Về chất lượng:

Một phần của tài liệu Sở hữu trí tuệ và hội nhập (Trang 25 - 30)

- Chè đen: Theo tiêu chuẩn

TCVN 1454-1993. - Chè xanh: + Tanin (%): Thấp nhất: 25,56; Cao nhất: 30,69. + Chất hòa tan (%): Thấp nhất: 40,47; Cao nhất: 45,02. + Axit amin (%): Thấp nhất: 2,22; Cao nhất: 2,64. + Đạm tổng số (%): Thấp nhất: 3,92; Cao nhất: 4,68. + Cafein (%): Thấp nhất: 2,13; Cao nhất: 2,78. + Catechin tổng số (mg/g): Thấp nhất: 122,3; Cao nhất: 146,0. + Đường khử (%): Thấp nhất: 2,40; Cao nhất: 3,15. + Tro (%): Thấp nhất: 5,21; Cao nhất: 6,56. + Tạp chất: Không có Các tính chất, chất lượng đặc thù của chè Shan tuyết Mộc Châu có được trước hết là do chè được trồng ở độ cao địa hình lớn.

Ở độ cao địa hình như vậy, không khí mát mẻ quanh năm (nhiệt độ trung bình 18,50C), nhiệt độ thường bị hạ thấp vào ban đêm, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn (từ 120C- 150C), độ ẩm không khí trung bình năm 85%, lượng mưa trung bình 1559,9mm/năm, số giờ nắng trung bình 1905 giờ/năm, sương mù thường từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, dày đặc từ 16 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau. Với đặc điểm này, búp chè Shan tuyết Mộc Châu sẽ tích lũy hương thơm mạnh hơn, hàm lượng tanin, chất hòa tan trong búp chè đều cao hơn so với các loại chè Shan tuyết trồng ở nơi khác. Đất trồng chè Shan tuyết là loại đất đỏ vàng trên đá sét biến chất, đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất mùn vàng đỏ trên đá sét biến chất, tầng dầy đất trên 70cm, độ dốc nhỏ hơn 250, đất đầy đủ đạm, lân, kali và canxi.

Theo noip.gov

SHTT VỚI DOANH NGHIỆPOracle đã mua lại Sun Oracle đã mua lại Sun Microsystems hồi đầu năm nay.

Công ty phần mềm Oracle vừa cho biết, họ đã gửi đơn lên tòa án kiện “gã khổng lồ” Google xâm phạm bản quyền và bằng sáng chế trong việc

phát triển hệ điều hành điện thoại di động Android.

Theo hãng tin Reuters, trong đơn kiện gửi lên tòa án khu vực ở bắc California, Oracle khẳng định hệ điều hành Android của Google có bao gồm các ứng ụng Java và công nghệ liên quan.

Theo Oracle, việc này đã vi phạm 1 hoặc nhiều hơn trong 7 bằng sáng chế khác nhau. Hãng phần mềm này cho rằng, chắc chắn Google biết việc này, vì họ đã thuê các kỹ sư của Sun Java làm việc trong mấy năm gần đây.

Oracle, hãng sản xuất phần mềm cơ sở dữ liệu và các công nghệ khác, hiện sở hữu ngôn ngữ lập trình Java và các công nghệ liên quan sau khi thu mua công ty Sun Microsystems với giá 5,6 tỷ USD.

Vụ mua bán này đã hoàn tất hồi đầu năm nay. Công nghệ Java có thể được dùng làm nền tảng để phát triển các ứng dụng cho máy tính, website, điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác.

Theo đơn kiện, Oracle đề nghị tòa án ra lệnh cấm Google tiếp tục sản xuất và phân phối hệ điều hành Android. Andrew Pederson, phát ngôn viên của Google, cho biết hãng tìm kiếm trực tuyến này không thể đưa ra bình luận gì, vì họ chưa được xem đơn kiện.

Trước đó, phát biểu hôm 4/8, Giám đốc điều hành Eric Schmidt của

Google cho biết, mỗi ngày có khoảng 200.000 chiếc điện thoại thông minh và các thiết bị khác chạy trên nền tảng Android được bán ra.

Theo vneconomy.vn

DN Hàn Quốc được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như công dân VN

Ngày 31/8, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) phối hợp cùng Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) tổ chức Hội thảo về bảo hộ sở hữu trí tuệ dành cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đưa ra những thắc mắc về hệ thống pháp luật của Việt Nam; những chính sách của chính phủ Việt Nam về vấn đề bảo hộ SHTT; các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ và thực thi quyền SHTT; họ có thể liên lạc với ai để được bảo vệ quyền SHTT và thủ tục đăng ký ở đâu?...

Những câu hỏi của doanh nghiệp Hàn Quốc đã được ông Nguyễn Văn Bảy - Giám đốc Trung tâm giáo dục Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam giải đáp một cách cụ thể. Về hệ thống pháp luật, ở Việt Nam những quyền được bảo hộ là những tác phẩm văn học nghệ thuật, quyền biểu diễn, băng ghi âm, băng hình, đĩa hình…Pháp luật của Việt Nam cũng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, mẫu mã của sản phẩm, Trade marks, mạch IC...

Theo doanhnghiepvietnam.com

Thu hồi sản phẩm xâm phạm thương hiệu tỏi Lý Sơn

Ngay sau khi Báo Thanh Niên ra ngày 10.9 phản ánh Thương hiệu tỏi Lý Sơn bị xâm phạm, toàn bộ tỏi có bao bì màu vàng và xanh mang nhãn hiệu “Tỏi Việt Lý Sơn - Quảng Ngãi” bày bán tại siêu thị Quảng Ngãi đã được Công ty TNHH Nhân Việt (TP Quảng Ngãi) thu hồi.

Công ty TNHH Nhân Việt cũng giao nộp 1.000 bao bì in “Tỏi Việt Lý Sơn - Quảng Ngãi” cho cơ quan chức năng tiêu hủy.

Theo ông Trương Nghĩa - Chủ tịch Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến hành - tỏi Lý Sơn (xã An Hải, H.Lý Sơn) cho biết, việc các cơ quan chức năng và báo chí vào cuộc làm rõ, thông tin cho người tiêu dùng biết sản phẩm tỏi gắn nhãn hiệu “Tỏi Việt Lý Sơn - Quảng Ngãi” là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể “Tỏi Lý Sơn” đã đăng ký bảo hộ độc quyền là hết sức quan trọng, giúp thương hiệu tỏi Lý Sơn không bị mất uy tín, đứng vững trên thị trường.

Theo baomoi.com

Cho rằng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Đông Á Đà Nẵng kiện Đông Á Bắc Ninh

Ngày 7-8, Đại học Đông Á (số 63 Lê Văn Long, TP Đà Nẵng) đã gửi đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam khiếu nại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đơn khiếu nại, ông Đỗ Thế, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Á, cho rằng: Vào năm 2002 Trường Trung cấp chuyên nghiệp Công kỹ nghệ Đông Á được thành lập. Đến tháng 4- 2005, Hội đồng Quản trị (HĐQT) nhà trường đã lập hồ sơ gửi lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đăng ký 12 nhãn hiệu “Đông Á” trong nhóm dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Đến nay Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp chứng nhận 12 nhãn

hiệu, trong đó có 2 nhãn hiệu “Đại học Đông Á”. Tuy nhiên, tại Bắc Ninh cũng có một trường đại học tồn tại từ năm 2008 với tên “Đại học Công nghệ Đông Á” (được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký quyết định thành lập ngày 9-12-2008- PV) đã gây nhầm lẫn với Đại học Đông Á.

Đặc biệt, sự nhầm lẫn này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, tổn hại về kinh tế cho Trường Đại học Đông Á khi ngày 3-8-2010, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa có Quyết định số 3202/QĐ- BGDĐT tạm ngừng tuyển sinh ĐH,

CĐ, TCCN năm 2010 đối với Trường ĐH Công nghệ Đông Á.

Theo sggp.org

10 năm, xử lý hơn 100.000 vụ làm hàng giả hàng giả

10 năm qua, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã xử lý hơn 100.000 vụ làm hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 124 tỷ đồng

Ngày 10/9, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban chỉ đạo 127 Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 31 và 2 năm thực hiện Chỉ thị 28 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

10 năm qua, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã xử lý hơn 100.000 vụ làm hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 124 tỷ đồng, trong đó lực lượng quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra gần 27.000 vụ với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính 30 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% của cả nước. Lực lượng hải quan cả nước cũng xử lý gần 200 vụ xuất nhập khẩu hàng giả hoặc hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; lực lượng cảnh sát kinh tế đưa ra xử lý hình sự hơn

460 vụ và khởi tố trên 550 đối tượng.

Theo baomoi.com

80 doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống quản lý chất xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

Theo thông tin từ Chi cục Tiêu chuẩn chất lượng, sau 9 năm triển khai chương trình khoa học công nghệ (KHCN) hỗ trợ doanh nghiệp.

Đến nay đã có 80 doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiến tiến. Cụ thể như: ISO 9001:2008 (kinh phí hỗ trợ từ 10-50 triệu đồng/doanh nghiệp); ISO 1400 (kinh phí hỗ trợ trung bình 50 triệu đồng/doanh nghiệp), HACCP (kinh phí hỗ trợ từ 50-70 triệu đồng/doanh nghiệp). Được biết, chương trình KHCN hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống chất lượng tiên tiến

đang thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Kết quả bước đầu cho thấy, chương trình đang thực sự hữu ích trong việc khuyến khích, giúp đỡ các doanh nghiệp trên bước đường gia nhập WTO.

Theo Báo BR-VT

Tập huấn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đối với đặc sản địa phương.

Ngày 20/8/2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh BR-VT phối hợp với

Cục Sở hữu trí tuệ (Đại diện của Cục tại Tp. Hồ Chí Minh) tổ chức lớp tập huấn “Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đối với đặc sản của địa phương”. Tham gia lớp tâp huấn có hơn 100 học viên là đại diện các cơ quan quản lý lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (SHTT), Hội nông dân huyện, thị thành trong toàn tỉnh.

Nội dung lớp tập huấn gồm 3 phần: Phần 1: Các hình thức bảo hộ quyền SHTT đối với các đặc sản của địa phương. Bảo hộ quyền SHTT đối với đặc sản được thực hiện dưới 3 hình thức chính là chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể.

Phần 2: Các thủ tục, cách thức đăng ký bảo hộ quyền SHTT dùng cho đặc sản địa phương. Bao gồm các thủ tục, quy định, cách thức đăng ký đơn đối với nông sản mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

Phần 3: Quản lý và khai thác quyền SHTT đối với các đặc sản. Bao gồm các văn bản quy định trong quản lý nông sản mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể.

Theo TT Tin học và Thông tin

Một ngày sau thực hiện nghị định dán CR trên đồ chơi trẻ em: Cung không đủ cầu

Theo qui định của bộ KHCN, từ ngày 15/9, hàng đồ chơi trẻ em bày

bán không có tem CR sẽ bị tịch thu. Tuy nhiên, theo các chủ cửa hàng bán đồ chơi trẻ em, số lượng tem do các nhà sản xuất hoặc phân phối chuyển cho người bán hiện thiếu rất nhiều. Thậm chí, có nhiều mặt hàng nhà phân phối phải chuyển tem CR theo sản phẩm để người bán… tự dán lấy. Và cũng để tránh bị tịch thu khi có đoàn kiểm tra, nhiều cửa hàng đã cất bớt hàng hóa vô kho, chỉ đem chưng các mặt hàng đã được dán tem để bán cho khách.

Tem thật giả lẫn lộn

Quả thật, sau khi đi một lượt các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên địa bàn TP. Vũng Tàu, đa số các mặt hàng đồ chơi đã được dán tem CR. Tuy nhiên, chất lượng các loại tem này lại khiến nhiều người băn khoăn do không thể kiểm soát được đâu là tem thật, đâu là tem giả. Thậm chí có nhiều cửa hàng còn dán các mẫu tem được photo. Việc bắt buộc dán tem chứng nhận hợp chuẩn cho các sản phẩm đồ chơi trẻ em là điều cần thiết để kiểm tra chất lượng cũng như bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.

Một phần của tài liệu Sở hữu trí tuệ và hội nhập (Trang 25 - 30)