1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần sợi trà lý thái bình

64 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Các Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Sợi Trà Lý - Thái Bình
Tác giả Hoàng Thị Thu Phương
Trường học Trường Đại học kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Công nghiệp
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 105,99 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN SỢI TRÀ LÝ - THÁI BÌNH (7)
    • I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY (7)
      • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (7)
        • 1.1.1. Tư cách pháp nhân (7)
        • 1.1.2. Lịch sử hình thành Công ty (7)
        • 1.1.3. Ngành nghề kinh doanh (9)
      • 1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới (9)
    • II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY (10)
      • 2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ (10)
        • 2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm, kết cấu sản phẩm và giá trị sử dụng của sản phẩm (10)
        • 2.1.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ (10)
      • 2.2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất (11)
        • 2.2.1. Đặc điểm về công nghệ và kỹ thuật sản xuất (11)
        • 2.2.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị (14)
      • 2.3. Đặc điểm nguồn nguyên liệu (15)
      • 2.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty (16)
        • 2.4.1. Về nhân sự trong doanh nghiệp (16)
        • 2.4.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (17)
        • 2.4.3. Chức năng vị trí của từng bộ phận (18)
    • III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH (21)
    • I. TÌNH HÌNH CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ (24)
      • 1.1. Tình hình chiếm lĩnh thị trường của Công ty (24)
      • 1.2. Hệ thống kênh phân phối hiện tại của Công ty (30)
    • II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG MÀ CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN TRONG NHỮNG NĂM QUA (31)
      • 2.1. Hạ giá thành sản phẩm (31)
      • 2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh về chất lượng (32)
      • 2.3. Xác định mặt hàng có vị trí chiến lược qua hiệu quả tiêu thụ sản phẩm (34)
      • 2.4. Tiến hành tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ triển lãm thương mại (36)
    • III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THỜI GIAN QUA (36)
      • 3.1. Những kết quả đã đạt được trong việc chiếm lĩnh thị trường của Công ty cổ phần Sợi Trà Lý – Thái Bình (36)
      • 3.2. Những khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty (38)
      • 3.3. Nguyên nhân (40)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TIẾP TỤC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ – THÁI BÌNH THỜI GIAN TỚI (42)
    • I. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG (42)
    • II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING (45)
      • 2.1. Thành lập phòng Marketing hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm (45)
        • 2.1.1. Thành lập phòng Marketing (46)
      • 2.2. Xây dựng cơ chế giá hợp lý và linh hoạt (50)
      • 2.3. Tổ chức hội nghị khách hàng (52)
    • III. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP (53)
    • IV. XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THEO TIÊU CHUẨN ISO – 9001:....................................................................................52 KÊT LUẬN (55)

Nội dung

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN SỢI TRÀ LÝ - THÁI BÌNH

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ

Tên tiếng Anh: TRALY SPINNING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: TSJC

Công ty cổ phần Sợi Trà Lý thuộc đơn vị chủ quản là Tổng công ty Dệt May Việt Nam

Trụ sở chính: Phố Lê Quý Đôn, Phường Tiền Phong, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình

Email: TRAJUCO@hn.vnn.vn/ TRALYCO@vnn.vn

1.1.2 Lịch sử hình thành Công ty:

 Công ty cổ phần Sợi Trà Lý tiền thân là Nhà máy Sợi Đay Thảm Thái Bình trước đây Nhà máy Sợi Đay Thảm Thái Bình được thành lập ngày 05/05/1980 Ngày 24/03/1983 theo Quyết định số 240/CNn của Bộ Công nghiệp nhẹ ( nay là Bộ Công nghiệp ) quyết định đổi tên Nhà máy Sợi Đay Thảm Thái Bình thành Công ty Đay Trà Lý Ngày 23/07/2003 Hội đồng quản trị Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam có quyết định số 621/QD- HDQT đổi tên Công ty Đay Trà Lý thành Công ty Sợi Trà Lý.

 Nhà máy được xây dựng vào năm 1978 và khánh thành đi vào hoạt động chính thức từ tháng 5 năm 1980 Với nhiệm vụ ban đầu là sản xuất các loại sợi đay tẩy trắng và nhuộm màu phục vụ làm thảm xuất khẩu sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu Công suất thiết kế ban đầu là 7000 tấn sợi đay 1 năm Trong những năm của thập kỷ 80 thế kỷ trước, Nhà máy luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được nhà nước giao cho Các loại sợi đay của Nhà máy được đưa đến các tỉnh phía Bắc từ Nghệ Tĩnh trở ra Qua bàn tay của người thợ thủ công hàng năm đã dệt được từ 4 đến 5 triệu mét vuông thảm các loại để xuất khẩu.

 Từ đầu thập kỷ 90 tình hình chính trị Đông Âu thay đổi, các hiệp định ký kết với Liên Xô và các nước XHCN về tiêu thụ sản phẩm không còn Nhà máy đã lâm vào khó khăn cực độ, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hàng trăm tấn sợi màu và hàng chục ngàn mét vuông thảm ứ đọng Cơ chế quản lý kinh tế đang bước vào thời kỳ đổi mới Nhà máy đi và cơ chế thị trường trong khó khăn và thử thách. Trước tình hình đó Nhà máy đã phải thu hẹp sản xuất và chuyển hướng sang sản xuất bao bì đóng gói nông sản Một phần lực lượng lao động trong nhà máy phải giảm bằng thực hiện Quyết định 176 của Hội đồng Bộ trưởng và sản lượng sản phẩm rút xuống còn xấp xỉ 2000 tấn/ năm để dệt ra 2 đến 3 triệu bao các loại bằng các khung dệt thủ công Từ đây sản phẩm chính của Nhà máy là sợi và bao đay. Để nâng cao chất lượng và sản lượng bao, Nhà máy đã quyết định đầu tư dây chuyền dệt bao từ năm 1992, hàng năm dây chuyền này đã dệt được 1.700.000 bao cho xuất khẩu cà phê và các nông sản khác Tuy vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm bao đay cũng luôn luôn gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau Phụ thuộc rất nhiều vào thị trường cà phê và thế giới Giá cả nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra bấp bênh, hiệu quả kinh doanh thấp.

 Năm 2002 Công ty đã lập dự án đầu tư dây chuyền kéo sợi 2 vạn cọc, được Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam phê duyệt Công ty đã nhanh chóng tiến hành các bước đầu tư theo đúng quy trình tự quy định của Nhà nước.Đến tháng 6 năm 2003 dây chuyền đã đi vào sản xuất và tháng 8 năm 2003 cắt pha có chỉ số từ Ne20 đến Ne45 phục vụ dệt kim và dệt thoi Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Như vậy đến nay Công ty đã có

2 nhà máy sản xuất là: sợi đay, bao đay và sợi dệt vải.

 Năm 2005, Công ty tiến hành chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần và có tên là Công ty cổ phần Sợi Trà Lý.

Hiện nay ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm:

1 Sản xuất kinh doanh các loại sợi Côtton, PE, Sợi pha và các loại sợi khác phục vụ dệt kim và dệt thoi.

2 Sản xuất kinh doanh các loại vải và sản phẩm may mặc.

3 Sản xuất kinh doanh các loại vải và sản phẩm may mặc.

4 Sản xuất kinh doanh các loại sợi đay, bao đay và các sản phẩm làm từ đay.

5 Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ ngành dệt may và ngành đay.

6 Kinh doanh bất động sản.

8 Kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ và cho Công nhân thuê nhà ở.

9 Cho thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, văn phòng đại diện và kiot bán hàng

1.2 Mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới:

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty,mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty đặt ra mục tiêu là 50% sản lượng làm ra tiêu thụ phía Nam, 30% tiêu thụ phía Bắc, và 20% cho xuất khẩu tương ứng với số lượng là

 Định hướng lâu dài của Công ty:

Trở thành một cơ sở sản xuất sợi có uy tín trên cả nước, là một thương hiệu mạnh trên thị trường.

 Định hướng trước mắt của Công ty:

- Để thực hiện được định hướng lâu dài, Công ty cần phải khai thác triệt để các nguồn lực cũng như các lợi thế sẵn có của Công ty Đó là đội ngũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệm, uy tín của Công ty trên thị trường từ những năm 80 được sự ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ của nhà nước

- Tạo công ăn việc làm đầy đủ, ổn định và dần nâng cao mức thu nhập của người lao động trong Công ty.

- Chú trọng các thị trường truyền thống, tạo dựng được thị trường mới.

- Đa dạng hóa sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, vừa khai thác hiệu quả năng lực sản xuất của Công ty.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

2.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ:

2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm, kết cấu sản phẩm và giá trị sử dụng của sản phẩm:

Hiện nay, Công ty đang hoạt động với 2 nhà máy: nhà máy sợi và nhà máy đay.Do hai nhà máy sản xuất 2 nhóm sản phẩm khác nhau do đó cơ cấu sản phẩm gồm các loại: Nhà máy sợi: sản phẩm sợi cotton ( sợi bông ), sợi Polyester ( PE ), sợi pha (TC ) dành cho ngành dệt may Sản phẩm này chiếm tỷ trọng 70% doanh thu của công ty Nhà máy đay: sản phẩm sợi đay, bao tải đay, vải manh đay dành cho nông nghiệp và bao bì đóng gói các mặt hàng nông sản xuất khẩu Tỷ trọng chiếm 30% doanh thu của công ty.

Như vậy, sản phẩm của Công ty có đặc điểm là ít biến động về mẫu mã.

2.1.2 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ:

Trước hết, các sản phẩm của Công ty là các sản phẩm tiêu dùng cho sản còn các sản phẩm sợi đay, bao tải đay, vải manh đay phục vụ cho nông nghiệp và bao bì đóng gói các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là thị trường trong nước. Khách hàng của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp, ít cá nhân Các loại sợi sản xuất ra phục vụ cho dệt kim, sợi đay và bao tải chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu cà phê có thị trường tiêu thụ là Thành phố Hồ Chí Minh, và các cơ sở, nhà máy dệt kim ở đồng bằng Bắc Bộ

2.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất:

2.2.1 Đặc điểm về công nghệ và kỹ thuật sản xuất:

Hai nhà máy của Công ty được tổ chức sản xuất theo ca Căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường để huy động 2 hoặc 3 ca sản xuất đối với từng nhà máy:

Nhà máy sợi có 3 ca: ca A, ca B, ca C Tổ chức sản xuất đi 3 ca khép kín trong một ngày ( thời gian sản xuất mỗi ca là 8 giờ, tính cả thời gian ăn cơm giữa ca).

Nhà máy đay tổ chức sản xuất thành 2 ca, gồm ca 1, ca 2 Hai ca sản xuất từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm ( ca sáng từ 6 giờ đến 14 giờ, ca chiều từ

14 giờ đến 22 giờ đêm, tính cả thời gian ăn cơm giữa ca). a.Quy trình công nghệ sản xuất ở nhà máy Sợi:

Nhập kho gia công BTPPhân xưởng Dệt

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ ở Nhà máy Sợi

Dệt Cán, là, Khâu Bao đo, gấp, cắt

Từ nguyên liệu chính là đay tơ qua khâu chọn để phân loại thành các phẩm cấp khác nhau theo tiêu chuẩn kĩ thuật Sau đó đưa qua bước công nghệ làm mềm (máy làm mềm).Trong quá trình làm mềm phải sử dụng các loại vật liệu phụ như: dầu công nghiệp, nước, xút,…Tiếp đó đay được đưa vào các ngăn để ủ, thời gian ủ tuỳ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài( ví dụ mùa hè ủ 3 ngày, mùa đông ủ 4-5 ngày) sau thời gian ủ đay tơ được đưa lên máy chải, chải 3 lần liên tiếp từ chải 1 đến chải 3 công suất nhỏ dần Quá trình chải sẽ làm cho các đay tơ mượt mà và song song với nhau Sau đó đay được đưa sang các máy ghép, cũng ghép 3 lần liên tục cuối cùng kéo thành sợi con Sợi con được đánh ống qua máy sợi đơn và guồng thành cuộn để vận chuyển vào kho thành phẩm của nhà máy Sợi Nếu có yêu cầu sợi con được đưa vào máy se để thành sợi se Trong nhà máy Sợi, sản phẩm làm dở ở khâu này thường là sợi con chưa hoàn thành còn đang nằm trên máy chải, máy ghép hoặc sợi trên các búp (do tình hình sản xuất ổn định nên hầu như không có phẩm dở ở giai đoạn này) Như vậy kết quả sản xuất ở nhà máy Sợi là các loại sợi: sợi đơn, sợi se,… Hai loại sợi này cùng một loại chỉ khác nhau về thông số kỹ thuật.

Có thể nhập kho thành phẩm nếu sợi được bán ra ngoài Còn nếu sợi chuyển qua nhà máy Đay gia công thì được coi là bán thành phẩm và được tập trung theo dõi ở kho gia công b Quy trình công nghệ ở nhà máy Đay :

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ ở Nhà máy Đay

Phân xưởng dệt lấy sợi từ kho gia công, tại đây sợi được đánh qua suốt nhỏ cho vừa con thoi để dệt thành các sợi ngang Đồng thời cũng từ các sợi đay đánh thành các ống to để lên giàn (mắc) đưa vào máy dệt tạo thành các loại sợi dọc Sau khi dệt thành mảnh bao, qua các khâu: cán, là, đo, gấp, cắt,…bước cuối cùng là khâu thành bao và đóng kiện Như vậy kết quả sản xuất ở phân xưởng dệt là các loại bao với kích cỡ khác nhau.

Mối quan hệ giữa nhà máy Sợi và nhà máy Đay:

Hai nhà máy này có mối quan hệ mật thiết với nhau: nhà máy sợi khi sản xuất ra sản phẩm là các loại sợi đơn, sợi se,… có thể nhập kho thành phẩm để bán hoặc chuyển đến nhà máy Đay, là đầu vào của nhà máy Đay Khi chất lượng sản phẩm ở phân xưởng sợi không tốt có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm bao dệt.

2.2.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị:

Trước khi đầu tư dây chuyền kéo sợi 2 vạn cọc, thiết bị dùng cho sản xuất của Công ty gồm có:

- Dây chuyền kéo sợi 20610 cọc

- Dây chuyền kéo sợi đay 1632 cọc

- Dây chuyền dệt bao đay 35 máy loại JM211

- Kho tàng và Ga ra xe: Diện tích 3 205 m 2

- Đường nội bộ bê tông cốt thép: Diện tích 3 950 m 2

Năm 2002 Công ty đã lập dự án đầu tư dây chuyền kéo sợi 2 vạn cọc Đến tháng 6 năm 2003 dây chuyền đã đi vào sản xuất.

Hiện nay, số lượng máy móc thiết bị ở các nhà máy bao gồm:

Bảng 1.1: Số lượng máy móc thiết bị của Công ty

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng

1 Máy làm mềm đay Máy 1

Nhìn chung, Nhà máy Sợi mới đầu tư có công nghệ tiên tiến, thiết bị máy móc nhập từ các nước Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc Công ty đã tập trung đầu tư chiều sâu vào nhà máy Sợi để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu dệt vải cao cấp bằng việc đầu tư một dây chuyền chải kỹ Thực hiện được dự án này sẽ nâng cao được hiệu quả của dây chuyền đang có, do suất đầu tư thấp, chi phí lao động và chi phí chung trong giá thành đơn vị sản phẩm giảm, đa dạng được mặt hàng do có chải kỹ và đậu xe Còn nhà máy Đay được đầu tư năm nay, máy móc và công nghệ cũ Tuy vậy với sẩn phẩm thô như sợi đay và bao tải thì dây chuyền sản xuất hiện có của Công ty vẫn đang hoạt động tốt.

2.3 Đặc điểm nguồn nguyên liệu: Điểm yếu nhất của công nghiệp dệt may Việt Nam nói chung cũng như ngành sợi nói riêng rơi vào khâu quan trọng nhất, đó là vấn đề nguyên liệu.

Hiện nay cũng như nhiều năm vừa qua, hơn 90% nguyên liệu bông phục vụ công nghiệp dệt may phải nhập khẩu, phụ thuộc cả về lượng hàng hóa cũng như giá cả trên thị trường thế giới Điều đáng nói là, hiện trạng này xảy ra từ nhiều năm nhưng đến nay và các năm sắp tới vẫn chưa thể khắc phục, gần như toàn bộ nguyên liệu bông vẫn phụ thuộc bên ngoài Công ty cổ phần Sợi Trà Lý cũng nằm trong tình trạng chung của ngành Nguyên vật liệu chính của Công ty là bông, xơ; phần lớn là nhập ngoại Do tính chất và nguồn gốc của bông, xơ, hiện nay nước ta chưa sản xuất được bông, xơ PE nên phải nhập khẩu Mặt khác do lượng bông trong nước chưa đáp ứng đủ cho nghành Dệt trong nước, chất lượng lại chưa cao: độ dài mảnh kém nên các công ty ngành Sợi vẫn phải sử dụng một số loại bông nước ngoài Bông thường dùng là bông thiên nhiên, còn xơ là xơ Polyester Công ty thường nhập bông từ Châu Phi, Ấn Độ, Mỹ; còn xơ Polyester nhập từ Đài Loan.

2.4 Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty: 2.4.1.Về nhân sự trong doanh nghiệp:

Tổng số lao động trong Công ty tính đến thời điểm 15/10/2004 ( trước khi cổ phần hóa) là 756 người Cụ thể, cơ cấu lao động trong công ty như sau:

- Cán bộ có trình độ Đại học: 26 người

- Cán bộ có trình độ Cao Đẳng, trung cấp: 65 người

- Công nhân kỹ thuật: 665 người

- Lao động hợp đồng không xác định thời hạn: 496 người

- Lao động chưa ký hợp đồng lao động: 260 người Đa số lao động tuổi cao, có thời gian công tác phổ biến trên 20 năm, sức khỏe yếu, mắt kém không đủ điều kiện tiếp tục sản xuất trong dây chuyền sợi dệt làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Sơ đồ 1.3: Tỷ lệ cơ cấu lao động trước cổ phần hóa.

Sau khi tiến hành cổ phần hóa ( 2005) lực lượng lao động chuyển sang là 533 người, lao động dôi dư được hưởng chế độ của nghị định 41 là: 223 người Và tính đến nay tổng số lao động trong công ty là gần 800 lao động Trong đó, bộ phận phòng ban là 56 nhân viên (trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp), số lượng công nhân là hơn 742 người gồm có 22 công nhân kỹ thuật cao.

Sơ đồ 1.4: Tỷ lệ lao cơ cấu lao động sau cổ phần hóa.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH

Trong 5 năm qua, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định Công ty cổ phần Sợi Trà Lý có sự tăng trưởng đều đặn hàng năm căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu chủ yếu Năm

5 Nộp ngân sách nhà nước

(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ )

BIỂU ĐỒ 1.1: DOANH THU TỪ NĂM 2004 TỚI 2008

Qua biểu đồ doanh thu trên cho ta thấy doanh thu từ năm 2004 đến năm

2007 đều tăng Đó là do năm 2003 dây chuyền sợi mới đầu tư đi vào sản xuất, và việc công ty chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần đã đem lại một sức sống mới: cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ hơn, hiện đại, có các chiến lược phát triển hiệu quả hơn

Tuy nhiên mức tăng trưởng còn rất thấp: Năm 2005 tăng so với 2004 là 1%, 2006 tăng so với 2005 là 0,3%, 2007 tăng so với 2006 là 9,02% ,riêng năm 2008 doanh thu lại giảm đi 6,3% so với 2007 Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của thị trường cà phê thế giới bấp bênh, nên việc tiêu thụ bao tải không ổn định, kém bền vững Bên cạnh đó nguyên liệu đay mua trong nước cũng rất khó khăn nhất là chất lượng và giá cả Nguyên liệu phải dự trữ theo mùa vụ do vậy cần thiết phải có một lượng vốn lớn và kho tàng chứa nguyên liệu dự trữ cao Riêng năm 2007 doanh thu tăng đột biến là do từ năm 2007 trở lại đây Công ty đã xuất khẩu được một số lô sản phẩm sang Hàn Quốc. Năm 2008 Công ty lỗ gần 2 tỷ đồng là nằm trong khó khăn chung của cả nền kinh tế đặc biệt là ngành dệt

BIỂU ĐỒ 1.2: BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN

Doanh thu và các chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty Năm 2004 tình hình thất thường của giá bông xơ và giá sợi đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp dệt trong đó có Công ty Sợi Trà Lý Chi phí nguyên liệu đầu vào khá cao khiến doanh thu của Công ty cao hơn rất nhiều lần so với lợi nhuận của doanh nghiệp Năm 2008, công ty còn làm ăn thua lỗ gần 2 tỷ đồng Tuy lợi nhuận không cao bằng doanh thu nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận vẫn ổn định (từ 2004 đến 2007 tốc độ tăng của năm sau so với năm trước từ 79,6% đến 159,3% )

Những năm vừa qua công ty luôn đảm bảo được việc làm cho 668 người lao động với mức lương khá ổn định tuy vẫn còn thấp so với một số ngành nghề khác

Bảng 1.3: Thu nhập của người lao động từ năm 2004 đến 2008

1 Tổng số lao động (người)

( Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ )

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢNPHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ- THÁI BÌNH.

TÌNH HÌNH CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ

1.1 Tình hình chiếm lĩnh thị trường của Công ty:

Thị trường tiêu thụ là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó vừa là động lực, là điều kiện, là thước đo kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Thông qua thị trường các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực Giá cả hàng hóa và dịch vụ, giá cả các yếu tố đầu vào trên thị trường luôn biến động nên doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa của thị trường và xã hội Ý thức được điều này, sau khi tiến hành cổ phần hóa (2005) Công ty đã cho thành lập một phòng Nghiệp vụ kinh doanh Toàn bộ thị trường có thể có của các doanh nghiệp được phân chia như sau:

Thị trường hiện tại của các đối thủ cạnh tranh

Phần thị trường không tiêu dùng tương đối

Phần thị trường không tiêu dùng tuyệt đối Thị trường mục tiêu

Tổng số thị trường hiện có

Thị trường hiện có cũng như thị trường truyền thống của Công ty ở

Bình, Hà Nam, Thành phố Hồ Chí Minh,và một số tỉnh thành khác Công ty vẫn chưa thâm nhập được vào thị trường quốc tế Khách hàng của Công ty cổ phần Sợi Trà Lý chủ yếu là các cơ sở, nhà máy dệt kim, doanh nghiệp thương mại

Khi nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty cũng không thể bỏ qua việc phân tích các đối thủ cạnh tranh để tìm ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu của họ, từ đó có thể tìm ra những biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty mình Và một điều dễ dàng thấy được là luôn luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt mà đối thủ chính nằm trong tập đoàn Dệt may Việt Nam Công ty cổ phần Sợi Trà Lý Thái Bình lại là một công ty có quy mô nhỏ nên để có thể cạnh tranh với các đối thủ đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn Tại phía Bắc, có các công ty sản xuất sợi như Công ty Dệt Vĩnh Phú, Công ty Dệt 8-3, Công ty Dệt Nam Định Các công ty này có chất lượng sợi sản xuất ra tương đối tốt Và đặc biệt là Công ty Dệt may Hà Nội có chất lượng sản xuất ra cao và sản xuất được sợi chải kỹ mà ta chưa sản xuất được Tại phía Nam, có các công ty sản xuất sợi như Công ty Dệt Huế, Công ty Dệt Thành Công là những công ty có từ rất lâu Nhưng do đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố đầy sôi động nên những năm gần đây các công ty này đã nhanh chóng nắm bắt thị trường, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cho ra đời những sản phẩm sợi có chất lượng cao và trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty.

Với sự cạnh tranh khá gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng khiến cho thị trường của Công ty sẽ bị thu hẹp lại và chuyển sang thị trường của các đối thủ cạnh tranh.

Bảng 2.1: Doanh thu của các thị trường ĐVT: Triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu %

( Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy sản phẩm của Công ty được tiêu thụ tập trung ở 3 tỉnh thành chính là Nam Định, Thái Bình, Hà Nam và Thành phố Hồ Chí Minh Điều này cho thấy thị trường của Công ty còn rất nhỏ hẹp Đặc biệt, doanh thu ở thị trường phía Nam ( Thành phố Hồ Chí

Minh) luôn đạt mức cao nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu: Năm 2004 đạt 91173 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,7% Năm 2005 đạt

92588 triệu đồng chiếm tỷ trọng 71,7% Năm 2006 đạt 94065 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72% Năm 2007 đạt 103449 triệu đồng chiếm tỷ trọng

72,6% Và năm 2008 đạt 89751 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,3% Tại thị trường này Công ty thương mại Yên Thái là đại lý cấp 1 của Công ty cổ phần Sợi Trà Lý, công ty này thu mua sản phẩm của Công ty sau đó sẽ bán cho các khách hàng trên các tỉnh thành phía Nam Doanh thu thấp nhất là ở thị trường Nam Định, chỉ chiếm tỷ trọng từ 7,8% đến 8,8% trong trọng của thị trường này đã tăng từ 1,3% năm 2007 lên 4,8% năm 2008 Điều này cho thấy xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài là một bước đi đúng đắn của

Công ty So với thị trường xuất khẩu mà Công ty có thế nói là mới chân ướt chân ráo bước vào, thị trường trong nước có tốc độ tăng trưởng chậm hơn rất nhiều thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của các thị trường

Tốc độ tăng doanh thu 05/04(%)

Tốc độ tăng doanh thu 06/05(%)

Tốc độ tăng doanh thu 07/06(%)

Tốc độ tăng doanh thu

Nhìn vào bảng tốc độ tăng trưởng của các thị trường ta thấy, tốc độ tăng trưởng tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam không ổn định và đều giảm sút Bên cạnh đó thị trường Thái Bình có tốc độ giảm sút mạnh nhất là vào năm 2008/2007 (giảm 17,82%) Thị trường Hà Nam và Nam Định cũng có tốc độ giảm sút mạnh nhất vào năm 2008/2007( lần lượt là giảm 15,68% và 10,04%) Điều này xảy ra nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của thị trường cà phê thế giới bấp bênh và sự suy thoái kinh tế trên toàn thế giới sau khi một loạt các tập đoàn tài chính lớn ở Mỹ bị phá sản.

Xét hiệu quả của các thị trường:

Bảng 2.3: Lợi nhuận của các thị trường ĐVT: Triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận % Lợi nhuận % Lợi nhuận % Lợi nhuận % Lợi nhuận %

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Căn cứ vào số liệu bảng trên ta thấy Công ty tuy có lợi nhuận thu về hàng năm không lớn (vì quy mô còn nhỏ) nhưng vẫn tăng dần ở các năm

2004- 2007 Trong đó lợi nhuận lớn nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007 là 1070,25 triệu đồng; thấp nhất là Nam Định, năm 2007 chỉ thu được lợi nhuận là 133,78 triệu đồng Lợi nhuận thu được từ thị trường trong nước vẫn chiểm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận thu được từ xuất khẩu. Để thấy được khả năng sinh lời của thị trường, chúng ta hãy xem tỷ suất lợi nhuận qua bảng sau:

Bảng 2.4: Tỷ suất (lợi nhuận/doanh thu) của các thị trường

Tỷ suất lợi nhuận cho chúng ta biết cứ 100 đồng doanh thu tạo ra sẽ đem lại cho chúng ta bao nhiêu đồng lợi nhuận Năm 2004 cứ 100 đồng doanh thu cho ta 0,53 đồng lợi nhuận, con số này đã tăng lên trong năm

2005 (là 0,96 đồng lợi nhuận) và đến năm 2006,2007 đã tăng lên đáng kể(tương ứng cho các năm là 2,07 và 5,86 đồng lợi nhuận) Thái Bình và HàNam là thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao nhất tuy có lợi nhuận và doanh thu không cao bằng Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất mặc dù có doanh thu cao nhất.Điều này là do sản phẩm tiêu thụ vào thị trường này tốn nhiều chi phí hơn các thị trường khác nhất là chi phí vận chuyển Nên lợi nhuận thu về không cao, tỷ suất lợi nhuận thấp Do đó, Công ty nên tập trung vào khai thác, hấp dẫn hai thị trường Thái Bình và Hà Nam, giữ vững thị trườngThành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt với tốc độ phát triển các khu công nghiệp với nhiều Công ty Dệt may và chi phí vận tải rất thấp chỉ bằng20% so với đi Nam thì Thái Bình là một thị trường đầy hứa hẹn Bên cạnh đó thị trường xuất khẩu cũng là một thị trường đầy tiềm năng giúp Công ty mở rộng thị trường của mình.

1.2 Hệ thống kênh phân phối hiện tại của Công ty:

Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty dựa vào 2 kênh chính :

- Khách hàng có thể đến công ty đặt hoặc mua trực tiếp Chủ yếu là các doanh nghiệp dệt kim.

- Công ty hầu như chưa có các cửa hàng trực thuộc Công ty tại các tỉnh thành làm nhiệm vụ phân phối.

- Thông qua hệ thống đại lý bao tiêu sản phẩm Ở phía Nam, Công ty Yên Thái là đại lý cấp 1 của Công ty Công ty này thu mua sản phẩm của Công ty rồi bán sản phẩm đến các đối tượng khách hàng.

Sơ đồ 2.1: các kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty

Với cách tổ chức kênh phân phối như trên công ty đã đảm bảo giảm thiểu khoảng thời gian sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng Do đó tốc độ

Người tiêu dùng Đại lý giới thiệu sản phẩm

Người tiêu dùng Công ty cổ phần

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG MÀ CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN TRONG NHỮNG NĂM QUA

Để giữ vững những thị trường đã có và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong những năm qua Công ty cổ phần Sợi Trà Lý cũng đã áp dụng những biện pháp như hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các Công ty đối thủ.

2.1 Hạ giá thành sản phẩm:

Giá là một trong những công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử dụng trong giai đoạn đầu khi doanh nghiệp bước vào một thị trường mới Mức giá có vai trò cực kì quan trọng Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh Vì thế sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh ngày càng cao Nhưng hạ giá thành lại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh.

Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của hạ giá thành sản phẩm nhằm duy trì và ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty cổ phần Sợi Trà Lý đã thường xuyên phát động phong trào tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm.Ví dụ như ở nhà máy Đay, Công ty khuyến khích những lao động làm việc chăm chỉ, cẩn thận, sản phẩm bao đay làm ra ít bị lỗi, không phải làm lại nhiều, sẽ giảm được chi phí về nguyên liệu Một số biện pháp nhằm hạ giá thành Công ty đang thực hiện:

- Công ty đã tập trung đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nhập nhữn máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài, thực hiện chính sách “ lấy ngắn nuôi dài” Những thiết bị hiện đại sẽ tốn ít điện năng, tốn ít nhiên liệu hơn và sản phẩm làm ra sẽ ít bị lỗi hơn

- Thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị để thiết bị sản xuất luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất, giảm bớt sản phẩm lỗi.

- Quản lý sát sao nhận mua đầu vào các loại nguyên liệu bông, xơ để giảm giá thành sản phẩm.

- Giảm chi phí nhất là chi phí quản lý Công ty đã tiến hành sắp xếp lại các phòng ban, giảm tối đa những vị trí không cần thiết.

2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh về chất lượng:

Cạnh tranh bằng giá cả là một vũ khí quan trọng của doanh nghiệp. Nhưng nếu giá cả thấp hơn mà chất lượng cũng không còn được như trước hay chất lượng thấp hơn các doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp cũng không thể giữ vững được thị trường của mình Đây thực sự là một bài toán không dễ dàng cho các doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá Chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh bởi những lý do sau:

Thứ nhất : Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm làm cho sản phẩm đó chiếm được sự mến mộ của khách hàng.

Thứ hai : Chất lượng sản phẩm là điều kiện để đạt được sự tiết kiệm nguyên vật liệu thiết bị, lao động trong quá trình sản xuất và sự tiết kiệm nhờ không lãng phí cho sản xuất ra những sản phẩm hỏng có chất lượng kém Nâng cao chất lượng sản phẩm còn đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

Thứ ba : Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp đạt được điều đó có nghĩa là khách hàng tin rằng sản phẩm giá thấp mang lại cho họ nhiều lợi ích hơn so với sản phẩm có giá cao hơn Chất lượng tốt là một trong những lợi ích mà họ mong muốn được hưởng Theo đánh giá của các nhà đánh giá thị trường quốc tế thì một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại số lợi nhuận nhiều gấp 1,7 lần nếu sản xuất sản phẩm chất lượng trung bình và gấp 3,9 lần nếu sản xuất sản phẩm chất lượng kém.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện chiến lược Marketing mở rộng thị trường và tạo uy tín cho doanh nghiệp

Như vậy, chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố tác động không nhỏ tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy muốn trụ vững trên thị trường thì bắt buộc doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm mình sản xuất ra.

Khách hàng của Công ty cổ phần Sợi Trà Lý chủ yếu là các doanh nghiệp Dệt may, đòi hỏi rất cao về chất lượng sợi, nếu chất lượng sản phẩm của Công ty không tốt họ sẽ đi tìm đối tác khác Chính vì vậy Công ty đã luôn cố gắng sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt mà giá thành thấp hơn đối thủ Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đã có những biện pháp:

- Kiểm tra ngặt quy trình sản xuất, chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất các sản phẩm đay và sợi.

- Thay thế các dây chuyền sản xuất cũ bằng các dây chuyền hiện đại hơn của nước ngoài để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

- Không ngừng đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân.

- Có chế độ khuyến khích cả về tinh thần lẫn lợi ích vật chất một cách thỏa đáng đối với những người làm việc chăm chỉ, có hiệu quả cao, chế độ thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng công khai.

- Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách, chất lượng và thời gian cho các nơi làm việc Nguyên vật liệu được kiểm tra chặt chẽ trước khi nhập kho.

- Các tổ trưởng sản xuất thường xuyên kiểm tra sự chấp hành quy định sản xuất của công nhân, tiến hành kiểm tra giám sát tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất.

- Tiến hành bảo quản tốt thành phẩm tránh hiện tượng chất lượng bị giảm sút trước và sau khi nhập kho.

2.3 Xác định mặt hàng có vị trí chiến lược qua hiệu quả tiêu thụ sản phẩm:

Xuất phát là một doanh nghiệp nhà nước, nhưng Công ty cổ phần Sợi Trà Lý có quy mô sản xuất không phải lớn, có thể nói là nhỏ, hạn chế về nguồn lực tài chính nên công tác duy trì và mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn Trước tình hình phức tạp và biến động của thị trường, Công ty phải luôn xác định vị trí chiến lược mặt hàng qua công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty để từ đó giành những nguồn lực về tài chính, lao động cho mặt hàng đem lại doanh thu cao nhất cho Công ty Bằng cách đó doanh nghiệp dù có tổng nguồn lực ít hơn đối thủ vẫn có thể tạo ra ưu thế trong một lĩnh vực mà doanh nghiệp có cơ hội và khả năng giành thắng lợi.

Bảng 2.5: Tỷ lệ cơ cấu (doanh thu) sản phẩm

Doanh thu (%) Doanh thu (%) Doanh thu (%) Doanh thu (%) Doanh thu (%)

Sợi cho dệt kim 103993 80,7 103797 79,7 103321 79,1 111038 79,2 100231 78,6 Sợi đay các loại 3276 2,5 3521 2,7 2987 2,3 3287 2,3 3504 2,7

Bao tải các loại 21679 16,8 22951 17,6 24307 18,6 26397 18,5 23865 18,7 Tổng 128948 100 130251 100 130651 100 142615 100 127600 100

( Nguồn: Tính theo doanh thu tiêu thụ sản phẩm)

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THỜI GIAN QUA

3.1 Những kết quả đã đạt được trong việc chiếm lĩnh thị trường của Công ty cổ phần Sợi Trà Lý – Thái Bình:

Nhìn chung Công ty cổ phần Sợi Trà Lý đã có thị trường tiêu thụ khá ổn định tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Thành phố HồChí Minh Mặc dù thị trường miền Nam ở xa Công ty, chi phí vận chuyển

Công ty đã đáp ứng nhu cầu bằng cách kéo sợi có chỉ số cao, tỷ lệ pha trộn giữa Cotton và PE khác nhau nhằm đa dạng hóa mặt hàng này Với chất lượng tương đối cao nên Công ty Yên Thái – Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành đối tác lâu dài với Công ty, thu mua sản phẩm của Công ty sau đó phân phối đến các tỉnh thành miền Nam.

Tuy nhiên sản phẩm của Công ty lại chủ yếu tiêu thụ ở thị trường miền Nam, còn ở thị trường miền Bắc có nhu cầu tương đối lớn thậm chí là tương đương với thị trường miền Nam và ngày càng tăng về nhu cầu sợi Do đó, có thể nói rằng đây là thị trường tiềm năng mà Công ty cần chú trọng và khai thác triệt để hơn nữa thị trường này Mở rộng thị trường miền Bắc sẽ có nhiều lợi thế: khả năng thông hiểu đối tác dễ dàng hơn và có điều kiện áp dụng các hình thức phân phối sản phẩm trực tiếp, cũng như quảng bá sản phẩm được dễ dàng hơn.

Công ty không có doanh thu xuất khẩu cao, do thị trường nước ngoài vẫn còn là một thị trường rất mới đối với Công ty Từ năm 2007 trở lại đây, Công ty mới bắt đầu xuất khẩu được một số lô hàng sang Hàn Quốc Điều này do nhiêu nguyên nhân như: máy móc thiết bị còn cũ kĩ, lạc hậu so với các đối thủ trong và ngoài nước, khả năng cạnh tranh ít, giá cả , khâu quảng cáo, khả năng tìm đối tác của Công ty chưa được phát huy thế mạnh Song Công ty cần nghiên cứu tìm hiểu hơn nữa để có thể thâm nhập vào thị trường lớn này Để có được một thị trường tương đối ổn định tại một số tỉnh phíaBắc và phía Nam, toàn thể Công ty đã phải nỗ lực rất lớn Điều đáng tự hào nhất đối với Công ty cổ phần Sợi Trà Lý trong suốt mấy chục năm qua là dù khó khăn Công ty vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn luôn đạt yêu cầu, nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng và các tổ chức ghi nhận Đây cũng là kết quả của sự đầu tư thay mới máy móc thiết bị và đào tạo tay nghề cho công nhân cũng như trình độ quản lý cho cán bộ. Mặt khác do áp dụng nhiều biện pháp hạ giá thành sản phẩm nên so với những sản phẩm đồng chất lượng của các công ty sản xuất sợi khác thì giá thành của Công ty gần như ngang và thấp hơn Đây là một trong những yếu tố cạnh tranh hiệu quả với các sản phẩm ngoại nhập.

Bên cạnh đó so với những doanh nghiệp sản xuất sợi trong nước mới ra đời thì khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Sợi Trà Lý là cao hơn nhờ vào bề dày trong sản xuất kinh doanh mặt hàng đay, tạo được uy tín lâu năm trong ngành; và đã có thương hiệu riêng của mình “ SỢI TRÀ LÝ” – đây là một lợi thế cạnh tranh của Công ty Việc chuyển đổi mô hình từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần giúp cho Công ty có điều kiện cơ cấu lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, có các chính sách lương, thưởng gắn với hiệu quả hoạt động kinh doanh Sau khi cổ phần hóa việc giải quyết chính sách cho lực lượng dôi dư đã hoàn tất Số lao động của công ty cổ phần đều trẻ có sức khỏe, có trình độ văn hóa từ phổ thông trung học trỏ lên và có tinh thần hăng say lao động là nền tảng để thúc đẩy Công ty phát triển, sản phẩm được sản xuất ra dưới bàn tay của những người lao động giỏi.

Một ưu thế nữa của Công ty đó là bạn hàng của Công ty đều là những bạn hàng lâu năm, rất tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của Công ty Thêm nữa là nhờ vào khả năng ngoại giao, Công ty cổ phần Sơi Trà Lý đã giữ chân được các bạn hàng của mình, có quan hệ rộng với các đối tác, khách hàng từ đó có thế mở rộng thị trường của mình.

3.2 Những khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty:

Mặc dù đã đạt được một số kết quả trong việc chiếm lĩnh thị trường nhưng Công ty cổ phần Sợi Trà Lý vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại phải

Trước hết là vấn đề chất lượng sản phẩm Tuy Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn khó tránh khỏi những sản phẩm bị lỗi được đưa ra thị trường Thị trường trong nước khá dễ tính nên thường chấp nhận những lỗi nhỏ, nhưng ngược lại thị trường quốc tế lại rất khắt khe, chỉ cần có một lỗi dù rất nhỏ nào đó, dù có khắc phục được hay không cũng bị coi là vi phạm hợp đồng Vì thế, để có thể xuất khẩu được sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài đòi hỏi Công ty phải làm chặt chẽ khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó hầu hết máy móc của Công ty đã lạc hậu, trừ những thiết bị máy móc mới được đầu tư thì những máy móc cũ có từ những năm 80 nên thường xuyên hỏng hóc vặt làm tăng chi phí, giảm năng suất lao động Công nghệ cũ kỹ đã không cho phép Công ty đa dạng hóa sản phẩm Sản phẩm của Công ty mới chỉ đóng khung ở những sản phẩm thô như Sợi phục vụ cho dệt kim, Sợi đay, bao đay các loại Công ty chưa sản xuất được những sản phẩm mang tính thẩm mỹ , có mẫu mã hoa văn đẹp Đây là một bất lợi rất lớn vì các doanh nghiệp hiện nay đều đang có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm.

Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng chịu ảnh hưởng của thị trường cà phê xuất khẩu và dệt may Nếu hai thị trường này ổn định và phát triển nhanh thì việc tiêu thụ sản phẩm của Công cũng rất thuận lợi.

Thêm nữa, hiện nay có rất nhiều công ty Dệt có sản xuất sợi ra đời có lợi thế hơn về công nghệ kỹ thuật cạnh tranh gay gắt với Công ty cổ phần Sợi Trà Lý Do đó thị trường Sợi cạnh tranh rất khốc liệt.

Một khó khăn lớn nữa của Công ty cổ phần Sợi Trà Lý là công tácMarketing chưa có hiệu quả Do Công ty có quy mô nhỏ nên chưa có bộ phậnMarketing, mọi hoạt động về lĩnh vực Marketing đều do phòng kinh doanh của Công ty quyết định Công tác tổ chức hội nghị khách hàng do phòng kinh doanh phối hợp với phòng kế toán tài vụ tổ chức nhằm thu thập đánh giá, nhận xét về chất lượng, sản phẩm của Công ty sau đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp Nhưng công tác này cũng không được tổ chức hàng năm, mà có thể nói là cáo cuộc hội nghị khách hàng được tổ chức rất ít, vài năm mới tổ chức một lần Cũng như nhiều doanh nghiệp ở nước ta, Công ty cổ phần Sợi Trà Lý dành một chi phí rất nhỏ cho công tác Marketing nên trên thực tế công tác Marketing của Công ty chưa phát huy hiệu quả cao Thậm chí Công ty vẫn chưa có trang web riêng của mình Nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường, cũng có nghĩa là tồn tại sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt, nên việc đẩy mạnh hoạt động Marketing trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách với các doanh nghiệp nước ta nói chung cũng như Công ty cổ phần Sợi Trà

Lý nói riêng Và theo nghiên cứu số lượng đơn hàng thì thấy số lượng đơn hàng hàng năm, hàng quý, hàng tháng của Công ty là không đều nhau và thậm chí là có sự chênh lệch rất lớn Điều này khiến cho đôi lúc sản xuất bị gián đoạn Có những tháng nhà máy phải làm việc hết năng suất, nhưng có những thời gian công nhân lại rất nhàn rỗi Công ty chưa chủ động tìm kiếm đơn hàng, thị trường, đội ngũ làm công tác Marketing của Công ty còn thiếu kinh nghiệm hoạt động thị trường

Vậy đâu là nguyên nhân của những khó khăn tồn tại trên Đó là do: Công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm chưa nhiều và chưa có sự năng động Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ như: Quảng cáo, khuếch trương còn ít và chưa đạt yêu cầu đặt ra.

Công ty chưa có phòng thị trường với đầy đủ các nghiệp vụ và quyền hành theo đúng nghĩa của nó Công ty chỉ có phòng Nghiệp vụ kinh doanh nhưng hoạt động chưa có hiệu quả do không được đầu tư kinh phí Do đó hoạt động nghiên cứu thị trường chưa có hiệu quả cao để có thể tìm hướng đi đúng

Công ty chưa sử dụng hệ thống internet vào phục vụ việc khai thác nguồn hàng và bạn hàng.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TIẾP TỤC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ – THÁI BÌNH THỜI GIAN TỚI

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG

Một triết lý kinh doanh mà bất kỳ doanh nghiệp nào ngày nay cũng nắm rõ đó là: “ Sản xuất những thứ thị trường cần chứ không phải những thứ mình có” Đây cũng là quan điểm cơ bản mà bất kỳ nhà kinh doanh nào muốn thành công trên thị trường cần hiểu rõ Ta có thể hiểu một cách đơn giản là quan điểm này luôn hướng nhà kinh doanh nhìn ra thị trường, bởi thị trường chính là nơi đo lường chính xác nhất ưu, nhược điểm của doanh nghiệp Điều này không chỉ thức tỉnh ý thức về thị trường của chủ doanh nghiệp mà đòi hỏi toàn thể doanh nghiệp từ giám đốc, trưởng phòng, nhân viên, người lao động phải luôn nhận thức rằng những việc mình làm là đang hướng vào việc phục trường là việc hết sức quan trọng Đặc biệt, với Công ty cổ phần Sợi Trà Lý thì nó lại càng ý nghĩa hơn vì đây là một doanh nghiệp có truyền thống kinh doanh từ khá lâu, lại hoạt động trong cả hai thời kỳ kinh tế của đất nước là kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường.

Xây dựng một chiến lược thị trường là một việc làm rất khó khăn đòi hỏi phải tập hợp một lực lượng có kiến thức cũng như kinh nghiệm trong toàn Công ty Vì vậy, Công ty phải tổ chức ban soạn thảo trong đó Tổng giám đốc hay phó tổng giám đốc làm trưởng ban, các thành viên tham gia vào ban soạn thảo phải được lựa chọn từ các phòng ban và phải có sự tham khảo ý kiến của người lao động trong Công ty

Một số điểm cần lưu ý trong chiến lược thị trường này là:

 Phải nêu lên được tầm quan trọng của chiến lược thị trường để mọi người trong toàn Công ty luôn ý thức và hành động vì nó Công ty phải coi đó là kim chỉ nam cho mọi hành động và kiên quyết theo đuổi nó trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh.

 Nêu lên được tôn chỉ hành động của Công ty mình là: “ Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả” Mục tiêu của Công ty là uy tín phải được đặt lên hàng đầu, uy tín tạo ra chất lượng sản phẩm vì để giữ được uy tín của mình trên thị trường thì sản phẩm làm ra phải đạt chất lượng cao Sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao nhưng phải đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty Bởi có thế sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao nhưng chi phí lại quá tốn kém thì lợi nhuận cũng không thể cao được Vì thế đòi hỏi các lực lượng lao động trong doanh nghiệp phải cùng nhau đồng lòng góp sức hành động theo tôn chỉ màCông ty đã đề ra Đó cũng chính là một tuyên bố hành động đối với khách hàng nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Tôn chỉ hành động đã được các Công ty, tập đoàn kinh doanh nổi tiếng trên thế giới đưa ra từ đầu thế kỷ 20 Ta biết đến một số tôn chỉ hành động nổi tiếng sau:

- Người Nhật có một triết lý rất rõ ràng Họ coi lợi nhuận là phương tiện để duy trì sự nghiệp, mục đích kinh doanh là phục vụ và phát triển con người.

- Hãng Honda lại có một tôn chỉ hành động thể hiện rõ tham vọng chiếm lĩnh thị trường của mình và cũng thể hiện sự tự tin vào khả năng của chính mình, đó là: “ Thế giới là thị trường của chúng ta, của hãng Honda”.

- Các nhân viên IBM với bộ đồng phục màu xanh dương lại có một triết lý: “ IBM có nghĩa là phục vụ”.

 Công ty cũng cần xác định một cơ cấu sản phẩm tối ưu

Hai loại sản phẩm chủ yếu của công ty là sợi dệt vải các loại và sợi đay, bao đay Thực tế càng ngày các sản phẩm từ sơ thiên nhiên trong đó có đay càng được ưa chuộng bởi nó thân thiện với môi trường Vì thế Công ty cần nghiên cứu sản xuất các loại túi xách, rèm cửa, thảm chùi chân, thảm lót nền nhà bằng sợi đay tẩy trắng và đay màu có mẫu mã hoa văn đẹp mắt phù hợp với thị hiếu của các nước Châu Âu, Nhật hay Mỹ và cũng là để đa dạng hóa sản phẩm của mình, mở rộng cơ cấu sản phẩm. Đối với sản phẩm sợi phục vụ dệt kim được coi là mũi nhọn trong chiến lược phát triển thị trường Hiện nay sợi Cotton, sợi Polyester và sợi pha nối vê bằng máy ống tự động có chuốt sáp của công ty đang được khách hàng trong Nam ngoài Bắc tín nhiệm Công ty tận dụng lợi thế này để quảng bá sản phẩm tập trung vào các địa phương có dệt kim phát triển nhất là các doanh nghiệp dệt ở các làng nghề truyền thống như Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thành phố Hồ ChíMinh Bên cạnh đó với thế mạnh là một dây chuyền đồng bộ hiện đại nhưng chưa có chải kỹ, Công ty cần nhanh chóng đầu tư thiết bị chải kỹ để có sản phẩm đưa ra thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vải có chất lượng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Đối với sản phẩm từ đay là sợi đay và bao đay, Công ty thực hiện vừa đẩy mạnh sản xuất vừa đẩy mạnh tiêu thụ Xác định thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm này là thị trường miền Nam – thị trường xuất khẩu cà phê nhiều nhất ở nước ta nên có nhu cầu lớn về bao tải đay để xuất khẩu cà phê.

 Duy trì và phát triển thêm 1 đến 2 nhà phân phối sản phẩm tại các địa phương trên Đồng thời coi trọng bán lẻ cho các khách hàng có nhu cầu.

 Thông qua trung tâm xúc tiến xuất khẩu của Tổng Công ty và các khách hàng nước ngoài để tìm đối tác Công ty sẽ trực tiếp xuất khẩu sợi ra thị trường thế giới.

 Trước tiên là giữ vững khách hàng truyền thống và thị trường truyền thống Đồng thời tìm thêm khách hàng mới đặc biệt là thị trường xuất khẩu bao tải đay sang Châu Phi Mục tiêu là sản xuất và tiêu thụ hết gần 3000 tấn sợi và 2 triệu bao 1 năm Với kế hoạch sản lượng dự kiến sản xuất và tiêu thụ trong 3 năm đầu là:

Chủng loại hàng Đơn vị 2009 2010 2011

Sợi đay đơn Nm 2.5 Tấn 900 950 1000

Sợi đay xe Nm 2,7/2 Tấn 200 200 200

Bao tải đay loại 70 1000 cái 2000 2000 2000

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING

2.1 Thành lập phòng Marketing hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm:

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm mọi cách thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình; tiêu thụ sản phẩm nhanh mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển Và để hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm thì vai trò của Marketing trong doanh nghiệp rất quan trọng. Marketing sẽ thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chính sách về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường mục tiêu.

Bất kì một doanh nghiệp nào muốn đưa ra những quyết định đúng đắn thì phải dựa trên những thông tin được thu thập chính xác Trong công tác tiêu thụ muốn có một chiến lược sản phẩm hợp lý, một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả thì ta phải nghiên cứu thị trường về nhu cấu sản phẩm. Công tác nghiên cứu sản phẩm tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định tốt phương hướng sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn đồng thời làm cho quá trình sản xuất kinh doanh có thể thực hiện nhanh chóng, nhịp nhàng Từ những kết quả nghiên cứu được, doanh nghiệp còn nâng cao được khả năng thích ứng của sản phẩm mình sản xuất ra với yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Vì vậy, công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường không thể thiếu được trong việc nâng cao hiệu quả quá trình tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.

Nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng như vậy, nhưng hiện nay Công ty cổ phần Sợi Trà Lý vẫn chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường Do đó, Công ty nên thành lập một bộ phận Marketing Trong thời kỳ đầu, bộ phận này có thể nằm trong phòng Nghiệp vụ kinh doanh của Công ty hiện nay, nhưng khi tình hình sản xuất đã phát triển hơn thì Công ty nên tách riêng bộ phận này thành một phòng độc lập là phòng Marketing dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, có quy chế rõ ràng.

Sơ đồ 3.1: Phòng Marketing trong tương lai

Nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:

+ Trưởng phòng: Là người trực tiếp năm bắt chiến lược sản xuất kinh doanh của toàn công ty Từ đó đề ra các hoạt động nghiên cứu, nêu ra các chiến lược Marketing phù hợp Đồng thời trưởng phòng phải chỉ đạo phối hợp các hoạt động của bộ phận chức năng và bộ phận tác nghiệp ra quyết định cuối cùng về các biện pháp Marketing mà Công ty sẽ thực hiện, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các quyết định của mình.

+ Bộ phận nghiên cứu thị trường: Có nhiệm vụ thu thập thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh và khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty từ các nguồn thông tin nội bộ và bên ngoài Công ty, từ các thông tin thu được tiến hành xử lý, phân tích, chọn lọc, tổng hợp báo cáo lên cấp trên.

+ Bộ phận lập chương trình Marketing: Có nhiệm vụ tiếp nhận báo cáo kết quả phân tích của bộ phận nghiên cứu thị trường Sau đó làm công tác dự báo,

Chuyên viên quản lý về sản phẩm mới

Chuyên viên quản lý tiêu thụ và kích thích tiêu thụ sản phẩm

Bộ phận nghiên cứu thị trường

Bộ phận lập chương trìnhMarketing lập kế hoạch cho hoạt động thị trường, đề ra các phương hướng hoạt động cho hệ thống Marketing.

+ Chuyên viên về sản phẩm mới: Là những người phải có kiến thức vững vàng về thiết kế sản phẩm mới Bộ phận này có nhiệm vụ tìm kiếm, chọn lọc và thiết kế sản phẩm mới đồng thời kết hợp với những nghiên cứu phát triển của mình với phòng kỹ thuật và phòng tài vụ tiến hành sản xuất thử.

+ Chuyên viên tiêu thụ và kích thích tiêu thụ sản phẩm: Là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp tuyên truyền, khuyến mại, mở các hội nghị khách hàng để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của công ty Những chuyên viên này phải là những người năng động có khả năng kích thích người tiêu dùng, do đó mà đòi hỏi họ phải có khả năng giao tiếp tốt và kiến thức về Marketing,

Về nhân sự Công ty có thể chọn những cán bộ có kinh nghiệm hoạt động thị trường, hay tiến hành tổ chức thi tuyển Người phụ trách bộ phận này phải là người có chuyên môn kiến thức về thị trường và công tác tiếp thị sản phẩm Chức năng của phòng Marketing là nghiên cứu, điều tra tổng hợp về nhu cầu sản phẩm sợi đay của các doanh nghiệp trên từng vùng thị trường: miền Bắc, miền Nam, nước ngoài Trên cơ sở những thông tin thu thập được, phòng sẽ tiến hành đánh giá, phân tích đưa ra những kết luận về khả năng của Công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường hiện tại và trình Tổng giám đốc xét duyệt. Việc tổ chức phòng Marketing theo sơ đồ trên có ưu điểm là đơn giản về mặt hành chính Mỗi mảng của Marketing đều có người phụ trách Song để hoạt động Marketing thực sự có hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người phụ trách các mảng khác nhau.

2.1.2 Trang thiết bị cho phòng Marketing để hỗ trợ cho hoạt động của

Bên cạnh việc tổ chức về nhân sự Công ty cũng cần quan tâm đến các trang thiết bị cho công tác Marketing Trước hết là trang bị hệ thống hiện đại để tiến hành lưu trữ thông tin Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian trong việc tra cứu và xử lý thông tin và kết quả của nghiên cứu thị trường sẽ được đưa ra nhanh chóng, kịp thời Mặt khác, Công ty còn phải tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho hoạt động của phòng Marketing

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đang ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nhất là các giao dịch kinh tế ngoại thương như hoạt động xuất nhập khẩu Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa coi trọng việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh Công ty vẫn chưa có trang web riêng, chưa có người phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin cho công ty dẫn đến những rủi ro trong bảo mật thông tin, hạn chế khả năng quảng bá thông tin của Công ty, khiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty giảm đi đáng kể Vì vậy, xây dựng trang web riêng cho Công ty là công việc cần thực hiện ngay trong thời gian tới Một trang web riêng sẽ giống như một trụ sở trên mạng vậy, đó sẽ là nơi diễn ra các giao dịch trực tuyến của Công ty và cũng là công cụ phục vụ cho các chiến lược Marketing hiện tại và trong tương lai Việc lập một trang web không hề khó khăn, mà còn rất rõ ràng Việc đăng ký tên miền khá đơn giản và chi phí duy trì tên miền cũng không phải là lớn, hoàn toàn nằm trong khả năng của Công ty Tuy nhiên, Công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin và quản lý thông tin trên trang web của mình Việc tạo dựng trang web riêng cho công ty có tác dụng rất to lớn:

- Với website riêng này, Công ty có thể tiếp với bất cứ đối tác, khách hàng nào bất kể vị trí địa lý, quốc gia, vùng lãnh thổ.

- Website cũng là một biểu tượng cho vị thế của Công ty Website càng được chăm chút, thường xuyên được cập nhật thông tin sẽ tạo ra ấn tượng tốt cho những người quan tâm truy cập, rằng đây là một công ty có chất lượng quản lý cao và chuyên nghiệp.

- Website còn tạo ra một kênh thông tin liên kết với khách hàng Họ có thể truy cập vào trang web của Công ty để xem xét các sản phẩm của Công ty có phù hợp với nhu cầu của mình hay không.

 Phòng Nghiệp vụ kinh doanh trong thời gian tới cũng nên tăng cường nhân viên để nghiên cứu các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp dệt kim ở thị trường truyền thống và thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng nhất là sản phẩm sợi phục vụ cho dệt kim nên được tiếp thị quảng cáo.

Công ty cũng nên chú trọng đến Marketing quốc tế, nhất là thị trường ở các nước Châu Phi, Canada, Nhật, Hàn Quốc

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

Sản phẩm của Công ty Sợi Trà Lý mới ra đời nhưng đã được nhiều khách hàng là các doanh nghiệp dệt biết đến bởi chất lượng tốt có các chỉ tiêu chất lượng đều cao Thông qua hệ thống khách hàng và thị trường tiêu thụ Công ty phấn đấu giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu dùng sợi của khách hàng Hiện nay, Công ty cũng đã có một thương hiệu “Sợi Trà Lý” của riêng mình Vì vậy, Công ty cần cố gắng giữ vững và phát triển thương hiệu của mình đi xa hơn nữa.

Cách thức thông thường mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thực hiện để xây dựng thương hiệu của mình là thông qua các chiến lược và truyền thông Marketing để tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, truyền đi thông tin về doanh nghiệp (Quảng cáo là một hình thức phổ biến nhất Các chiến lược quảng cáo rầm rộ, đặc sắc, tổ chức các sự kiện, hoạt động tài trợ ) và cung ứng những sản phẩm và dịch vụ tốt tới khách hàng. Nhưng bản chất của việc xây dựng chiến lược thương hiệu là tạo ra và duy trì, phát triển mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp với khách hàng. Việc thực hiện các chiến lược truyền thông chủ yếu là tạo dựng, duy trì hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng, còn việc duy trì và phát triển bền vững mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng lại chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp Đây là điều mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thấy được Do đó, để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng các doanh nghiệp cần phải thực hiện thông qua chiến lược xây dựng thương hiệu trong nội bộ doanh nghiệp, ghi dấu ấn thương hiệu vào tâm trí nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp Đây cũng là cách thức ít tốn kém nhất.

Chính vì vậy, Công ty cổ phần Sợi Trà Lý phải hình thành cho nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp quan điểm về doanh nghiệp, giúp họ hiểu về sứ mệnh, tầm nhìn, những giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp để họ truyền tải những thông điệp đó tới khách hàng, giúp hình thành nên hình ảnh doanh thông qua cách thức cung ứng sản phẩm và dịch vụ của Công ty tới khách hàng Nếu như khách hàng phải giao tiếp với những nhân viên không tự hào về công việc, về Công ty mình, giao tiếp thì cục cằn thô lỗ, coi công việc và việc phục vụ khách là một gánh nặng khiến khách hàng cảm thấy bực mình khó chịu thì những giao tiếp đó sẽ làm xói mòn dấu ấn và niềm tin của khách hàng và công chúng mà Công ty đã gây dựng được.

Xây dựng hình ảnh văn hóa doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết Công ty cần có những nội quy định về hành vi nhân viên, thưởng phạt rõ ràng, minh bạch tránh tình trạng hiểu nhầm cho nhân viên.

Bên cạnh đó Công ty cũng nên xây dựng hệ thống ký hiệu, biểu trưng cho công ty như là hình ảnh, Logo của Công ty đến trang phục nhân viên. Những đặc điểm không thay đổi và dễ tạo ấn tượng xã hội, thành niềm tự hào của các thành viên trong công ty.

Thêm nữa là một nề nếp tài chính trong doanh nghiệp như: cách thức tiền lương, thưởng, các quy định về tạm ứng, nguyên tắc hạch toán, kiểm toán Các nguyên tắc tài chính phải luôn rõ ràng, minh bạch nếu muốn trở thành văn hóa doanh nghiệp.

Vai trò của người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp là rất lớn trong quá trình hình thành nên nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp Vì vây, người lãnh đạo phải là người đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Công ty,và là những người có trình độ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ.

Công ty phải coi chính nhân viên của mình như những khách hàng,giúp họ hài lòng với công việc, đào tạo huấn luyện để họ hiểu được các giá trị thương hiệu doanh nghiệp và văn hóa Công ty, giúp hình thành nhận thức và định hướng hành vi của họ thể hiện được giá trị thương hiệu doanh nghiệp.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THEO TIÊU CHUẨN ISO – 9001: 52 KÊT LUẬN

Trong một nền kinh tế thị trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì một doanh nghiệp đã xây dựng thành công hệ thống đo lường chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO là một lợi thế cạnh tranh rất lớn Đặc biệt với Công ty cổ phần Sợi Trà Lý, một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường sợi, nhưng mới chỉ là thị trường trong nước thì việc xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn ISO là điều cần thiết hơn bao giờ hết Vì thị trường quốc tế rất khó tính đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đang được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng “ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là một hệ thống quản lý chất lượng so với các hệ thống quản lý khác có nhiều ưu điểm và được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp Có thể nói nó là giấy thông hành để doanh nghiệp đi vào thị trường thế giới.” – Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức - GS.TS Nguyễn Đình Phan – (trang 148) ISO 9000 nhấn mạnh vào việc phòng ngừa, mục tiêu là nhằm ngăn ngừa những khuyết tật về chất lượng.

Những triết lý cơ bản mà ISO 9000 đưa ra về một hệ thống quản lý chất lượng là phù hợp với những đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện nay Thể hiện ở những điểm sau:

- Hiệu quả chất lượng là vấn đề chung của toàn bộ tổ chức

Phải làm đúng, làm tốt ngay từ ban đầu.

- Nêu cao vai trò phòng ngừa là chính trong mọi hoạt động của tổ chức Việc tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của hệ thống và những biện pháp phòng ngừa được tiến hành thường xuyên với những công cụ kiểm tra hữu hiệu.

- Thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội là mục đích của hệ thống đảm bảo chất lượng, do đó vai trò của nghiên cứu và cải tiến sản

- Đề cao vai trò của dịch vụ theo nghĩa rộng, tức là quan tâm đến phần mềm của sản phẩm, đến dịch vụ sau bán hàng Việc xây dựng hệ thống phục vụ bán và sau bán hàng là một phần quan trọng của chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp Thông qua các dịch vụ này uy tín của doanh nghiệp ngày càng lớn và đương nhiên lợi nhuận sẽ tăng.

- Trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của tổ chức thuộc về từng người Phân định rõ trách nhiệm của từng người trong tổ chức, công việc sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.

- Quan tâm đến chi phí để thoả mãn nhu cầu- cụ thể là đối với giá thành Phải tìm cách giảm chi phí ẩn của sản xuất, đó là những tổn thất do quá trình hoạt động không phù hợp, không chất lượng gây ra, chứ không phải do chi phí đầu vào.

- Điều nổi bật xuyên suốt bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là các vấn đề liên quan đến con người Nếu không tạo điều kiện để tất cả mọi người nhận thức được đúng vai trò và tầm quan trọng của chất lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ và không tạo cho họ có điều kiện phát huy được mọi khả năng thì hệ thống chất lượng sẽ không đạt được kết quả như mong đợi.

ISO 9001 là một trong bộ ba tiêu chuẩn ISO 9001,9002,9003 của ISO 9000:2000.

Nói chung, doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm:

- Thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng

- Phát huy được yếu tố con người

- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Phát huy được mọi nội lực của doanh nghiệp

Xây dựng thành công hệ thống đo lường chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9000 Công ty sẽ thực hiện được các nhu cầu về chất lượng sản phẩm một cách có hiệu quả và tiết kiệm nhất Các nhà điều hành không cần can thiệp thường xuyên vào các tác nghiệp kinh doanh nhờ vào hệ thống hồ sơ tài liệu chất lượng có thể dùng làm tài liệu để đào tạo và huấn luyện nội bộ Và Công ty có thể chủ động trong việc bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu bằng cách yêu cầu nhà cung cấp thiết lập hệ thống làm việc theo ISO 9000 Mặt khác, nó còn tăng uy tín của Công ty về đảm bảo chất lượng, cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty, cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của Công ty đều được kiểm soát.

Thực tế khi xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài trong 2 năm trở lại đây các khách hàng nước ngoài cũng đã yêu cầu Công ty phải có chứng nhận ISO

9000 nếu không họ sẽ không hợp tác với Công ty nữa.

Vì vậy áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 là việc rất cần thiết mà Công ty nên thực hiện.

Do đó ngay từ bây giờ, Công ty phải nâng cao chất lượng sản phẩm đổi mới công nghệ để có thể đạt được chứng nhận ISO về chất lượng sản phẩm.Bên cạnh đó, nguồn nhân lực, đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn tay nghề cao mới có thể làm ra những sản phẩm có chất lượng cao Công ty nên có chiến lược phát triển nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức: Đào tạo nguồn nhân lực

- Tiếp tục xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là các cán bộ kinh doanh. Nhanh chóng đưa lực lượng trẻ mới tốt nghiệp các trường cao đẳng và đại học vào các vị trí như khai thác và mở rộng thị trường, XNK và chăm sóc khách hàng Thông qua việc giao nhiệm vụ từng phần, để đào tạo tại chỗ tiến tới đưa dần vào các vị trí quan trọng.

- Đối với đội ngũ công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm, Công ty có kế hoạch đào tạo kỹ thuật, sử dụng thành thạo các loại máy móc, dây chuyền hiện đại

- Thông qua quản lý theo hệ thống ISO 9001- 2000 mà Công ty áp dụng, việc kiểm tra chức năng nhiệm vụ, quy trình công nghệ một cách chặt chẽ và thường xuyên nhằm nâng cao nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường đối với sản phẩm hàng hóa của Công ty. Đổi mới hệ thống quản lý

Ngày đăng: 07/08/2023, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w