1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1

70 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Mô Hình Toán Kinh Tế Trong Xếp Hạng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Thăng Long
Tác giả Trần Thế Hưng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh, ThS. Hoàng Bích Phương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Toán Kinh Tế
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 580,67 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (9)
    • 1.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM (9)
      • 1.1.1. Khái niệm rủi ro (9)
      • 1.1.2. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng (9)
    • 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG (13)
      • 1.2.1. Tín dụng (13)
      • 1.2.2. Rủi ro tín dụng (14)
      • 1.2.3. Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng (16)
      • 1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng (17)
      • 1.2.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại (21)
    • 1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG (21)
      • 1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng (21)
      • 1.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng (21)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV (27)
    • 2.1. TỔ CHỨC XẾP HẠNG TÍN DỤNG (27)
      • 2.1.1. Trên thế giới (27)
      • 2.1.2. Tại Việt Nam (29)
    • 2.2. XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG (31)
      • 2.2.1. Giới thiệu chung (31)
      • 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV (33)
      • 2.2.3. Đánh giá hiệu quả công tác xếp hạng tín dụng tại BIDV (35)
  • CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG (43)
    • 3.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG (43)
      • 3.1.1. Mô hình điểm số - Mô hình E.i.Altman (43)
      • 3.1.2 Mô hình ước lượng chỉ số Z – mô hình hồi quy bội (43)
      • 3.1.3. Mô hình tính xác suất nợ khó đòi – mô hình LOGISTIC (44)
      • 3.2.1. Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp (47)
      • 3.2.2. Xây dựng mô hình Logit với biến số cụ thể của các doanh nghiệp là khách hàng của BIDV (49)
      • 3.2.3. Ứng dụng mô hình Logit dự báo tình trạng nợ cho hai doanh nghiệp. .56 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XHTD TẠI BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG (62)
      • 3.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng (63)
      • 3.3.2. Quan tâm đến công tác thu thập thông tin tín dụng (63)
      • 3.3.3. Tuân thủ nghiêm ngặt của quy trình tín dụng (64)
      • 3.3.4. Sử dụng một số nghiệp vụ phái sinh tín dụng để giảm thiểu rủi ro (64)
  • KẾT LUẬN...............................................................................................................61 (66)

Nội dung

LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến Do đó trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống đều có thể xảy ra rủi ro Các ngân hàng thuơng mại luôn luôn phải đối mặt với các loại rủi ro đó có thể là rủi ro do khách hàng trả nợ không đúng hạn, cũng có thể là do ngân hàng không đáp ứng đuợc nhu cầu rút tiền của người gửi tiền.

Ngân hàng thuơng mại là doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt (hàng hoá tiền tệ), tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và chủ yếu trong đó là các loại tiền gửi phải trả khi có yêu cầu Nguồn tiền của các ngân hàng thuơng mại đang có thay đổi mạnh mẽ do sự gia tăng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, giữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hoá Các nguồn tiền của cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn Điều này tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn tiền song lại làm tăng tính kém ổn định của cả hệ thống Ngoài ra tài sản của các ngân hàng chủ yếu là các động sản tài chính như các khoản cho vay, chứng khoán với tính rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng rất cao Công nghệ của Ngân hàng ngày càng phát triển cho phép các Ngân hàng có thể chuyển nguồn tiền đầu tư của mình tới những vùng xa trụ sở Điều này vừa làm giảm bớt rủi ro của Ngân hàng do đa dạng hoá khách hàng nhưng đồng thời cũng làm tăng tính rủi ro so những biến động lớn trên thị trường Thế giới, khu vực và do Ngân hàng không kiểm soát tốt được các khoản vay…Điều này không chỉ xảy ra ở thị trường Việt Nam mà còn diễn ra ở trên Thế giới Tóm lại tất cả các loại rủi ro của ngân hàng đều có bản chất chung đó là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng.

1.1.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Dựa vào những tiêu thức khác nhau mà rủi ro của ngân hàng được chia thành những loại khác nhau Tuy nhiên trong phạm vi hoạt động của các Ngân hàng thuơng mại có thể tổng hợp thành một số loại rủi ro cơ bản sau: a) Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng gây ra những tổn thất mà Ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng không trả đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn.

Khi thực hiện bất kỳ một hoạt động cho vay cụ thể nào đó thì Ngân hàng không dự kiến khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lý toàn bộ Ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung Vì vậy, khi tổn thất dưới mức tổn thất dự kiến, Ngân hàng coi đó là một thành công trong quản lý. b) Rủi ro lãi suất

Khi huy động vốn của doanh nghiệp hoặc dân cư, Ngân hàng sẽ phải trả lãi. Còn khi tài trợ thì Ngân hàng sẽ thu lãi Lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng và ngược lại cũng có thể gât ra tổn thất cho Ngân hàng Do đó rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm, khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến Ngoài ra rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau như rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãi suất, và rủi ro quyền chọn đi kèm.

 Một số nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất có thể là:

- Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản, và chế độ lãi suất cố định.

- Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến.

Rủi ro lãi suất là một loại rủi ro thị trường quan trọng, đặc biệt trong điều kiện lãi suất thay đổi như hiện nay Vì thế, việc thực hiện các biện pháp để hạn chế rủi ro lãi suất cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý rủi ro của Ngân hàng thuơng mại.

 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất:

- Cần duy trì cân đối các khoản vay nhạy cảm với lãi suất bên tài sản nợ và tài sản có.

- Cần sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt với những khoản vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tương xứng, hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi.

- Sử dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bang, như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp động tương lai do không cân xứng tài sản có; thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền lựa chọn lãi suất. c) Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàng phải gánh chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên có sự dao động Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của Ngân hàng hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời Mặc dù vậy cũng có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho Ngân hàng.

 Các nhân tố tác động đến rủi ro tỷ giá:

- Các chính sách của chính phủ.

- Sự đầu cơ trên thị trương.

- Tính nhạy cảm của thị trường.

- Sự ổn định về chính trị.

Một số đồng tiền có sự biến động về tỷ giá rất lớn trong khi đó một số đồng tiền lại có sự biến động ít hơn.

 Một số giải pháp để hạn chế rủi ro tỷ giá:

Sử dụng một số công cụ - các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ để quản lý rủi ro. Việc phòng ngừa rủi ro của giao dịch kỳ hạn bằng một giao dịch Swap, dùng giao dịch quyền chọn để hạn chế rủi ro.

Việc nắm giữ một loại ngoại tệ nào đó quá nhiều là mạo hiểm vì khiến Ngân hàng phải gánh chịu rủi ro tỷ giá phát sinh Do đó Ngân hàng nên thực hiện đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinh doanh tránh những phị thuộc quá nhiều vào Đôla Mỹ, phân tán rủi ro, thích nghi được với nhũng biến động bất thường về tỷ giá. d) Rủi ro thanh toán

Rủi ro thanh toán là những tác động do sự biến động của Tài sản Nợ và Tài sản Có trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, làm cho Ngân hàng không có đủ tiền để thực hiện các cam kết với khách hàng, nói cách khác Ngân hàng không có khả năng thanh toán các giao dịch của khách hàng theo các cam kết.

Một số nguyên nhân có thể gây ra rủi ro thanh khoản:

- Do Ngân hàng sử dụng vốn để đầu tư, cho vay, nhưng chưa thu hồi được vì chưa đến kỳ hạn khách hàng trả nợ, nhưng Ngân hàng phải thanh toán các khoản nợ đến hạn (do sự biến động của tài sản Nợ và Tài sản Có trong quá trình hoạt động).

- Do có nhiều khoản vay kém chất lượng nên Ngân hàng không thu được nợ, điều này làm cho Ngân hàng không đủ tiền để thực hiện các cam kết với khách hàng, nói cách khác Ngân hàng không có khả năng thanh toán các giao dịch của khách hàng theo các cam kết như thiếu hoặc mất khả năng thanh toán.

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Tín dụng là là loại tài sản mà có thể nói là chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của NH.

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay lại người sở hữu với giá trị lớn hơn ban đầu. b) Phân loại tín dụng

Ngân hàng thường cung cấp rất nhiều loại tín dụng và cho nhiều đối tượng khách hàng với những mục đích khác nhau Để tránh nhầm lẫn và để có cái nhìn tổng quát về các loại tín dụng thì người ta phân loại tín dụng theo một số tiêu chí sau:

- Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn dưới 1 năm.

- Tín dụng trung hạn: Có thời hạn từ 1 đến 5 năm.

- Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm.

● Theo đối tượng khách hàng:

- Tín dụng với khách hàng cá nhân.

- Tín dụng với khách hàng doanh nghiệp.

● Theo mức độ tín nhiệm khách hàng:

- Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của người thứ ba.

- Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của người thứ ba.

1.2.2 Rủi ro tín dụng a) Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Bất kì một khoản tín dụng nào được cấp ra thì đều phải tuân thủ theo ba nguyên tắc cơ bản sau đây: i) Khoản tín dụng đó phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả ii) Khoản tín dụng đó phải có tài sản đảm bảo. iii) Khoản tín dụng đó phải được hoàn trả cả vốn và lãi theo đúng kì hạn đã cam kết.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vì một lý do nào đó (có thể là chủ quan hoặc khách quan) khiến cho nguyên tắc thứ 3 bị vi phạm, tức là khoản tín dụng đó không được hoàn trả đúng kì hạn đã cam kết Thì điều này sẽ khiến cho NH sẽ phải chịu một số tổn thất như: Thiếu vốn khả dụng, mất khả năng thanh toán… những tổn thất này người ta gọi là rủi ro tín dụng Vậy ta có thể đưa ra một khái niệm đầy đủ về rủi ro tín dụng như sau:

“Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu do người vay vốn hay người sử dụng vốn của ngân hàng không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kì lý do nào”. b) Phân lại rủi ro tín dụng

Căn cứ vào khái niệm rủi ro tín dụng, thì ta có thể chia rủi ro tín dụng ra thành các loại sau:

 Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Điều này có thể gây ra hai ảnh hưởng: i) Ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn của NH

Chẳng hạn khi NH huy động nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng với trị giá là 1 triệu USD để tiến hành hoạt động cho vay đảm bảo sử dụng vốn một cách có hiệu quả Nếu như NH cho khách hàng A vay thời hạn là 9 tháng, để sử dụng tối đa đồng vốn, NH dự định cho khách hàng B vay 3 tháng tiếp Nhưng nếu sau 9 tháng, khách hàng A không hoàn trả được vốn tín dụng, lúc này buộc NH phải huy động ở trên thị trường để bù đắp vốn cho vay chưa được thu hồi từ khác hàng A Có thể là đi vay ngân hàng khác, hoặc đi vay ngân hàng trung ương, hoặc là phải bán các giấy tờ có giá, thậm chí có thể bán ngay khoản tín dụng đó Nhưng trong trường hợp đó, NH vẫn phải chịu một khoản tổn thất do chi phí vay vốn cao hơn, và tốn một khoản thời gian, đấy là chưa nói đến khả năng không thể huy động được Khi đó NH sẽ mất đi một cơ hội đầu tư, tức là không thể cho khách hàng B vay được, do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của chính NH. ii) Gây cản trở và khó khăn cho việc chi trả cho người gửi tiền

NH là một tổ chức đi vay để cho vay Chính vì vậy, khi NH huy động được một khoản tiền thì ngay lập tức, NH sẽ dùng số tiền đó để đầu tư cho vay Nếu khi đến hạn trả mà người vay không trả nợ cho NH, NH sẽ không đủ tiền để thanh toán cho khách hàng gửi tiền vào, điều này sẽ làm giảm khả năng thanh toán và uy tín của NH.

 Rủi ro không có khả năng trả nợ: Là rủi ro sẽ xảy ra trong trường hợp khi doanh nghiệp đi vay đã mất khả năng chi trả Vì vậy, NH chỉ còn trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp để đỡ đi một phần nợ gốc Mặc dù vậy, vấn đề này hết sức khó khăn vì một số nguyên nhân sau:

 Giá trị thanh lý bị giảm rất nhiều so với thời điểm thẩm định ban đầu.

 Bản thân tài sản thanh lý đó rất khó bán vì không ai muốn mua chúng.

 Giá trị của tài sản thường bị chia sẻ với các chủ nợ ưu tiên trước như: nộp thuế cho nhà nước hay trả lương cho cán bộ nhân viên…

Nói tóm lại thì các món nợ thuộc loại rủi ro này rất phức tạp, khó thu hồi và là gánh nặng thật sự đối với NH Có nhiều cách phân loại nợ:

- Theo phương pháp định lượng: Phân ra làm 5 nhóm

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như là các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay hay chấp nhận thanh toán.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm có nợ quá hạn dưới 90 ngày và cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm có nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90 ngày

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao có gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 90 ngày đến 180 ngày.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm có nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh trờ chính phủ xử lý.

- Theo phương pháp định tính:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm có nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm có nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.

1.2.3 Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng a) Những nguyên nhân khách quan

● Những nguyên nhân bất khả kháng: Những nguyên nhân bất khả kháng sẽ tác động tới người vay, làm cho họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng

● Do tác động của chu kì khách quan của nền kinh tế: Bất kì nền kinh tế nào cũng có chu kì phát triển theo một ngưỡng nhất định.

● Cơ chế chính sách của nhà nước: Sự thay đổi trong cơ chế và chính sách của nhà nước có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

1.3.1 Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng a) Đối với các tổ chức tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, việc cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của NH Đối với hầu hết các NH thì dư nợ tín dụng thường chiếm hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng thì chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 trong tổng thu nhập của NH Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh NH lại có xu hướng tập trung chủ yếu và danh mục tín dụng Trong hoạt động của mình, nhìn chung là các NH chỉ chấp nhận rủi ro tín dụng mà mức thiệt hại tối đa không cao hơn mức lợi nhuận mong đợi b) Đối với nền kinh tế

Rủi ro tín dụng không chỉ gây ra thiệt hại cho NH, vì nguồn vốn của NH chủ yếu được huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội Vì thế, rủi ro tín dụng có thể làm giảm niềm tin của người gửi tiền, ở mức độ rất nghiêm trọng, hiện tượng rút tiền hàng loạt có thể xảy ra Nếu không có đủ dự phòng và xử lý kịp thời, NH có thể bị sụp đổ và có thể gây ra hiệu ứng lan truyền đặc trưng của hệ thống NH, ảnh hưởng tồi tệ một cách sâu rộng tới nền kinh tế. Ở khía cạnh hiệu quả đầu tư xã hội, rủi ro tín dụng xảy ra có là thể đồng nghĩa với khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả, không mang lại lợi ích cho xã hội Mặt khác, nếu như NHTM nhà nước gặp phải rủi ro tín dụng, có thể nhận được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước Khi đó ngân sách của nhà nước sẽ phải cắt giảm khoản chi cho các mục tiêu khác Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế của đất nước.

Do đó việc quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể hơn là việc hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị tín dụng là tiền đề của của việc mở rộng tín dụng có hiệu quả, cũng là mở rộng tín dụng của NH.

1.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng a) Phân tích tín dụng Đối với mỗi một đơn xin vay thì cán bộ tín dụng cần phải trả lời được 3 câu hỏi căn bản sau:

- Người xin vay có thể tín nhiệm và anh biết họ như thế nào?

- Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm bảo vệ được ngân hàng và người gửi tiền, và người xin vay có khả năng hoàn trả nợ mà không cần đến một sức ép nào?

- Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu hồi nợ bằng tài sản hay thu nhập của người vay một cách nhanh chóng với chi phí thấp và rủi ro thấp?

 Người xin vay có thể tín nhiệm?

 Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng: Người xin vay phải có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ cho NH khi đến hạn Nếu cán bộ tín dụng không biết chính xác được tại sao khách hàng lại xin vay tiền, thì cần phải làm rõ ràng mục đích xin vay là gì Khi mục đích xin vay đã rõ ràng thì cán bộ tín dụng lại phải xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng, và thiện chí trả nợ của người vay gọi chung là “ tư cách người vay” (character) Nếu như phát hiện thấy người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏa thuận, thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không, rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.

 Năng lực của người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng với

NH Ví dụ, ở hầu hết các nước đều quy định đối với người dưới 18 tuổi sẽ không đủ tư cách pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng Tương tự, cán bộ tín dụng cũng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty.

 Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập chung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để có thể tạo ra tiền, đó là: (i) luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii) tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng.

 Bảo hiểm tiền vay: Khi đánh giá về khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộn tín dụng phải tự đặt ra câu hỏi: liệu người vay có sở hữu một giá trị nào hay tài sản nào có chất lượng để hộ trợ cho khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: điều kiện, tuổi thọ và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay Công nghệ là một khía cạnh cũng phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu như tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu, thì giá trị giảm đi rất nhiều và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày.

 Các điều kiện: Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh, ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng. Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, thì hầu hết các ngân hàng đều duy trì các phai dữ liệu thông tin bao gồm các mẫu báo cáo có liên quan, các bài tạp chí, và các báo cáo nghiên cứu.

 Kiểm soát: Thường tập trung vào những vấn đề như: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng?

 Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm?

 Lý do nhận bảo đảm tín dụng:

Mục đích của việc ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng là:

 Thứ nhất, nếu như người vay không trả nợ theo quy định, thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ.

 Thứ hai, việc nhận bảo đảm tín dụng tạo cho ngân hàng lợi thế về tâm lý so với người vay Bởi vì một tài sản khi đã là vật đặt cọc( như xe hơi, đất đai…), thì buộc người đặt cọc( người vay) phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gánh những tài sản giá trị của mình.

 Các loại bảo đảm tín dụng thông thường:

 Tài khoản phải thu: Ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng bằng việc quy định tỷ lệ % (thường là 40% – 90% ) giá trị của tài khoản phải thu theo số liệu cân đối trên bảng cân đối tài chính Khi khách hàng của người vay thanh toán tiền hàng mua chịu, thì số tiền này được dùng để trả nợ cho ngân hàng.

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV

TỔ CHỨC XẾP HẠNG TÍN DỤNG

Từ đầu thế kỷ 20, thì trên thế giới bắt đầu hình thành xếp hạng tín dụng Ra đời sớm nhất là công ty xếp hạng Moody’s, cho đến nay thì trên thế giới đã có hàng trăm tổ chức xếp hạng tín dụng lớn nhỏ khác nhau, với nhiều phương pháp và công nghệ mới Trong đó phải kể đến là hai công ty Stanđar $ Poor ( S $ P) và Moody’s.

Công ty Moody's được thành lập vào năm 1909, do John Moody - người có công đầu trong sự ra đời của hệ thống xếp hạng tín dụng trên thế giới thành lập nên. Công ty này hoạt động chủ yếu là ở Mỹ nhưng có nhiều các chi nhánh ở trên toàn thế giới Khi mới được thành lập, công ty chỉ tiến hành xếp hạng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nhưng hiện nay với sự phát triển lớn mạnh không ngừng thì công ty đã tiến hành xếp hạng nhiều doanh nghiệp khác và nhiều công cụ đầu tư khác, nhưng mạnh nhất vẫn là xếp hạng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Được thành lập sau công ty Moody's 7 năm nhưng Standard $ Poor cũng chứng tỏ được vị thế của mình ngay lập tức và cùng với Moody's trở thành hai tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín nhất trên thế giới Với mạng lưới hoạt động rộng khắp, S $ P đã ngày càng tạo được uy tín trong phương pháp cũng như công nghệ được sử dụng để xếp hạng và được nhiều công ty, nhiều tổ chức, nhiều nhà đầu tư tin dùng So với Moody's thì phạm vi xếp hạng của tổ chức này rộng hơn nhiều, nhất là các loại chứng khoán.

Sau Moody's, S $ P thì có hàng loạt các công ty định mức đã ra đời, đặc biệt là sau sự kiện liên tiếp những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính diễn ra trên toàn thế giới, gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu Có thể điểm qua một số tổ chức xếp hạng tín dụng tiêu biểu được hình thành ngay sau sự kiện khủng hoảng kinh tế liên tiếp diễn ra trên thế giới như là: Tổ chức xếp hạng trái phiếu Canada ( Canada Bond Rating ) được thành lập vào năm 1972, tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật Bản ( Japanese Bond Rating Institue ) bắt đầu hoạt động vào năm 1975, tổ chức xếp hạng trái phiếu quốc tế ( International Bond Credit Agency ) thành lập tại London vào năm

1978, công ty xếp hạng tín dụng Duff $ Phelps ra đời và đã trở thành tổ chức xếp hạng lớn thứ tư tại Mỹ và bắt đầu tiến hành xếp hạng cho hàng loạt các công ty lớn…

Tóm lại, xét toàn bộ h ệ thống xếp hạng tín dụng trên thế giới thì các công ty xếp hạng tín dụng của Mỹ vẫn được đánh giá là cao nhất là về chất lượng xếp hạng và phạm vi hoạt động Các tổ chức xếp hạng của Mỹ đã xếp hạng cho hàng loạt các công cụ được giao dịch trên thị trường tài chính, hàng nghìn các doanh nghiệp phát hành. Các tổ chức này đều hoạt động ở các thị trường tài chính lớn trên khắp thế giới cũng như rất nhiều thị trường tài chính mới nổi.

Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng không chỉ bó hẹp ở các quốc gia phát triển mà ngay cả tại các quốc gia mới nổi và các quốc gia đang phát triển, các tổ chức xếp hạng cũng được thành lập và từng bước đi vào hoạt động chuyên nghiệp Hơn thế nữa các công ty xếp hạng tín dụng có tên tuổi cũng đã thiết lập các chi nhánh của mình ở các thị trường mới nổi là những nơi đang rất đang cần đến việc xếp hạng tín dụng để đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của thị trường Những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách ở các nước Công nghiệp mới ( NICS ) và các quốc gia đang phát triển ngày càng nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của các cơ quan định mức, xếp hạng tín dụng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và đối với thị trường tài chính nói riêng Đây thực sự là những tín hiệu rất đáng mừng của nền kinh tế toàn cầu.

Bảng 2.1: Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ dài hạn

AAA Aaa Đối tượng đựơc xếp loại này là có chất lượng tín dụng cao nhất, có độ rủi ro thấp nhất vì thế mà có khả năng trả nợ mạnh nhất.

AA Aa Đối tượng được xếp loại này là có chất lượng cao, mức độ rủi ro thấp và do đó khả năng trả nợ cao

A A Đây là đối tượng đạt trên mức trung bình các nhân tố bảo đảm về khả năng trả nợ ngắn và dài hạn chưa thật chắc chắn nhưng vẫn đạt độ tin cậy cao Do đó được xếp loại có khả năng trả nợ

BBB Baa Đây là đối tượng đạt mức trung bình, mức an toàn và rủi ro không cao nhưng cũng không thấp Khả năng trả nợ gốc và lãi hiện thời không thật chắc chắn nhưng không có dấu hiệu nguy hiểm

BB Ba Đối tượng này đạt mức trung bình, khả năng trả nợ và lãi không thật chắc chắn và mức độ an toàn như BBB (Baa)

B B Đối tượng này thiếu sự hấp dẫn cho đầu tư Sự đảm bảo về hoàn trả gốc và lãi trong tương lai là rất nhỏ CCC Caa Khả năng trả nợ thấp, dễ xảy ra vỡ nợ

CC Ca Rủi ro rất cao, thường là bị vỡ nợ

C C Đối tượng trong tình trạng sắp bị phá sản

D Khả năng phá sản là gần như chắc chắn

Bảng 2.2: Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn

P-1 A-1 + Khả năng trả nợ là mạnh nhất

A-1 Khả năng trả nợ mạnh P-2 A-2 Khả năng trả nợ đạt ở mức trung bình khá

P-3 A-3 Khả năng trả nợ vừa đủ để có thể được xếp hạng đầu tư

NP B Khả năng trả nợ yếu

C Khả năng trả nợ yếu

D Khả năng trả nợ là rất yếu, thể hiện doanh nghiệp hay nhà phát hành có nguy cơ bị phá sản

Do thị trường tài chính phát triển chậm hơn rất nhiều so với với khu vực và trên thế giới nên các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam cũng được thành lập sau. Năm 1993, tổ chức xếp hạng tín dụng đầu tiên của Việt Nam mới được thành lập, đó là trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( gọi tắt la CIC ).Trung tâm này đã ra đời với chức năng chính là lưu trữ thông tin trong lĩnh vực tín dụng các doanh nghiệp này dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Cho đến nay, trung tâm này đã tiến hành xếp hạng cho khoảng 8000 doanh nghiệp là những khách hàng của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên phương pháp xếp hạng của CIC vẫn còn thiên về lịch sử vay vốn, quan hệ với các tổ chức tín dụng của doanh nghiệp hơn là phân tích chuyên sâu về khả năng cạnh tranh của các ngành, các doanh nghiệp cũng như là những thay đổi, biến động của nền kinh tế. Đến năm 2004, Công ty tín nhiệm doanh nghiệp (C$R) cũng được thành lập. Công ty này chính thức công bố hoạt động từ năm 2004 nhưng thực tế công ty này đã hoạt động trong thông tin tín dụng từ năm 2000 Thị phần chủ yếu của C$R là các doanh nghiệp trong và ngoài nước có quan tâm đến việc đầu tư tại Việt Nam thông qua việc cung cấp báo cáo tín nhiệm về các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có đưa ra chỉ số tín dụng và thang điểm chung nhất cho các công ty.

Bên cạnh đó là trung tâm định mức tín nhiệm ( Vietnamnet Rating ) ra đời với mục tiêu trở thành tổ chức định mức chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập trung tâm đã tập chung hoàn thiện quy trình định mức, xếp hạng; tổ chức hội đồng thẩm định và đào tạo đội ngũ nhân viên Thị trường chủ yếu mà trung tâm này hướng tới đó là xếp hạng các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường và thị trường chứng khoán.

Cùng với xu thế hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế của Việt Nam, rất có thể sẽ có một số công ty hay tổ chức xếp hạng tín dụng ở nước ngoài vào hoạt động tại nước ta trong tương lai không xa.

Nhìn chung, các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam hiện nay mới chỉ hoạt động như các tổ chức thông tin tín dụng, chứ chưa phải là các tổ chức xếp hạng tín dụng với vai trò xoá bỏ khoảng tối thông tin trên thị trường Việc định mức, xếp hạng thường không linh hoạt để có thể đảm bảo thay đổi kịp thời theo diễn biến thị trường và hơn nữa nó chưa phải là một tiêu chí đánh giá chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được xếp hạng.

Bảng 2.3: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam

Kí hiệu xếp loại Nội dung

Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao Khả năng tự chủ là rất tốt Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh Lịch sử vay nợ tốt Rủi ro rất thấp

XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG

BIDV là một trong những Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam xây dựng được hệ thống XHTD nội bộ của mình Trong cuốn sổ tay tín dụng ban hành năm 2001, BIDV đã đề cập đến việc xếp loại khách hàng doanh nghiệp trong chính sách khách hàng của mình Cụ thể, BIDV dựa vào năm nhóm chỉ tiêu tài chính (mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính có điểm chuẩn riêng phụ thuộc vào nghành nghề hoạt động và quy mô của doanh nghiệp) và ba nhóm chỉ tiêu phi tài chính để tiến hành xếp hạng khách hàng thành các nhóm:A*, A, B, C, D, E, F, Đến tháng 10 năm 2006, BIDV xây dựng hệ thống XHTD nội bộ riêng của mình Nhìn chung hệ thống xếp hạng này cũng có nhiều điểm chung với hệ thống xếp hạng khách hàng trong sổ tay tín dụng nhưng có nhiều điểm đổi mới như:

 Hệ thống xếp hạng được phân nhỏ theo đối tượng được xếp hạng: hệ thống xếp hạng đối với doanh nghiệp, hệ thống xếp hạng đối với tổ chức tín dụng và hệ thống xếp hạng đối với cá nhân.

 Số lượng chỉ tiêu được sử dụng để xếp hạng tăng lên rất nhiều: Ví dụ như trong hệ thống XHTD nội bộ của BIDV đối với khách hàng là tổ chức tín dụng: BIDV tiến hành xếp hạng dựa trên chỉ tiêu về loại hình tổ chức tín dụng, 4 nhóm chỉ tiêu tài chính gồm 17 chỉ tiêu (nhóm chỉ tiêu chất lượng tài sản, chỉ số đảm bảo an toàn vốn CAR, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời), 4 nhóm chỉ tiêu phi tài chính gồm 58 chỉ tiêu.

 Điểm tín dụng được tính dựa trên trọng số của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Hệ thống XHTD nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng (phương pháp này sử dụng kết hợp với phương pháp dựa trên ý kiến đánh giá của các cán bộ Ngân hàng) Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ Tùy vào từng khách hàng, tùy từng ngành nghề kinh tế khác nhau mà số lượng các chỉ tiêu nhỏ, thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ là khác nhau Có 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho ba loại khách hàng chính là:

Khách hàng là tổ chức tín dụng

Khách hàng là tổ chức kinh tế

Khách hàng là cá nhân

Tùy theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau Trọng số của mỗi chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi loại khách hàng, ngành kinh tế và tính chất sở hữu doanh nghiệp Do đó, điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số Căn cứ vào tổng điểm đạt được khách hàng sẽ phân loại vào một trong các mức sau:

Bảng 2.4: Các mức xếp hạng và ý nghĩa các mức xếp hạng khách hàng trong hệ thống tín dụng nội bộ của BIDV

1 AAA Khách hàng đặc biệt tốt, kinh doanh hiệu quả cao, luôn tăng trưởng cao, tiềm năng tài chính cực mạnh đáp ứng các nghiệp vụ trả nợ Cho vay khách hàng này Ngân hàng có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn.

2 AA Khách hàng rất tốt, kinh doanh hiệu quả cao, tăng trưởng vững bền, tiềm năng tài chính tố đảm bảo các nghĩa vụ tài chính đã cam kết Cho vay khách hàng này Ngân hàng có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn.

3 A Khách hàng rất tốt, kinh doanh hiệu quả, luôn tăng trưởng, tình hình tài chính ổn định khả năng trả nợ đảm bảo Cho vay khách hàng này Ngân hàng có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn.

4 BBB Khách hàng có tăng trưởng tương đối tốt, kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi của các điều kiện ngoại cảnh Tình hình tài chính ổn định Cho vay khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có khả năng suy giảm khả năng trả nợ.

5 BB Khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh Khách hàng này có một số yếu điểm về tài chính, về khả năng quản lý Cho vay khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có khả năng suy giảm khả năng trả nợ.

6 B Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh hầu như không hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bất cập Dư nợ của khách hàng này có khả năng suy giảm một phần nợ gốc và lãi.

7 CCC Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị không tốt, tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có thay đổi về môi trường kinh doanh.

Dư nợ của khách hàng này có khả năng suy giảm một phần nợ gốc và lãi.

8 CC Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết trả nợ Dư nợ của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

9 C Là khách hàng rất yếu, hoạt động kinh doanh thua lỗ và có rất ít khả năng phục hồi Dư nợ của các khách hàng này có khả năng tổn thất rất cao.

10 D Là khách hàng đặc biệt yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài và không có khả năng phục hồi Dư nợ của khách hàng này không còn khả năng thu hồi, mất vốn

(Nguồn: Quyết định số 8598 ban hành ngày 20/10/2006 của Tổng Giám Đốc

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

2.2.2 Quy trình nghiệp vụ xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG

3.1.1 Mô hình điểm số - Mô hình E.i.Altman Đây là mô hình do E.i.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z là đại lượng dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

 Trị số của các chỉ số tài chính của người vay

 Tầm quan trọng của các chỉ số này trong vấn đề xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ

Từ đó, có hàm số phân biệt của Altman có dạng sau:

X1: Tài sản lưu động / Tổng tài sản có

X2: Lợi nhuận tích lũy / Tổng tài sản có

X3: Lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản có

X4: Giá trị thị trường của vố chủ sở hữu / Giá kế toán của các khoản nợ

X5: Doanh thu / Tổng tài sản

Chỉ số Z đo lường toàn bộ mức độ rủi ro của người vay.

Nếu Z > 3 : Người vay có rủi ro rất thấp

Nếu 1,8 < Z < 3: Người vay có rủi ro thấp

Nếu Z < 1,8: Người vay có rủi ro cao

3.1.2 Mô hình ước lượng chỉ số Z – mô hình hồi quy bội

Hàm hồi quy tổng thể có dạng như sau:

Trong đó: β 0 : hệ số tự do( hệ số chặn ) β i ( i = 1,2, ,k ): Hệ số hồi quy riêng Sau khi ước lượng được hàm hồi quy bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS ), với các giá trị của các biến (X1, X2, , Xk ), thì ta sẽ thu được các giá trị ước lượng gần đúng của Yi.

3.1.3 Mô hình tính xác suất nợ khó đòi – mô hình LOGISTIC

Mô hình Logistic là mô hình hồi quy mà trong đó biến phụ thuộc là biến giả.

Có rất nhiều hiện tượng, nhiều quá trình mà khi mô tả bằng mô hình kinh tế lượng, biến phụ thuộc lại là biến chất, do đó cần phải dùng đến biến giả (với biến giả là biến rời rạc, nó có thể nhận một trong hai giá trị: 0 và 1)

 Mô hình Logistic – Phương pháp Goldberger

Trong mô hình này, các p i được xác định bằng: p i = e β 1 +β 2 ∗X 2i

X = (1,X2); Xi = (1, X2i); β = (β1, β2) Ở mô hình trên, p i không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập

Phương trình (1.1) được gọi là hàm phân bố Logistic Trong hàm này khi ( Xβ) nhận các giá trị từ -∞ đến ∞ thì p i nhận các giá trị từ 0 đến 1 p i phi tuyến đối với cả X và các tham số β Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp phương pháp OLS để ước lượng Khi đó người ta sẽ dùng ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β.

Vì Y chỉ nhận một trong hai giá trị là 0 – 1 Y có phân bố nhị thức, nên hàm hợp lý với mẫu kích thước n có dạng sau đây:

, t* là véc tơ hai chiều (số hệ số hồi quy) Ta cần tìm ước lượng hợp lý tối đa của β, ta có i i Y i

1+exp(X i β)X i +t ¿ Phương trình trên phi tuyến đối với β, người ta dùng phương pháp Newton- Rapson để giải hệ phương trình này.

Nếu như β ¿ là nghiệm của S( β ¿ ), khai triển Taylor tại β, ta có:

Ta có quá trình lặp như sau:

Bắt đầu với giá trị ban đầu nào đó của β, chẳng hạn β0, ta tính được S(β0) và I(β0), sau đó tìm β mới bằng công thức sau đây: β 1 =β 0 +[ I ( β 0 ) ] −1 S ( β 0)

Quá trình lặp trên sẽ được thực hiện cho đến khi hội tụ Do I(β) là dạng toàn phương xác định dương, nên quá trình trên sẽ cho ước lượng hợp lý cực đại Tương ứng với β ^ , ta có [ I ( β ^ ) ] −1 là ma trận hiệp phương sai của β ^ Chúng ta sử dụng ma trânn này để kiểm định giả thiết và suy đoán các thống kê khác.

Sau khi ước lượng được β ^ , ta có thể tính được ước lượng xác suất p i = P (Y =1/ X i )

Kết hợp với (1.2) ta có ∑ ^ p i X i = ∑ Y i X i

Phương trình này dùng để kiểm định lại các ^ p i

Như vậy trong mô hình Logit chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của biến độc lập Xk đối với Y mà là xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất Y để nhận giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y. Ảnh hưởng của Xk đến pi như sau:

 Mô hình Logit - Phương pháp Berkson

Phương pháp này xác định pi = bằng cách tuyến tính hóa

1 - pi = 1 - = Ln( ) = Zi = β1 + β2Xi (1.3) Đặt Li = Ln( ) + ui = β1 + β2Xi + ui (1.4)

L không chỉ tuyến tính đối với biến số mà còn tuyến tính đối với tham số

Do chưa biết pi nên chúng ta sẽ sử dụng ước lượng của pi Giả sử rằng mẫu có

Ni giá trị Xi, trong Ni quan sát này chỉ có ni giá trị mà Yi = 1, khi đó ước lượng điểm của pi là = Chúng ta dùng để ước lượng mô hình = Ln( )

= Phân bố của Y là A(p), với Ni quan sát ta có kỳ vọng Nipi, phương sai Nipi(1-pi) Do đó theo định lý giới hạn trung tâm, khi Ni khá lớn thì ui sẽ tiệm cận chuẩn N(0,1/(Nipi(1-pi))) Như vậy (1.4) có phương sai của sai số thay đổi và với mỗi Xi ước lượng của phương sai này: = Từ đây ta rút ra các bước sau đây:

Bước 1: Với mỗi Xi ta tính = , = Ln( ), và = Ni

Bước 2: Thực hiện biến đổi biến số và dùng OLS để ước lượng mô hình sau:

Trong những mô hình lượng hóa kể trên mô hình LOGISTIC được biết đến và ứng dụng khá rộng trong thực tế, nó phản ánh đẩy đủ các đặc tính cần nghiên cứu và vợt trội hơn so với các mô hình khác khi khắc phục được nhiều khiếm khuyết của mô hình Chính vì lý do đó em xin được đi sâu vào nghiên cứu các ứng dụng của mô hình LOGISTIC trong khuôn khổ của bài viết này.

3.2 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỐI VỚI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP LÀ KHÁCH HÀNG CỦA BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG.

3.2.1 Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.

Xác suất phá sản của doanh nghiệp được mô hình hóa bởi hàm Logit, trong mô hình này biến phụ thuộc là các chỉ số đặc trưng của doanh nghiệp của đất nước, chỉ số này được tính nhờ vào các biến số kinh tế ở trong quá khứ và hiện tại Chúng ta mô tả hàm này như sau: pi,t = (2.1)

Trong đó: pi,t : xác suất phá sản có điều kiện trong khoảng thời gian t của doanh nghiệp i

Yi,t: giá trị chỉ số nền kinh tế nhận được từ mô hình đa nhân tố (2.2)

Dễ thấy xác suất phá sản trung bình trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái sẽ cao hơn trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh Các chỉ số kinh tế đạt được trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế của một quốc gia được xác định bởi mô hình đa nhân tố sau:

Yi,t = βi,0 + βi,1Xi,1,t + βi,2Xi,2,t +…….+ βi,mXi,m,t + Vi,t (2.2) Trong đó:

Yi,t là giá trị chỉ số kinh tế trong khoảng thời gian t cho doanh nghiệp hoặc đất nước i. βi,0, βi,0, … , βi,0 là hệ số xác định cho doanh nghiệp hoặc đất nước i

Xi,1,t, Xi,2,t, … , Xi,m,t là giá trị các biến kinh tế cho doanh nghiệp hoặc đất nước i trong khoảng thời gian t

Vi,t là sai số ngẫu nhiên, giả thiết nó không phụ thuộc Xi,t và chúng ta cũng giả định Vi,t phân phối chuẩn.

Mỗi biến kinh tế là đặc trưng đại diện cho mỗi đất nước, những nước khác nhau có thể sử dụng những biến kinh tế riêng phù hợp với kinh tế của nước mình Khi số liệu đủ lớn, mô hình có thể xác định hạng doanh nghiệp dựa trên xác suất phá sản pi,t và chỉ số Yi,t sau đó chỉ rõ sự phù hợp của hạng doanh nghiệp và ma trận hệ số các βi,t. Để việc đề xuất được đầy đủ, mỗi một biến kinh tế được giả định thuộc loại mô hình tự hồi quy hoặc là mô hình AR(2) dưới đây:

Xj,i,t = γj,i,0 + γj,i,1Xj,i,t-1 + γj,i,2Xj,i,t-2 + ej,i,t (2.3) Trong đó : Xj,i,t-1, Xj,i,t-2 là giá trị quá khứ của biến Xj,i,t γj = (γj,i,0, γj,i,1, γj,i,2) là ma trận các hệ số ej,i,t là sai số ngẫu nhiên

Từ phương trình (2.3) chúng ta có thể dự báo được giá trị các chỉ tiêu tài chính trong năm tới Mô hình xác suất phá sản được xác định bởi (2.1), (2.2), (2.3) và vì vậy ta cần giải hệ phương trình sau: pi,t Yi,t = βi,0 + βi,1Xi,1,t + βi,2Xi,2,t +…….+ βi,mXi,m,t + vi,t

Như vậy thông qua hệ phương trình trên, chúng ta có thể dự báo xác suất xảy ra nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp Phương pháp dự báo được thực hiện dựa trên việc dự báo các chỉ tiêu phi tài chính thông qua phương trình (2.3) Từ đó chúng ta tiến hành thay các chỉ tiêu vừa được dự báo vào phương trình (2.1) sẽ dự báo được xác suất xảy ra nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp Thông qua giá trị dự báo này, các Ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm quản lý tốt rủi ro tín dụng

3.2.2 Xây dựng mô hình Logit với biến số cụ thể của các doanh nghiệp là khách hàng của BIDV.

● Các chỉ tiêu để đánh giá trong nghiệp vụ XHTD của BIDV.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp

1 Khả năng thanh toán nhanh

2 Khả năng thanh toán ngắn hạn

3 Vòng quay hàng tồn kho (vòng / năm)

4 Kỳ thu tiền bình quân

5 Doanh thu / Tổng tài sản

 Chỉ tiêu đòn cân nợ

6 Nợ phải trả / Tổng tài sản (%)

8 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ (%)

9 Thu nhập trước thuế / Doanh thu (%)

10 Thu nhập trước thuế / Tài sản có (%)

11 Thu nhập trước thuế / VCSH (%)

1 Kinh nghiệm trong ngành của ban giám đốc

2 Tính khả thi của phương án kinh doanh

 Tình hình giao dịch (với VPB hoặc Ngân hàng khác)

4 Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ

5 Nợ quá hạn trong quá khứ (Kể cả bảo lãnh / LC quá hạn)

6 Số lần chậm trả lãi vay

 Các yếu tố bên ngoài

9 Số lượng đối thủ cạnh tranh

 Cách tính đối với một số chỉ tiêu:

 Chỉ tiêu thanh toán nhanh hay tức thời (Quick ratio)

Các TSLĐ chuyển thanh tiền tức thời Chỉ tiêu thanh toán nhanh = - (tức thời) Nợ ngắn hạn

 Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn (Curent ratio)

Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn = -

 Vòng quay hàng tồn kho (Inventory ratios)

Vòng quay hàng tồn kho = -

Hàng tồn kho bình quân

 Kỳ thu nợ bình quân (Average collection period)

Tài khoản phải thu bình quân

Kỳ thu nợ bình quân = -

Doanh số bán chịu hàng ngày bình quân

 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (Debt to total assets)

 Khả năng trả lãi tiền vay (Interest coverage ratios)

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Khả năng trả lãi vay = -

Chi phí lãi tiền vay

 Mô tả và lượng hóa các biến số:

Y: Tình trạng nợ của khách hàng

Y = 0: Doanh nghiệp không có nợ xấu (nợ từ loại 2 đến loại 5)

Y = 1: Doanh nghiệp có nợ xấu Các biến độc lập:

X1 = 0: Quy mô của doanh nghiệp là nhỏ (số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 200 lao động, tổng tài sản dưới 10 tỷ)

X1 = 1: Quy mô của doanh nghiệp không phải là nhỏ

X2: Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn

X3: Chỉ tiêu thanh toán nhanh

X4: Vòng quay hàng tồn kho

X5: Kỳ thu tiền bình quân

X6: Tỷ số Doanh thu thuần/Tổng tài sản

X7: Tỷ số Nợ phải trả/Tổng tài sản

X8: Tỷ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

X9: Tỷ số Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng

X10: Tỷ số Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu thuần

X11: Tỷ số Tổng thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu

X12: Tỷ số Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản

Bảng 3.2: Bảng thống kê mô tả với bộ số liệu

Mean 5.69252 3.13813 26.14844 377.63327 3.14947 1.27046 4.42108 0.44913 0.30624 0.49567 0.24475 Median 1.96519 1.23622 6.89228 104.28512 1.35110 0.73924 1.64655 0.19076 0.09900 0.21453 0.10175 Maximum 23.62770 22.84762 341.60974 7538.43300 18.82869 3.05816 37.93659 1.71714 1.92838 1.96712 1.57355 Minimum 0.71178 0.50754 1.71891 19.55676 0.10098 0.24909 0.28668 -0.21374 -0.20166 -0.21374 -0.1203 Std Dev 2.05340 2.70056 22.95117 631.92313 1.26438 0.28021 2.95146 0.16217 0.19679 0.17829 0.11830 Skewness 2.05639 2.87170 4.92462 8.04185 4.03947 -0.03208 5.38862 1.71182 2.73671 1.42307 3.25247 Kurtosis 5.294956 10.189631 24.097142 42.6555525 18.42617 2.292616 15.539925 5.4320816 7.687344 5.067919 13.6503

Bảng 3.3: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Ta thấy hệ số tương quan của một số cặp biến số là rất lớn, như: r(X2,X3) = 0.84729 r(X9,X11) = 0.79536 r(X10,X11) = 0.78867

Tức là các biến có tương quan chặt với nhau, nếu giữ nguyên các biến đó và hồi quy thì kết quả sẽ không chính xác vì có thể xảy ra các hiện tượng là không tách được ảnh hưởng của các biến tới biến phụ thuộc, ý nghĩa của các biến sai về mặt kinh tế Vì vậy dựa vào bảng ma trận hệ số tương quan của các biến xác định các cặp biến có quan hệ tương quan chặt để loại một hoặc cả hai biến trong mỗi cặp đó. Ước lượng mô hình Logit với đầy đủ biến số, ta được kết quả sau:

Bảng 3.4: Mô hình Logit với đầy đủ biến số (Mô hình 1)

Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)

Covariance matrix computed using second derivatives

Variable Coefficient Std Error z-Statistic Prob

Mean dependent var 0.358746 S.D dependent var 0.496157 S.E of regression 0.392454 Akaike info criterion 1.687672 Sum squared resid 3.545454 Schwarz criterion 1.077858 Log likelihood -9.19203 Hannan-Quinn criter 1.067861 Restr log likelihood -19.92047 Avg log likelihood -0.577801

LR statistic (12 df) 31.45687 McFadden R-squared 0.527873 Probability(LR stat) 0.03841

Obs with Dep=0 41 Total obs 53

Ngày đăng: 07/08/2023, 08:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 2.2 Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn (Trang 29)
Bảng 2.4: Các mức xếp hạng và ý nghĩa các mức xếp hạng khách hàng trong hệ thống tín dụng nội bộ của BIDV - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 2.4 Các mức xếp hạng và ý nghĩa các mức xếp hạng khách hàng trong hệ thống tín dụng nội bộ của BIDV (Trang 32)
Bảng 2.7: Chính sách cấp tín dụng tại BIDV chi nhánh Thăng Long - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 2.7 Chính sách cấp tín dụng tại BIDV chi nhánh Thăng Long (Trang 39)
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp (Trang 49)
Bảng 3.2: Bảng thống kê mô tả với bộ số liệu - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.2 Bảng thống kê mô tả với bộ số liệu (Trang 52)
Bảng 3.3: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.3 Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến (Trang 53)
Bảng 3.4: Mô hình Logit với đầy đủ biến số (Mô hình 1) - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.4 Mô hình Logit với đầy đủ biến số (Mô hình 1) (Trang 54)
Bảng 3.5: Mô hình Logit không có biến X 1 , X 2  (Mô hình 2) - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.5 Mô hình Logit không có biến X 1 , X 2 (Mô hình 2) (Trang 56)
Bảng 3.7: Mô hình Logit khi không có hệ số chặn (Mô hình 4) - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.7 Mô hình Logit khi không có hệ số chặn (Mô hình 4) (Trang 58)
Bảng 3.8: Mô hình hồi quy khi không có X 5 , X 7  (Mô hình 5) - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.8 Mô hình hồi quy khi không có X 5 , X 7 (Mô hình 5) (Trang 59)
Bảng 3.9: Mô hình hồi quy khi không có biến X 6  (Mô hình 6) - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.9 Mô hình hồi quy khi không có biến X 6 (Mô hình 6) (Trang 60)
Bảng 3.11: Mô tả xếp hạng dựa trên xác suất có nợ xấu và hạng của khách hàng - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.11 Mô tả xếp hạng dựa trên xác suất có nợ xấu và hạng của khách hàng (Trang 61)
Bảng 3.13: Chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp Y - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.13 Chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp Y (Trang 62)
Bảng 3.12: Chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp X - Ứng dụng mô hình toán kinh tế trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long 1
Bảng 3.12 Chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp X (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w