiện rất phong phú và đa dạng, về rau ăn lá chủ yếu là các loại rau họ hoa thập tự như cải bắp, xu hào, các loại cải ăn lá, rau muống , các loại bầu bí, rau gia vị như mùi tàu, húng, tía tô ; Rau ăn củ : cải củ, khoai tây, hành tỏi ; Rau ăn quả như cà bát, cà tím, cà chua, đậu rau các loại
2.4 Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng
Năm 2001: Tổng số vốn đã đầu tư 274,1 triệu đồng ( 100% vốn ngân sách của huyện)
Năm 2002: Tổng số vốn đã đầu tư 240 triệu đồng ( 100% vốn ngân sách của huyện)
Năm 2003: Tổng số vốn đã đầu tư 1017,9 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách huyện 843,9 triệu đồng, vốn huy động 174 triệu.
Năm 2004: Tổng số vốn đã đầu tư 697,26 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách huyện 491 triệu đồng, vốn huy động 206,26 triệu đồng.
Năm 2005: Tổng số vốn đã đầu tư 650 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách huyện 530 triệu đồng, vốn huy động 120 triệu đồng.
- Một số hạng mục công trình như: kiến cố hoá được 3.886 m kênh mương; xây dựng 2 trạm bơm và 12.000m 2 nhà lưới tại các xã Văn Đức, Đặng
Xá, Lệ Chi, Đông Dư, 2 nhà sơ chế chế biến phục vụ cho sản xuất rau an toàn
- Trong năm 2007 Huyện đã triển khai hỗ trợ hạ tầng sản xuất các vùng sản xuất rau an toàn với tổng kinh phí đầu tư: 2 tỷ 424 triệu đồng; trong đó: vùng rau an toàn xã Đa Tốn: 1 tỷ 433 triệu đồng, vùng rau an toàn xã Đặng Xá:
991 triệu đồng Chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu rau an toàn 2 xã Đặng Xá, Văn Đức với tổng kinh phí Hỗ trợ 20,6 triệu đồng,đưa số đơn vị xây dựng được thương hiệu RAT trên địa bàn huyện năm 2007 lên 3 đơn vị ( Đông Dư, Văn Đức, Đặng Xá).
NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAT
Bước đầu xã đã chủ động trong việc quy hoạch vùng RAT, có đầu tư trọng điểm
Diện tích, năng suất, sản lượng rau ngày càng tăng vì vậy hàng năm cung cấp ra thị trường từ 23.476,5 tấn rau/năm, trong đó RAT chiếm khoảng 45%/năm.
Tiềm năng sản xuất RAT của hộ đang được khai thác mặc dù với mức độ chưa cao.
Các vùng sản xuất rau an toàn hầu hết bà con nông dân đều có kinh nghiệm trồng rau trong nhiều năm, công tác tuyên truyền khoa học kỹ thuật, việc áp dụng TBKT, các giống mới vào sản xuất tương đối thuận lợi
Cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất rau bước đầu được đầu tư tạo thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển rau của nông dân.
Hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau mang lại là tương đối khá, cao gấp 3-4 so với trồng lúa, đời sống của người dân vùng rau ngày càng được cải thiện.
4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của nó
Về phía chính quyền địa phương
Công tác tuyên truyền, hướng dẫn quy trình sản xuất RAT tới nông dân còn chưa hiệu quả.
Cơ sở hạ tầng của các vùng sản xuất rau tuy đã được từng bước quan tâm song việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất RAT còn chưa đồng bộ Hệ thống kênh mương tưới tiêu, giao thông nội đồng chủ yếu là kênh mương, đường đất khó khăn nhiều cho việc tổ chức sản xuất RAT Chưa quy hoạch điểm thu gom rau, hiện các hộ thu mua rau trực tuếp trên đường giao thông nội đồng, nội thôn xóm ảnh hưởng đến giao thông và vệ sinh môi trường.
Cung ứng nước tưới còn chưa được thường xuyên dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới cho rau (còn 2,27sào/hộ sử dụng nước ao hồ ô nhiễm để tưới rau)
Chưa có hình thức trợ giúp và hướng dẫn nông dân trong công tác bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm RAT.
Chưa có sự trợ giúp và hướng dẫn nông dân quảng bá, tuyên truyền cho sản phẩm RAT của địa phương.
Việc tiêu thụ sản phẩm rau vào chính vụ còn gặp nhiều khó khăn, các HTXDVNN vẫn chỉ mới làm tham gia một số khâu dịch vụ, chưa chú trọng trong việc đầu tư xây dựng thương hiệu đối với người tiêu dùng, chưa tạo ra được kênh phân phối giữa người sản xuất với người tiêu thụ sản phẩm Chưa tạo được lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn chưa có chính sách trợ giá nhằm tạo điều kiện khuyến khích nông dân và các doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản xuất rau an toàn.
Về phía người sản xuất
Chưa nắm vững quy trình sản xuất RAT vì vậy quá trình thực hiện còn nhiều bất cập.
Sản phẩm RAT chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Công thức luân canh chưa giải quyết tốt vấn đề rau giáp vụ và rộ rau.
Sản phẩm RAT chưa được chế biến, chưa có bao bì đóng gói, nhãn mác, nhãn hiệu. ý thức của người sản xuất còn nhiều hạn chế vì vậy các hộ sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV tương đối nhiều Ngoài ra vẫn còn tình trạng các hộ sử dụng thuốc sâu cấm để bón cho rau.
Sự chênh lệch giá giữa RAT và RT còn thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế RAT thấp hơn RT.
Các hình thức tiêu thụ sản phẩm còn đơn giản, thiếu phông phuc làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Do giá bán RAT của người nông dân quá thấp dẫn đến người nông dân tìm mọi cách để giảm giá thành sản xuất bằng cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV không đúng quy định, sử dụng những nguồn nước bị ô nhiễm nhưng thuận tiện trong việc bơm tát.
Do sản xuất rau có tính thời vụ cho nên giá cả thường xuyên không ổn định Đầu vụ và cuối vụ giá bán cao, giữa vụ giá thấp, có những thời điểm không tiêu thụ được người nông dân phải đổ sản phẩm đi.
Rau được sản xuất theo mùa vụ, chất lượng rau chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, do vậy không thể công nhận chất lượng rau của cả một vùng hết năm này qua năm khác chỉ dựa vào một số mẫu sản phẩm rau nhất định.
Việc kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ ( hiệu lực quản lý Nhà nước còn chưa cao); đặc biệt là việc quản lý Nhà nước về thuốc BVTV (còn nhiều hộ kinh doanh không có phép, buôn bán thuốc BVTV không được phép lưu hành).
Giao đất theo nghị định 64/CP còn manh mún
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức của người sản xuất còn chưa được thường xuyên, chưa được sâu rộng. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất RAT chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi.
HTX thiếu mặt bằng kinh doanh, đội ngũ cán bộ HTX chưa năng động trong cung ứng vật tư.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU
Theo định hướng chung phát triển nông nghiệp của huyện giai đoạn 2008-
2015 là xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm Ngoài ra nông nghiệp của huyện còn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sinh thái, tạo môi trường và cảnh quan cho thủ đô Hà Nội. Đối với ngành trồng rau cần phải đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của thị trường trong nước, tạo cơ sở để tăng thu nhập, cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người lao động, tạo ra nguồn hàng hoá đặc trưng của vùng và tăng cường cho xuất khẩu Tiến tới đưa dần sản xuất và tiêu thụ rau an toàn vào thay thế rau thường, các xã trong huyện hầu hết được thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn nhằm hướng tới 100% sản phẩm rau cung cấp ra thị trường đạt tiêu chuẩn rau an toàn.
Phấn đấu đến năm 2015, 100% diện tích rau trong vùng sản xuất rau an toàn được sản xuất theo quy trình kỹ thuật có sự kiểm soát chặt chẽ của các ban ngành chức năng.
Tạo ra những vùng sản xuất rau đặc trưng, có giá trị hàng hóa cao như vùng rau gia vị xã Đông Dư Phấn đấu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Năng suất rau trung bình đến năm 2010 đạt 195 tạ/ha.
Phấn đấu giá trị thu nhập 1 ha sản xuất rau an toàn 150 triệu/năm.
Nâng cao sức khoẻ cộng đồng, giảm thiểu độc hại cho người dân khi được sử dụng sản phẩm rau an toàn.
Phấn đấu đến năm 2015, 100% sản lượng rau an toàn của toàn huyện được tiêu thụ thông qua hình thức hợp đồng giữa các tác nhân là người sản xuất và người tiêu thụ.
Cần mở rộng hơn nữa mạng lưới tiêu thu cho bà con nông dân, như mở các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm RAT của huyện, nhằm quảng bá rộng rãi thương hiệu RAT huyện nói chung và các vùng sản xuất đã có được thương hiệu cũng như giấy chứng nhận nói riêng.
Trong thời gian tới cần xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa việc tiêu thụ RAT vào các thị trường khó tính như siêu thị và các khách sạn nhà hàng lớn.
1.2 Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Duy trì các vùng rau hiện có với quy mô vừa và nhỏ ở các vùng có đủ điều kiện về đất, nước tưới để sản xuất RAT.
Xây dựng và phát triển các vùng rau tập trung ở những vùng có diện tích lớn, ổn định, sản xuất RAT ít nhất 10 năm.
Nâng cao chất lượng rau an toàn đảm bảo uy tín về thương hiệu rau an toàn huyện trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Nâng cao năng lực cạnh tranh hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu rau an toàn
- Năm 2007 diện tích gieo trồng rau các loại là 1269 ha đạt 94% kế hoạch, trong đó diện tích sản xuất rau an toàn 830 ha chiếm 65,4% diện tích; năng suất đạt 185 tạ/ha, năng suất tăng 5,4 tạ/ha, sản lượng rau 23.476,5 tấn.
- Năm 2008 diện tích gieo trồng rau an toàn là 846 ha; tập trung chủ yếu ở các vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại các xã Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi, Đông Dư, ngoài ra phát triển thêm 78 ha tại các xã Yên Viên, Cổ Bi, Kim Sơn
- Năm 2009 phấn đấu diện tích gieo trồng rau an toàn là 1.353 ha; mở rộng thêm các diện tích rau tại các vùng sản xuất tập trung tại các xã Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi.
- Năm 2010 phấn đấu diện tích gieo trồng rau an toàn: 1.404 ha trong đó tập trung phát triển thêm diện tích sản xuất rau an toàn tại xã Phù Đổng, Yên Thường( 156 ha).
- Năm 2011 – 2015 phấn đấu diện tích gieo trồng rau an toàn: 1.740 ha trong đó tập trung phát triển thêm diện tích sản xuất rau an toàn tại xã Cổ Bi, và một số xã có tiềm năng trong sản xuất RAT
Biểu 3.1: Tổng hợp kế hoạch sản xuất rau an toàn 2009 -2015
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm
- Dự báo về thị trường
Kết quả điều tra thị trường Hà Nội cho thấy, trong một năm thường có 3 giai đoạn khan hiếm rau (giai đoạn chuyển mùa): Tháng 2 chuyển sang tháng 3, tháng 6 chuyển sang tháng 7, tháng 10 chuyển sang tháng 11.
Năm 2009 diện tích RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội chiếm khoảng 52% tổng diện tích gieo trồng rau các loại Sản lượng đáp ứng được khoảng 32% về nhu cầu sử dụng RAT của người tiêu dùng Do đó nhu cầu về RAT của thành phố trong thời gian tới còn rất lớn.
Dự kiến sản lượng RAT ở huyện Gia Lâm trong thời gian tới tiêu thụ chủ yếu vẫn ở thị trường truyển thống là khu vực nội thành Hà Nội, thông qua các chợ đầu mối như Long Biên và các siêu thị cửa hàng bán lẻ chiếm khoảng trên 60-70% sản lượng rau an toàn của huyện.
Lượng RAT còn lại đựơc tiêu thụ tại chỗ và bán cho các tỉnh lân cân Một phần sản lượng RAT đạt tiêu chuẩn được xuất khẩu sang các nước khác.