CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về dịch vụ thẻ của Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại.
1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Theo pháp lệnh số 38 của Ngân hàng thương mại, công ty tài chính và Hợp tác xã tín dụng ban hành ngày 24/05/1990, Ngân hàng thương mại được định nghĩa như sau: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ và hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền của khách hàng với trách nhiệm phải hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
1.1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại
Hoạt động bảo quản vật có giá
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ
Cho thuê thiết bị trung và dài hạn
Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn
Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
Cung cấp các dịch vụ đại lý
1.1.2 Tổng quan về dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm và chức năng của thẻ Ngân hàng a/ Khái niệm thẻ Ngân hàng
Thẻ là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành thẻ, hoặc các công ty lớn, cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư của mình ở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, hoặc hạn mức tín dụng được cấp theo hợp đồng đã ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ Hóa đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán thẻ.
Kể từ khi ra đời, cấu tạo của thẻ đã có nhiều cải tiến để phù hợp và thuận lợi cho việc sử dụng, thanh toán thẻ Hiện nay, hầu hết các loại thẻ lưu hành trên thị trường đều được làm bằng nhựa có cấu tạo 3 lớp, với hình dạng giống như một tấm thẻ điện thoại và có kích cỡ theo quy định: 80,5598mm x 50,3975mm x 0,4572mm. Mặt trước:
- Biểu tượng và tên ngân hàng phát hành thẻ: đây là yếu tố bắt buộc đối với tất cả các loại thẻ nhằm phân biệt các NHPHT.
- Bộ nhớ điện tử: thường được gọi là “chip” được sử dụng đối với các loại thẻ thông minh, trong đó có chứa các dữ liệu liên quan đến chủ thẻ.
- Số thẻ: được in dập nổi hoặc in chìm tùy từng loại thẻ.
- Tên của chủ thẻ: chỉ định tên của cá nhân hoặc tổ chức được NHPHT cấp thẻ để sử dụng.
- Thời hạn và hiệu lực của thẻ: là thời hạn NHPHT cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ Hết thời hạn sử dụng thẻ, chủ thẻ có thể trả lại thẻ cho Ngân hàng hoặc làm thủ tục gia hạn thẻ.
- Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế (nếu là thẻ quốc tế) để phân biết các loại thẻ quốc tế.
- Chữ ký của chủ thẻ: mục đích để xác định đúng người sử dụng thẻ khi thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại ĐVCNT.
- Dải băng từ: là nơi lưu trữ các dữ liệu liên quan đến chủ thẻ đã được mã hóa theo những tiêu chuẩn nhất định. b/ Chức năng của thẻ Ngân hàng
- Rút tiền mặt : là chức năng thong dụng nhất của thẻ ngân hàng mà người sử dụng có thể thực hiện 24/24 tại khá nhiều điểm trên toàn quốc Chỉ cần có một chiếc thẻ ATM người sử dụng có thể rút được tiền mặt tại các máy ATM.
- Thanh toán: là chức năng chính mà các NHPHT mong muốn khách hàng sử dụng Thẻ có thể sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT như các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn…, thanh toán tiền điện, nước,điện thoại, internet…
- Vấn tin tài khoản, vấn tin giao dịch: cho phép chủ thẻ quản lý chi tiêu của mình một cách hiệu quả nhờ vào kiểm tra số dư tài khoản cũng như các giao dịch gần nhất.
- Hưởng lãi suất không kỳ hạn trên số dư tài khoản thẻ.
- Nhận chuyển khoản: khách hàng sử dụng thẻ có thể chuyển tiền hoặc nhận tiền từ người khác thông qua tài khoản tại ngân hàng.
- Nạp tiền: chủ thẻ có thể nạp tiền vào tài khoản trực tiếp tại Ngân hàng hoặc tại máy ATM chuyên dụng của Ngân hàng.
1.1.2.2 Phân loại thẻ Ngân hàng a/ Phân theo đặc tính kỹ thuật: có thể chia thẻ ra làm các loại như thẻ băng từ, thẻ thông minh:
- Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): được sản xuất trên kỹ thuật từ tính với một băng từ chứa hai rãnh thông minh ở mặt sau của thẻ, được sử dụng phổ biến trong hơn 20 năm qua.
- Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, dựa trên công nghệ kỹ thuật vi sử lý tin học nhờ gắn vào thẻ một con “chip điện tử” có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo. b/ Phân theo tính chất thanh toán thẻ: Thẻ có thể được chia thành các loại như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ rút tiền mặt.
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó chủ thẻ được cấp một hạn mức tín dụng quy định và không phải trả lãi khi sử dụng trong hạn mức đó (nếu chủ thẻ hoàn trả số tiền sử dụng đúng thời hạn) để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ này.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): là loại thẻ có liên quan trực tiếp tới số dư trong tài khoản tiền gửi của chủ thẻ; là loại thẻ khi chủ thẻ tiến hành các giao dịch mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ và đồng thời ghi có ngay vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ Thẻ ghi nợ được chia thành hai loại cơ bản sau: o Thẻ online: là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ. o Thẻ offline là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.
- Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): là loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ATM hoặc ở Ngân hàng. c/ Phân theo tổ chức phát hành: có thể chia thành hai loại:
- Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): loại thẻ này giúp cho khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng; hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng.
Quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về rủi ro và quản lý rủi ro
Trong tài chính, rủi ro được hiểu là khả năng mất mát tài chính của ngân hàng.Rủi ro gắn liền với bất cứ hoạt động tài chính nào, và cũng như bản thân các giao dịch tài chính đó cần được quản lý một cách đúng mực Các ngân hàng có thể sẽ đối mặt với các tổn thất lớn nếu không quản lý chặt chẽ các rủi ro.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là khả năng tổn thất tài chính hoặc bị giảm mức lợi nhuận kinh doanh so với dư kiến của chủ thẻ, Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thanh toán, hoặc đơn vị chấp nhận thẻ, kể cả khả năng giảm hay mất cơ hội kinh doanh.
1.2.2 Các rủi ro trong kinh doanh thẻ
1.2.2.1 Rủi ro trong khâu phát hành
Trong suốt quá trình phát hành thẻ, Ngân hàng phát hành phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau như: giả mạo thông tin, rủi ro tín dụng, rủi ro do thất lạc thẻ trong quá trình chuyển đến khách hàng, hay thất thoát dữ liệu trong quá trình cá thể hóa thẻ. a/ Thông tin phát hành thẻ giả mạo: Khách hàng cung cấp các thông tin giả mạo về bản thân, khả năng tài chính, mức thu nhập của mình cho TCPHT khi khách hàng có yêu cầu phát hành thẻ Điều đó có thể dẫn đến những tổn thất tín dụng cho TCPHT khi chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán các khoản tín dụng thẻ hoặc chủ thẻ cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền của ngân hàng. b/ Thẻ giả : là thẻ do các tổ chức, cá nhân làm giả; căn cứ vào các thông tin có được từ việc đánh cắp dữ liệu trên băng từ/ con chip của thẻ thật, của thẻ mất cắp, thất lạc bằng các thủ đoạn khác nhau Bao gồm các loại sau:
- Thẻ bị thay đổi thông tin trên thẻ: tội phạm dùng thẻ thật không còn giá trị lưu hành để thay đổi các thông tin trên thẻ.
- Thẻ chỉ giả mạo băng từ: Thẻ chỉ có băng từ được mã hóa với những thông tin đánh cắp được và không có các thông tin dập nổi và những đặc điểm bảo mật trên thẻ Tội phạm thường sự dụng loại thẻ này tại các ĐVCNT thông đồng, hoặc tại các điểm bán hàng tự động không được kiểm soát chặt chẽ.
- Thẻ bị làm giả hoàn toàn: Là loại thẻ được làm giả hoàn chỉnh nhất, với băng từ được mã hóa và trên phôi thẻ có đầy đủ những yếu tố như thẻ thật Loại thẻ giả mạo này thường liên quan đến tội phạm có tổ chức (vì yêu cầu công nghệ cao hơn) Các giao dịch giả mạo được thực hiện từ thẻ giả khó phát hiện, và có thể được TCPHT hoặc TCTQT cấp phép chuẩn chi giao dịch Phát hiện giả mạo bằng cách kiểm tra thẻ theo đúng quy trình chấp nhận thẻ.
Theo quy định của TCTQT, TCPHT chịu hoàn toàn trách nhiệm với các giao dịch mang mã số BIN của TCPHT đó. c/ Thẻ mất cắp, thất lạc : Thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc, và bị sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thời thông báo cho TCPHT để có các biện pháp chấm dứt sử dụng hoặc thu hồi thẻ Thẻ bị mất cắp, thất lạc cũng có thể được các tội phạm sử dụng để làm thẻ giả (dập nổi, mã hóa lại băng từ bằng các thông tin giả), như trường hợp thẻ giả. d/ Chủ thẻ không nhận được thẻ do TCPHT gửi: rủi ro này là do trong quá trình vận chuyển thẻ từ TCPHT tới chủ thẻ, thẻ bị đánh cắp và bị lợi dụng thực hiện giao dịch. e/ Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Rủi ro này phát sinh khi TCPHT nhận đc những thay đổi thông tin của chủ thẻ, đặc biệt là thông tin thay đổi địa chỉ Do không xác minh kỹ, nên TCPHT gửi thẻ về địa chỉ theo yêu cầu mà không đến tay chủ thẻ thực Tài khoản của chủ thẻ thực đã bị người khác lợi dụng dử dụng. g/ Rủi ro tín dụng: Chủ thẻ sử dụng thẻ nhưng không thực hiện thanh toán, hoặc không đủ khả năng thanh toán.
1.2.2.2 Rủi ro trong khâu thanh toán a/ ĐVCNT giả mạo: ĐVCNT có tình đăng ký các thông tin không chính xác với
TCTTT TCTTT sẽ phải chịu tổn thất khi không thu được những khoản thanh toán từ TCPHT trong trường hợp: ĐVCNT này thông đồng với chủ thẻ thanh toán thẻ giả, hoặc cố tình tạo ra các giao dịch giả mạo, hoặc là địa điểm đánh cắp dữ liệu thẻ để sử dụng vào mục đích tạo các thẻ giả. b/ Thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ qua các phương tiện viễn thông: ĐVCNT cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư, điện thoại, fax hoặc internet, và thanh toán trên cơ sở các thông tin như: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, số CVC2/ CVV2 ĐVCNT cũng như TCTTT có thể chịu tổn thất trong trường hợp: chủ thẻ thực không phải là khách hàng đặt mua hàng của ĐVCNT và giao dịch đó bị từ chối thanh toán. c/ Nhân viên của ĐVCNT/ ĐƯTM gian lận: Nhân viên của ĐVCNT/ ĐƯTM cố tình thực hiện cà thẻ nhiều lần, nhưng chỉ đưa một bộ hóa đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch Sau đó, nhân viên của ĐVCNT sẽ giả mạo chữ ký của chủ thẻ và nộp hóa đơn thanh toán khác cho TCTTT để đòi tiền Nhân viên tại ĐVCNT cũng có thể sửa đổi các hóa đơn giao dịch với giá trị dưới hạn mức quy định để tránh việc xin chuẩn chi; hoặc nhân viên ĐVCNT cố tình sửa đổi số tiền giao dịch trên các hóa đơn sau khi chủ thẻ ký tên trên hóa đơn giao dịch và đã nhận hàng hóa,dịch vụ. d/ ĐCVNT/ĐUTM/CNTT không tuân theo quy trình/ nguyên tắc chấp nhận thanh toán thẻ của TCTTT: Trong quy trình thực hiện thanh toán thẻ, ĐVCNT không tuân thủ các quy định trong việc chấp nhận thanh toán thẻ như kiểm tra logo, các đặc điểm an toàn của chủ thẻ, ảnh và chữ ký chủ thẻ, CMND và 4 số đầu của 16 số thẻ trên các hóa đơn giao dịch rút tiền mặt Với các giao dịch có số tiền lớn, ĐVCNT không tiến hành xin chuẩn chi theo đúng quy định Việc vi phạm quy trình sẽ gây thiệt hại cho các ĐCVNT/ĐUTM/CNTT khi có tranh chấp và tra soát xảy ra. e/ ĐCVNT/ĐUTM cấu kết và cung cấp các thông tin trên thẻ cho các tổ chức cá nhân làm giả: Các TCTQT bằng các nghiệp vụ của mình có thể phát hiện ra các ĐVCNT có các biểu hiện gian lận trong thanh toán thẻ Trong trường hợp này, TCTTT phải chịu trách nhiệm đối với những ĐVCNT có mức độ rủi ro và gian lận cao. g/ Các ĐVCNT thuộc loại hình có tỷ lệ rủi ro cao như: Các điểm ứng tiền mặt;
Các cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như tiền mặt (ví dụ: sòng bạc, xổ số ); Kinh doanh vàng bạc, đồng hồ cao cấp, phòng tranh; điện thoại di động, thiết bị viễn thông; Kinh doanh máy tính, thiết bị điện tử, tin học; hàng hóa, dịch vụ qua mạng, điện thoại, thư tín. h/ Rủi ro do các ĐVCNT không kiểm soát chặt chẽ để kẻ gian lận có cơ hội đổi/ đánh cắp POS nhằm lấy thông tin trên thẻ.
1.2.2.3 Rủi ro khác a/ Rủi ro nghiệp vụ: Ví dụ: Công tác bảo mật không đảm bảo; Phân công, ủy nhiệm không rõ ràng; Cán bộ chấp hành không nghiêm các quy định về chuẩn chi, phát hành, quản lý, thanh toán thẻ b/ Rủi ro công nghệ: Rủi ro phát sinh do hệ thống phần mềm, mạng truyền thông bị lỗi, hệ thống máy chủ gặp sự cố, bị hỏng, hệ thống cơ sở dữ liệu (database) bị lỗi; máy móc, thiết bị trục trặc c/ Rủi ro chiến lược : Rủi ro này phát sinh do hoạch định chiến lược, chính sách kinh doanh không phù hợp, không kịp thời d/ Rủi ro pháp lý: là loại rủi ro phát sinh do vi phạm hoặc không thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước, hoặc trong trường hợp quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng không được thiết lập, quy định một cách chặt chẽ. e/ Rủi ro dữ liệu bị mất, bị đánh cắp. g/ Rủi ro uy tín: rủi ro này thường phát sinh do có các dư luận không tốt về ngân hàng, làm giảm uy tín cũng như thu hẹp thị phần hoạt động của ngân hàng Có thể về: Thời gian trả lời, giải quyết thắc mắc của khách hàng chậm; là ngân hàng có tỷ lệ giao dịch giả mạo cao (vượt quá tỷ lệ cho phép); có khối lượng giao dịch bị trà soát, bồi hoàn (chargeback) lớn. h/ Rủi ro về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ khách hàng: chất lượng dịch vụ không tốt, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng không kịp thời cũng có thể làm giảm lòng tin của khách hàng vào sản phẩm, là một nhân tố khác giảm thị phần và lợi nhuận của ngân hàng. i/ Rủi ro đạo đức cán bộ ngân hàng: là rủi ro xảy ra do cán bộ ngân hàng lợi dụng vị trí công tác, sự hiểu biết về nghiệp vụ thẻ, quy trình tác nghiệp không chặt chẽ để thực hiện hành vi gian lận giả mạo gây tổn thất cho Ngân hàng. k/ Rủi ro từ chủ thẻ: rủi ro do chủ thẻ chưa nhận thức hết được trách nhiệm, quyền hạn, quy định có thể dẫn đến sai sót, vi phạm một cách vô tình, hoặc cố ý gây rủi ro.
1.2.3 Nội dung quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ của NHTM
Quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động phòng tránh và xử lý rủi ro thẻ nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển của ngân hàng thương mại.
1.2.3.1 Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ thẻ
Rủi ro là không thể tránh được, mọi hoạt động đều đi kèm những rủi ro của nó, vì vậy phòng tránh rủi ro trong dịch vụ thẻ là hoạt động quan trọng nhất của hoạt động quản lý rủi ro Nhưng nếu chúng ta biết cách phòng tránh: đưa ra và xây dựng được các biện pháp hợp lý, chính xác, kịp thời, nghiêm ngặt thì có thể hạn chế được một phần hoặc phần lớn rủi ro, làm chúng không thể xảy ra Nói một cách khác là giúp cho hệ số an toàn nâng cao, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất Các hoạt động phòng tránh rủi ro bao gồm: nhận biết, phát hiện rủi ro, xác định nguyên nhân xảy ra rủi ro, xây dựng các hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa rủi ro và trích lập quỹ dự phòng.
- Nhận biết và phân biệt các loại rủi ro có thể xảy ra trên cơ sở xác định nguồn gốc tính chất và đặc điểm của chúng Đây cũng là điểm mấu chốt trong nội dung phòng chống rủi ro vì nó là cơ sở cho mọi hoạt động khác trong hoạt động quản lý rủi ro.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã có rất nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào trong thẻ Ngân hàng cũng như dịch vụ thẻ.
Và với những tiện ích cùng công nghệ vượt trội, thẻ Ngân hàng đã và đang xâm nhập vào đời sống của con người, và dần dần trở thành một vật không thể thiếu trong ví của người tiêu dùng cũng như là trong hành trang của khách du lịch.
Công nghệ càng phát triển, tiện ích càng nhiều thì thẻ Ngân hàng càng chứa đựng nhiều rủi ro Đặc biệt là nạn mất cắp thẻ và thẻ giả ngày càng trở nên phổ biến, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, và nó cũng là sản phẩm của trình độ công nghệ cao Vấn nạn này đặt nhiệm vụ phòng tránh rủi ro thẻ ngân hàng, nhất là thẻ tín dụng vào tình thế ngày càng khó khăn hơn Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý rủi ro thẻ phải thường xuyên tích cực cập nhật, tổng hợp và phân tích thông tin Định kỳ đưa ra những đánh giá, báo cáo về tình hình rủi ro để có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh rủi ro kịp thời.
- Thiết lập hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa:
Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại
Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế Đội ngũ cán bộ thẻ, những người trực tiếp hàng ngày tiếp xúc với hoạt động kinh doanh thẻ, với kinh nghiệm, ý thức cảnh giác và luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ sẽ góp phần phát hiện, ngăn chặn, hạn chế những rủi ro, những tổn thất cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh Mặt khác họ cũng là những người am hiểu nhất về thẻ nên những giả mạo thẻ do cán bộ thẻ gây ra lại là những giả mạo tinh vi nhất, khó phát hiện nhất và cũng gây tổn thất lớn cho ngân hàng Chính vì vậy, đạo đức, kinh nghiệm, trình độ của đội ngũ cán bộ thẻ có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.
- Chất lượng công tác thẩm định khách hàng
Thẩm định khách hàng trong kinh doanh thẻ là việc ngân hàng thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng, trên cơ sở đó ra quyết định đồng ý hay từ chối phát hành thẻ cho khách hàng, ký hợp đồng làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng: Đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng tức là ngân hàng chấp nhận cho khách hàng vay trong hạn mức tín dụng; đồng ý cho một đơn vị làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ cũng là ngân hàng đồng ý tạm ứng thanh toán trước cho khách hàng Chất lượng công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, tức là ngân hàng đã lựa chọn được cho mình những khách hàng tốt, loại bỏ được những khách hàng xấu, hạn chế được rủi ro chủ thẻ không thanh toán nợ cho ngân hàng, đơn vị chấp nhận thẻ lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.
- Công nghệ trong ngân hàng
Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò to lớn trong hầu hết các hoạt động sản xuất và dịch vụ, đặc biệt đối với thẻ ngân hàng là sản phẩm ra đời trên sự áp dụng không ngừng các tiến bộ khoa học công nghệ thì sự ảnh hưởng này càng lớn. Công nghệ sản xuất thẻ càng tiến bộ cũng đồng nghĩa với việc công nghệ làm giả thẻ cũng phát triển không kém Chính vì vậy các ngân hàng thương mại cũng phải không ngừng cập nhật công nghệ hiện đại để có thể phát hiện nhanh chóng thẻ giả, cũng như phát triển các công nghệ mới hiện đại để làm ra các loại thẻ mới như thẻ chip để tội phạm làm giả thẻ khó lòng có cơ hội phạm tội.
- Tổ chức công tác quản trị rủi ro
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào mà điều quan trọng là ta phải nhận biết và biết cách hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Hoạt động kinh doanh thẻ cũng không ngoại lệ, nhận thức được điều này các ngân hàng thương mại cần tổ chức công tác quản trị rủi ro thật hiệu quả để có thể nhận biết và hạn chế rủi ro một cách tốt nhất Công tác quản trị rủi ro có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại: nếu công tác này được tổ chức tốt sẽ giúp cho ngân hàng nhận biết, đo lường tương đối chính xác các loại rủi ro, từ đó đề ra các biện pháp để ngăn ngừa và phòng tránh các rủi ro đó, hoặc có thể có những phương án dự phòng tối ưu để chủ động đối phó với các rủi ro có thể xảy ra; Ngược lại nếu công tác này không được tổ chức tốt sẽ khiến cho ngân hàng luôn trong tình trạng gặp phải những rủi ro không ngờ tới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng mà còn có thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác của ngân hàng, gây những tổn thất, thậm chí làm cho ngân hàng đi đến phá sản.
- Hệ thống pháp lý, các chủ trương chính sách của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thẻ
Các chính sách, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng không chỉ tác động đến định hướng phát triển của thị trường thẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật thiết lập duy trì hành lang pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh thẻ: quy định càng rõ ràng, càng chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế, càng hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng Ví như, khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng tức là ngân hàng đã chấp thuận cho khách hàng vay tiền của ngân hàng. Cho nên quá trình thẩm định phát hành thẻ cũng chính là quá trình thẩm định cho vay của ngân hàng Một chủ trương tăng trưởng tín dụng, nới lỏng các điều kiện cho vay, mở rộng đối tượng phát hành thẻ trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay cũng đồng nghĩa ngân hàng sẽ phải chấp nhận rủi ro tín dụng cao hơn
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng Khoa học càng phát triển, tính bảo mật của sản phẩm thẻ càng được nâng cao, thẻ càng khó làm giả hơn Song song với đó, khoa học công nghệ phát triển cũng kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương tiện, máy móc, thủ đoạn skimming thẻ hiện đại hơn, tinh vi hơn
- Nguyên nhân từ phía người sử dụng thẻ
Xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 90 nhưng thẻ ngân hàng mới chỉ thực sự phát triển trong khoảng 5 năm trở lại đây Là nền kinh tế còn ưa chuộng tiền mặt, nên giống như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ thanh toán chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và giới hạn trong một số tầng lớp dân cư nhất định Và ngay cả trong số đó, không phải tất cả các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ đều có sự hiểu biết cần thiết về thẻ mà nhiều khi khách hàng sử dụng thẻ, chấp nhận thẻ là vì điều kiện bắt buộc Không chỉ có bản thân người dân mà ngay cả các ngân hàng, do chịu sức ép về cạnh tranh mà nhiều Ngân hàng đã tham gia vào hoạt động kinh doanh và phát hành thẻ Chính những nhận thức sai lầm, chưa chính xác đó đã dẫn đến thái độ thờ ơ, sự quan tâm không đúng mức đến những quy định, những khuyến cáo cần thiết trong quá trình sử dụng thẻ dẫn đến rủi ro, bản thân họ phải gánh chịu tổn thất
Chỉ khi mọi người có được nhận thức đầy đủ, chính xác về thẻ và thẻ thanh toán được chấp nhận với tư cách là một phương tiện thanh toán rộng rãi trong nền kinh tế thì mới hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường trong nước.
THỰC TRANG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM VIB
Giới thiệu khái quát về VIB
2.1.1 Khái quát qua tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của VIB giai đoạn 2007-2009
Giai đoạn 2007-2009, tuy tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, song do có sự điều chỉnh chính sách, định hướng kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường, có những phương án tăng trưởng hợp lý trên nền tảng quản trị rủi ro, tăng cường hiệu quả hoạt động, VIB đã đạt hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra.
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản qua các năm của Ngân hàng VIB Đơn vị tính : tỷ đồng
Tổng tài sản của Ngân hàng VIB năm 2007 đạt 39.305 tỷ đồng, vượt 57.3% so với kế hoạch đầu năm, tăng 138% so với năm 2006, trong đó tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng hơn 95,64% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình cả năm cao hơn 0,16% so với năm 2006 Nhưng đến năm 2008 con số này đã giảm xuống34.719 tỷ đồng, giảm 13,04% so với năm 2007 Năm 2009, nhờ có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý trong chính sách điều hành và quản lý, VIB không ngừng gia tăng tổng tài sản lên con số 56.638 tỷ đồng (tăng 63,13% so với năm 2008).
2.1.1.2 Về hoạt động huy động vốn
Biểu đồ 2.2: Vốn huy động qua các năm của Ngân hàng VIB Đơn vị tính : tỷ đồng
Năm 2007, tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi như tỷ lệ lạm phát ở mức cao 12,63%; tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 1,5 – 2 lần làm tăng chi phí huy động vốn; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và vàng cạnh tranh trực tiếp trong việc huy động vốn dân cư và sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh nhưng hoạt động huy động vốn của VIB vẫn tăng trưởng ổn định đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tăng trưởng của ngân hàng Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 19.225 tỷ đồng, tăng 143% so với cuối năm 2006 (trong đó, huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 17.686 tỷ đồng).
Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở có thời điểm lên tới 30%/ năm, lãi suất tiết kiệm lên đến 20% /năm ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng Trước tình hình đó, ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra 33 quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, triển khai hàng loạt chương trình tiếp thị khuyến mại, triển khai 4 sản phẩm huy động vốn mới, đã giúp VIB vừa đảm bảo thanh khoản, vừa tiếp tục tăng trưởng về nguồn vốn huy động Tính đến ngày 31/12/208, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của VIB đạt 23.958 tỷ đồng, tăng 24,61% so với cuối năm 2007 trong đó huy động vốn từ dân cư đạt 15.361 tỷ đồng, tăng 28,2% Tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng, số vốn huy động mà VIB đạt được năm 2009 lên 32.364 tỷ đồng, tăng35% so với năm 2008.
2.1.1.3 Về hoạt động tín dụng
Biểu đồ 2.3: Tổng dư nợ qua các năm của Ngân hàng VIB Đơn vị tính : tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong các năm trước tiếp tục được duy trì trong năm 2007 Tổng dư nợ đạt 16.611 tỷ đồng vượt 19.6% so với kế hoạch và tăng 86,7% so với cuối năm 2006 Trong đó, dư nợ các tổ chức kinh tế đạt 11.993 tỷ đồng (chiếm 72,2% trên tổng dư nợ) và dư nợ của khách hàng cá nhân là 4.618 tỷ đồng (chiếm 27,8% trên tổng dư nợ)
Năm 2008, trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều diễn biến bất lợi đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và đời sống của khách hàng của VIB, nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao VIB đã giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ, nên tính đến 31/12/2008 tổng dư nợ tín dụng của VIB đạt 19.755 tỷ đồng, tăng 3.031 tỷ đồng, tương đương 18,10% so với năm 2007
Và tiếp tục tăng lên 24.272 tỷ đồng vào năm 2009.
Tổng giá trị danh mục đầu tư cuối năm 2007 của Ngân hàng VIB đạt 738 tỷ đồng, tăng 10 lần so với đầu năm 2007, với giá trị thị trường của danh mục đầu tư đạt 1.042 tỷ đồng Trong đó đầu tư trên sàn &OTC đạt 114,6 tỷ đồng, đầu tư trực tiếp đạt 623,7 tỷ đồng Năm 2008, thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục đã ít nhiều ảh hưởng đến danh mục đầu tư của VIB Trong năm 2008, đầu tư vào các chứng từ có giá đạt 4.818 tỷ đồng, giảm 28,6% so với năm 2007 trong đó VIB đang nắm giữ 2.745 tỷ trái phiếu Chính phủ (chiếm 56%).
Tính đến 31/12/2007, Ngân hàng VIB đã phát hành 178.335 thẻ, đạt 71,33% kế hoạch, tăng gấp 3,4 lần so với năm trước và chiếm 2,1% thị phần thẻ Trong đó, thẻ ghi nợ đạt 137.262 thẻ, thẻ tín dụng quốc tế đạt 7.208 thẻ, thẻ trả trước đạt 16.088 thẻ.
Năm 2008, số lượng thẻ ghi nợ nội địa là 309.126 thẻ, tăng 92%; thẻ tín dụng là 15.188 thẻ, tăng 78%, thẻ trả trước là 47.903 thẻ, tăng hơn 800% so với năm 2007, nâng tổng lũy kế thẻ do VIB phát hành tính đến 31/12/2088 lên 372.147 thẻ
Số lượng máy ATM cũng không ngừng gia tăng từ 60 máy (năm 2007) lên 107 máy năm 2008.
2.1.1.6 Phát triển mạng lưới dịch vụ
Năm 2007, công tác phát triển dịch vụ ngân hàng đã được quan tâm hơn: dịch vụ thanh toán luôn bảo đảm chất lượng dịch vụ, số lượng điện thanh toán trong nước đạt 120.797 điện tăng 97% so với năm 2006; số lượng điện thanh toán quốc tế đạt 10.179 điện, tăng 104% so với năm 2006 Dịch vụ chuyển tiền cũng ngày càng phát triển, đặc biệt là chuyển tiền quốc tế : năm 2007 lượng chuyển tiền của kiều hối về Việt Nam đạt 10 Tỷ USD, tăng 166% so với năm 2006 Tổng thu thuần dịch vụ của toàn ngân hàng tăng 61,7% so với năm 2006
Năm 2008, VIB cho ra một loạt các sản phẩm mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trong đó có các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp như : dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB4U cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi; tiền gửi thanh toán overnight 100 đem lại giá trị gia tăng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng; Quản lý dòng tiền của các công ty Chứng khoáng; sản phẩm tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ với lãi suất ưu đãi… Đối với khách hàng cá nhân, một loạt các sản phẩm tín dụng tiêu dùng cũng đã được VIB cải tiến ngày càng phù hợp hơn như : cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay tín chấp… Phát triển sản phẩm gói và các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao như E-Banking, E-Savings, sản phẩm bảo lãnh và phát hành chứng chỉ tiền gửi… Nhờ vậy mà trong năm 2008, tổng thu thuần dịch vụ tăng 60,14% so với năm 2007, chiếm 12% tổng thu thuần.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007-2009 Đơn vị tính: triệu VNĐ
1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
2 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 2.586.895 3.279.493 1.240.563
3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 203.138 145.539 91.785
4 Chi phí hoạt động dịch vụ 46.873 36.369 23.614
II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 156.265 109.170 68.171
III Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
IV Lãi/Lỗ thuần từ mua bán CKĐT 67.443 (78.302) 80.642
5 Thu nhập từ hoạt động khác 164.726 68.671 29.155
6 Chi phí hoạt động khác 62.482 88.098 34.008
V Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác 102.244 (19.427) (4.853)
VI Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 9.931 10.395 17.372
VII Chi phí hoạt động 866.602 606.078 387.957
VIII Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
IX Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 112.351 73.476 70.572
X Tổng lợi nhuận trước thuế 614.311 230.445 425.699
XI Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 151.095 61.601 116.877
XII Lợi nhuận sau thuế 463.216 168.844 308.822
XIII Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,00220 0,00084 0,002510
Về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 so với năm 2008, VIB đã có bước phát triển rất đáng kể, thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tổng tài sản tăng 63,1%, huy động vốn dân cư và các tổ chức kinh tế tăng 42,8%, dư nợ tăng 38,3%, lợi nhuận tăng 166,5% và đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,27%.
2.1.2 Thực trạng dịch vụ thẻ của VIB
2.1.2.1 Các loại thẻ đang phát hành tại VIB Để đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện đại ngày càng cao của Khách hàng, từ năm
2004, Ngân hàng Quốc tế đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thẻ thanh toán Hiện nay, VIB đang cung cấp cho các Khách hàng của mình 03 loại thẻ : thẻ ghi nợ nội địa; thẻ tín dụng quốc tế; thẻ trả trước nội địa – cùng với đó là dịch vụ tiện ích – dịch vụ thấu chi tài khoản thẻ. a/ Thẻ ghi nợ nội địa Values Platinum : là thẻ ghi nợ nội địa do VIB phát hành trên cơ sở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng mở tại VIB. Đặc điểm chung:
- Là thẻ ghi nợ nội địa, phát hành trên cơ sở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng mở tại VIB, khác hàng được phép chi tiêu trong số dư tiền gửi của Khách hàng
- Có 1 hạng thẻ duy nhất : Platinum với các hạn mức sử dụng (số tiền & số lần sử dụng/ngày rất linh hoạt)
- Thời hạn hiệu lực: 96 tháng
- Thẻ dùng để rút tiền, chuyển khoản, đổi pin, truy vấn số dư và xem sao kê, thanh toán tại ATM/POS của VIB và trong liên minh thẻ Smartlink. Đặc điểm nổi bật
- Thẻ có thiết kế đẹp, sang trọng
- Có thể yêu cầu phát hành nhanh trong 01 ngày
Thực trạng quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tại VIB
2.2.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của VIB
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của VIB tập trung chủ yếu ở hai sản phẩm thẻ quốc tế là Visa và MasterCard.
2.2.1.1 Giả mạo trong thanh toán thẻ MasterCard tại VIB
Basis point là một chỉ số được tính toán theo quy định của TCTQT thể hiện mối tương quan giữa giá trị giao dịch được báo cáo giả mạo trên tổng doanh số giao dịch của ĐVCNT (bảo gồm cả giao dịch on-us) trọng một khoản thời gian nhất định.
BP = (Giá trị giao dịch giả mạo/ Doanh số của Merchant) * 10.000
Biểu đồ 2.4: Basis points trong thanh toán thẻ MasterCard tại VIB
( Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng VIB)
Fraud -VIB GAV- VIB BP - VIB BP - Viet Nam
Tỷ lệ giao dịch được báo cáo giả mạo lên TCQT MasterCard của VIB ở mức thấp và đồng đều ở Quý IV/2008 và Q.I/2009, tuy nhiên tỷ lệ này tăng vọt trong Quý II và Quý III/2009 Giá trị giao dịch giả mạo trong Quý II, Quý III/2009 tăng lần lượt gấp 16 lần và 21 lần so với Quý I/2009 trong khi tốc độ doanh số giao dịch
2 Quý này lần lượt chỉ là 11% và 13%; dẫn tới sự chênh lêch vượt trội về Basis points (BP) Điều này xảy ra là do:
1 Trong 2 Quý I và II, tại các Merchant của VIB thuộc khu vực TP.HCM chấp nhận phải thẻ bị làm giả của các ngân hàng phát hành tại Thụy Điển, Canada, Đức và Nhật do các đối tượng người Singapore, Malaysia sử dụng thẻ giả và passport giả Đây cũng là khoảng thời gian tội phạm sử dụng thẻ giả ở mật độ cao, không chỉ ảnh hưởng tới VIB mà còn đa số các ngân hàng khác như HSBC, Sacombank, Techcombank…
2 Các trường hợp chấp nhận phải thẻ giả xảy ra tập trung tại các Merchant vàng bạc đá quý với giá trị giao dịch cao.
Quý IV/2009 giá trị giao dich được báo cáo giả mạo giảm xuống trong khi doanh số giao dịch tăng từ 2,3 triệu USD Quý III lên 3,2 triệu USD trong Quý IV và Quý I/2010 chỉ số BP có xu hướng giảm xuống giảm rõ rệt so với với Quý IV/2009 do doanh số giao dịch tăng và giá trị giao dịch bị báo cáo giả mạo giảm đây là một tín hiệu mừng, các đơn vị kinh doanh cần phải phát huy và cố gắng hơn nữa trong việc đào tạo và chăm sóc Merchant.
Tỷ lệ giả mạo theo doanh số
Bảng 2.4 :Tỷ lệ giả mạo theo doanh số tại VIB Quý I/2010
Giá trị giả mạo (USD)
Giá trị giả mạo quy đổi (VND)
( Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng VIB)
Qua số liệu về Tỷ lệ giao dịch giả mạo được NHPH báo cáo lên tổ chứcMasterCard đã cho thấy doanh số qua POS của sản phẩm MasterCard giảm dần qua các tháng, nhưng giá trị giả mạo lại tăng, trong tháng 1/2010 mới chỉ là hơn 9 triệu VNĐ thì đến tháng 3 con số này đã lên đến gần 68 triệu đồng; tỷ lệ giả mạo/doanh số tăng mạnh từ 0.045% lên 0.37%.
Tỷ lệ loại giả mạo
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ loại giả mạo Quý I/2010 tại VIB
( Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng VIB)
Với tổng giá trị hơn 2,6 nghìn USD được NHPH báo cáo giả mạo lên MasterCard thì loại hình “giao dịch thẻ giả Counterfeit chiếm tỷ lệ cao nhất 78% , tiếp đó là thẻ bị mất cắp chiếm 20,42 %.
Giá trị giao dịch được báo cáo là loại giả mạo “Courterfiet” – giao dịch thẻ giả đạt cao nhất trong tháng 1 khoảng 1,6 nghìn USD chiếm 61 % trong
Tỷ lệ loại giả mạo Quý I/2010
Giá trị % tổng giá trị giao dịch bị báo cáo giả mạo, có xu hướng giảm dần còn hơn 450 USD chiếm 17,13 % và bằng 0 trong tháng 3/2010.
Giả mạo theo MCC quý I/2010
Giá trị giao dịch giả mạo trong quý I/2010 tập trung tại các Merchant có lĩnh vực kinh doanh sau:
Bảng 2.5 : Giả mạo theo MCC quý I/2010 tại VIB
Diễn giải MCC tháng 1 tháng 2 tháng 3 Tổng % Đại lý dịch vụ và vận hành du lịch 4722 16.23 - - 16.23 0.60%
Quần áo nam nữ 5691 432.92 - - 432.92 16.12% đồ điện tử 5732 82.08 - - 82.08 3.06%
Bán máy ảnh và các thiết bị phụ tùng thay thế 5946 949.61 459.98 - 1409.6 52.50%
( Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng VIB)
Giá trị giao dịch giả mạo tập trung vào các cửa hàng bán thiết bị kỹ thuât số máy ảnh, camera và các phụ tùng thay thế hơn 1,4 nghìn USD trong tháng 1, tiếp đến là loại hình siêu thị hơn 500 USD trong tháng 1 lần lượt chiếm
52 % và 20 % trong tổng giá trị giao dịch bị báo cáo giả mạo của Quý I/2010.
Giao dịch trị giao dịch bị báo cáo giả mạo giảm dần trong tháng 2 và bằng 0 trong tháng 3.
2.2.1.2 Giả mạo trong thanh toán thẻ Visa tại VIB
Biểu đồ 2.6: Tình hình giả mạo chung trong thanh toán thẻ Visa tại VIB,
Việt Nam và khu vực AP
% giả mạo/ Doanh số sale (VN) 0.073% 0.088% 0.085% 0.118% 0.152% 0.486% 0.449% 0.250% N/A
% giả mạo/ Doanh số sale (VIB) 0.000% 0.048% 0.014% 0.071% 0.217% 1.698% 1.539% 0.69% 0.52%
% giả mạo/ Doanh số sale (ĐNA) 0.131% 0.145% 0.116% 0.115% 0.102% 0.113% 0.099% 0.072% N/A
% giả mạo/ Doanh số sale (AP) 0.045% 0.051% 0.049% 0.044% 0.040% 0.038% 0.036% 0.037% N/A
( Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng VIB)
Giả mạo theo doanh số Sale
Giả mạo (Việt Nam) Giả mạo (VIB) % giả mạo/ Doanh số sale (VN)
% giả mạo/ Doanh số sale (VIB) % giả mạo/ Doanh số sale (ĐNA) % giả mạo/ Doanh số sale (AP)
Theo diễn biến thời gian, tỷ lệ giao dịch được báo cáo giả mạo lên TCQT Visa của VIB ở mức thấp và đồng đều qua các quý của năm 2008 và Quý I/2009, tuy nhiên tỷ lệ này tăng vọt trong Quý II và Quý III/2009; tỷ lệ thuận với doanh số giao dịch; là do tỷ lệ tăng doanh số lại thấp hơn tỷ tăng giá trị được báo cáo giả mạo dẫn tới việc tăng tỷ lệ giá trị giả mạo tỷ lệ thuận với việc tăng doanh thu Điều này xảy ra là do:
1 Trong 2 Quý I và II, tại các Merchant của VIB thuộc khu vực HCM chấp nhận phải thẻ bị làm giả của các ngân hàng phát hành tại Thụy Điển, Canada, Đức và Nhật do các đối tượng người Singapore, Malaysia sử dụng thẻ giả và passport giả, 2 trong số đối tượng này đã bị phòng cảnh sát chống tội phạm công nghệ cao – HCM bắt giữ và điều tra làm rõ Đây cũng là khoảng thời gian tội phạm sử thẻ giả ở mật độ cao, không chỉ ảnh hưởng tới VIB mà còn đa số các ngân hàng khác như Sacombank, HSBC, Techcombank…
2 Các trường hợp chấp nhận phải thẻ giả xảy ra tập trung tại các Merchant vàng bạc đá quý với giá trị giao dịch cao triệu USD Quý III lên 8,5 triệu USD Qúy
IV, và Quý I/2010 tỷ lệ giá trị giao dịch giả mạo có xu hướng giảm xuống giảm so với với Quý IV/2009 do doanh số giao dịch tăng và giá trị giao dịch bị báo cáo giả mạo giảm, đây là một tín hiệu mừng, các đơn vị kinh doanh cần phải phát huy và cố gắng hơn nữa trong việc đào tạo và chăm sóc Merchant.
Tỷ lệ giả mạo theo doanh số tại VIB
Tỷ lệ giao dịch giả mạo được NHPH báo cáo lên Visa từ tăng đột biến vào tháng 2 khoảng 19 nghìn USD chiếm 0.79 % doanh số GD, trong khi doanh số giao dịch tháng 2 lại thấp nhất so trong 3 tháng đạt khoảng 2.5 triệu USD;
Tổng giá trị giao dịch được báo cáo lên báo cáo giả mạo của Visa trong Quý I/2010 là khoảng hơn 45 nghìn USD, tăng cao so với cùng kỳ năm 2009 (Quý I/2009 đạt 11,173) tuy nhiên giảm khoảng 11 nghìn USD so với Quý IV/2009
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ tỷ lệ giả mạo theo doanh số giao dịch thẻ Visa tại
Doanh số Giả mạo Giá trị
( Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng VIB)
Biểu đồ tỷ lệ giả mạo theo doanh số GD thẻ Visa
Tỷ lệ loại giả mạo Quý I/2010
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ loại giả mạo Quý I/2010 tại VIB
( Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng VIB)
Biểu đồ tỷ lệ loại giả mạo Quý I/2010
Với tổng giá trị hơn 45 nghìn USD được NHPH báo cáo giả mạo lên Visa thì loại hình “giao dịch thẻ giả Counterfeit chiếm tỷ lệ cao nhất 39,18 % , tiếp đến là tỷ lệ giả mạo số Tài khỏan thẻ (không phải do chủ thẻ sử dụng) tại VIB đó phần lớn đó là hình thức giao dịch MOTO hiếm 25,99 % và sau đó là thẻ bị mất cắp chiếm 20,42 %.
Hiện trạng này cho thấy, hoạt động thanh toán chấp nhận thẻ tại các Merchant của VIB nhìn chung còn chưa tốt, do vậy việc kiểm tra thông tin NHPH, kiểm tra tên trên thẻ đồng thời tên trong các giấy tờ tùy thân khác cũng như đối chiếu chữ ký trên thẻ và trên Bill là việc được coi là bắt buộc trong thanh toán chấp nhân thẻ tuy nhiên các Merchant của VIB cần phải lưu ý thực hiện đúng và đủ các bước này Thực hiện tốt các bước này sẽ góp phần giảm thiểu được số lượng chấp nhận thanh toán thẻ mắt cắp, hoặc thẻ giả trong khi VIB chưa có công cụ kỹ thuật hộ trợ khác.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại VIB
3.1.1 Triển vọng phát triển dịch vụ thẻ trên thị trường Việt Nam
Thẻ thanh toán là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được lưu hành và phổ biến trên toàn thế giới từ những năm 1970 Và đến với thị trường Việt Nam từ năm 1990 do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam triển khai lần đầu tiên Tiếp sau đó là sự tham gia của ba Ngân hàng Thương mại khác là Ngân hàng TMCP Á Châu ACB, Ngân hàng TMCP xuất khẩu Việt Nam và Ngân hàng FistVina Cho đến nay, con số các Ngân hàng tham gia thực hiện các nghiệp vụ thẻ với tư cách làm đại lý cho các NHPHT và cho các tổ chức thẻ Quốc tế như Visa, MasterCard, Amex, JCB… là rất nhiều Và trong tương lai, hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại thị trường Việt Nam sẽ còn phát triển dáng kể. Đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế: Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là khu vực có tốc độ phát triển thanh toán thẻ tín dụng cao nhất thế giới Chỉ riêng giá trị thanh toán của 2 loại thẻ thông dụng nhất là Visa và MasterCard của khu vực này đã chứng minh được điều đó, tăng từ 206,52 tỷ USD năm 1995 lên tới 594,87 tỷ USD năm 2000, và năm 2005 con số này đã đạt xấp xỉ đạt 1500 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng lớn nhất so với các khu vực còn lại trên thế giới
Thị trường thẻ hiện đại, hoạt động thanh toán trở nên thuận tiện, sẽ là một nhân tố kéo khách du lịch gián tiếp giúp ngành du lịch phát triển, vì hiện hầu hết các nước đều hạn chế công dân của mình mang tiền mặt ra nước ngoài, nhưng lại không hạn chế việc dùng thẻ thanh toán quốc tế Chính vì vậy, các nước nếu tạo cho mình có được một hệ thống thanh toán thẻ hiện đại sẽ là điều kiện cho khách du lịch nước ngoài thực hiện thanh toán điện tử thuận tiện và dễ dàng, tăng đáng kể nguồn thu cho ngành du lịch Theo thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam: trong năm 2007 có khoảng 2,5 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 28% so với năm 2006,hầu hết khách du lịch này đến từ Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Australia, những nơi thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi Thanh toán thẻ quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch và thúc đẩy việc tiêu tiền của khách du lịch.Thanh toán bằng thẻ giảm thiểu những khó khăn mà du khách gặp phải trong việc thanh toán bằng tiền mặt và giảm chi phí giao dịch Thanh toán điện tử là một bộ phận ngày càng quan trọng trong ngành du lịch quốc tế và là một kênh quan trọng trong phân phối doanh thu của du lịch cho Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ là điều kiện để phát triển ngành kinh doanh thẻ và ngược lại thẻ tín dụng phát triển sẽ thúc đẩy nhiều ngành dịch vụ khác cùng phát triển, nhờ đó sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển chung của nền kinh tế Vì thế, thị trường thẻ tín dụng Việt Nam đang có cơ hội để tăng tốc và mở rộng cả về chất và lượng trong những năm tới đây.
Không chỉ có thẻ tín dụng quốc tế mà thẻ nội địa cũng có tiềm năng phát triển rất lớn Theo thống kê tỷ lệ dân thành thị chiếm khoảng 24% dân số cả nước, tức là khoảng 20 triệu người Chỉ cần khuyến khích được 15-20% số người ở thành phố tham gia sử dụng thẻ ghi nợ, các ngân hàng ở Việt Nam đã có thể phát hành được 3-
4 triệu thẻ Điều này trên thực tế không phải là không thể, bởi khi đánh giá tiềm năng phát triển thẻ thanh toán của một nước, người ta thường căn cứ vào 2 yếu tố: thu nhập dân cư và cơ cấu độ tuổi.
Thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi tập trung phần lớn những người có kiến thức và sự hiểu biết về thẻ ngân hàng, và với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 7% - 8%/ năm như hiện nay, GDP bình quân đầu người ở các đô thị có thể lên đến vài nghìn thậm chí cả chục nghìn USD một năm.
Hơn nữa, Việt Nam lại là một nước có cơ cấu dân số trẻ, với khoảng 60% số người ở độ tuổi dưới 30 là một thuận lợi cho việc ứng dụng sản phẩm mang tính công nghệ cao như dịch vụ thanh toán qua thẻ Và trong số 24% dân số thành thị, có khoảng 30% số người đang học tập và công tác ở độ tuổi 15-30 có những kiến thức cơ bản về tin học và có khả năng tiếp nhận dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ
Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam còn có một thuận lợi: đó là hiện nay dịch vụ ở phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa ở Việt Nam chưa mở rộng cho các ngân hàng nước ngoài Các ngân hàng Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này để chiếm lĩnh thị trường trong nước trước khi các ngân hàng nước ngoài được phép tham gia dịch vụ này.
Như vậy có thể nói thị trường thẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường kinh doanh đầy hấp dẫn đối với các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại VIB
Hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay đang có xu hướng chuyển mục tiêu kinh doanh sang khu vực khách hàng cá nhân thay vì tiếp tục khai thác lợi nhuận từ các tổ chức kinh tế (mảng hoạt động nhiều rủi ro) VIB cũng vậy, tiếp tục tập trung và khai thác triệt để mảng khách hàng cá nhân, đặc biệt là thị trường thẻ với các mục tiêu:
- Tiếp thu kịp thời và tiếp cận nhanh chóng các công nghệ thanh toán thẻ hiện đại trên thế giới
- Đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ thẻ ngân hàng ở Việt Nam gắn liền với công nghệ thẻ quốc tế, và tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định có tính nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế
- Củng cố và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán và phát hành thẻ
- Xây dựng phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thanh toán rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng thẻ
- Xây dựng một trung tâm chuyển mạch thanh toán thẻ để đảm bảo sử dụng đa dạng các loại thẻ của nhiều ngân hàng trong nước và trên thế giới.
Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ đối với VIB
Tuy mới được thành lập không lâu, nhưng bộ phận quản lý rủi ro đã góp phần đáng kể trong việc hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của Ngân hàng VIB Tuy nhiên, do mới đi vào hoạt động nên cơ cấu tổ chức cũng như chức năm nhiệm cụ còn chưa được rõ ràng, hoàn thiện Để phát huy hơn nữa các kết quả đã đạt được, góp phần đẩy lùi và hạn chế rủi, tổn thất cho Ngân hàng, phòng QLRR cần tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động, phân công trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng, cũng như đào tạo nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn của cả phòng; Nhằm:
- nghiên cứu xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ và an ninh trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ.
- Phối hợp với các phòng ban chuyên môn nghiên cứu xây dựng quy chế tín dụng riêng cho việc phát hành và thu hồi nợ thẻ tín dụng.
- Xây dựng quy trình đánh giá các ĐVCNT để loại bỏ các ĐVCNT có mức độ rủi ro cao.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin về tình hình rủi ro và quản lý rủi ro từ các tổ chức quốc tế, đồng thời thông báo tới các phòng ban có liên quan cũng như các đơn vị kinh doanh, chi nhánh để có biện pháp phòng ngừa.
- Thường xuyên theo dõi và cảnh báo các giao dịch thanh toán thẻ có nghi ngờ giả mạo để các đơn vị kinh doanh tiến hành kiểm tra, trà soát và liên hệ đối chiếu với chủ thẻ, đề ra các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tổn
- Phối hợp với các đơn vị kinh doanh và luôn là đầu mối liên hệ với các cơ quan pháp luật để xử lý, điều tra và quản lý các trường hợp giao dịch giả mạo, thẻ giả, thẻ mất cắp, thất lạc…
- Phối hợp với các bộ phận liên quan xử lý các trường hợp rủi ro trong thanh toán như tra soát, bồi hoàn.
3.2.2 Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kinh doanh thẻ tại Ngân hàng.
Không chỉ bản thân các cán bộ phòng QLRR cần được nâng cao trình độ và sự am hiểu về các loại rủi ro và cách phòng ngừa rủi ro mà các cán bộ khác thuộc phòng kinh doanh cũng cần được nâng cao nhận thức về những rủi ro có thể xảy ra để cùng với phòng quản lý rủi ro nghiên cứu đưa ra các biện pháp phòng ngừa
Sự am hiểu về thẻ cũng như hoạt động kinh doanh thẻ sẽ giúp cho các cán bộ Ngân hàng có thể giải đáp mọi thắc mắc mà khách hàng, chủ thẻ đặt ra khi gặp phải sự cố về thẻ Hơn nữa, sự am hiểu về thẻ còn giúp các cán bộ phòng Quản lý phát triển sản phẩm nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới mang tính cạnh tranh, tiện lợi, đa đạng tính năng mà vẫn an toàn nhờ hiểu được và phòng ngừa trước được những rủi ro có thể xảy ra.
3.2.3 Thông tin hướng dẫn sử dụng thẻ an toàn
Chủ thẻ là những người trực tiếp sử dụng thẻ để thanh toán, chủ thẻ có sử dụng thẻ đúng cách thì sẽ đảm bảo việc thực hiện các giao dịch thanh toán diễn ra thành công và an toàn Tuy nhiên, thẻ là một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường nên không phải chủ thẻ nào cũng biết cách sử dụng Chính vì vậy để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thẻ, ngân hàng cần xây dựng ấn phẩm hướng dẫn cũng như các lưu ý đối với khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ Thông tin hướng dẫn sử dụng thẻ cần lưu ý các nội dung sau:
Bảo quản các thông tin thẻ như: Số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, số
PIN, mã số bí mật của thẻ , đây là những thông tin quan trọng, cần thiết cho việc thực hiện thanh toán thẻ Nếu như khách hàng để lộ các thông tin này, các tổ chức thẻ có thể lợi dụng để thực hiện các giao dịch không cần xuất trình thẻ, hoặc làm thẻ giả để thanh toán hàng hoá và rút tiền mặt tại hệ thống ATM Trong hướng dẫn sử dụng thẻ, ngân hàng nên khuyến cáo khách hàng bảo quản các thông tin về thẻ, không để lộ các thông tin này cho người khác biết, cần thận trọng trong việc mua sắm trên mạng…
Các lưu ý trong quá trình thanh toán thẻ: Để thực hiện việc thanh toán bằng thẻ, các chủ thẻ phải đưa thẻ cho đơn vị chấp nhận thẻ để thực hiện giao dịch thanh toán Tình trạng thẻ bị skimming, giao dịch thanh toán bị thực hiện nhiều lần trên cùng một thẻ, số tiền cấp phép lớn hơn số tiền khách hàng phải thanh toán đều phát sinh trong quá trình thanh toán này và gây tổn thất cho ngân hàng cũng như phiền phức cho chủ thẻ Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, ngân hàng cần khuyến cáo chủ thẻ yêu cầu đơn vị chấp nhận thẻ tiến hành cà thẻ trong phạm vi kiểm soát, tầm nhìn của mình để đề phòng đơn vị skimming thẻ Khách hàng chỉ nên ký vào những hoá đơn thanh toán đã điền đầy đủ và chính xác các thông tin giao dịch, không ký trước, và yêu cầu đơn vị huỷ hoá đơn giao dịch trước mặt mình nếu không thực hiện thanh toán nữa Ngoài ra, nếu chủ thẻ phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ giả mạo nào trong quá trình thanh toán thì chủ thẻ nên liên lạc ngay với ngân hàng phát hành thẻ để theo dõi và có các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra
3.2.4 Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra công tác thanh toán thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ ĐVCNT là một nhân tố vô cùng quan trọng không thể thiếu trong quá trình thanh toán thẻ, có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro gây tổn thất cho ngân hàng Việc thiếu kiến thức của các nhân viên tại ĐVCNT về sản phẩm thẻ của Ngân hàng, về các máy móc thiết bị chuyên dùng, các quy trình tiến hành thanh toán… sẽ có thể gây tổn thất rất lớn cho Ngân hàng cũng như chủ thẻ khi rủi ro xảy ra Việc tìm hiểu, kiểm tra, đánh giá mức độ rủi ro tại các ĐVCNT trước khi tiến hành ký kết hợp đồng làm ĐVCNT cũng không thể thiếu, tránh trường hợp ký kết với ĐVCNT “ma”, hay ĐVCNT có tỷ lệ giả mạo cao Vì vậy, ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tào bồi dưỡng lại cho nhân viên tại các ĐVCNT các kiến thức về:
Cách nhận biết thẻ: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, các dấu hiệu bảo mật, biểu tượng các loại thẻ chấp nhận thanh toán.
Quy trình chấp nhận thanh toán thẻ: các thao tác cần thiết để thực hiện việc thanh toán thẻ, cách cà thẻ, xin cấp phép thanh toán giao dịch, đối chiếu thông tin in trên thẻ và thông tin được mã hoá, tên và chữ ký của chủ thẻ, cách settlement giao dịch thanh toán về ngân hàng
Khuyến cáo nhân viên của ĐVCNT nhận biết các hành vi, thái độ có dấu hiệu nghi ngờ giả mạo của khách hàng cũng như cách thức giả quyết xử lý các tình huống nghi ngờ giả mạo.
Hướng dẫn cho ĐVCNT biết về hoạt động Skimming.
Bên cạnh việc đào tạo trực tiếp nhân viên chấp nhận thẻ tại ĐVCNT, ngân hàng cũng có thể in các ấn phẩm hướng dẫn cách nhận biết và thanh toán thẻ dưới dạng đề can, stick, sách, tài liệu hướng dẫn, các thiết bị giúp phát hiện thẻ giả
Ngoài việc đào tạo hướng dẫn ĐVCNT, các đơn vị kinh doanh của Ngân hàng phải thường xuyên tiến hành việc kiểm tra các đơn vị chấp nhận thẻ trong quá trình chấp nhận thanh toán Nếu có dấu hiệu vi phạm hợp đồng thanh toán thẻ, gian lận, cấu kết thông đồng làm giao dịch giả mạo, đơn vị kinh doanh phải tiến hành xử phạt hay chấm dứt hợp đồng với ĐVCNT, đồng thời thông báo với bộ phận QLRRT để phối hợp xử lý kịp thời.
3.2.5 Phối hợp với các tổ chức kinh doanh thẻ trong nước và quốc tế trong công tác ngăn ngừa và phát hiện rủi ro
Bất kỳ chủ thể nào tham gia kinh doanh thẻ đều phải đối mặt với rủi ro Khi rủi ro xảy ra, nó không chỉ gây tổn thất cho NHPH mà cả NHTT và các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng Bên cạnh đó, các tổ chức tội phạm thẻ hoạt động ngày càng tinh vi, với công nghệ ngày càng hiện đại, các tổ chức này không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động đến tất cả các quốc gia và các châu lục trên thế giới, hành vi và mức độ gian lận ngày càng cao và khó nhận biết hơn Chính vì vậy, phòng chống và hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ không chỉ là sự nỗ lực cố gắng của một ngân hàng, một tổ chức đơn lẻ mà cần sự phối hợp, hợp tác của toàn bộ hệ thống các ngân hàng, các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh thẻ trong nước và trên toàn thế giới Nếu chỉ đơn lẻ một ngân hàng tiến hành công tác quản lý rủi ro thì các tổ chức tội phạm thẻ sẽ ngay lập tực chuyển hướng tấn công sang các ngân hàng khác, và khi giả mạo rủi ro trong hoạt động thẻ tăng cao sẽ gây mất lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ thị trường thẻ Do vậy các ngân hàng tuy có thể cạnh tranh với nhau gay nhưng cần phải thống nhất, phối hợp với nhau trong công tác phòng chống giả mạo thẻ Các ngân hàng tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp với nhau và với các cơ quan pháp luật cùng nhau hành động khi phát hiện các hành vi giả mạo thẻ trong hệ thống mình