Phát Triển Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Thanh Xuân.docx

104 4 0
Phát Triển Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Thanh Xuân.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới và cũng là xu thế đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện đại hóa ngành công nghiệp sẽ góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó có sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy hiện ở Việt Nam có khoảng 93% trong tổng số doanh nghiệp hiện có là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó là 80% các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp của cả nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp hiện tại. Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn giữ vai trò ổn định nền kinh tế đồng thời cũng có đóng góp to lớn, quan trọng vào thu ngân sách, tạo công ăn việc làm trong cả nước, đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị GDP cho Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cần sự chung tay góp sức của các ngân hàng thương mại. Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại thì cho vay là hoạt động có vai trò hết sức quan trọng và mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất. Cho vay là hình thức cấp tín dụng cho bất cứ ai có nhu cầu vốn mà thoả mãn điều kiện vay vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay cho vay của các ngân hàng thương mại đối với các DNVVN còn rất hạn chế; trong khi đó các DNVVN đang và sẽ rất phát triển, nhưng hiện nay đang gặp khó khăn nhiều mặt như thiết bị công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức và quản lý kém, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành sản phẩm cao, thị trường không ổn định, bị hàng hoá nhập lậu và hàng hóa của các doanh nghiệp lớn cạnh tranh, trong đó khó khăn lớn nhất đối với các DNVVN là thiếu vốn. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều xác định DNVVN là một nhóm khách hàng mục tiêu, trong đó có Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Trong những năm qua, hoạt động cho vạy DNVVN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân đã đạt được những kết quả tương đối tốt nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của ngân hàng. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng cho vay DVVN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với đối tượng này là việc làm cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân” làm luận văn thạc sĩ để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây có khá nhiều bài viết nghiên cứu về hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các NHTM trong đó chủ yếu là các luận văn thạc sỹ của các tác giả thuộc chuyên ngành Kinh tế - Tài chính Ngân hàng. Một số các nghiên cứu điển hình như: 1. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đức Trà với đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hoàn Kiếm” năm 2020. Nơi bảo vệ: Đại học Kinh tế Quốc Dân. Tác giả đã phân tích được tình hình phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hoàn Kiếm, đánh giá về hiệu quả hoạt động cho vay dựa trên hai nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng và phân tích tác động của nhân tố đến sự phát triển cho vay trong bối cảnh kinh tế những năm 2017-2019 chứ chưa tập trung đánh giá đến cách xây dựng kế hoạch giải pháp cho vay tại các NHTM. 2. Luận văn thạc sĩ của tác giả Thái Tường Vân với đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bình Định” năm 2018. Nơi bảo vệ: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích được tình hình chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bình Định, tuy nhiên chỉ tập trung chủ yếu vào chất lượng tín dụng cho vay của đối tượng nay thay vì nêu ra giải pháp, nguyên nhân cải thiện hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Châu Thủy Tiên với đề tài: “Tăng cường cho vay ngắn hạn cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sa Đéc” năm 2018. Nơi bảo vệ: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích được tình hình cho vay ngắn hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sa Đéc, tuy nhiên chưa khái quát được tổng quan về hoạt động tín dụng của Chi nhánh và hoạt động cho vay (bao gồm ngắn hạn, trung dài hạn) đối với đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sa Đéc. Kết luận: Các đề tài đề cập đến hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hệ thống những lý luận và thực tiễn liên quan đến việc cải thiện hoạt động cho vay của Ngân hàng để đáp ưng nhu cầu của khách hàng và các nhân tố tác động đến sự phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở từng thời kỳ. Thêm vào đó chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân. Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ của mình 3. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hóa những lý luận về NHTM, DNVVN, và cho vay của ngân hàng thương mại. - Đánh giá hoạt động cho vay của BIDV- chi nhánh Thanh Xuân đối với các DNVVN, rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động này. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển cho vay DNVVN tại chi nhánh BIDV Thanh Xuân 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay DNVVN tại BIDV- chi nhánh Thanh Xuân   Nghiên cứu các hoạt động liên quan đến cho vay DNVVN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân qua các năm 2019-2021 5. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng những nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Đồng thời, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống bao gồm những phương pháp như thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp. 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thấp số liệu thứ cấp: Các số liệu được thu thập thông qua các giáo trình, sách, báo,… về phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo cơ sở dẫn liệ cho nghiên cứu của đề tài. Đồng thời thu thập được các tài liệu và thông tin nội bộ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thanh Xuân; Báo cáo tổng kết; Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thanh Xuân làm cơ sở cho phân tích, nhận định và đánh giá. Có thể thu thập số liệu thứ cấp và thu thập số liệu sơ cấp. 5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Để có được những thông tin, số liệu, dữ liệu, các luận cứ, phân tích, kết luận làm căn cứ đề xuất các giải pháp, luận văn sử dụng các phương pháp như phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, so sánh, tổng hợp và sử dụng phần mềm excel để phân tích so sánh các dữ liệu thu được trong quá trình nghiên cứu. Sau khi thu thập được các số liệu tác giả sử dụng các phương pháp so sánh kết hợp phương pháp phân tích dữ liệu và tổng hợp dữ liệu để phan tích tình hình phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thanh Xuân. Phương pháp xử lý số liệu và tài liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh. Từ đó, rút ra những nhận xét về tình hình phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thanh Xuân và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh phát triển cho vay với đối tượng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp dựa trên số liệu để so sánh, cùng đối chiếu để tìm ra các chỉ số tăng giảm trong quá trình kinh doanh với những quá trình khác. Với phương pháp này chúng ta chủ yếu dùng để so sánh sự phát triển của các chi nhánh ngân hàng hoặc sự phát triển giữa các ngân hàng với nhau. So sánh về các chỉ số vay nợ, nợ quá hạn.v.v… 5.4. Phương pháp khảo sát Trong nghiên cứu này tác giả có thể sử dụng khảo sát thang đo với một số đơn vị có các thứ bậc khác nhau và đối chiếu với các tiêu chí để nghiên cứu. Có thể sử dụng một số công cụ để thu thập ý kiến khách hàng và các bộ phận trong ngân hàng. Kết quả khảo sát sẽ giúp tác giả có thể đánh giá chi tiết lại tình hình hoạt động và khắc phục. 5.5. Hỏi ý kiến chuyên gia Để đánh giá các hoạt động về cho vay và đưa ra các nhận định dài hạn và có tính chất định hương tác giả cũng có thể phỏng vấn các chuyên gia: Giám đốc Chi nhánh, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính,.. Đây là những người thấy rõ nhất về yếu nhược điểm của quá trình phát triển cho vay và những vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực của mình. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề bài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kiến nghị khoa học của Luận văn có thể được vận dụng vào thực tế trong công tác phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở bài và kết luận, bài viết gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân. Chương 3: Một số giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGUYỄN ĐẨU BẢO NGỌC PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGUYỄN ĐẨU BẢO NGỌC PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: TS ĐOÀN THỊ THÙY ANH HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi, vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Hà Nội, ngày tháng TÁC GIẢ năm 2022 Nguyễn Đẩu Bảo Ngọc MỤC LỤC lời cam đoa MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ I MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Những vấn đề doanh nghiệp vừa nhỏ 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa nhỏ 1.1.2 Đặc điểm chủ yếu doanh nghiệp vừa nhỏ 1.1.3 Vai trò DNVVN .5 1.2 Hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa nhỏ NHTM kinh tế thị trường 1.2.1 Khái niệm đặc điểm hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa nhỏ NHTM 1.2.2 Các loại hình cho vay Doanh nghiệp vừa nhỏ NHTM 10 1.3 Phát triển cho vay NHTM DNVVN 13 1.3.1 Quan điểm phát triển cho vay DNVVN NHTM 13 1.3.2 Các tiêu chí phản ánh hoạt động phát triển cho vay DNVVN NHTM .14 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay NHTM DNVVN 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN .21 2.1 Khái quát Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân .21 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển 21 2.1.2 Khái quát kết hoạt động kinh doanh Chi nhánh .23 2.2 Thực trạng hoạt động phát triển cho vay DNVVN Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân .31 2.2.1 Quy trình cho vay DNVVN Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân 31 2.2.2 Thực trạng phát triển cho vay DNVVN BIDV chi nhánh Thanh Xuân 38 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển cho vay DNVVN TMCP BIDV chi nhánh Thanh Xuân .48 2.3.1 Những kết đạt 48 2.3.2 Hạn chế nguyên nhân .50 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN 56 3.1 Định hướng cho vay DNVVN TMCP BIDV chi nhánh Thanh Xuân 56 3.1.1.Định hướng phát triển DNVVN 56 3.1.2 Định hướng phát triển cho vay DNVVN Đảng Nhà nước .57 3.1.3 Định hướng phát triển cho vay DNVVN Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân .59 3.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay DNVVN Ngân hàng BIDV- chi nhánh Thanh Xuân 62 3.2.1 Giải pháp khoản nợ hạn .62 3.2.2 Tăng cường công tác thẩm định khách hàng .63 3.2.3 Tăng cường hoạt động marketing 65 3.2.4 Phát triển đơí tượng khách hàng phục vụ 67 3.2.5 Đa dạng hố hình thức cho vay 67 3.2.6 Tạo điều kiện cho cán tín dụng nâng cao trình độ lực 67 3.2.7 Thực nghiêm túc công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay 68 3.3 Kiến nghị 69 3.3.1 Kiến nghị với quan nhà nước 69 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam .71 3.3.3 Kiến nghị với DNVVN 72 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTM DNVVN NH BIDV NHNN DSCV TSĐB DNNN TNHH TMCP KH : : : : : : : : : : : Ngân hàng thương mại Doanh nghiệp vừa nhỏ Ngân hàng NHTMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Doanh số cho vay Tài sản đảm bảo Doanh nghiệp nhà nước Trách nhiệm hữu hạn Thương mại cổ phần Khách hàng DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Hoạt động huy động vốn Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 25 Bảng 2.2 Hoạt động cho vay BIDV chi nhánh Thanh Xuân 28 Bảng 2.3: Số lượng DNVVN quan hệ tín dụng chi nhánh .38 Bảng 2.4: Cơ cấu DNVVN theo loại hình Doanh nghiệp 39 Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ DNVVN Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 41 Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ DNVVN số chi nhánh BIDV năm 2021 .41 Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo thời gian Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 43 Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 45 Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng vốn 45 Bảng 2.10: Tình hình nợ hạn Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 46 Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân 47 Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh chi nhánh năm 2022 .59 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức BIDV CN Thanh Xuân 22 Hình 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV chi nhánh Thanh Xuân năm 2019, 2020 2021 .40 Hình 2.3: Dư nợ DNVVN Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân 42 Hình 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 44

Ngày đăng: 24/07/2023, 12:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan