Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
116,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC I. Những món ăn đặc trưng vùng sông nước 1. Gỏi cá trích Phú Quốc 2. Bánh canh Bến Có 3. Bún bò cay Bạc Liêu 4. Bún nước lèo Trà Vinh 5. Cá lóc nướng cuốn đọt sen 6. Mắm còng Cần Giuộc 7. Lẩu mắm cá rô đồng 8. Thịt gà khìa nước dừa 9. Cá bống kho tiêu 10. Mít non nấu tôm và lá lốt 11. Hủ tiếu Mỹ Tho 12. Những món ăn dân dã trong ca dao dân ca NamBộ II.Đặc trưng văn hóa ẩmthực Sài Gòn Tài liệu tham khảo I.NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG VÙNG SÔNG NƯỚC Vùng sông nước NamBộ là có nguồn thức ăn tươi sống phong phú như: Cá, ếch, lươn, rắn, rùa, chim, chuột… Cách chế biến món ăn cũng đơn giản hơn không cầu kỳ như chốn thị thành. Chính vì vậy mà giữ được hương vị thơm ngon chất bổ của chốn đồng quê. Có lẽ nướng là cách chế biến món ăn đầu tiên của đoàn người khai hoang lập nghiệp trên vùng đất phương Nam này. Đó là những món vừa tiện lợi lại giữ được hàm lượng dinh dưỡng: Vài con cá lóc nướng với lửa bằng xác mía khô, rắn quấn lá sả, chim gói lá chanh đem nướng cùng chút gia vị. Nếu có dịp đến thăm trại vịt ở Vị Thanh, Quả Lựu (Cần Thơ), chủ vựa sẽ đãi ngay một đĩa thịt chuột (loại chuột hay bắt vịt con) nướng sả ớt. Món tươi đã vậy, thức ăn khô đem nướng cũng ngon chẳng kém. Khô cá sặc vằng nướng thật nóng, ăn với cơm nguội bốc bằng tay mới thấy hết cái ngon dân dã của vùng sông nước. Món mắm được hình thành khi cuộc sống đã tạm yên vị, đây là thức ăn “ruột” của bà con vùng sông nước. Thành phần chính chỉ là cá (có thể rắn, lươn…) và muối, tuỳ theo thời gian và loại mắm to nhỏ, cách sử dụng khác nhau. Mắm sống hay mắm kho cũng được nhiều người ưa thích. Mắm sống xé nhỏ ăn kèm với húng quế, sả, khế chua, chuối chát, gừng non xắt mỏng, kèm thêm lát cóc hay ổi hoặc ăn cùng với thịt lợn luộc, quay. Sau món mắm thì canh chua được xem là món cốt lõi của bữa ăn. Dân NamBộ thường dùng cá trê, cá lóc nấu chung với bắp chuối xắt nhỏ, đậu bắp, dọc mùng với me và ớt. Từng món ăn hiện diện lên mâm cơm cũng nói lên được qúa trình canh tác làm ăn, sự no đủ, sung túc hay còn kham khổ khó khăn… Cũng xuất phát từ đó, món gỏi được coi là món nhàn hạ, để lai rai. Với thành phần chính là rau, quả thái lát, các loại quả chua như khế, cóc, tắc, chanh xắt nhỏ trộn lẫn với rau càng cua, rau sam, rau đắng… Hiện nay tại Sài Gòn, một số quán lẩu mắm, ngoài những loại rau thường dùng còn có thêm các loại rau đồng, và lẩu mắm cũng chính là biến thái của mắm kho mặn. Các món ăn thui nướng đang quay lại với thực khách chốn thị thành, nhất là họ đã trải qua thời gian dài chán chê với các chất béo, ngọt và cách chế biến cầu kỳ. 1.GỎI CÁ TRÍCH PHÚ QUỐC Đặt chân đến đảo Phú Quốc (Kiên Giang), du khách sẽ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của những bờ biển, dòng suối, rừng nguyên sinh Thêm nữa là hương vị các món ăn đặc sản, khiến vừa dời chân ta đã mong trở lại! Sau những chuyến ra khơi đánh bắt hải sản trở về, người dân xứ đảo thường chọn 1 trong 5 loại: cá nhồng, cá bớp, cá đục, cá nù, cá trích để chế biến thành món gỏi, góp phần cho bữa ăn gia đình thêm phong phú. Dần dà, khẩu vị đại đa số người ăn đã "tuyển chọn" gỏi cá trích là món ăn ngon nhất. Cách ăn món này thật đơn giản nhưng khâu chuẩn bị lại rất công phu: làm cá, nạo dừa, hái rau, rang đậu và ít nhiều cũng cần có "bí quyết"! Chủ Khu du lịch Vườn Táo, Phú Quốc đã tiết lộ bí quyết của món ăn khoái khẩu này. Chọn cá trích tươi, vảy còn bóng trắng đem cắt bỏ đầu, mổ bụng thật sạch rồi lóc bỏ xương sống, lấy hai mảnh phi-lê toàn thịt đỏ. Trong lúc chuẩn bị gia vị, cho thịt cá vào đá cây ướp lạnh. Nước sốt chua có thể làm bằng giấm hoặc chanh, nhưng để hương vị đậm đà nên sử dụng giấm được nuôi bằng trái ổi chín vốn có rất nhiều ở Phú Quốc, nêm tí muối, tí đường. Nước chấm làm bằng nước mắm biển ngon, nguyên chất, thêm đường, bột ngọt, ớt, khi ăn cho thêm đậu phộng rang giã nhuyễn. Thông thường nước chấm được làm ăn liền, song một số người lại có "bí quyết" cho nước chấm lên men để mùi vị thêm phần hấp dẫn. Trước khi dọn gỏi cá lên mâm, đem bánh tráng bột gạo nhúng vào nước cốt dừa. Nước cốt dừa hơi loãng chứ không đậm đặc. Tỉ mỉ, khéo léo nhúng một mặt bánh rồi xếp đôi lại (mặt khô nằm bên trong) nhẹ nhàng đặt lên đĩa theo thứ tự để khi ăn dễ dàng lấy từng cái một mà không bị dính. Chuẩn bị xong đâu đấy, sắp cá vào đĩa, phủ lớp mỏng rau răm, củ hành tím, ớt sừng xắt nhỏ. Rưới nước sốt thật đều lên thịt cá. Gắp từng miếng cá đặt vào bánh tráng, cho miếng dừa nạo, rau sống vào rồi cuốn lại, chấm vào nước chấm. Đặc biệt, ăn gỏi cá trích phải đủ rau rừng và rau trồng. Rau rừng 8 món: đọt bứa, bằng lăng, kim cang, soi nhái, trâm sắn, trâm kiềng kiềng, trâm dòi, trâm ba vỏ. Rau trồng gồm: xà lách, húng cay, rau thơm, dấp cá. Từ từ đưa vào miệng cuốn gỏi cá để cảm nhận thịt cá mềm giòn, ngòn ngọt, chua chua; vị beo béo của dừa, đậu phộng hòa với rau răm, hành tím nồng cay và vị chan chát của rau rừng. Chính vị chát rau rừng giúp ngừa chứng đau bụng với những ai không quen ăn gỏi có nước cốt dừa, đậu phộng. 2. BÁNH CANH BẾN CÓ Theo quốc lộ 53 từ Vĩnh Long về Trà Vinh, cách thị xã Trà Vinh 5 cây số, dù bận cũng phải dành thời gian ghé quán bánh canh Bến Có ăn thử một lần. Quán đơn sơ nhưng xe hơi đậu nườm nượp. Vậy bánh canh Bến Có có gì đặc biệt?. Bà Hai Hên (Lâm Thị Hên) chủ quán, nói: “Ăn thì tuỳ khẩu vị, riêng bánh canh ở quán tui, phải làm một tô thật nóng cho khách, phải chọn ớt tươi, phải làm một đĩa nước mắm hòn. Khách từ từ dầm ớt ra, mùi nước mắm, mùi ớt hăng hăng cộng với mùi súp, mùi thịt, mùi tiêu, ngò, hành xắt nhuyễn mới thấy ngon”. Tiếng là bánh canh thì bánh phải ngon, muốn vậy phải chọn bột, chọn xương, thịt để có nước súp ngọt tự nhiên và làm sao cho ngon mắt. Bánh canh ngon ở Trà Vinh có lò Hoà Thuận. Cọng bánh làm bằng bột gạo lúa mùa thì màu bột mới trắng nõn nà vừa dẻo vừa dai. Vị ngọt của gạo lúa mùa, thứ gạo hiếm hoi khi ai nấy mần lúa cao sản. Nhiều khi ăn là người ta sẽ nhớ lại cái hương vị ngày xưa. Nồi xương súp, chỉ chọn xương sống nấu nước súp mới ra vị ngọt béo. Phải lựa thịt nạc thật tươi. Đun lửa liu riu và bền bỉ hớt bọt để cho thịt trắng, nước trong. Đồ lòng phải khéo làm. Riêng cật phải khéo lựa và nấu sao cho không hăng mùi, màu tươi ngon. Một nồi súp, xương thịt chứa tới nửa nồi. Có khi tính gần bằng một con heo trong nồi súp nên không cần lạm dụng bột ngọt. Nhiều người rành rẽ nói bà Hên nổi tiếng theo dạng "bất chiến tự nhiên thành" nhờ biết chọn lựa những loại ngon chung quanh mình. Trong nhiều lò bánh, bà chỉ chọn bánh canh của lò Hoà Thuận, thịt thì đặt ở lò mổ. Nhờ cách nêm nếm riêng đã tạo khẩu vị đặc trưng bánh canh Bến Có. Bà Hai Hên kể lại, 15 năm trước, bà gánh bánh canh đi bán hàng rong trong thị xã nhỏ bé này. Ra được cái quán ven đường là kỳ công nên bán một tô phải giữ được tiếng. Riết rồi khách quen cái vị ngọt nước súp, quen bánh canh vừa dẻo vừa dai. Và cái được nhất của bánh canh Bến Có là giá bình dân. Nhờ đó "hút" cả những thực khách đi xe hơi. Ban đầu là du khách vãn cảnh ao Bà Om hoặc ra biển Ba Động, nay thì khách tứ phương lui tới. Năm nay, bà Hai Hên đã lục tuần, không đủ sức ngồi hớt bọt cho nồi súp nên truyền " bí quyết" cho con gái. Hai cô con gái, sửa lại quán, lót gạch tàu khang trang hơn. Ngày thường, quán bán từ 500 đến 600 tô với giá 12.000đ/tô. Ngày lễ hội, tết nhất, bán số lượng gấp đôi. Bà Hai Hên thú thiệt, bánh canh Bến Có là cảm nhận về cái ngon của riêng bà trong cuộc tìm kiếm cái ngon trong thiên hạ và sự điều chỉnh từ ý kiến của thực khách.Cứ vậy mà thành bánh canh Bến Có. Địa chỉ: Quán Bánh canh Bến Có, ấp Bến Có, xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành, Trà Vinh. ĐT: 074 842030 3. BÚN BÒ CAY BẠC LIÊU Từ xa xưa, Bạc Liêu nổi tiếng với hương vị ngọt lừ của những trái nhãn. Đến đây, bạn còn được đắm mình trong bóng mát và hương nhãn thoảng thơm tỏa ra từ những thân cây cổ thụ đã sống hàng trăm năm qua. Là xứ biển, nên đến Bạc Liêu, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản của đại dương: lẩu cá khoai, cháo cá khoai; nghêu, sò, ốc, hến, sam, nhưng ngon nhất là sò huyết, cua gạch son luộc chấm muối tiêu chanh; ốc lác luộc chấm cơm mẻ sả ớt hay nước mắm gừng; ốc len hầm sả, hầm dừa; cua đá, hàu tái chanh mù tạt Cách đây chừng chục năm, Bạc Liêu (và Cà Mau) còn đã làm “nóng” thị trường ẩmthực Đồng bằng sông Cửu Long với loại cây hoang dã là bồn bồn khi được chế biến thành một vài món ăn lạ mà ngon miệng, đáp ứng khẩu vị của những người “sành ăn” Chính vì vậy mà ẩmthực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt: dân dã, mộc mạc, đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Nhưng có một món mà đến Bạc Liêu bạn không thể không thưởng thức đó là bún bò cay. Nằm khiêm tốn ở một góc gần chợ cải Bạc Liêu, quán bún bò cay của chị Minh Nguyệt sáng nào cũng đông khách. Ngồi vào bàn, chẳng mấy chốc, bạn đã có một tô bún bốc hơi nghi ngút. Lẫn trong cái nền màu vàng sẫm bắt mắt của tô bún là những sợi bún trắng tinh cùng bốn cục thịt bònằm phủ mặt. Cạnh bên đó là một dĩa quế tươi xanh, cùng một dĩa muối hột đâm ớt đỏ thích mắt có kèm một lát chanh. Vắt chanh vào tô bún, lặt rau quế (vừa phải, nhiều hoặc ít quá sẽ làm mất hương vị tô bún) cho vào, dùng đũa trộn đều, gắp một đũa cho vào miệng. Ái chà, cay. Cay quá là cay! Mỗi tô bún có bốn cục thịt bò, mỗi cục vuông vức chừng ba ngón tay. Gắp một cục thịt chấm muối ớt cho vào miệng, hoặc nạc hoặc nạm hoặc gàu, gân, thứ nào cũng cho bạn hương vị đặc trưng ngon của thứ ấy. Ăn xong, bạn sẽ thỏa mãn trong vị cay đến chảy nước mắt, đến cái giòn, dai, bùi béo của thịt bò và vị chua kích thích dịch vị của chanh. Nhưng “đã đời” nhất là sau một đêm say, ăn xong tô bún, vị cay và sức nóng của nó làm các lỗ chân lông toát đầy mồ hôi, sảng khoái cả người. Chính vì cái hương vị và “công dụng” đặc biệt ấy mà bún bò cay ngày càng thu hút thêm khách. Phải nói bún bò cay là đặc sản có một không hai, chẳng những của Bạc Liêu, mà có thể là của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dù vậy, có lẽ bún bò cay được chế biến chẳng lấy gì làm công phu, cầu kỳ. Chỉ là thịt bò nấu với sa tế mà thôi, nhưng bún bò cay ngon nhờ không dùng nhiều mỡ và đặc biệt được pha chế theo một công thức bí truyền (không bán cho bất kỳ người nào, dù có nhiều lời đề nghị). Công thức này có từ đời cha chị chủ quán vốn là đầu bếp của tỉnh trưởng Bạc Liêu và người chú vốn là đầu bếp của thủ tướng chế độ Sài Gòn Trần Thiện Khiêm. Thời đó, bún bò cay chỉ được thực hiện phục vụ các ông này nhằm giúp “giải nghể” sau một đêm say rượu. Năm 1975 người cha mới truyền nghề lại cho chị Minh Nguyệt để mở quán mưu sinh. “Hữu xạ tự nhiên hương”, nên dù thay đổi địa điểm đến 10 lần trong 30 năm qua, mà quán (không bảng hiệu) vẫn cứ đông khách. Vì thế, đến Bạc Liêu mà không ăn bún bò cay là xem như chưa “biết” Bạc Liêu vậy! 4. BÚN NƯỚC LÈO TRÀ VINH Có thể nói cùng với Sóc Trăng, Trà Vinh là một trong hai "kinh đô" của bún nước lèo - một loại thức ăn đậm đà bản sắc của cộng đồng người dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ gói gọn một tô vậy mà thực khách sẽ được thưởng thức từ vị ngọt mặn thấm trong từng sợi bún trắng tinh, mềm mại cùng với những miếng thịt cá lóc, lại còn nhẩn nha nhai từng miếng bánh giá (bánh cống) giòn rụm nữa chứ. Là một món ăn dân dã được dùng lót lòng trong những buổi sáng của những người lam lũ với ruộng đồng, nên bản thân bún nước lèo là thứ quà giản dị, chân phương. Nó được bày bán bên vệ đường với đôi gánh, một đầu để cái trã (nồi đất) lớn chứa nước lèo ủ nóng bằng trấu; đầu gióng còn lại đựng xề bún, tô, đũa, giấm, muối ớt, rổ rau ghém Khách đến, người bán xé rời từng cọng bún cho vào tô, rải rau ghém lên trên, chan mấy vá nước lèo nóng hổi, rồi gài đôi đũa gọn gàng vào mép tô, nặn chanh (hoặc chan giấm), gắp miếng muối ớt (không dùng nước mắm vì sẽ khiến tô bún bị "chua") cho vào tô, trộn đều trước khi ăn. Dù chỉ có thịt cá lóc rỉa, thịt heo quay vàng ruộm, bánh giá nóng giòn, vài miếng huyết heo nhưng món ăn đơn giản ấy mới thiệt là ngon khiến khách ăn xong một tô còn thòm thèm muốn ăn thêm tô nữa, vì bao nhiêu tinh túy của cá lóc đã thấm vào từng sợi bún, hòa tan trong nước lèo. Nhưng tô bún dân dã lại có nguyên tắc của nó khi bún phải được làm từ loại gạo lúa mùa dai và ngọt; rau ghém phải đủ giá sống, bắp chuối và hẹ. Hẹ là những cọng ốm nhỏ nhưng giòn và ngọt nồng, gọi là hẹ hương. Giá sống dù không to cọng nhưng có vị lạt hậu ngọt. Bắp chuối sử dụng cả lớp vỏ đỏ bên ngoài chung với lõi, không ngâm trong phèn hoặc hàn the. Tất cả đều được trồng theo phương pháp truyền thống, không bón phân hóa học, nghĩa là phục vụ khách ăn những loại rau sạch. Nhưng trên hết, để tô bún đạt yêu cầu cần phải có nước lèo và cá lóc. Nước lèo được nấu bằng mắm prò-hốc, cho vị mặn nồng nàn, thơm lựng mũi. Khi mắm đã rã hết trong nồi nước sôi được hớt bọt nhiều lần, người ta mới cho thịt cá lóc nghiền nhỏ, ướp với sả ớt cùng các loại gia vị khác vào nồi. Đơn giản nhưng nếu đã ăn nhiều lần, đã là người sành ăn rồi, bạn mới thấy bún nước lèo Trà Vinh quả là "danh bất hư truyền". Để có những tô bún ấy, ngoài những phum, sóc xa xôi, bạn cũng có thể tìm thấy trong một "sạp" bên trái chợ Trà Vinh cũng được bán với giá rẻ bất ngờ 5. CÁ LÓC NƯỚNG CUỐN ĐỌT SEN Cá lóc dù là nướng lửa than, lửa rơm hay nướng đất sét, cách nào cũng ngon tuyệt. Tuy nhiên, điệu nghệ nhất là món cá lóc nướng ăn với đọt sen. Nhưng không phải muốn ăn lúc nào cũng có mà chúng ta phải chọn đúng chỗ, đúng thời điểm, chẳng hạn như ở vườn Quốc gia Tràm Chim - Tam Nông hoặc Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng - Cao Lãnh (Đồng Tháp), nơi có nguồn cá lóc đồng dồi dào và nhiều ao sen, láng sen mới khám phá và thưởng thức được thứ hương đồng cỏ nội vô cùng thi vị. Muốn có một bữa tiệc thú vị trong mùa hè oi bức, trước hết chúng ta phải chọn cho được những con cá lóc to, mập ú rồi nướng bằng lửa than hồng hoặc dùng rơm để đốt (còn gọi là nướng trui). Sau khi chín đều, da cá chuyển sang màu vàng rộm, mùi bốc lên phưng phức, chúng ta dùng que tre cạo bỏ hết lớp vảy khét bên ngoài rồi dùng đũa vẽ ra theo chiều dọc của lưng cá. Muốn cầu kỳ hơn chúng ta có thể rưới đều lên thịt cá một lớp mỡ hành để làm tăng thêm mùi vị hấp dẫn. Khi vào tiệc, mỗi người tha hồ dùng những đọt sen cuốn chung với bún và cá còn nóng hổi, kèm thêm chút rau thơm như quế, húng, khế, dưa leo, chuối chát chấm với nước mắm me vừa chua cay vừa nồng thắm, chỉ cần đưa lên miệng cũng đã thấy ngon rồi. So với món bánh tráng cuốn thì đọt sen vượt trội hơn ở vị đăng đắng, ngòn ngọt, mùi đặc trưng thơm, ngon, giòn và lạ miệng, hoàn toàn khác hẳn với các loài thảo dã khác. Đến với Đồng Tháp Mười, sắc thái đặc trưng của hầu hết các món ăn đều có nguồn gốc từ cây nhà lá vườn, thực phẩm tươi sống, ngon ngọt và bổ dưỡng. Cách chế biến cũng giản dị, không cầu kỳ hoa mỹ nhưng món nào cũng đậm đà hương vị đồng bằng, rất phù hợp với những ai ưa thích thú điền dã. 6. MẮM CÒNG CẦN GIUỘC Mắm còng Cần Giuộc là một trong những đặc sản độc đáo của Nambộ đang ngày càng teo tóp vì đất sống của còng ngày càng hẹp lại [...]... tên ẩmthực Sài Gòn -Nam Bộ, bởi Sài Gòn là tâm điểm của toàn vùng NamBộ và là ngã ba đường của Bắc -Nam -Đông –Tây Mà Bắc ở đây bao gồm cả miền Bắc và miền Trung, Đông là vùng Đông Nam bộ, Tây là Tây Nambộ và cũng là chỉ phương Tây- luồng văn hóa mới thổi hồn vào văn hóa Sài Gòn nói chung và văn hóa ẩmthực Sài Gòn nói riêng Hòn ngọc Viễn Đông ấy là nơi tiếp biến của văn hóa ẩmthực Trung Quốc, Ấn,... này, hãy kiên tâm thưởng thứcẩmthực ở đây sẽ thấy không mảnh đất nào trên dải đất Việt Nam hội tụ nhiều nền văn hóa ẩmthực đến thế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Vũ Bằng, Mai Khôi, Thượng Hồng Văn hóa ẩmthực Việt Nam, các món ăn Miền Nam- H: NXB Thanh Niên, 2002 2 Trần Đức Tuyên Gia vị Việt Nam, tạp chí Văn hóa nghệ thuật ăn uống, 2004, số 111, tr 22 3 Phạm Hương Trà Văn hóa ẩm thực- yếu tố quan trọng trong... CA NAMBỘ Trên tổng thể, ca dao Nambộ thể hiện tất cả những đặc điểm chung của ca dao Việt Nam, nhưng đồng thời ca dao Nambộ còn là tiếng nói tâm tình của người dân miền sông nước nơi đây Có những câu ca dao mà nội dung chỉ là kể về những món ăn tuy rất dân dã, rất bình dị nhưng chứa chan một niềm tự hào của người dân miền sông nước, đồng thời thể hiện nét văn hóa rất đặc trưng mang đậm chất Nam bộ. .. mâm cỗ thịt gà thêm đậm đà và lý thú Gà còn là nguồn thực phẩm ngon, bổ dưỡng mà đa số nông thôn Nambộ gần như nhà nào cũng có nuôi Hình ảnh đàn gà đầy sân, biểu tượng cho ấm no và hạnh phúc Người nội trợ khéo tay có thể biến gà thành nhiều món đa dạng: Gà luộc, gà quay, gà chiên, gà nấu cà ri Ở Nam bộ, món “gà khìa nước dừa” vô cùng hấp dẫn Muốn thực hiện món ăn đặc sắc này, phải chọn loại gà mái... mắm Châu Đốc của người Nam Bộ, hủ tiếu đất Mỹ Tho, nấm tràm Phú Quốc dần trở thành quà của khách mời nhau thưởng ngoạn Ẩmthực Sài Gòn đa dạng và phong phú là thế Người đến Sài Gòn thuộc lòng những tên những con phố ăn uống, những con đường, những quán xá với hàng trăm món ăn độc đáo Và sẽ là không quá đáng khi tặng cho miền đất hoa lệ ấy cái tên “Xứ sở vàng của ẩm thực Việt Nam Du khách có dịp thăm... con bắt ốc hái rau má nhờ Hay: Má ơi, đừng đánh con hoài Để con kho cá bằm xoài má ăn II.ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ẨMTHỰC SÀI GÒN Văn hóa ẩmthực Sài Gòn được ví như một nồi lẩu thập cẩm, nơi hội tụ và giao thoa nhiều luồng văn hóa Đông-Tây, cổ xưa và hiện đại Sài Gòn trong tâm thức của những khách ẩmthực vẫn được mệnh danh là thành phố không “đêm” Bởi lẽ, từ sáng tinh mơ cho đến tối muộn, vẫn một cuộc sống... hóa ẩmthực cổ-kim, Đông-Tây Không ít khách thập phương đổ về Sài gòn để hòa vào nhịp sống “không biết mệt mỏi” của xứ sở này Một nét riêng, hào phóng, sôi động và lộng lẫy khác hẳn với sự trầm tư, thanh tao, nho nhã và cổ kính của người Bắc hay cái dặt dè, chu đáo, lo xa của người miền Trung Sài Gòn kiêu hãnh là thế Nói là ẩmthực Sài Gòn có lẽ là chưa đủ mà phải gọi cho ra, cho đúng cái tên ẩm thực. .. rất đặc trưng mang đậm chất Nambộ Chúng ta thử thưởng thức món “cá trê rau đắng” có từ thời Nam kỳ lục tỉnh: Rau đắng nấu với cá trê Ai đến lục tỉnh thì mê không về Cùng với các loại rau dại khác như: rau má, rau trai, rau ngót thì rau đắng là một trong các loại rau có rất nhiều ở vùng quê Nambộ Người dân Nambộ chẳng cần tìm cho nó một cái tên hoa mỹ nào mà nhằm ngay vào bản chất của nó mà gọi: rau... khu vực Cầu Quay - Mỹ Tho tuềng toàng, thực khách vẫn cứ nườm nượp Thậm chí, trong cẩm nang của nhiều khách du lịch lữ hành quốc tế giới thiệu hẵn tên những hiệu ăn nổi tiếng của nơi đây Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc sản đậm đà tính dân tộc luôn gợi nhớ đối với những ai đã từng tri âm tri kỉ với đất Mỹ Tho Thật hiếm có món ăn nào làm theo cách thức của người dân NamBộ lại vừa miệng cả giới Tây, Tàu 12.NHỮNG... có vị rất đắng người không quen sẽ không ăn được) Còn cá trê là một trong những loại cá đồng có rất nhiều ở NamBộ đặc biệt là miền Tây sông nước Cửu Long Về món canh “hỗn hợp” “rau đắng – cá trê” phải công nhận rằng không chê vào đâu được Một món ăn khác cũng được tìm thấy trong ca dao Nambộ mà có lẽ chỉ những người dân có thâm niên sống ở miền Tây mới biết Đó là Canh chua điên điển cá linh Ăn chỉ . người dân Nam Bộ lại vừa miệng cả giới Tây, Tàu. 12.NHỮNG MÓN ĂN DÂN DÃ TRONG CA DAO DÂN CA NAM BỘ Trên tổng thể, ca dao Nam bộ thể hiện tất cả những đặc điểm chung của ca dao Việt Nam, nhưng. Những món ăn dân dã trong ca dao dân ca Nam Bộ II.Đặc trưng văn hóa ẩm thực Sài Gòn Tài liệu tham khảo I.NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG VÙNG SÔNG NƯỚC Vùng sông nước Nam Bộ là có nguồn thức ăn tươi sống. nước dừa phương Nam lai rai với rượu đế Nàng Hương là hết ý, vừa thưởng thức vừa cảm nhận sự giao hòa của đất trời, cỏ cây, sông nước, mới thấy hết cái ngon, cái đẹp tình người Nam bộ. 9.CÁ BỐNG