MỤC LỤC
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vì một lý do nào đó (có thể là chủ quan hoặc khách quan) khiến cho nguyên tắc thứ 3 bị vi. phạm, tức là khoản tín dụng đó không được hoàn trả đúng kì hạn đã cam kết. Thì điều này sẽ khiến cho NH sẽ phải chịu một số tổn thất như: Thiếu vốn khả dụng, mất khả năng thanh toán… những tổn thất này người ta gọi là rủi ro tín dụng. Vậy ta có thể đưa ra một khái niệm đầy đủ về rủi ro tín dụng như sau:. “Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu do người vay vốn hay người sử dụng vốn của ngân hàng không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kì lý do nào”. b) Phân lại rủi ro tín dụng. Căn cứ vào khái niệm rủi ro tín dụng, thì ta có thể chia rủi ro tín dụng ra thành các loại sau:. Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Điều này có thể gây ra hai ảnh hưởng:. i) Ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn của NH. Chẳng hạn khi NH huy động nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng với trị giá là 1 triệu USD để tiến hành hoạt động cho vay đảm bảo sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nếu như NH cho khách hàng A vay thời hạn là 9 tháng, để sử dụng tối đa đồng vốn, NH dự định cho khách hàng B vay 3 tháng tiếp. Nhưng nếu sau 9 tháng, khách hàng A không hoàn trả được vốn tín dụng, lúc này buộc NH phải huy động ở trên thị trường để bù đắp vốn cho vay chưa được thu hồi từ khác hàng A. Có thể là đi vay ngân hàng khác, hoặc đi vay ngân hàng trung ương, hoặc là phải bán các giấy tờ có giá, thậm chí có thể bán ngay khoản tín dụng đó. Nhưng trong trường hợp đó, NH vẫn phải chịu một khoản tổn thất do chi phí vay vốn cao hơn, và tốn một khoản thời gian, đấy là chưa nói đến khả năng không thể huy động được. Khi đó NH sẽ mất đi một cơ hội đầu tư, tức là không thể cho khách hàng B vay được, do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của chính NH. ii) Gây cản trở và khó khăn cho việc chi trả cho người gửi tiền. NH là một tổ chức đi vay để cho vay. Chính vì vậy, khi NH huy động được một khoản tiền thì ngay lập tức, NH sẽ dùng số tiền đó để đầu tư cho vay. Nếu khi đến hạn trả mà người vay không trả nợ cho NH, NH sẽ không đủ tiền để thanh toán cho khách hàng gửi tiền vào, điều này sẽ làm giảm khả năng thanh toán và uy tín của NH. Rủi ro không có khả năng trả nợ: Là rủi ro sẽ xảy ra trong trường hợp khi doanh nghiệp đi vay đã mất khả năng chi trả. Vì vậy, NH chỉ còn trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp để đỡ đi một phần nợ gốc. Mặc dù vậy, vấn đề này hết sức khó khăn vì một số nguyên nhân sau:. Giá trị thanh lý bị giảm rất nhiều so với thời điểm thẩm định ban đầu. Bản thân tài sản thanh lý đó rất khó bán vì không ai muốn mua chúng. Giá trị của tài sản thường bị chia sẻ với các chủ nợ ưu tiên trước như: nộp thuế cho nhà nước hay trả lương cho cán bộ nhân viên…. Nói tóm lại thì các món nợ thuộc loại rủi ro này rất phức tạp, khó thu hồi và là gánh nặng thật sự đối với NH. Có nhiều cách phân loại nợ:. - Theo phương pháp định lượng: Phân ra làm 5 nhóm. Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như là các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay hay chấp nhận thanh toán. - Theo phương pháp định tính:. Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm có nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm có nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn. Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng a) Những nguyên nhân khách quan. ● Những nguyên nhân bất khả kháng: Những nguyên nhân bất khả kháng sẽ tác động tới người vay, làm cho họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. ● Do tác động của chu kì khách quan của nền kinh tế: Bất kì nền kinh tế nào cũng có chu kì phát triển theo một ngưỡng nhất định. ● Cơ chế chính sách của nhà nước: Sự thay đổi trong cơ chế và chính sách của nhà nước có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. ● Biến động về kinh tế, chính trị của các nước trên thế giới: Vấn đề môi trường kinh tế, chính trị ổn định là tiền đề để doanh nghiệp phát triển lành mạnh, ổn định và các ngân hàng mới có thể phát triển ổn định. b) Những nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng:. Khả năng gây ra rủi ro phổ biến và hay gặp nhất là từ phía khách hàng. ● Với khách hàng cá nhân: Nguồn trả nợ chủ yếu đó là thu nhập. Sau khi vay vốn NH thường có rủi ro do những nguyên nhân sau đây:. + Công việc bị thay đổi hoặc mất việc làm. + Có thu nhập không ổn định. + Rủi ro đạo đức do việc cố tình không hoàn trả nợ vay. ● Với khách hàng doanh nghiệp: Nguyên nhân gây ra rủi ro gồm:. + Về phía thị trường của doanh nghiệp: Chi phí sản xuất tăng cao làm cho sản phẩm của doanh nghiệp kém khả năng cạnh tranh về giá cả, sản phẩm làm ra thì kém chất lượng… điều này làm cho sản phẩm của doanh nghiệp không tiêu thụ được và khó khăn trong việc hoàn trả nợ NH. + Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích do đó việc mất vốn hoặc hiệu quả đầu tư thấp dẫn đến không trả được nợ. + Do tình trạng gian lận, tham nhũng diễn ra trong nôi bộ doanh nghiệp. + Do sự thay đổi nhân sự hoặc thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. c) Những nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng. Tỷ lệ lãi treo = ( lãi treo phát sinh / Tổng thu nhập ) từ hoạt động tín dụng, cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ rủi ro của Ngân hàng. Tuy nhiên việc nhận biết rủi ro tín dụng nếu mà chỉ thông qua các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi và lãi treo thì dường như đã khá là muộn đối với các Ngân hàng. Bởi vì chỉ khi tình hình của khách hàng là khó khăn đặc biệt thì những dấu hiệu này mới bộc lộ. Đến lúc đó thì tổn thất mà Ngân hàng có thể gặp phải có thể sẽ là rất lớn. Vì vậy nên, điều mà các Ngân hàng quan tâm đó là những dấu hiệu có. thể tạo ra rủi ro tín dụng; để từ đó có thể chủ động và kịp thời đưa ra những biện pháp phù hợp, nhằm hạn chế được những khó khăn tổn thất cho cả Ngân hàng và khách hàng. Do đó, ngoài các dấu hiệu ở trên, các cán bộ tín dụng còn có thể nhận biết rủi ro tín dụng thông qua một số dấu hiệu khác. e) Cơ cấu dư nợ tín dụng. Giống như mọi hoạt động đầu tư khác thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ - not put all your eggs in one basket”. Bởi vì doanh thu của Ngân hàng chủ yếu là từ lãi do hoạt động tín dụng mạng lại. Nếu như tỷ trọng cho vay đối với một khách hàng trong tổng dư nợ quá lớn thì khi khách hàng này sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của Ngân hàng. Cũng như vậy, nếu như Ngân hàng chỉ tập trung cho các doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực nào đó vay thì rủi ro sẽ rất lớn nếu ngành đó hoạt động không hiệu quả. f) Một số dấu hiệu khác. Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút, điều này thể hiện ở giá trị sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp bị giảm. - Thu nhập không thường xuyên và ổn định: Cơ cấu doanh thu thay đổi một cách bất thường, như doanh thu các hoạt động phụ chiếm tỷ trọng lớn hơn…. - Hệ số quay vòng của vốn lưu động thấp, có sự gia tăng bất thường về hàng tồn kho và sự gia tăng các khoản nợ thương mại, đặc biệt là các khoản nợ với thời gian dài. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức khách hàng. -Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản lý hoặc ban điều hành - Có sự mất đoàn kết, tranh giành quyền lực trong nội bộ doanh nghiệp, có hiện tượng nhân tài rời bỏ doanh nghiệp. mục đích, điều hành độc đoán hoặc quá phân tán. - Cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp không hợp lý, bộ phận quản lý thì ngày càng phình to, có các hoạt động sát nhập với các doanh nghiệp yếu kém khác. - Có những khoản chi phí bất hợp lý. Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu khác như: nhóm các dấu hiệu thuộc về mặt pháp luật, nhóm các dấu hiệu thuộc về mặt kỹ thuật và thương mại…. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại - Rủi ro làm giảm uy tín của Ngân hàng. - Rủi ro làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán - Rủi ro làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng - Rủi ro có thể làm phá sản Ngân hàng 1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng a) Đối với các tổ chức tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường, việc cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của NH. Đối với hầu hết các NH thì dư nợ tín dụng thường chiếm hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng thì chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 trong tổng thu nhập của NH. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh NH lại có xu hướng tập trung chủ yếu và danh mục tín dụng. Trong hoạt động của mình, nhìn chung là các NH chỉ chấp nhận rủi ro tín dụng mà mức thiệt hại tối đa không cao hơn mức lợi nhuận mong đợi. b) Đối với nền kinh tế. Rủi ro tín dụng không chỉ gây ra thiệt hại cho NH, vì nguồn vốn của NH chủ yếu được huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Vì thế, rủi ro tín dụng có thể làm giảm niềm tin của người gửi tiền, ở mức độ rất nghiêm trọng, hiện tượng rút tiền hàng loạt có thể xảy ra. Nếu không có đủ dự phòng và xử lý kịp thời, NH có thể bị sụp đổ và có thể gây ra hiệu ứng lan truyền đặc trưng của hệ thống NH, ảnh hưởng tồi tệ một cách sâu rộng tới nền kinh tế. Ở khía cạnh hiệu quả đầu tư xã hội, rủi ro tín dụng xảy ra có là thể đồng nghĩa với khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả, không mang lại lợi ích cho xã hội. Mặt khác, nếu như NHTM nhà nước gặp phải rủi ro tín dụng, có thể nhận được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Khi đó ngân sách của nhà nước sẽ phải cắt giảm khoản chi cho các mục tiêu khác. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Do đó việc quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể hơn là việc hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị tín dụng là tiền đề của của việc mở rộng tín dụng có hiệu quả, cũng là mở rộng tín dụng của NH. Đo lường rủi ro tín dụng. a) Phân tích tín dụng.
Có thể điểm qua một số tổ chức xếp hạng tín dụng tiêu biểu được hình thành ngay sau sự kiện khủng hoảng kinh tế liên tiếp diễn ra trên thế giới như là: Tổ chức xếp hạng trái phiếu Canada ( Canada Bond Rating ) được thành lập vào năm 1972, tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật Bản ( Japanese Bond Rating Institue ) bắt đầu hoạt động vào năm 1975, tổ chức xếp hạng trái phiếu quốc tế ( International Bond Credit Agency ) thành lập tại London vào năm 1978, công ty xếp hạng tín dụng Duff $ Phelps ra đời và đã trở thành tổ chức xếp hạng lớn thứ tư tại Mỹ và bắt đầu tiến hành xếp hạng cho hàng loạt các công ty lớn…. Những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách ở các nước Công nghiệp mới ( NICS ) và các quốc gia đang phát triển ngày càng nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của các cơ quan định mức, xếp hạng tín dụng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và đối với thị trường tài chính nói riêng.
Hệ thống XHTD nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng (phương pháp này sử dụng kết hợp với phương pháp dựa trên ý kiến đánh giá của các cán bộ Ngân hàng). Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ. Tùy vào từng khách hàng, tùy từng ngành nghề kinh tế khác nhau mà số lượng các chỉ tiêu nhỏ, thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ là khác nhau. Có 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho ba loại khách hàng chính là:. Khách hàng là tổ chức tín dụng Khách hàng là tổ chức kinh tế Khách hàng là cá nhân. Tùy theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi loại khách hàng, ngành kinh tế và tính chất sở hữu doanh nghiệp. Do đó, điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số. Căn cứ vào tổng điểm đạt được khách hàng sẽ phân loại vào một trong các mức sau:. Bảng 2.4: Các mức xếp hạng và ý nghĩa các mức xếp hạng khách hàng trong hệ thống tín dụng nội bộ của BIDV. 1 AAA Khách hàng đặc biệt tốt, kinh doanh hiệu quả cao, luôn tăng trưởng cao, tiềm năng tài chính cực mạnh đáp ứng các nghiệp vụ trả nợ. Cho vay khách hàng này Ngân hàng có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. 2 AA Khách hàng rất tốt, kinh doanh hiệu quả cao, tăng trưởng vững bền, tiềm năng tài chính tố đảm bảo các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay khách hàng này Ngân hàng có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. 3 A Khách hàng rất tốt, kinh doanh hiệu quả, luôn tăng trưởng, tình hình tài chính ổn định khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay khách hàng này Ngân hàng có khả năng thu. hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. 4 BBB Khách hàng có tăng trưởng tương đối tốt, kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi của các điều kiện ngoại cảnh. Tình hình tài chính ổn định. Cho vay khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có khả năng suy giảm khả năng trả nợ. 5 BB Khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh. Khách hàng này có một số yếu điểm về tài chính, về khả năng quản lý. Cho vay khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có khả năng suy giảm khả năng trả nợ. 6 B Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh hầu như không hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bất cập. Dư nợ của khách hàng này có khả năng suy giảm một phần nợ gốc và lãi. 7 CCC Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị không tốt, tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ của khách hàng này có khả năng suy giảm một phần nợ gốc và lãi. 8 CC Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết trả nợ. Dư nợ của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. 9 C Là khách hàng rất yếu, hoạt động kinh doanh thua lỗ và có rất ít khả năng phục hồi. Dư nợ của các khách hàng này có khả năng tổn thất rất cao. 10 D Là khách hàng đặc biệt yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài và không có khả năng phục hồi. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam). Việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính cũng giống như các chỉ tiêu tài chính: tức là các chỉ tiêu phi tài chính cũng được chia ra thành các nhóm chỉ tiêu (5 nhóm), mỗi nhóm lại chia ra nhiều chỉ tiêu (40 chỉ tiêu), nhân viên sẽ chấm điểm từng chỉ tiêu nhỏ dựa trên các thang điểm có sẵn rồi tổng hợp điểm. Một số nhóm chỉ tiêu đặc trưng như sau:. Nhóm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi trường nội bộ doanh nghiệp gồm 9 chỉ tiêu. Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ gồm 2 chỉ tiêu. Do đặc thù riêng có của mỗi ngành nên số lượng, giá trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu con phụ của các ngành/nhóm nghành khách nhau là khác nhau, ví dụ đối với doanh nghiêph nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác, trọng số cúa nhóm chỉ tiêu quan hệ với khách hàng là 40%, nhưng đối với nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trọng số này đối với doanh nghiệp nhà nước là 25%, với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 20%. Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng:. Điểm tín dụng của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính* Trọng số + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính* Trọng số Trọng số của chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm toán hay không. Đối với các báo cáo tài chính được kiểm toán: trọng số của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính lần lượt là 35% và 65%, còn báo cáo tài chính không được kiểm toán thì lần lượt là 30% và 70%. Xếp hạng tín dụng:. Khách hàng được xếp vào 1 trong 10 nhóm dựa trên điểm số tín dụng của mình như sau:. Điểm Xếp hạng. Đánh giá hiệu quả công tác xếp hạng tín dụng tại BIDV a) Những mặt tích cực đạt được.
Có rất nhiều hiện tượng, nhiều quá trình mà khi mô tả bằng mô hình kinh tế lượng, biến phụ thuộc lại là biến chất, do đó cần phải dùng đến biến giả (với biến giả là biến rời rạc, nó có thể nhận một trong hai giá trị: 0 và 1). Trong những mô hình lượng hóa kể trên mô hình LOGISTIC được biết đến và ứng dụng khá rộng trong thực tế, nó phản ánh đẩy đủ các đặc tính cần nghiên cứu và vợt trội hơn so với các mô hình khác khi khắc phục được nhiều khiếm khuyết của mô hình.
(Nguồn: BIDV chi nhánh Thăng Long). MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XHTD TẠI BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng. Rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ, ứng dụng thông tin phù hợp với các thông tin của pháp luật có liên quan. Thu thập thông tin về các khách hàng cần kịp thời và chính xác. Đối với khỏch hàng cỏ nhõn: Cần theo dừi, nắm bắt được thụng tin cá nhân của khách hàng một cách kịp thời, chính xác về: Tuổi tác, trình độ học vấn, công việc đang làm…để có được đánh giá chính xác về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua mô hình điểm số tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Đối với khách hàng doanh nghiệp: Cần thu thập kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng ….Để từ đó có chính sách cấp tín dụng và quản lý tín dụng một cách có hiệu quả, tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Cần chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, có cơ chế ủy quyền, quy định trách nhiệm đối cán bộ phụ trách và tác nghiệp. Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và ứng dụng công nghệ mới để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, rủi ro. Quan tâm đến công tác thu thập thông tin tín dụng. Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay. Triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay, nâng cấp đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro. Tăng cường việc sử dụng các thông tin liên bộ, liên ngành góp phần hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định tín dụng một cách chính xác. Tuân thủ nghiêm ngặt của quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng là quá trình cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm nhiều giai đoạn và có quan hệ chặt chẽ với nhau: mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng của giai đoạn sau; trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc được thực hiện theo hệ thống những nguyên tắc và những quy định. Hiện nay, các NHTM đều có thiết lập quy trình tín dụng, giúp cho các nhà quản trị tín dụng có thông tin đầy đủ trước khi quyết định cấp tín dụng, bao gồm:. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Phân tích tín dụng. Ra quyết định tín dụng. Giám sát và thu hồi nợ. Thanh lý hợp đồng tín dụng. Sử dụng một số nghiệp vụ phái sinh tín dụng để giảm thiểu rủi ro Ngày nay các nhà quản lý rủi ro đang được tập trung vào hai lĩnh vực:. Thứ nhất, phát triển các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng. Thứ hai, đưa ra các hợp đồng phái sinh để có thể chuyển giao rủi ro tín dụng. Phái sinh tín dụng là một nghiệp vụ cho phép các NH và các tổ chức tín dụng chuyển rủi ro tín dụng sang những tổ chức sẵn sang chấp nhận rủi ro khác. Gần đây, sự chú ý đã tập trung và việc chuyển giao rủi ro tín dụng từ một NH sang một đối tác khác bằng cách sử dụng các hợp đồng phái sinh tín dụng. Đặc điểm chung của những công cụ quản lý rủi ro này chính là chúng giữ nguyên các tài sản có. trên sổ sách kế toán của những tổ chức khởi tạo ra những tài sản đó, đồng thời sẽ chuyển giao một phần rủi ro tín dụng có sẵn trong những tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó sẽ đạt được một số mục tiêu: Các tổ chức khởi tạo có một phương tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần bán tài sản đó đi; khi việc bán tài sản có làm suy yếu mối quan hệ của NH với khách hàng, thì chuyển giao rủi ro tín dụng sẽ cho phép NH này duy trì được các mối quan hệ sẵn có. Các công cụ phái sinh tín dụng bao gồm:. i) Hoán đổi tổng thu nhập. ii) Hoán đổi tín dụng. iii) Hợp đồng quyền chọn tín dụng. iv) Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro. Các ngân hàng Trung ương chỉ tin rằng các công cụ phái sinh là đáp ứng được các yêu cầu về vốn dự phòng khi chúng được sử dụng để bảo vệ các tài sản có trong các hoạt động đầu tư của NH, nhưng đối với các tài sản có trên các sổ sách về hoạt động cho vay thì không.