Sở hữu trí tuệ và hội nhập

30 242 1
Sở hữu trí tuệ và hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sở hữu trí tuệ và hội nhập

Số 115- 9/2010 THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG MÔI TRƯỜNG ẢO Bắt nguồn từ thị trường giao dịch thương mại truyền thống, cùng với sự nhanh chóng tiện lợi của Internet, thị trường thương mại điện tử đã hình thành tăng trưởng nhanh trong suốt thời gian qua. Để phù hợp với sự phát triển này, sự hiểu biết thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng phải có sự mở rộng tương ứng. Bằng phát minh - sáng chế Trên thế giới, việc bảo hộ phát minh - sáng chế là bảo hộ tài sản vô hình có giá trị của các doanh nghiệp (DN) đã đăng ký, trong trường hợp có DN khác sử dụng những kỹ thuật tương tự thì các DN đã đăng ký sẽ được bồi thường hoặc được chia sẻ lợi nhuận. Năm 2006, tập đoàn Google khi triển khai dịch vụ Google Talk đã phải đối mặt với vụ kiện về phát minh - sáng chế từ công ty Rates Technology. Công ty Rates Technology đã đăng ký bằng phát minh - sáng chế về “phương pháp giảm thiểu tối đa chi phí điện thoại đường dài qua Internet”, một phát minh cơ bản của VoIP. Giá trị được yêu cầu bồi thường khởi điểm lên đến 5 tỷ đô-la Mỹ, tuy nhiên, kết quả thương thảo của vụ kiện sau này đã được hai công ty giữ kín. Vụ kiện đã thu hút sự quan tâm trong cộng đồng mạng tại Mỹ làm tốn không ít giấy mực của báo chí trong suốt năm đó. Môi trường Internet phát triển nhanh chóng, ngoài những tiện ích to lớn mang lại cho người sử dụng cũng đồng thời kéo theo những rủi ro lớn cho việc bảo hộ phát minh - sáng chế. Điều này xuất phát từ hai yếu tố chính là khả năng tiếp cận thông tin khả năng phát tán thông tin quá dễ dàng trong môi trường mạng. Tại Việt Nam, việc đăng ký bằng phát minh - sáng chế cho sản phẩm dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn về mặt thủ tục thời gian (trung bình khoảng 12 tháng) cũng chưa có được sự quan tâm đúng mức của DN. Trên thực tế, người tiêu dùng trong nước vẫn sẵn lòng chấp nhận sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà trong đó ý tưởng, thiết kế, kỹ thuật… được nhái lại việc một số DN, nhà kinh doanh sử dụng cả nội dung lẫn hình ảnh của sản phẩm hay dịch vụ đã được đăng tải trên trang web của DN khác vẫn đang là một thực trạng chưa được giải quyết triệt để. Bản quyền - tác quyền Ngoài những vấn đề về SHTT nêu trên liên quan đến bản chất vận hành của hệ thống thương mại điện tử thì DN còn phải đối mặt với vấn đề bản quyền - tác quyền vốn có SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 1 SỞ HỮU TRÍ TUỆ HỘI NHẬP Số 115- 9/2010 liên quan đến hàng hóa giao dịch trong thị trường ảo này. Rất nhiều hàng hóa trong thị trường ảo ngày nay là hàng hóa số (digital content): sách, báo, tài liệu, nhạc, phim ảnh, phần mềm, dịch vụ… Hàng hóa số thường dễ dàng nhân bản phát tán, do đó, việc bảo vệ bản quyền - tác quyền cho nguồn gốc của hàng hóa số là vô cùng khó khăn. Một quyển sách hay có thể dễ dàng được số hóa kinh doanh qua Internet, như vậy việc bảo vệ tác quyền gần như là không khả thi. Ứng dụng công nghệ thường được xem là một giải pháp trong việc bảo vệ tác quyền. Như tại trang web Google Books, người sử dụng có thể xem sách ngay trên trang web nhưng lại không tải (download) về được. Nếu người sử dụng thích một đầu sách thì có thể mua, sau đó Google mới cho tải về. Cách làm này thật ra cũng chỉ có thể bảo hộ được tác quyền tại trang web của Google, còn sau khi người mua tải về rồi thì việc nhân bản phát tán tiếp không kiểm soát được. Cuộc chiến công nghệ thường là cuộc chiến không có hồi kết, chỉ sau một thời gian, đã xuất hiện phần mềm Google Books Downloader trên Internet, có thể cho người sử dụng tải sách trong quá trình xem tại Google Books (đương nhiên là không được sự cho phép của Google). Câu chuyện nói trên cho thấy các DN kinh doanh hàng hóa số thường phải tính toán trước những rủi ro, có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu hoặc có những giải pháp kinh doanh phù hợp. SHTT trong giá trị DN Ngày nay, việc Việt Nam đã là một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là quốc gia đang phát triển, vấn đề SHTT càng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định các kế hoạch cạnh tranh toàn cầu bảo hộ toàn cầu. Sự kiện nổi bật nhất của WTO về thương mại điện tử cho tới nay là việc Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ hai tổ chức vào tháng 5 năm 1998 đã thông qua Tuyên bố của các Bộ trưởng WTO về Thương mại điện tử toàn cầu. Tuyên bố này bao gồm ba nội dung cơ bản. Nội dung thứ nhất là WTO thừa nhận thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển nhanh chóng tạo ra các cơ hội mới cho thương mại. Nội dung thứ hai là Đại Hội đồng sẽ xây dựng Chương trình làm việc về Thương mại điện tử để xem xét toàn bộ các vấn đề liên quan tới thương mại của thương mại điện tử toàn cầu. Đại Hội đồng cùng với các cơ quan liên quan của WTO sẽ triển khai Chương trình làm việc này báo cáo tới Hội nghị Bộ trưởng SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 2 Số 115- 9/2010 tiếp theo các khuyến nghị cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Nội dung cơ bản thứ ba là các nước thành viên WTO sẽ tiếp tục duy trì hiện trạng không áp đặt thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm được cung cấp trên mạng. Để có thể bảo vệ tài sản trí tuệ số, DN trước hết cần xác định rõ những tài sản vô hình quan trọng của công ty mình. Qua đó, không những giúp họ có thể định giá tài sản vô hình của công ty mà còn là tiền đề để đưa ra những chính sách về bảo vệ phát triển hợp lý những tài sản vô hình đó. Bảo vệ tài sản trí tuệ số của DN có thể được phân thành ba vấn đề chính: bảo mật nội bộ (tránh thất thoát dữ liệu, thông tin từ bên trong công ty), bảo mật vận hành (phòng chống tấn công, đánh cắp dữ liệu từ bên ngoài) phòng chống sử dụng dữ liệu bất hợp pháp. Đã đến lúc DN thương mại điện tử Việt Nam nên có sự quan tâm nghiêm túc đến vấn đề SHTT tất cả các góc độ liên quan để có thể cạnh tranh tốt với các đối thủ nước ngoài trong thị trường trong nước. TH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM: NÂNG CAO GIÁ TRỊ BẰNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ Nước ta có tiềm năng rất lớn để sản xuất nông sản. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là phần lớn nông sản Việt Nam đang được tiêu thụ xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô. Để khắc phục hạn chế này, việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ (SHTT) nhằm nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam là một trong những hướng đi cần tập trung phát triển. Tiềm năng lớn Theo thống kê bộ của Cục SHTT, cả nước có 964 đặc sản gắn với 733 địa danh thuộc các nhóm sản phẩm khác nhau. Sản xuất, kinh doanh đặc sản là nghề thu hút lao động của cả vùng là nguồn thu nhập chính cho người nông dân. Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu hiện chiếm khoảng 30- 35% khối lượng hàng nông sản thực phẩm làm ra. Một số sản phẩm đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới với sản lượng xuất khẩu đứng hàng nhất, nhì. Thị trường tiêu thụ thời gian gần đây cũng được mở rộng, ngoài các khu vực tiêu thụ truyền thống, nông sản Việt Nam đã thâm nhập được tới các thị trường khó tính như châu Âu, Hoa Kỳ Nhật. Tuy nhiên, một hạn chế là quy mô sản xuất nông sản Việt Nam chủ yếu ở dạng nhỏ, lẻ, tự phát. Bên cạnh đó, chúng ta chưa xây SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 3 Số 115- 9/2010 dựng được những thương hiệu đủ mạnh để có thể khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, việc khai thác giá trị sản phẩm còn hạn chế chưa xứng với tiềm năng. Chưa nói đến xuất khẩu, ngay ở thị trường trong nước, việc tìm mua được một đặc sản thực sự đảm bảo chất lượng đúng nguồn gốc xuất xứ vẫn là một sự “đánh đố” đối với người tiêu dùng. Đặc sản bán trên thị trường hầu như không được gắn tem, nhãn, bao bì chính thống chưa được kiểm soát chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ. SHTT góp phần nâng cao giá trị nông sản. Thực tiễn ở các nước phát triển, SHTT đã trở thành một công cụ quan trọng để nâng cao giá trị cho sản phẩm nói chung đặc sản nói riêng. Việc bảo hộ SHTT đối với đặc sản được thực hiện như thế nào? Do đặc sản luôn luôn gắn liền với địa danh mang những đặc tính riêng nên hình thức bảo hộ cũng có những đặc thù. Theo quy định, các địa danh dùng cho đặc sản chỉ có thể được đăng ký bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận nhãn hiệu tập thể nhằm đảm bảo quyền sử dụng của cả cộng đồng các nhà sản xuất, kinh doanh ở địa phương. Các dấu hiệu này được gắn kèm theo nhãn hiệu riêng của từng doanh nghiệp trên bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau. Để được trao quyền sử dụng các đối tượng SHTT này, DN phải đáp ứng các điều kiện nhất định, sản phẩm phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí chất lượng cụ thể phải tuân theo một hệ thống kiểm soát chặt chẽ. Đây là một trong những căn cứ giúp đảm bảo uy tín danh tiếng của sản phẩm: sản phẩm để được lưu thông trên thị trường phải đạt tiêu chuẩn chất lượng đúng nguồn gốc xuất xứ. Đây cũng là lý do tại sao người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn nhiều lần cho sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể so với sản phẩm thông thường cùng loại. Theo thống kê của các địa phương, sau khi được đăng ký SHTT, hầu hết các sản phẩm đều bán được với giá cao hơn từ 1,5-3 lần (vải thiều Lục Ngạn, gạo tám xoan Hải Hậu), sản lượng tiêu thụ mạnh hơn, người nông dân tập trung chăm lo phát triển sản xuất hơn. Tại một số địa phương, việc bảo hộ SHTT cho sản phẩm đã có tác động tích cực tới sự phát triển nông nghiệp nông thôn như: giá đất tăng cao (thanh long Bình Thuận), giải quyết được việc làm cho nông dân trong thời kỳ nông nhàn (nón lá Huế), hạn chế hiện tượng lao động đổ ra thành phố (vải thiều Lục Ngạn). SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 4 Số 115- 9/2010 Tuy nhiên, việc sử dụng SHTT như một công cụ nhằm nâng cao giá trị đặc sản Việt Nam hiện nay chưa thực sự được chú trọng. Trong số 964 đặc sản, tính đến tháng 6/2010, mới chỉ đăng ký bảo hộ được 19 chỉ dẫn địa lý, khoảng 7 nhãn hiệu chứng nhận 20 nhãn hiệu tập thể. Với sự hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, đã có 23 dự án về chỉ dẫn địa lý 30 dự án về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận được triển khai thực hiện bao gồm các nội dung hỗ trợ tiến hành thủ tục đăng ký quyền SHTT, thiết kế các phương tiện quảng bá sản phẩm, xây dựng mô hình quản lý khai thác quyền . Con số này, so với nhu cầu thực tiễn vẫn còn rất hạn chế. Thực tế ở Việt Nam đã cho thấy, nếu không được bảo hộ, các loại nông sản có giá trị của Việt Nam sẽ thua thiệt các sản phẩm nhập khẩu ngay tại thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, việc đưa SHTT để nâng cao giá trị nông sản Việt rất quan trọng. Tuy nhiên vấn đề này không thể một sớm một chiều, có ngay kết quả, mà đòi hỏi phải kiên trì cả một quá trình mới thành công. Theo Baothanhhoa.vn XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ, XỬ TRÍ RA SAO? Hiện nay, việc xác định đúng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để có những biện pháp xử lý hợp pháp hiệu quả là việc làm không dễ, đấy là chưa kể nếu việc xác định không đúng hành vi xâm phạm quyền còn dẫn đến tình trạng xử lý sai hay khởi kiện không đúng, gây ra những hậu quả đáng tiếc làm thiệt hại không nhỏ đến những doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính là làm mất lòng tin vào hệ thống thực thi quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nhu hiện nay. Để thực thi quyền SHTT có hiệu quả, điều trước tiên là phải xác định đúng các hành vi bị coi là xâm phạm quyền. Trong thực tế nhiêu DN các cơ quan chức năng không dễ dàng xác định được hành vi xâm phạm quyền. Vì thế nhiều DN còn lúng túng trong việc tự bảo vệ quyền SHTT của mình, các cơ quan chức năng ngại hoặc né tránh xử lý xâm phạm. Chỉ khi nào thật cần thiết, nếu cần phải xử lý thì DN lại tiến hành yêu cầu giám định các cơ quan chức năng trưng cầu giám định quyển SHTT để khởi kiện hoặc xử lý xâm phạm quyền. Song dù có thực hiện trưng cầu hay yêu cầu giám định, thì khi xử lý xâm phạm hay khởi kiện, cơ quan chức năng vẫn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định xử lý của mình, cũng như DN phải tự chịu trách nhiệm về chứng cứ gửi kèm theo yêu cầu khởi kiện, bất chấp kết SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 5 Số 115- 9/2010 quả giám định đúng hay sai. Điều đó để nói rằng những kiến thức kinh nghiệm trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT, nhất là đối với thương hiệu là rất cần thiết đối với DN cơ quan chức năng. Bài viết sẽ chia sẻ những thông tin liên quan, giúp cho công tác thực thi quyền SHTT ngày càng có hiệu quả góp phần cải thiện hình ảnh của Việt trong con mắt bạn bè quốc tế về vấn đế thực thi quyền SHTT. Trước hết, cần tìm hiểu thế nào là hành vi xâm phạm quyền SHTT. Việc người thứ ba sử dụng các sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp . đang trong thời hạn bảo hộ trong lãnh thổ bảo hộ mà không được phép của người nắm giữ quyền nhằm mục đích kinh doanh không thuộc các trường hợp loại trừ, thì bì coi là xâm phạm quyền SHTT (sở hữu công nghiệp). Người thứ ba, được hiểu là bất cứ ai ngoài người nắm giữ quyền SHTT ra, kể cả tồ chức cá nhân trong nước nước ngoài. Việc sử dụng các đối tượng trên đây bất chấp là cố ý hay vô ý nhằm mục đích kinh doanh (kiếm lời) mà không có sự cho phép của người chủ sở hữu hay người được chủ sở hữu ủy quyền sử dụng đối tượng thông qua hợp đồng li xăng. Hơn nữa các sáng chế nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp đó phải đang được bảo hộ trong lãnh thố bảo hộ. Tức là, các sáng chế nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp được Nhà nước (cục SHTT) cấp văn bằng bảo hộ không bị chấm dứt hiệu lực văn bằng trước thời hạn hay bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Điều đó cũng có nghĩa là, bất cứ người nào sử dụng sáng chế, nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam sẽ không bị coi là xâm phạm quyền SHTT nếu các đối tượng đó không được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ, kể cả trước đó nó được cấp văn bằng ở các nước khác, hoặc được cấp nhưng văn bằng bảo hộ đã bị chấm dứt hiệu lực trước thời hạn hoặc bị hủy bỏ hiệu lực. Việc chấm dứt hiệu lực có thể do không nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế hay không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong 5 năm mà không có lý do chính đáng Văn bằng bảo hộ cũng có thể bị hủy bỏ hiệu lực do người nộp đơn không có quyền nộp đơn mà thiếu trung thực trong quá trình làm thủ tục đăng ký, hoặc đối tượng không thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng. Ngoài ra việc sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cũng sẽ không bị coi là xâm phạm quyền ngay cả khi nó đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ vì mục đích cá nhân không kiếm lời), như giảng dạy, nghiên cứu . hay nhằm khắc SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 6 Số 115- 9/2010 phục sự cố các phương tiện giao thông đang tạm thời quá cảnh trên lãnh thố Việt Nam. Trên thực tế, việc xác định cá hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể. Nếu là sáng chế, phải xác định xem sản phẩm, bộ phận sản phẩm hay quy trình có trùng hoặc tương đương với sản phẩm bộ phận sản phẩm quy trình được cấp bằng độc quyền sáng chế không. Hoặc là, sản phẩm, bộ phận sản phẩm có được sản xuất theo quy trình được cấp bằng độc quyền sáng chế không. Đối với kiểu dáng công nghiệp cũng tương tự như vậy, đó là xem cả bộ sản phẩm hoặc từng phần sản phẩm có khác biệt đáng kể với kiểu dáng được cấp bằng không. Riêng đối với nhãn hiệu (thương hiệu) chúng ta phải đánh giá yếu tố xâm phạm ở cả hai khía cạnh, đó là dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu cả hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Trước hết, chúng ta phải xác định dấu hiệu vi phạm ờ mức độ giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ ở các khía cạnh như về cấu tạo của nhãn hiệu, cách trình bày (cả tế màu sắc), cách phát âm phiên âm, chữ ý nghĩa của chữ đó (nếu nhãn hiệu là chữ khác tiếng Vệt). Có nghĩa là, chúng ta phải đánh giá trên tất cả các yếu tố đó nếu chỉ cần có một yếu tố giống hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ thì hoàn toàn có kết luận dấu hiệu đó đã vi phạm. Thứ hai, dấu hiệu giống hoặc tương tự đó phải gắn lên hàng hóa/dịch vụ giống nhau hoặc tương tự về bản chất, hoặc có liên hệ về chức năng công dụng cùng kênh tiêu thụ. Như vậy một nhãn hiệu bị kết luận là xâm phạm nhãn hiệu của người khác có thể thuộc một trong hai hình thức sau đây: Hình thức thứ nhất là xâm phạm dưới hình thức giống hệt tức là dấu hiệu hoàn toàn trùng nhau gắn lên hàng hóa/dịch vụ giống nhau. Ví dụ như nhãn hiệu TRƯỜNG SINH cùng gắn lên sản phẩm sữa đặc có đường sữa đậu nành mặc dù sữa đặc có đường làm từ sữa động vật, còn sữa đậu nành làm từ các loại đậu (thực vật). Hình thức thứ hai là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ, nếu dấu hiệu tương tự nhau gắn lên hàng hóa/dịch vụ giống nhau hoặc dấu hiệu giống hệt nhau nhưng gắn lên hàng hóa/dịch vụ có liên quan đến nhau. Thậm chí còn tinh vi hơn khi mà dấu hiệu tương tự nhau cùng gắn lên hàng hóa/dịch vụ có liên quan đến nhau. Trong thực tế, hầu hết các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chủ yếu dưới hình thức tương tự gây nhầm lẫn, vì vậy không dễ gì xác định được là hành vi xâm SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 7 Số 115- 9/2010 phạm để tiến hành xử lý hoặc khởi kiện. Theo Doanhnhan & phapluat XÉT XỬ VỤ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM Toà án nhân dân tỉnh ĐăkLăk vừa đưa ra xét xử vụ khiếu kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đầu tiên ở ĐăkLăk đã kéo dài trong suốt 8 năm qua. Chiếc máy đùn gạch được cải tiến có thêm trục cào dao cán do ông Hoàng Thịnh trú tại Buôn Trấp, huyện Krông Bana là tác giả chủ sở hữu giải pháp hữu ích đã được Cục SHTT cấp bằng độc quyền số 319 năm 2002. Đầu năm 2003 ông Thịnh phát hiện cơ sở sản xuất gạch Việt Mỹ do ông Nguyễn Đình Mỹ bà Thái Thị Thu Sương làm chủ đã đang sử dụng máy đùn gạch có trục cào chế tạo dựa trên giải pháp hữu ích của Ông để sản xuất gạch kinh doanh thu lợi nhuận. Những chiếc máy đùn gạch kiểu cũ yêu cầu người lao động phải liên tục dùng tay hoặc chân ép nguyên liệu vào lô nghiền nhào. Điều này dễ dẫn đến tai nạn do mệt mỏi, thiếu tập trung. Đồng thời, máy có năng suất không cao, chất lượng gạch không đồng đều, do thường xuyên phải ngừng chạy để xử lý tình trạng tắc nghẽn ở khuôn tạo hình do nguyên liệu xấu có lẫn sỏi sạn. Sản phẩm cải tiến của ông Thịnh được bổ sung trục cào dao cán đã khắc phục được những nhược điểm đó. Máy đùn gạch đã được ông Thịnh cải tiến bao gồm vỏ máy, đầu trên của nó có bố trí phễu, hai quả lô lắp quay được trong vỏ máy, trục cào lắp quay được vào vỏ bên trên hai quả lô một con dao cán được lắp nằm ngang vào giữa hai quả lô, trong đó trục cào có các dãy răng có tác dụng cào liên tục đất nguyên liệu từ phễu cấp cho hai quả lô làm tăng năng suất nghiền-nhào. Dao cán được đặt xen giữa hai quả lô có cạnh trên nằm cao hơn tâm của hai quả lô dao để tăng khả năng nghiền sỏi sạn khắc phục hiện tượng gây tắc nghẽn ở cửa khuôn gạch, do đó nâng cao năng suất của máy đùn gạch, chất lượng gạch đồng đều, ít thứ phẩm, đảm bảo độ bền của máy. Theo tính toán hiệu quả của máy đùn gạch theo giải pháp hữu ích này đem lại đối chứng thực tế sử dụng cho thấy nếu sản xuất bằng máy thường không có trục cào công suất chỉ đạt 1200viên/giờ, trong khi đó sử dụng máy đùn gạch có trục cào của ông Thịnh công suất đạt 2.500viên/giờ gấp đôi máy thường, hơn thế nữa sản phẩm gạch ra lò ít bị SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 8 CÁC LĨNH VỰC CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ Số 115- 9/2010 lỗi tăng mức độ an toàn lao động. Sau khi phát hiện Cơ sở Việt Mỹ sử dụng chiếc máy đùn gạch có trục cào của mình, ông Thịnh đã yêu cầu Cơ sở này ngừng sản xuất vì chưa được Ông cho phép, đồng thời nhờ cơ quan chức năng can thiệp, theo đó Sở khoa học công nghệ các cơ quan chức năng khác đã vào cuộc, lập biên bản hiện trường, kiểm tra đối chất với chủ sở hữu người sử dụng, đánh giá dựa trên máy đùn gạch theo giải pháp hữu ích của ông Thịnh đối với máy móc thiết bị được sử dụng đưa ra kết luận rằng hành vi của ông Nguyễn Đình Mỹ sử dụng máy đùn gạch dựa trên giải pháp hữu ích của ông Thịnh là trái phép vì chưa được phép của ông Thịnh. Vụ việc được Sở khoa học&Công nghệ ĐăkLăk xem xét giải quyết nhưng chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Đến cuối tháng 3/2008, UBND tỉnh ĐăkLăk có văn bản chỉ đạo chuyển toàn bộ hồ xâm phạm quyền sở hữu giải pháp hữu ích giữa nhà sáng chế là ông Hoàng Thịnh với người sử dụng là ông Nguyễn Đình Mỹ, bà Thái Thị Thu Sương đến Toà án nhân dân tỉnh ĐăkLăk giải quyết. Ngày 18/7/2010 Hội đồng xét xử toà án nhân dân tỉnh ĐăkLăk đã mở phiên toà thẩm. Trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn thể hiện mình là những người nông dân không nhận thức được việc họ sử dụng máy móc trên cơ sở giải pháp hữu ích đã được nhà nước cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong quá trình sản xuất, nếu muốn sử dụng phải được phép của chủ sở hữu. Theo quy định của Luật SHTT các trường hợp sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích của người khác để kinh doanh thì phải trả thù lao cho tác giả, phí chuyển giao quyền sử dụng cho chủ sở hữu sáng chế/giải pháp hữu ích. Do Cơ sở Việt Mỹ không thực hiện nghĩa vụ xin phép, trả các khoản thù lao phí chuyển giao quyền sử dụng giải pháp hữu ích nên ông Hoàng Thịnh thực hiện việc đòi bồi thường thiệt hại. Khi đó, nhiều người đã không hiểu vì sao phải bồi thường thiệt hại. Suy nghĩ lâu nay của người sản xuất đơn giản là mua một cái máy về để sản xuất là xong, không cần biết cái máy đó có được sản xuất hợp pháp hay không không hề tính đến quyền SHTT của người khác. Trên cơ sở phân tích yêu cầu của ông Hoàng Thịnh về bồi thường thiệt hại do cơ sở sản xuất Việt Mỹ gây ra, Hội đồng xét xử đã xác định cơ sở Việt Mỹ đã xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích của ông Hoàng Thịnh buộc ông Nguyễn Đình Mỹ bồi thường cho ông Hoàng Thịnh số tiền là 351 triệu đồng. Vụ án xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích sau 8 năm đã được khép lại đem lại công bằng cho tác giả, chủ sở hữu. SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 9 Số 115- 9/2010 Qua sự việc nêu trên, các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh việc đăng ký bảo hộ nên có cán bộ chuyên trách về SHTT giúp bảo vệ có hiệu quả tài sản trí tuệ của mình. Những doanh nghiệp có uy tín trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề bảo vệ quyền lợi của mình liên quan đến quyền SHTT, cũng như lợi ích của cộng đồng liên quan. Ngay tại Việt Nam, việc Công ty Unilever đã thành lập đội ACF với chức năng chuyên bảo vệ quyền đối với các nhãn hiệu của Công ty trên cơ sở chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng, là một kinh nghiệm tốt. Bài học đắt giá của Cơ sở Việt Mỹ là bài học cho tất cả những ai xâm phạm quyền SHTT một loại tài sản có giá trị trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Theo TT Thông tin, Cục SHTT THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN - MỚI XÂY ĐÃ MUỐN . SẬP! Mấy năm gần đây, ĐBSCL rộ lên phong trào ào ạt xây dựng thương hiệu nông sản theo tiêu chuẩn quốc tế Global Gap. Tiêu chuẩn này là “giấy thông hành” cho nông sản thâm nhập thị trường thế giới, thế nhưng, hiện mô hình kiểu mẫu này thế nào? Sống dở chết dở Đi tiên phong là Vĩnh Long với bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, Tiền Giang có vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, lúa Mỹ Thành Nam, Bến Tre với chôm chôm Chợ Lách đạt tiêu chuẩn Global Gap. Hàng loạt loại đặc sản danh tiếng khác ở ĐBSCL như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, quýt hồng, cam mật, nhãn tiêu da bò, tiêu Phú Quốc đang “chạy đua” gắn mác Global Gap. Nông sản nâng cao được giá trị xuất khẩu là niềm vui lớn của nông dân ĐBSCL, khẳng định sự nhạy bén ứng dụng kỹ thuật, thích ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, thực tế sau khi đạt chuẩn, nhiều mô hình lại “chết đứng” vì nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, như: sản lượng hạn chế, khó mở rộng diện tích, sản xuất mạnh ai nấy làm, thiếu vốn đầu tư. Hiện nay, diện tích cây ăn trái áp dụng quy trình này chưa nhiều, khó đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang) bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (Vĩnh Long) đều đạt quy trình sản xuất theo Global Gap 2 - 3 năm qua nhưng diện tích rất khiêm tốn, sản lượng thấp, nên không thể nhận đơn đặt hàng lớn từ các nhà nhập khẩu nước ngoài. Sau 4 năm có “giấy thông hành” đến vụ mùa vừa qua mới xuất khẩu được hơn 10 tấn. Việc phát triển diện tích áp dụng Global Gap cũng khó khăn. Tại HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, phải chờ đến cuối năm 2011 mới có thêm 100ha áp dụng tiêu SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 10 [...]... nền tảng Android được bán ra Theo vneconomy.vn DN Hàn Quốc được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như công dân VN Ngày 31/8, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) phối hợp cùng Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) tổ chức Hội thảo về bảo hộ sở hữu trí tuệ dành cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam Tại hội thảo, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đưa ra những thắc mắc về hệ thống pháp... lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang đi vào bế tắc do bất đồng quan điểm giữa hai bên Nhật Bản muốn thỏa thuận song phương dựa trên thỏa thuận quốc tế về lĩnh vực sở hữu trí tuệ (TRIPs), trong khi đó Ấn Độ không sẵn sàng đưa nghĩa vụ theo cơ chế đa phương Cam kết sở hữu trí tuệ bổ sung (TRIPs+) yêu cầu Ấn Độ thắt chặt chế độ bảo hộ hơn nữa (TRIPs là vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương... cho thấy, chương trình đang thực sự hữu ích trong việc khuyến khích, giúp đỡ các doanh nghiệp trên bước đường gia nhập WTO Theo Báo BR-VT Tập huấn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đối với đặc sản địa phương Ngày 20/8/2010, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh BR-VT phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Đại diện của Cục tại Tp Hồ Chí Minh) tổ chức lớp tập huấn “Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đối với đặc sản của địa phương”... tuệ: Đông Á Đà Nẵng kiện Đông Á Bắc Ninh SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 27 Số 115- 9/2010 Ngày 7-8, Đại học Đông Á (số 63 Lê Văn Long, TP Đà Nẵng) đã gửi đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam khiếu nại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ Theo đơn khiếu nại, ông Đỗ Thế, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Á, cho rằng: Vào năm 2002 Trường Trung cấp chuyên nghiệp... suốt khu vực địa lý “Mộc Châu” cho sản phẩm SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 24 Số 115- 9/2010 chè Shan tuyết trên thực tế là rộng hơn khu vực địa lý theo Quyết định nêu trên, nên Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Sơn La, được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, đã nộp đơn yêu cầu sửa đổi phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” (về sản phẩm chè khu vực địa lý) Ngày 09/8/2010, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. .. giới hỗ trợ Việt Nam phát triển tài sản trí tuệ Trong hai ngày 26 27/8/2010, Đoàn chuyên gia của Tổ chức Sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới (WIPO) đã sang thăm làm việc với Cục SHTT để thảo luận về kế hoạch hợp tác hỗ trợ Việt Nam xây dựng Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ Trước khi làm việc với Cục SHTT , Đoàn đã đến chào xã giao Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, kiêm Trưởng Ban quản lý Khu... hồng Vùng trồng hồng không hạt có nhiệt độ trung bình năm SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 13 Số 115- 9/2010 từ 200C - 220C, tháng lạnh nhất có nhiệt độ nhỏ hơn 140C; tổng số giờ nắng là 1.555 giờ/năm, số giờ nắng thấp nhất vào tháng 2 tháng 3, cao nhất vào các tháng 5,6,7,8,9; tổng bức xạ trong năm là 130Kcal/cm2, thấp nhất vào tháng 1 tháng 2, đạt cực đại vào các tháng 5,6,7,8,9; lượng mưa trung bình là 1.859mm/năm;... hoạch hành động ASEAN về sở hữu trí tuệ (SHTT) giai đoạn 2011 – 2015 Tham dự Phiên họp có đại diện các cơ quan SHTT các nước ASEAN Đại diện Việt Nam do Phó Cục trưởng Cục SHTT Phạm Phi Anh Trên cơ sở các ưu tiên trong chính sách phát triển hệ thống SHTT của các nước ASEAN, Cuộc họp đã xác định các mục tiêu phát triển hệ thống SHTT của ASEAN để đưa vào kế hoạch Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới hỗ trợ Việt... sản trí tuệ trực thuộc Cục cho rằng việc thành lập Trung tâm thể hiện sự quan tâm của Việt Nam đến hoạt động sáng tạo, việc tạo ra, bảo hộ thương mại hóa tài sản trí tuệ Đoàn khẳng định cam kết của WIPO trong việc hỗ trợ Cục xây dựng thành công Trung tâm này Theo noip.gov Đàm phán về quyền SHTT giữa Ấn Độ Nhật Bản đang bế tắc Việc đàm phán về Hiệp định Thương mại Đầu tư giữa Ấn Độ Nhật... Đông Á, cho rằng: Vào năm 2002 Trường Trung cấp chuyên nghiệp Công kỹ nghệ Đông Á được thành lập Đến tháng 42005, Hội đồng Quản trị (HĐQT) nhà trường đã lập hồ gửi lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đăng ký 12 nhãn hiệu “Đông Á” trong nhóm dịch vụ giáo dục, đào tạo Đến nay Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp chứng nhận 12 nhãn hiệu, trong đó có 2 nhãn hiệu “Đại học Đông Á” Tuy nhiên, tại Bắc Ninh cũng . đối mặt với vấn đề bản quyền - tác quyền vốn có SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 1 SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ HỘI NHẬP Số. Baothanhhoa.vn XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ, XỬ TRÍ RA SAO? Hiện nay, việc xác định đúng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để có những

Ngày đăng: 28/01/2013, 17:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan