1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÌNH TƯỢNG NHÂN vật nữ TRONG tác PHẨM “CAO LƯƠNG đỏ” của mạc NGÔN

19 4,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 40,25 KB

Nội dung

I. Mạc Ngôn trên diễn đàn văn học 1.1 Cuộc đời Mạc Ngôn (sinh ngày 17 tháng 02 năm 1955) tên thật là Quả Môn Nghiệp, sinh tại thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, xuất thân từ nông dân. Ông đã phải nghỉ học giữa chừng vì Cách mạng văn hóa và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, chăn dê ngoài đồng và luôn bị đói khát, cô đơn. Ông nhập ngũ năm 1976. Đến năm 1984, ông trúng tuyển vào khoa Văn thuộc học viện nghệ thuật Quân giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Tháng 10/1987, ông chuyển sang hoạt động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp. 1.2 Sự nghiệp Mạc Ngôn là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học đương đại Trung Quốc. Bút danh Mạc Ngôn trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “không lời” được ông lấy khi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình. Ông chọn bút hiệu này để nhắc nhở mình kiệm lời. Các tác phẩm của Mạc Ngôn thường chứa đựng những bình luận xã hội, được cho là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ quan điểm chính trị của Lỗ Tấn và chủ nghĩa hiện thực huyền ào của Gabriel Garcia Marquez. Những câu chuyện thường có bối cảnh gần quê hương ông, thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Năm 1981, ông cho công bố tác phẩm đầu tay và đến nay, ông đã cho in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút,… tổng cộng trên 200 tác phẩm. Mạc Ngôn là tác giả khá gần gũi với độc giả Việt Nam. Các tác phẩm của ông được dịch ra khoảng 18 thứ tiếng. Phần lớn các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt. Ông nhận được trên 40 giải thưởng và danh hiệu cho sáng tác văn chương: giải Tiểu thuyết toàn quốc 1987, giải nhất tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc 1996, giải Laure Batailin của Pháp 2001, giải Văn học Hoa ngữ New York – Mỹ 2004, giải Văn học quốc tế Nornio của Ý 2005, Huân chương Kỵ sĩ Nghệ thuật văn hóa Pháp 2004, giải Hồng lâu mộng 2008, giải Mao Thuẫn 2011, giải Nobel 2012… Sau Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn là nhà văn thứ hai gốc Trung Quốc nhận được giải Nobel Văn học (2012), khi đạt giải Nobel năm 2000, Cao Hành Kiện đang mang quốc tịch Pháp. Sự kiện Mạc Ngôn đạt giải Nobel văn chương đã giúp Trung Quốc có thêm một tấm vé hay “giấy thông hành” để đi vào thế giới “cường quốc” mà họ mong đợi từ lâu. Hiện nay ông là sáng tác viên bậc 1 Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. II. “Cao lương đỏ” và vị trí của tác phẩm trong hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn 2.1 Nội dung chính Mạc Ngôn được biết tới qua tác phẩm "Cao Lương Đỏ" (Hồng cao lương gia tộc) 1997, Lê Huy Tiêu chuyển ngữ sang tiếng Việt năm 2000. Bối cảnh câu chuyện bao trùm những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật chính, bà nội của người kể chuyện. Một cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, sau này đã trở thành tư lệnh Từ Chiếm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp. Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng cao lương đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện. Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Từ Chiếm Ngao, được coi như cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh. Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi chứng kiến tình yêu  và hạnh phúc của bà. 2.2 Vị trí của tác phẩm trong hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn Cao lương đỏ là tiểu thuyết ăn khách ngay khi vừa ra đời tại Trung Quốc với nguyên bản gồm 6 phần. Cao lương đỏ như một bản nhạc tuyệt vời ngợi ca tình yêu, sự tự do phóng khoáng của con người. Tác phẩm được kể bằng cái nhìn chủ quan của nhà văn, vừa khốc liệt, lại vừa bay bổng, cuốn hút độc giả hết trang này qua trang khác - một kiểu kể chuyện rất điển hình của Mạc Ngôn đó là sự hòa trộn giữa hiện thực và yếu tố kỳ ảo, phi thường. Ngay cả cái chết trong câu chuyện cũng thật lạ kỳ, thật phi thường, nhẹ bỗng. Cao lương đỏ là một tác phẩm lạ và rất đáng để độc giả thưởng thức. Tác phẩm từng được giải thưởng văn học Mao Thuẫn năm 1985 - 1986, và được đạo diễn Trương Nghệ Mưu dựng thành phim. Bộ phim cũng làm vinh danh cho nền điện ảnh Trung Quốc khi đoạt được hai giải thưởng phim quốc tế. CHƯƠNG II: NHÂN VẬT NỮ - BIỂU TƯỢNG CỦA QUÊ HƯƠNG. I. Nhân vật Đái Phượng Liên – hình tượng quê hương Cao Mật trong tâm tưởng 1.1 Quê hương Cao Mật – nơi đẹp đẽ nhất trong tâm tưởng của Mạc Ngôn Bắt đầu từ Báu vật của đời từng là hiện tượng trong làng văn hóa đọc khi được dịch giả Trần Đình Hiển chuyển ngữ sang tiếng Việt, nàh văn Mạc Ngôn tiếp tục chinh phục bạn đọc Việt Nam với một loạt các tác phẩm như: Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Cao lương đỏ… tất cả đều xuất phát từ những hiện thực ngổn ngang và trần trụi của làng quê Cao Mật quê hương ông. Các nhà văn Trung Quốc đương đại (và cả các nhà văn trên thế giới) đều gắn bó máu thịt, sống chết với một vùng đất. Có người không phải là quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn của mình nhưng vì hoàn cảnh mà gắn bó và coi nơi đó như là quê hương của mình. Giống như nhà thơ Chế Lan Viết đã từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. (Tiếng hát con tàu) Điều quan trọng là họ đã biến mảnh đất ấy thành quê hương, thành cảm hứng sáng tác cho chính mình. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn Mạc Ngôn đã có nói: "...Cái ập vào đầu óc tôi lại toàn là tình cảnh quê hương. Kỳ thực, cùng với lúc tôi đang gắng sức rời xa quê hương, cũng từng bước tôi nhích lại quê hương một cách vô thức". Cao lương đỏ đưa độc giả trở về thập niên 1920-1930, trên mảnh đất quê hương của chính tác giả - mảnh đất Cao Mật của tỉnh Sơn Đông. Mảnh đất Cao Mật nghèo khó, khắc nghiệt, hẻo lánh là thế nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm tưởng của Mạc Ngôn, nó luôn trở đi trở lại và là đề tài xuyên suốt trong các sáng tác của ông, từ đó mà Cao Mật được cả thế giới biết đến tên thông qua các sáng tác ấy. Từ nhỏ Mạc Ngôn là đứa trẻ nghịch ngợm, lao động giỏi, thích đọc sách, thích nghe kể chuyện dân gian và lịch sử. Ông hiểu sâu sắc cuộc sống lam lũ, cùng khổ của người nông dân và nông thôn - nhất là vùng Cao Mật của ông cũng bởi vì cuộc đời ông từ nhỏ đã gặp không ít gian nan, vất vả. Khái niệm “Cao Mật Sơn Đông” mà ông xây dựng nên trong tác phẩm là khái niệm văn học, chứ không phải khái niệm địa lý. Mặc dù làm công tác tuyên huấn, tư tưởng viết báo trong quân đội nhưng ý nguyện của Mạc Ngôn vẫn là sáng tác văn học, đề tài mà ông vẫn hằng ấp ủ, đó là con người, sự việc, sự vật và lịch sử của quê hương ông - vùng đất Cao Mật. Hai tiếng Cao Mật đối với ông thân thương và gắn bó vô cùng. Cũng nhờ bộ phim Cao lương đỏ do Trương Nghệ Mưu đạo diễn và Củng Lợi thủ vai được giải thưởng điện ảnh lớn nên vùng quê Cao Mật của Mạc Ngôn đã vượt biên giới đi ra khắp thế giới. Từ đó 2 tiếng “Mạc Ngôn” gắn liền với 2 tiếng “Cao Mật”. Không gian, thời gian và con người trong Cao lương đỏ, Báu vật của đời đều là chuyện đất và người Cao Mật của Mạc Ngôn. Trong tác phẩm Cao lương đỏ Mạc Ngôn đã viết về vùng quê Cao Mật của ông bằng một đoạn văn chân thực và nhiều cảm xúc như sau: “Ôi Cao Mật, nơi tôi yêu nhất và cũng là nơi tôi ghét nhất, mãi sau này lớn lên học hành, giác ngộ, tôi mới hiểu ra không nơi nào trên trái đất đẹp nhất và xấu nhất như Cao Mật, cực kỳ siêu thoát và cũng cực kỳ thế tục, sạch sẽ nhất và bẩn thỉu nhất, anh hùng hảo hán nhất và đầu trộm đuôi cướp nhất, nơi biết uống rượu nhất và cũng là nơi biết yêu đương nhất. Cao Mật với bạt ngàn cao lương đỏ, huy hoàng, dào dạt, uyển chuyển và dậy sóng biết bao”.  Cao Mật là hình ảnh do ông tưởng tượng ra trên cơ sở những trải nghiệm thực tế của tuổi thơ, ông biến nó thành một Trung Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá niềm vui nỗi buồn của người dân Cao Mật với niềm vui nỗi buồn, những vấn đề thường thấy của nhân loại. Dù trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm nhưng Cao Mật và người dân nơi đây vẫn luôn gây bất ngờ. 1.2 Sự đan cài giữa hình tượng nhân vật với hình ảnh quê hương Mạc Ngôn thường lấy hình ảnh của người dân sống trên mảnh đất quê hương để nhào nặn thành các hình tượng văn học. Trong Cao lương đỏ, những nhân vật trong truyện hiện ra đầy cá tính, khí phách, sống ngang tàng, lạc quan như những ngọn cao lương thẳng tắp vút lên trên bầu trời Cao Mật. Nổi bật hơn hết là hình ảnh nhân vật Phượng Liên. Những hành động, lời nói, lối suy nghĩ của cô dường như đều mang dáng dấp của những con người Cao Mật. Cuộc đời của Phượng Liên nhiều éo le, thăng trầm nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Suốt cuộc đời nhiều biến động của bà luôn gắn bó với mảnh đất Cao Mật ấy. Đó là nơi bà sinh ra, lớn lên và trở thành anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Nhật. Cao Mật cũng là noi chứng kiến cuộc đời nổi loạn của bà, chứng kiến tình yêu đẹp đẽ nhất trong cuộc đời bà và cũng là nơi chứng kiến cảnh bà ngã xuống lúc qua đời. Ở Phượng Liên luôn tồn tại hai trạng thái tính cách đối nghịch nhau, vừa thuần khiết nhưng cũng rất phàm tục, vừa hiền lành lại vừa nổi loạn… Tất cả đều như đối ứng với mảnh đất Cao Mật. Cuộc đời và tính cách của Phượng Liên như chính là thế giới thu nhỏ của Cao Mật. Bao thăng trầm của mảnh đất Cao Mật thời kỳ kháng chiến chống Nhật cũng chính là số phận của Phượng Liên. Tác giả đã rất tài tình khi xậy dựng hình tượng nhân vật đan cài với hình tượng quê hương. Điểm đặc biệt là sử dụng hai hình tượng cùng một lúc nhưng không vì thế mà một yếu tố bị làm lu mờ đi. Ngược lại, hai yếu tố này đi song song với nhau, hỗ trợ cho nhau và làm nổi bật nhau. Hình tượng Phượng Liên chính là hình ảnh thu nhỏ của vùng quê Cao Mật. Nhưng biến cố của quê hương Cao Mật cũng chính là những thăng trầm trong cuộc đời Phượng Liên. II. Hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm 2.1 Đái Phượng Liên – nhân vật nữ trung tâm và duy nhất trong tác phẩm Nhân vật nữ trung tâm trong tác phẩm là Đái Phượng Liên – một cô gái vừa tròn mười sáu tuổi, “cô thiếu nữ vừa xuân thì, phát tiết dung nhan, thắm màu hoa nguyệt” tràn đầy sức sống. Cha mẹ cô vì tham giàu nên đã gả cô cho chủ nợ họ Đơn, lấy thằng con trai độc của họ tên là Biển Lang. Một vài nhân vật nữ xuất hiện trong tác phẩm nhưng Phương Liên là nhân vật trung tâm, được khắc họa rõ nét và nổi bật nhất. Bà là người đi đầu trong việc giải phóng cá tính, là điển hình của người phụ nữ sống tự do, tự chủ. Số phận Phượng Liên là sự hòa quyện giữa thánh thiện và phàm tục, giữa phong kiến và hiện đại, giữa tầm thương và cao sang, giữa dòng máu thổ phỉ và nữ anh hùng dân tộc… ở bà có tất cả những gì xấu xa nhất và cả những gì đẹp đẽ nhất của những người phụ nữ trên thế giới này, là đại diện cho quê hương Cao Mật và cả dân dân tộc Trung Hoa. Tính cách của một con người được nâng lên tầm vĩ mô, được hình tượng hóa, điển hình hóa thành những điều lớn lao. Có khi vụt sáng, có khi chợt tắt nhưng luôn ẩn chứa bên trong một sức mạnh, khao khát nội tại bền bỉ. Những gì tác giả miêu tả Phượng Liên là số phận của những người phu nữ Trung Quốc phong kiến thời bấy giờ, cũng chính là những khát khao phá bỏ luật lệ mà Mạc Ngôn muốn hướng tới.

Trang 1

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TÁC PHẨM “CAO

LƯƠNG ĐỎ” CỦA MẠC NGÔN.

MỞ ĐẦU 2

Lý do chọn đề tài 3

Lịch sử vấn đề 4

Phạm vi nghiên cứu 5

nhiệm vụ nghiên cứu 5

Đóng góp và cấu trúc của khóa luận 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MẠC NGÔN VÀ CAO LƯƠNG ĐỎ 7

Mạc Ngôn trên diễn đàn văn học 7

Cuộc đời 7

1.2 Sự nghiệp 7

II “Cao lương đỏ” và vị trí của tác phẩm trong hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn .8

2.1 Nội dung chính 8

2.2 Vị trí của tác phẩm trong hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn 9

CHƯƠNG II: NHÂN VẬT NỮ - BIỂU TƯỢNG CỦA QUÊ HƯƠNG 10

I Nhân vật Đái Phượng Liên – hình tượng quê hương Cao Mật trong tâm tưởng10 I.1 Quê hương Cao Mật – nơi đẹp đẽ nhất trong tâm tưởng của Mạc Ngôn 10

I.2 Sự đan cài giữa hình tượng nhân vật với hình ảnh quê hương 12

II Hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm 13

II.1 Đái Phượng Liên – nhân vật nữ trung tâm và duy nhất trong tác phẩm 13

II.2 Sự phản chiếu đất nước Trung Quốc đương thời thông qua hình ảnh nhân vật nữ 14

Trang 2

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ 16

I Nghệ thuật xây dựng và dẫn dắt cốt truyện 16

I.1 Kết cấu đảo ngược dòng thời gian 16

I.2 Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt thông qua sự lưu chuyển của dòng ý thức 18 II Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 19

II.1 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật 20

II.2 Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật 22

KẾT LUẬN 25

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MẠC NGÔN VÀ CAO LƯƠNG ĐỎ.

I Mạc Ngôn trên diễn đàn văn học

1.1 Cuộc đời

Mạc Ngôn (sinh ngày 17 tháng 02 năm 1955) tên thật là Quả Môn Nghiệp, sinh tại thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, xuất thân từ nông dân Ông đã phải nghỉ học giữa chừng vì Cách mạng văn hóa và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, chăn dê ngoài đồng và luôn bị đói khát, cô đơn

Ông nhập ngũ năm 1976 Đến năm 1984, ông trúng tuyển vào khoa Văn thuộc học viện nghệ thuật Quân giải phóng và tốt nghiệp năm 1986 Tháng 10/1987, ông chuyển sang hoạt động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp

1.2Sự nghiệp

Mạc Ngôn là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học đương đại Trung Quốc Bút danh Mạc Ngôn trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “không lời” được ông lấy khi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình Ông chọn bút hiệu này để nhắc nhở mình kiệm lời Các tác phẩm của Mạc Ngôn thường chứa đựng những bình luận xã hội, được cho là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ quan điểm chính trị của Lỗ Tấn và chủ nghĩa hiện thực huyền ào của Gabriel Garcia Marquez Những câu chuyện thường có bối cảnh gần quê hương ông, thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Năm 1981, ông cho công bố tác phẩm đầu tay và đến nay, ông đã cho in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng

sự, tùy bút,… tổng cộng trên 200 tác phẩm Mạc Ngôn là tác giả khá gần gũi với độc giả Việt Nam Các tác phẩm của ông được dịch ra khoảng 18 thứ tiếng Phần lớn các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt Ông nhận được trên 40 giải

thưởng và danh hiệu cho sáng tác văn chương: giải Tiểu thuyết toàn quốc 1987, giải nhất tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc 1996, giải Laure Batailin của Pháp

2001, giải Văn học Hoa ngữ New York – Mỹ 2004, giải Văn học quốc tế Nornio của

Trang 4

Ý 2005, Huân chương Kỵ sĩ Nghệ thuật văn hóa Pháp 2004, giải Hồng lâu mộng

2008, giải Mao Thuẫn 2011, giải Nobel 2012…

Sau Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn là nhà văn thứ hai gốc Trung Quốc nhận được giải Nobel Văn học (2012), khi đạt giải Nobel năm 2000, Cao Hành Kiện đang mang quốc tịch Pháp Sự kiện Mạc Ngôn đạt giải Nobel văn chương đã giúp Trung Quốc có thêm một tấm vé hay “giấy thông hành” để đi vào thế giới “cường quốc”

mà họ mong đợi từ lâu

Hiện nay ông là sáng tác viên bậc 1 Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

II “Cao lương đỏ” và vị trí của tác phẩm trong hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn

2.1 Nội dung chính

Mạc Ngôn được biết tới qua tác phẩm "Cao Lương Đỏ" (Hồng cao lương gia tộc)

1997, Lê Huy Tiêu chuyển ngữ sang tiếng Việt năm 2000 Bối cảnh câu chuyện bao trùm những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật chính, bà nội của người kể chuyện Một

cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, sau này đã trở thành tư lệnh Từ Chiếm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ Ba ngày hạnh phúc trong rừng cao lương đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện

Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Từ Chiếm Ngao, được coi như cha nuôi Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày làm bánh đem ra chiến trường khao quân Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật

Trang 5

sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của bà

2.2 Vị trí của tác phẩm trong hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn

Cao lương đỏ là tiểu thuyết ăn khách ngay khi vừa ra đời tại Trung Quốc với

nguyên bản gồm 6 phần

Cao lương đỏnhư một bản nhạc tuyệt vời ngợi ca tình yêu, sự tự do phóng khoáng của con người Tác phẩm được kể bằng cái nhìn chủ quan của nhà văn, vừa khốc liệt, lại vừa bay bổng, cuốn hút độc giả hết trang này qua trang khác - một kiểu kể chuyện rất điển hình của Mạc Ngôn đó là sự hòa trộn giữa hiện thực và yếu tố kỳ ảo, phi thường Ngay cả cái chết trong câu chuyện cũng thật lạ kỳ, thật phi thường, nhẹ bỗng.Cao lương đỏlà một tác phẩm lạ và rất đáng để độc giả thưởng thức

Tác phẩm từng được giải thưởng văn học Mao Thuẫn năm 1985 - 1986, và được đạo diễn Trương Nghệ Mưu dựng thành phim Bộ phim cũng làm vinh danh cho nền điện ảnh Trung Quốc khi đoạt được hai giải thưởng phim quốc tế

CHƯƠNG II: NHÂN VẬT NỮ - BIỂU TƯỢNG CỦA QUÊ HƯƠNG.

I Nhân vật Đái Phượng Liên – hình tượng quê hương Cao Mật trong tâm tưởng 1.1 Quê hương Cao Mật – nơi đẹp đẽ nhất trong tâm tưởng của Mạc Ngôn

Bắt đầu từ Báu vật của đời từng là hiện tượng trong làng văn hóa đọc khi được

dịch giả Trần Đình Hiển chuyển ngữ sang tiếng Việt, nàh văn Mạc Ngôn tiếp tục chinh

phục bạn đọc Việt Nam với một loạt các tác phẩm như: Đàn hương hình, Cây tỏi nổi

giận, Cao lương đỏ… tất cả đều xuất phát từ những hiện thực ngổn ngang và trần trụi

của làng quê Cao Mật quê hương ông

Trang 6

Các nhà văn Trung Quốc đương đại (và cả các nhà văn trên thế giới) đều gắn bó máu thịt, sống chết với một vùng đất Có người không phải là quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn của mình nhưng vì hoàn cảnh mà gắn bó và coi nơi đó như là quê hương của mình Giống như nhà thơ Chế Lan Viết đã từng viết:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

(Tiếng hát con tàu)

Điều quan trọng là họ đã biến mảnh đất ấy thành quê hương, thành cảm hứng sáng tác cho chính mình

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn Mạc Ngôn đã có nói: " Cái ập vào đầu óc tôi lại toàn là tình cảnh quê hương Kỳ thực, cùng với lúc tôi đang gắng sức rời xa quê hương, cũng từng bước tôi nhích lại quê hương một cách vô thức"

Cao lương đỏ đưa độc giả trở về thập niên 1920-1930, trên mảnh đất quê hương

của chính tác giả - mảnh đất Cao Mật của tỉnh Sơn Đông Mảnh đất Cao Mật nghèo khó, khắc nghiệt, hẻo lánh là thế nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm tưởng của Mạc Ngôn, nó luôn trở đi trở lại và là đề tài xuyên suốt trong các sáng tác của ông, từ đó mà Cao Mật được cả thế giới biết đến tên thông qua các sáng tác ấy Từ nhỏ Mạc Ngôn là đứa trẻ nghịch ngợm, lao động giỏi, thích đọc sách, thích nghe kể chuyện dân gian và lịch sử Ông hiểu sâu sắc cuộc sống lam lũ, cùng khổ của người nông dân và nông thôn

- nhất là vùng Cao Mật của ông cũng bởi vì cuộc đời ông từ nhỏ đã gặp không ít gian nan, vất vả Khái niệm “Cao Mật Sơn Đông” mà ông xây dựng nên trong tác phẩm là khái niệm văn học, chứ không phải khái niệm địa lý

Mặc dù làm công tác tuyên huấn, tư tưởng viết báo trong quân đội nhưng ý nguyện của Mạc Ngôn vẫn là sáng tác văn học, đề tài mà ông vẫn hằng ấp ủ, đó là con người, sự việc, sự vật và lịch sử của quê hương ông - vùng đất Cao Mật Hai tiếng Cao

Mật đối với ông thân thương và gắn bó vô cùng Cũng nhờ bộ phim Cao lương đỏ do

Trang 7

Trương Nghệ Mưu đạo diễn và Củng Lợi thủ vai được giải thưởng điện ảnh lớn nên vùng quê Cao Mật của Mạc Ngôn đã vượt biên giới đi ra khắp thế giới Từ đó 2 tiếng

“Mạc Ngôn” gắn liền với 2 tiếng “Cao Mật” Không gian, thời gian và con người trong

Cao lương đỏ, Báu vật của đời đều là chuyện đất và người Cao Mật của Mạc Ngôn.

Trong tác phẩm Cao lương đỏ Mạc Ngôn đã viết về vùng quê Cao Mật của ông bằng

một đoạn văn chân thực và nhiều cảm xúc như sau: “Ôi Cao Mật, nơi tôi yêu nhất và cũng là nơi tôi ghét nhất, mãi sau này lớn lên học hành, giác ngộ, tôi mới hiểu ra không nơi nào trên trái đất đẹp nhất và xấu nhất như Cao Mật, cực kỳ siêu thoát và cũng cực kỳ thế tục, sạch sẽ nhất và bẩn thỉu nhất, anh hùng hảo hán nhất và đầu trộm đuôi cướp nhất, nơi biết uống rượu nhất và cũng là nơi biết yêu đương nhất Cao Mật với bạt ngàn cao lương đỏ, huy hoàng, dào dạt, uyển chuyển và dậy sóng biết bao” Cao Mật là hình ảnh do ông tưởng tượng ra trên cơ sở những trải nghiệm thực tế của tuổi thơ, ông biến nó thành một Trung Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá niềm vui nỗi buồn của người dân Cao Mật với niềm vui nỗi buồn, những vấn đề thường thấy của nhân loại Dù trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm nhưng Cao Mật và người dân nơi đây vẫn luôn gây bất ngờ

1.2 Sự đan cài giữa hình tượng nhân vật với hình ảnh quê hương

Mạc Ngônthường lấy hình ảnh của người dân sống trên mảnh đất quê hương để nhào nặn thành các hình tượng văn học. Trong Cao lương đỏ, những nhân vật trong truyện hiện ra đầy cá tính, khí phách, sống ngang tàng, lạc quan như những ngọn cao lương thẳng tắp vút lên trên bầu trời Cao Mật Nổi bật hơn hết là hình ảnh nhân vật Phượng Liên Những hành động, lời nói, lối suy nghĩ của cô dường như đều mang dáng dấp của những con người Cao Mật

Cuộc đời của Phượng Liên nhiều éo le, thăng trầm nhưng cũng hết sức đẹp đẽ Suốt cuộc đời nhiều biến động của bà luôn gắn bó với mảnh đất Cao Mật ấy Đó là nơi

bà sinh ra, lớn lên và trở thành anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Nhật Cao Mật cũng là noi chứng kiến cuộc đời nổi loạn của bà, chứng kiến tình yêu đẹp đẽ

Trang 8

nhất trong cuộc đời bà và cũng là nơi chứng kiến cảnh bà ngã xuống lúc qua đời Ở Phượng Liên luôn tồn tại hai trạng thái tính cách đối nghịch nhau, vừa thuần khiết nhưng cũng rất phàm tục, vừa hiền lành lại vừa nổi loạn… Tất cả đều như đối ứng với mảnh đất Cao Mật Cuộc đời và tính cách của Phượng Liên như chính là thế giới thu nhỏ của Cao Mật Bao thăng trầm của mảnh đất Cao Mật thời kỳ kháng chiến chống Nhật cũng chính là số phận của Phượng Liên

Tác giả đã rất tài tình khi xậy dựng hình tượng nhân vật đan cài với hình tượng quê hương Điểm đặc biệt là sử dụng hai hình tượng cùng một lúc nhưng không vì thế

mà một yếu tố bị làm lu mờ đi Ngược lại, hai yếu tố này đi song song với nhau, hỗ trợ cho nhau và làm nổi bật nhau Hình tượng Phượng Liên chính là hình ảnh thu nhỏ của vùng quê Cao Mật Nhưng biến cố của quê hương Cao Mật cũng chính là những thăng trầm trong cuộc đời Phượng Liên

II Hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm

2.1 Đái Phượng Liên – nhân vật nữ trung tâm và duy nhất trong tác phẩm

Nhân vật nữ trung tâm trong tác phẩm là Đái Phượng Liên – một cô gái vừa tròn mười sáu tuổi, “cô thiếu nữ vừa xuân thì, phát tiết dung nhan, thắm màu hoa nguyệt” tràn đầy sức sống Cha mẹ cô vì tham giàu nên đã gả cô cho chủ nợ họ Đơn, lấy thằng con trai độc của họ tên là Biển Lang

Một vài nhân vật nữ xuất hiện trong tác phẩm nhưng Phương Liên là nhân vật trung tâm, được khắc họa rõ nét và nổi bật nhất Bà là người đi đầu trong việc giải phóng cá tính, là điển hình của người phụ nữ sống tự do, tự chủ Số phận Phượng Liên

là sự hòa quyện giữa thánh thiện và phàm tục, giữa phong kiến và hiện đại, giữa tầm thương và cao sang, giữa dòng máu thổ phỉ và nữ anh hùng dân tộc… ở bà có tất cả những gì xấu xa nhất và cả những gì đẹp đẽ nhất của những người phụ nữ trên thế giới này, là đại diện cho quê hương Cao Mật và cả dân dân tộc Trung Hoa Tính cách của một con người được nâng lên tầm vĩ mô, được hình tượng hóa, điển hình hóa thành những điều lớn lao Có khi vụt sáng, có khi chợt tắt nhưng luôn ẩn chứa bên trong một

Trang 9

sức mạnh, khao khát nội tại bền bỉ Những gì tác giả miêu tả Phượng Liên là số phận của những người phu nữ Trung Quốc phong kiến thời bấy giờ, cũng chính là những khát khao phá bỏ luật lệ mà Mạc Ngôn muốn hướng tới

2.2 Sự phản chiếu đất nước Trung Quốc đương thời thông qua hình ảnh nhân vật nữ

Ông Peter Englund, Chủ tịch Viện Hàn lâm Thụy Điển nói trên Guardianrằng:

“Sự nghiệp văn chương của Mạc Ngôn có được là do gốc gác nông dân”

"Ông viết về nông dân, về cuộc sống nông thôn, về những người đấu tranh để tồn tại, đấu tranh cho phẩm giá của họ, đôi khi chiến thắng nhưng đánh mất gần hết thời gian của cuộc đời" - Englund nói “Nền tảng cho các cuốn sách đã được đặt ra khi Mạc Ngôn còn nhỏ, được nghe kể các truyện dân gian mô tả chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Nhưng nếu chỉ nghĩ như vậy thì hơi coi thường ông Đây không phải là thứ ông học từ Gabriel Garcia Marquez, mà là thứ gì đó của riêng ông Rất biết cách lồng yếu tố siêu nhiên vào những thứ thông thường, ông là một người kể chuyện bẩm sinh”

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, là nơi

có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều phát minh sáng chế và cả nhưng tập tục lạc hậu thời phong kiến, một vài tập tục đó cho đến bây giờ vẫn không thay đổi Quan niệm trọng nam khinh nữ là một trong những tập tục tiêu biểu của Trung Hoa phong kiến, nó đeo đẳng dai dẳng, áp đặt lên lung những người phụ nữ chân yếu tay mềm trong xã hội Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị coi thường, khinh rẻ Họ là nạn nhân của những tập tục lạc hậu, là công cụ của gia đình và xã hội, phẩm giá của người phụ nữ chỉ là những thứ vô giá trị

Phượng Liên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cao Mật – Sơn Đông Cuộc đời của nàng cũng gắn liền với những điều hạnh phúc và khổ đau, thăng trầm với những biến

cố lịch sử nơi vùng đất ấy Đó cũng chính là lịch sử phát triển của đất nước Trung Quốc rộng lớn Số phận của nàng tiêu biểu cho số phận của nhiều người phụ nữ khác

Trang 10

trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ Với sự miêu tả chân thực, Mạc Ngôn đã cho người đọc thấu hiểu được nỗi đau của những người phụ nữ bị gò ép trong những tập tục lạc hậu: bị gia đình ép buộc lấy một người mà nàng không hề thương yêu; gả chồng cho con gái là để gán nợ; phải trao cuộc đời mình cho một người không quen biết lại còn mang bệnh trong người; khát khao yêu thương rạo rực;… Dường như người phụ nữ chỉ là con rối vô hình để cho xã hội giật dây Ngay cả quyền làm con người thì người phụ nữ cũng không được hưởng trọn vẹn cái hạnh phúc đáng lý ra phải thuộc về mình, phải tự mình nắm lấy Nhân vật Phượng Liên lại thoát ra khỏi những lễ giáo phong kiến ràng buộc ấy để một lần sống hết mình vì chính bản thân cô yêu hết mình, để cho những cảm xúc khát khao hạnh phúc được toát ra, bao phủ lấy cô, dệt nên một chuyện tình thật đẹp dẽ, lớn lao

Số phận của Phượng Liên, của Cao Mật giống như số phận của đất nước Trung Hoa thu nhỏ Thời phong kiến, Trung Quốc phải chịu nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, khắp nơi là chiến trường, người người phải đứng dậy đấu tranh để giành lấy sự sống, bảo vệ đất nước Hình tượng Phượng Liên, hình tượng cao lương đỏ kiên cường bất khuất như đất nước Trung Quốc sẵn sàng đứng lên, nổi dậy chống lại kẻ thù Đất nước Trung Quốc đã phải chịu nhiều đau thương mất mát Vùng quê Cao Mật chính là hình ảnh thu nhỏ cho những đau thương ấy Quân giặc tràn lan khắp nơi, hà hiếp dân chúng Chính tay của những người con đất Cao Mật phải tàn phá những ruộng cao lương đã gắn bó với họ suốt cuộc đời Cao lương đỏ - thật đẹp đẽ, dịu dàng mà cũng thật lẫm liệt, hào hùng Cao lương đỏ - như chính nhan đề của tác phẩm, là không gian của cao lương, một không gian vừa bất biến vừa đa biến Theo như lời Mạc Ngôn thì

đó “là nơi đẹp đẽ nhất, xấu xa nhất: siêu thoát nhất, thế tục nhất; trong trắng nhất, nhơ bẩn nhất” Cao lương là khí trời, là hơi thở Đối với các nhân vật của Mạc Ngôn, cao lương là cuộc sống Họ sinh ra giữa mảnh đất bạt ngàn cao lương, họ ăn hạt cao lương

để sống, uống rượu cao lương để trưởng thành, gặp nhau trong rừng cao lương, yêu nhau trên đống lá cao lương, chặt cây cao lương để phủ lên thi thể của người yêu, của đồng đội… Cao lương là nơi họ trở thành kẻ cướp nhưng cúng chính là nơi họ trở

Ngày đăng: 31/05/2014, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w