MỤC LỤC
- Các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng hay theo nguồn nước thải từ thành phố, khu công nghiệp được cây hấp thụ và tích luỹ dần vào sản phẩm trong quá trình sinh trưởng: Hàm lượng các chất cadimi (Cd), chì (Pb), Kẽm (Zn), thiếc (Sn), aflatoxin B1, patulin … được phép có trong rau xanh với khối lượng rất thấp (0,03-10mg/kg). - Thuốc phòng trừ sâu bệnh, thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM (chọn giống chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng,..), không dùng thuốc bảo vệ thực vật đã cấm sử dụng, mà chỉ dùng các loại thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại đối với ký sinh thiên dịch, phân giải nhanh, đúng liều lượng và đẩm bảo thời gian cách ly cho phép.
Đặc biệt là trong sản xuất rau an toàn thì yêu cầu cũng như nhu cầu về vốn lớn, bao gồm các khoản đầu tư ban đầu như nhà lưới cọc bê tông giếng khoan, công chăm sóc giống … Tiếp đến là chi phí cho việc sơ chế bảo quản … đây là một trong những vấn đề cần được chính quyền hỗ trợ để giúp đỡ bà con. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm, là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng, như vậy theo qua điểm này tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán đựơc sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, trình độ xã hội hoá sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lớn thì hoạt động lưu thông tiêu thụ sản phẩm càng trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú. Phát triển và mở rộng thị trường là mục tiêu quan trọng đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhu cầu sản xuất của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thế mạnh và nhược điểm của nó và từ đó có chính sách thay đổi hợp lý nhằm chiếm lĩnh thị trườn tại chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường.
Như vậy hoạt động kinh doanh của các công ty giống địa phương không còn là những đơn vị kinh doanh đơn thuần và biệt lập mà phải gắn kết chặt chẽ với trung tâm giông quốc gia (đầu kênh) và nông dân, chủ trang trại (cuối kênh) về công nghệ, về sản phẩm thông qua những hợp đồng nghiên túc tính toán thoả đáng lợi ích của các bên nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất và cung cấp giống trong nông nghiệp của nhà nước. Trên cơ sở kinh nghiệm của nghề trồng rau truyền thống, với lượng vốn đầu tư bổ sung nhất định, với sự hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan khuyến nông hoặc học tập kinh nghiệm trồng rau an toàn của các cơ sở trồng rau đi trước, người trồng rau bình thường hoàn toàn có thể nắm vững và thực hiện công nghệ sản xuất rau an toàn.
Xác định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các phương pháp phòng thí nghiệm đòi hỏi thời gian dài (2-3 ngày) và chi phí quá lớn (1,5 – 3 triệu đồng/1mẫu), không phù hợp với tính chất mặt hàng. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội rau an toàn hiện đang là hướng phát triển chính trong trồng rau, chủng loại và chất lượng rau an toàn ngày một phong phú và đảm bảo.
Với những vùng sản xuất RAT đã có thương hiệu như Bảo Hà, Hà An, Yên Mỹ, … chất lượng về cơ bản đã được đảm bảo tuy nhiên sản lượng rau tại những vùng này lại ít. Và 81,2 km đường bê tông nội đồng nhưng hiện trên 90% diện tích rau chưa có đương bê tông đây là một trong những khó khăn cần được các cấp chính quyền quan tâm.
Đối với RAT diện rộng: Thì tình hình tiêu thụ rau an toàn có nhiều hình thức hơn như một số nông dân đã ký hợp đồng cung cấp rau thường xuyên cho các cửa hàng nội thành, bếp ăn, … số lượng không nhiều. Riêng đối với RAT được cấp giấy chứng nhận đủ ĐK: Phần lớn đã có đầu ra ổn định bằng các hợp đồng cung cấp rau cho các cửa hàng RAT, các trường học, bếp ăn tập thể, … Hiện có trên 100 cửa hàng treo biển bán RAT, trong đó có 79 điểm đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT.
Phòng Kế hoạch -Kinh tế & PTNT được UBND huyện giao tham mưu trong công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất rau, Trạm Bảo vệ thực vật huyện tham gia tập huấn chuyển giao và giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, Hội nông dân huyện phối hợp cùng các Hội nông dân cơ sở tổ chức tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn tới người nông dân. Hàng năm UBND huyện giao cho các phòng ban, các ngành, các cơ quan của Thành phố hoạt động trên địa bàn huyện như trạm khuyến nông, trạm BVTV phối hợp tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao TBKT, các lớp về phòng trừ dịch hại tổng hợp, các lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm tới các hộ nông dân hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn.
Công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất tại các xã: công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn được UBND xã giao cho các HTXDVNN quản lý và trực tiếp chỉ đạo sản xuất. Tại một số HTX có truyền thống sản xuất rau như Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư, Đa Tốn, Lệ Chi, Dương Hà.
* Về môi trường sản xuất RAT bao gồm: đất, nước, không khí thì các hộ sản xuất RAT trong các xã Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư, Đa Tốn, Lệ Chi, Dương Hà đều đạt được tiêu chuẩn, vì khu sản xuất RAT của các xã này không gần các khu công nghiệp, bệnh viện, nghiã trang, đường quốc lộ hay là các nguồn nước thải,. * Về nước tưới, ở các xã trên số hộ có giếng khoan để phục vụ sản xuất rau còn rất ít, bình quân diện tích được tưới bằng nước giếng khoan mới đạt 0,7 sào/hộ, trong khi đó số hộ sử dụng nước ao hồ còn cao, chiếm 70% số hộ và với 2,27 sào/hộ.
Như vậy, qua tình hình thực hiện theo quy trình sản xuất RAT ở các hộ điều tra cho thấy, hầu hết các hộ đều chưa nắm được quy trình sản xuất RAT, hoặc có thì cũng không muốn áp dụng, bởi ỏp dụng theo quy trỡnh sản xuất đũi hỏi người nụng dõn phải theo dừi sỏt sao tỷ mỉ, tốn nhiều công lao động, chi phí cho sản xuất tăng. Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh rau an toàn,thành phần tham gia giám sát gồm thanh tra chuyên ngành các đơn vị như: Chi cục BVTV, chi cục quản lý thị trường …,thanh tra nhà nước các cơ sở NN&PTNT, sở thương mại, sở Y tế, cảnh sát môi trường, các địa phương cơ sở xã, HTX, các ban ngành của địa phương, Nông dân giám sát lẫn nhau và bản thân người tiêu dùng giám sát.
Phấn đấu đến năm 2015, 100% sản lượng rau an toàn của toàn huyện được tiêu thụ thông qua hình thức hợp đồng giữa các tác nhân là người sản xuất và người tiêu thụ. Cần mở rộng hơn nữa mạng lưới tiêu thu cho bà con nông dân, như mở các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm RAT của huyện, nhằm quảng bá rộng rãi thương hiệu RAT huyện nói chung và các vùng sản xuất đã có được thương hiệu cũng như giấy chứng nhận nói riêng.
Nâng cao sức khoẻ cộng đồng, giảm thiểu độc hại cho người dân khi được sử dụng sản phẩm rau an toàn. Trong thời gian tới cần xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa việc tiêu thụ RAT vào các thị trường khó tính như siêu thị và các khách sạn nhà hàng lớn.
Qua quá trình điều tra và nghiên cứu chúng tôi thấy huyện Gia Lâm là huyện có quy mô sản xuất RAT lớn, đây là một trong những huyện chuyên về sản xuất RAT của Thành phố hà Nội vì vậy huyện cần mở rộng quy mô sản xuất RAT lớn hơn nữa, đặc biệt là quy mô sản xuất RAT trong nhà lưới, để RAT ngày càng bảo đảm an toàn hơn, mở rộng quy mô về diện tích và chủng loại RAT. Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay có những trung tâm nghiên cứu rau củ quả lớn nhất cả nước, có thể kể đến là trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, viện nghiên cứu rau củ quả TW … Cần tăng cường hợp tác một cách sâu, rộng với những trung tâm này nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trong huyện.
Đối với người sản xuất thì cần tuyên truyền cho họ biết đựơc những kỹ thuật có tính căn bản và thiết yếu như kỹ thuật sản xuất RAT, quy trình sản xuất đặc biệt trong đó cần phải hướn dẫn bà con sử dụng thuốc BVTV trên rau đúng cách, khoa học và hợp lý… Đối với người tiêu dung thì phải hướng dẫn họ cách nhận biết và lựa chọn sản phẩm RAT, cần giới thiệu cho họ những cơ sở sản xuất và địa chỉ kinh doanh RAT tin cậy, có chữ tín để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm tránh hoài nghi, lo lắng. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm rau nói chung cũng như sản phẩm RAT nói riêng là mối lo thường xuyên của nông dân, bởi lẽ sản phẩm rau xanh không thể bảo quản lâu được vì vậy nếu bán chậm hoặc không bán được thì sản phẩm nhanh chóng bị mất phẩm cấp và có thể phải bỏ đi.
Tuy nhiên, hầu hết các công đoạn này đều được làm thủ công, đa số các tác nhân (nhất là người nông dân và một số tác nhân trung gian) đều thiếu hiểu biết về kinh doanh, phân phối và bảo quản sản phẩm dẫn tới chất lượng rau không được bảo đảm qua từng khâu phân phối. Việc đăng ký thương hiệu là một giải pháp hết sức quan trọng cần được quan tâm vì đó là cách thức tốt nhất phân định giữa rau an toàn và rau thường trên thị trường, tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và nâng cao trách nhiệm của người trồng rau toàn.