PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, tác phẩm văn xuôi chiếm một số lượng lớn trong chương trình văn học. Vì vậy, việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn xuôi một cách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 cần trang bị một vốn kiến thức vững chắc để thi tốt nghiệp và thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Thế nhưng, có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm văn xuôi: Có thể đi từ cốt truyện, tình tiết, biến cố, nhân vật,... Nhưng có lẽ trong mỗi tác phẩm văn xuôi đều thể hiện những nội dung khác nhau thì sẽ có những cách khám phá, tìm hiểu khác nhau. Có những tác phẩm thể hiện cách nhìn khám phá về đời sống hằng ngày đa diện, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp như: Chiếc thuyền ngoài xa, Người Hà Nội, Mùa lá rụng trong vườn,..Hoặc có tác phẩm lại đi sâu vào miêu tả cuộc sống khổ cực của con người mất quyền tự do, bị áp bức, bóc lột như: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt,...Có những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước như: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông,... Đặc biệt, có những tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến ác liệt của dân tộc . Bởi vì, hiện thực hào hùng của thời đại cách mạng nước ta 1945 – 1975 làm cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng xuất hiện và phát triển, bởi hiện thực đó đòi hỏi mọi người phải gắn kết lại một khối và mỗi người trong đó phải sống vượt cao hơn khả năng mình hiện có. Sau Cách mạng tháng Tám, toàn Đảng và toàn dân tộc ta ý thức điều đó rất rõ, do đó tất cả đều hướng về Tổ quốc, dân tộc, kháng chiến và mỗi người đều sống vượt mình. Nhờ thế họ lập được những thành tích phi thường mà nếu trong hoàn cảnh bình thường khó giải thích: Cù Chính Lan bị đạn giặc bắn nát hai tay rồi hai chân, anh vẫn nói: còn miệng còn chiến đấu, chỉ đến khi kiệt sức mới chịu ngã xuống; Ngô Thị Tuyển vác hòm đạn nặng gấp đôi cơ thể mình chạy ra trận địa giữa lúc máy bay giặc vẫn quần đảo trên bầu trời; Nguyễn Viết Xuân bị thương rất nặng cả hai chân vẫn hiên ngang đứng dậy phất cờ cho toàn đơn vị pháo “nhằm thẳng quân thù mà bắn”…Nhưng đây không phải là anh hùng sử thi trong trong truyền thống mang tính chất huyền thoại, họ là những con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Trong một hoàn cảnh đặc biệt của thử thách, họ đã huy động tận cùng sức lực, ý chí để vượt qua với một sức mạnh của lý tưởng vì độc lập tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Vì thế họ không phải là kiểu người anh hùng cá nhân mà là những con người tiêu biểu nhất cho cộng đồng trong một thời đại nhất định. Cái anh hùng của họ cũng không phải là anh hùng kiểu thủ lĩnh đứng trên cộng đồng mà là anh hùng của quần chúng, từ trong quần chúng. Con người này vốn gắn bó với đồng ruộng, quê hương xứ sở nhưng vì đất nước có giặc, họ ra đi quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, họ có mặt ở khắp mọi nẻo đường kháng chiến, làm mọi việc khác nhau, miễn là góp sức cùng đất nước, tập thể, nhân dân để làm nên chiến thắng vẻ vang của của Tổ quốc.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, tác phẩm văn xuôi chiếm một số lượnglớn trong chương trình văn học Vì vậy, việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn xuôimột cách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên vàhọc sinh, nhất là học sinh lớp 12 cần trang bị một vốn kiến thức vững chắc để thitốt nghiệp và thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Thếnhưng, có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm văn xuôi: Có thể đi từ cốt truyện, tìnhtiết, biến cố, nhân vật, Nhưng có lẽ trong mỗi tác phẩm văn xuôi đều thể hiệnnhững nội dung khác nhau thì sẽ có những cách khám phá, tìm hiểu khác nhau Cónhững tác phẩm thể hiện cách nhìn khám phá về đời sống hằng ngày đa diện, đa
chiều với những mối quan hệ phức tạp như: Chiếc thuyền ngoài xa, Người Hà Nội, Mùa lá rụng trong vườn, Hoặc có tác phẩm lại đi sâu vào miêu tả cuộc sống khổ cực của con người mất quyền tự do, bị áp bức, bóc lột như: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Có những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước như: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông,
Đặc biệt, có những tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trongnhững năm kháng chiến ác liệt của dân tộc Bởi vì, hiện thực hào hùng của thờiđại cách mạng nước ta 1945 – 1975 làm cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng xuấthiện và phát triển, bởi hiện thực đó đòi hỏi mọi người phải gắn kết lại một khối vàmỗi người trong đó phải sống vượt cao hơn khả năng mình hiện có Sau Cáchmạng tháng Tám, toàn Đảng và toàn dân tộc ta ý thức điều đó rất rõ, do đó tất cảđều hướng về Tổ quốc, dân tộc, kháng chiến và mỗi người đều sống vượt mình.Nhờ thế họ lập được những thành tích phi thường mà nếu trong hoàn cảnh bìnhthường khó giải thích: Cù Chính Lan bị đạn giặc bắn nát hai tay rồi hai chân, anhvẫn nói: còn miệng còn chiến đấu, chỉ đến khi kiệt sức mới chịu ngã xuống; NgôThị Tuyển vác hòm đạn nặng gấp đôi cơ thể mình chạy ra trận địa giữa lúc máy
Trang 2bay giặc vẫn quần đảo trên bầu trời; Nguyễn Viết Xuân bị thương rất nặng cả haichân vẫn hiên ngang đứng dậy phất cờ cho toàn đơn vị pháo “nhằm thẳng quân thù
mà bắn”…Nhưng đây không phải là anh hùng sử thi trong trong truyền thốngmang tính chất huyền thoại, họ là những con người bình thường trong cuộc sốnghàng ngày Trong một hoàn cảnh đặc biệt của thử thách, họ đã huy động tận cùngsức lực, ý chí để vượt qua với một sức mạnh của lý tưởng vì độc lập tự do của dântộc, vì chủ nghĩa xã hội Vì thế họ không phải là kiểu người anh hùng cá nhân mà
là những con người tiêu biểu nhất cho cộng đồng trong một thời đại nhất định Cáianh hùng của họ cũng không phải là anh hùng kiểu thủ lĩnh đứng trên cộng đồng
mà là anh hùng của quần chúng, từ trong quần chúng Con người này vốn gắn bóvới đồng ruộng, quê hương xứ sở nhưng vì đất nước có giặc, họ ra đi quyết tử cho
Tổ quốc quyết sinh, họ có mặt ở khắp mọi nẻo đường kháng chiến, làm mọi việckhác nhau, miễn là góp sức cùng đất nước, tập thể, nhân dân để làm nên chiếnthắng vẻ vang của của Tổ quốc
Như vậy, trong những năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ,chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nhân tố làm nên phong cách thời đại, là mảng đấtkhơi nguồn đề tài cho văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thànhtựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của conngười Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm
lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Hai truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm
đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủnghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc,sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm Đó cũng chính là
lí do tôi đề cập đến đề tài này: Giúp học sinh nắm vững chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm
“Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Trang 3II Ý NGHĨA THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI
Qua thực tế giảng dạy hai tác phẩm văn xuôi trong chương trình lớp 12, cáchthức này đem lại nhiều ý nghĩa thực tế có lợi cho thầy và trò:
- Học sinh nắm bắt được chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm,nhận diện được thế giới nghệ thuật của tác phẩm Qua đó, thấy được chủ nghĩa anh
hùng cách mạng Việt Nam trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
- Thầy và trò tiết kiệm được thời gian, dễ ghi nhớ, ôn tập nắm vững đượckiến thức Đồng thời cũng là cơ sở để vận dụng vào việc giảng dạy những tácphẩm văn xuôi khác trong chương trình phổ thông
III PHẠM VI ĐỀ TÀI
Với đề tài này người viết nghiên cứu trong diện hẹp: Hai tác phẩm văn xuôi
ở chương trình văn học lớp 12 Cụ thể, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,quan niệm về nghệ thuật, tác phẩm của hai nhà văn Nguyễn Trung Thành vàNguyễn Thi Đặc biệt, từ đó hướng dẫn học sinh thực nghiệm cụ thể về cách tìm
hiểu “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp tàiliệu, thể nghiệm thuyết trình và phát vấn trong quá trình giảng dạy
- Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm văn xuôi giáo viên hướngdẫn học sinh nắm vững tác phẩm văn học thông qua việc phân tích chủ nghĩa anhhùng cách mạng trong hai tác phẩm
- Trong quá trình làm rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, chúng tôi đặt trong tương quan so sánh với những bài viết
khác liên quan đến vấn đề nội dung của đề tài để làm rõ cho nội dung mà đề tàiđang nghiên cứu
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong trường THPT, học sinh thường lúng túng trong việc khai thác tácphẩm văn xuôi Nhất là khó khăn trong việc tìm hiểu các lớp nội dung, nghệ thuậttrong tác phẩm văn xuôi Học sinh thường thể hiện cảm nhận một cách chungchung về nội dung tác phẩm mà không làm nổi bật được những vấn đề được thểhiện trong tác phẩm Bởi cảm thụ, nắm vững tác phẩm văn học, nghệ thuật hoàntoàn khác với việc phân tích các hiện tượng thiên nhiên, hoá chất hay sinhhọc mà nó cần có quan điểm và phương pháp trong việc phân tích nội dung, tưtưởng, tính cách nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ của tác phẩm, vì tác phẩm văn họcvốn là một kiến trúc nghệ thuật tinh vi, bởi nó có khả năng phản ánh bức tranh đờisống hết sức phong phú và đa dạng Vì thế, ta không được mơ hồ, hỗn độn, phichân lý khi cảm nhận và khắc sâu nội dung của tác phẩm Muốn nắm vững, khắcsâu cái hay của tác phẩm bên cạnh các phương pháp tiếp cận khác chúng ta khôngthể bỏ qua việc đi sâu vào các lớp nội dung của tác phẩm, đến việc hình dung racác chi tiết, sự kiện, hình ảnh, lớp hình tượng nhân vật được miêu tả, của tácphẩm Mặt khác, việc tìm hiểu các lớp nội dung tác phẩm như chúng ta thườngnghĩ mà là sự tái hiện lại nội dung, nghệ thuật tác phẩm, tái hiện lại những biến cố,
sự kiện, chi tiết, tình tiết, hình tượng nhân vật được tổ chức theo những mối liên hệnhất định nhằm tái hiện lại bức tranh đời sống được thể hiện trong tác phẩm , bởi
vì mỗi tác phẩm là một công trình nghệ thuật không lặp lại, có tính độc đáo, thểhiện sự sáng tạo riêng của tác giả
Với đề tài này, người viết muốn đưa ra một khía cạnh tìm hiểu về nội dungtrong tác phẩm văn xuôi Từ đó, hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể nội dung tácphẩm qua giờ học tác phẩm tự sự và giờ làm văn phân tích các khía cạnh nội dungtrong tác phẩm tự sự Người viết sẽ cụ thể hoá vấn đề này trong hai tác phẩm văn
xuôi trong trường phổ thông như: “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Trang 5II THỰC TRẠNG
Đất nước đang ngày càng phát triển về mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế, vănhoá…Các phương tiện thông tin, giải trí ngày càng phong phú và đa dạng nhưInternet, điện tử, truyền thông … Điều này chứng tỏ cuộc sống ngày càng pháttriển văn minh và tiến bộ hơn Tuy nhiên với sự phát triển nhanh sẽ kéo theo mộtthực trạng mà chúng ta, người giáo viên cần phải quan tâm đó là sự lơ là, hamchơi, bỏ học của một số học sinh Thực tế hàng ngày cho thấy người giáo viên luôntiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh (Học sinh giỏi, khá, TB, yếu, kém)
Trong trường THPT hiện nay, học sinh thường có những quan niệm rất sailệch trong việc học môn Ngữ văn Nhất là đối với học sinh khối 12, các em rất chủquan và xem nhẹ việc học môn Ngữ văn Ở trên lớp, trong một tiết học nhiều họcsinh trả lời câu hỏi của giáo viên một cách máy móc, thiếu tư duy, suy nghĩ kỹ tuycác em có tham khảo bài học nhưng thiếu cơ sở, chưa hiểu cặn kẽ vấn đề Bên cạnh
đó cũng có một số học sinh có thói quen thụ động, nghe, ghi chép những gì giáoviên nói mà không tham gia vào tìm hiểu bài giảng, còn lơ là trong tiết học hoặcnói chuyện riêng… Từ chỗ không hiểu bài, học sinh sẽ chán nản, buông xuôi việchọc Thậm chí trốn tiết đi chơi hoặc chơi các trò chơi ảnh hưởng đến việc học tập.Khi chuẩn bị bài học hay làm văn, các em còn lệ thuộc vào tài liệu hay làm theomột cách máy móc Như vậy, thường lạc đề hoặc không trình bày đúng nội dungyêu cầu
Thực tế hiện nay, ở trường THPT Anh Hùng Núp đa số học sinh là ngườidân tộc nên việc cảm thụ phân tích một tác phẩm văn học là một việc hết sức khókhăn đối với các em Bên cạnh đó, các em rất chây lười, thụ động trong quá trìnhhọc, không chịu suy nghĩ sáng tạo mặc dù giáo viên cố gắng định hướng cách tiếpcận khám phá tác phẩm cho các em Mà học văn không phải chỉ thụ động đọc chép
mà là cả một quá trình cảm thụ nghệ thuật đầy sáng tạo để nắm vững nội dung, tưtưởng của tác phẩm
Trang 6Việc học sinh không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do như đã nêu ởtrên tuy nhiên có một nguyên nhân đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốnhút học sinh bằng bài giảng của mình mà điều quan trọng nhất là có những phươngpháp định hướng, hướng dẫn thích hợp trong một bài giảng văn
Trước tình học tập như trên, thầy cô giáo phải đầu tư suy nghĩ để tìm ra cácbiện pháp có hiệu quả trong giáo dục và đào tạo học sinh Đây cũng là lý do để tôiviết đề tài này Qua đề tài này mong rằng với những gì trong thực tế giảng dạy củamình, làm thế nào góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên
và việc học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn THPT nói chung và Ngữ văn
12 nói riêng
Qua nghiên cứu, tôi nghĩ rằng đó cũng là điều kiện để học sinh yêu thíchmôn học, biết việc học tập là cần thiết, nhất là đối với những học sinh lớp 12 cóhọc lực trung bình đặc biệt là học sinh yếu, kém Từ đó giúp các em có cơ hội pháthuy tính sáng tạo năng động chủ động chuẩn bị bài, tham gia tốt vào nội dung bàihọc, biết khám phá tìm ra những tri thức mới cho mình Trước thực trạng này, với
sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh nắm vững chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi” một phần nào đó giúp các em lớp 12 nắm vững và khắc
sâu kiến thức tác phẩm văn học
III HƯỚNG DẪN THỰC NGHIỆM
1 Định hướng cách tìm hiểu
Bằng con đường phân tích, tổng hợp và khái quát hóa tri thức, nội dung tácphẩm, người giáo viên định hướng cho học sinh đi vào thế giới nội dung, nghệthuật của tác phẩm, không phải là là để chia lẻ nội dung, kết cấu nghệ thuật ấy theokiểu điểm danh, kê cứu mà là quá trình đi tìm nội dung, nghệ thuật, chất kết dínhchúng lại với nhau theo cách nhìn sáng tạo nên vẻ đẹp mới để giãi bày cái độ gặp
gỡ, cái độ khó, độ sâu trong quá trình khám phá tác phẩm Trong công trình nghiên
cứu “Tác phẩm văn học”, R Ingarden quan niệm “tác phẩm văn học là cấu tạo có
Trang 7nhiều lớp: 1/ Một cấu tạo âm thanh ngôn ngữ, trước hết là tiếng vang của từ; 2/ Nghĩa của từ hay ý của đơn vị ngôn ngữ như câu; 3/ Cái mà tác phẩm nói tới như một vật được miêu tả; 4/ Cái hình thù mà vật kia hiện lên hữu hình cho ta Nhưng
đó chỉ là bộ xương sơ lược, đòi hỏi người đọc “cụ thể hóa, bổ sung, bồi đắp” Như
vậy, để học sinh nắm vững về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm,cần định hướng cho học sinh một cách cụ thể những vấn đề trọng tâm như:
- Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng
- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Xây dựng hệ thống đơn vị kiến thức về chủ nghĩa anh hùng cách mạngtrong hai tác phẩm, cụ thể như:
+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện rõ ở những hình tượng nhân vậtmang phẩm chất anh hùng bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại
+ Những yếu tố sử thi trong hai tác phẩm.
2 Minh họa cụ thể qua hai tác phẩm văn học
2.1 Giúp học sinh hiểu: “Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học ?”
Dựa vào những khái niệm, định nghĩa của các nhà lý luận, phê bình, nghiêncứu văn học Việt Nam, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hiểu nội hàm kháiniệm này như sau: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học là sự thể hiện của
Trang 8lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chốnglại kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử tháchtrong những hoàn cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anhhùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
2.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2.2.1 Truyện ngắn “Rừng xà nu”
Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết vào giữa năm 1965, lúc cuộc chiến
tranh giải phóng miền Nam ở vào một bước ngoặc chuyển từ chiến tranh “đặc biệt”sang chiến tranh “cục bộ”, hàng chục vạn quân viễn chinh Mỹ ồ ạt đổ vào miềnNam, lực lượng cách mạng phải đương đầu với những thách thức to lớn, nhưngvẫn kiên trì mục tiêu và ý trí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Nguyễn Trung Thành lúc ấy đang hoạt động báo chí trong lực lượng quân giải
phóng miền Trung Trung bộ, đã khịp thời viết bài tùy bút nổi tiếng “Đường chúng
ta đi”, được xem như một bài hịch của thời chống Mỹ Tiếp đó, trước tình hình
lịch sử như dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh, đòi hỏi phải có tác phẩm kịp thời,động viên cổ vũ nhân dân đứng dậy kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước, theo yêu cầu của tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ”, “bằng vốn hiểu biết và tình cảm sâu nặng với mảnh đất, con người Tây Nguyên, nhà văn đã viết rất nhanh truyện “Rừng xà nu” cùng
với tư tưởng cơ bản là khẳng định con đường duy nhất để giải phóng của nhân dânmiền Nam là đứng lên cầm vũ khí chiến đấu, dùng bạo lực cách mạng để chống lại
sự tàn bạo của kẻ thù”[4;291] Tác phẩm lần đầu in trên tạp chí Văn nghệ Quân
giải phóng, số 2, năm 1965, sau đó in trong tập “Trên hương những anh hùng Điện Ngọc” xuất bản năm 1969.
2.2.2 Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với
không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng,
Trang 9và tác phẩm đã ra đời trong hoàn cảnh đó, năm 1966 Câu chuyện kể về những đứacon trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyềnthống của quê hương Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặcsắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó vớigia đình, quê hương, trung thành vối cách mạng.
2.2.3 Hai truyện ngắn: “Rừng xà nu” (1965) và “Những đứa con trong
gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, khi đế quốc Mỹ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trướctrận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống Đó là bốicảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất
sử thi đậm đà
2.3 Định hướng phân tích, tìm hiểu về: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm thể hiện rõ ở những hình tượng nhân vật mang phẩm chất anh hùng bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược
2.3.1 Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc
2.3.1.1 Truyện ngắn “Rừng xà nu”
Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng và những người dân làng Xô Man họ đềusinh ra trên mảnh đất Tây Nguyên với những bản trường ca hùng tráng về chàngĐăm San dũng mãnh, dám táo bạo đi tìm bắt nữ thần mặt trời về làm vợ, chàngXinh Nhã hiếu thảo kiên trì, quyết chí đi báo thù cho cha để cứu lấy người mẹ bấthạnh bị kẻ quyền thế bắt làm nô lệ… Tây Nguyên ấy tất nhiên phải sinh ra những
con người anh hùng như Núp, mà Nguyên Ngọc đã miêu tả trong “Đất nước đứng lên”, một mẫu người hết sức mới nhưng cũng rất có truyền thống ở Tây Nguyên,
họ sớm giác ngộ và đi theo cách mạng, gieo những hạt giống cách mạng đầu tiêntrên mảnh đất quê hương, để rồi từ những hạt giống đó, cách mạng đã mọc lênthành cây, thành rừng xanh tốt Tây Nguyên càng có thể đẻ ra những con người
Trang 10chan chứa nhiệt tình cách mạng, trung thành với Đảng, với dân như các nhân vật
trong nhiều tác phẩm viết về Tây Nguyên ngày nay mà tác phẩm Rừng xà nu là
tiêu biểu
Truyện ngắn này đã xây dựng cả một hệ thống nhân vật, thể hiện sự tiếp nốicủa các thế hệ cách mạng của làng Xô Man ở Tây Nguyên Các nhân vật trong tácphẩm họ không phải ai khác mà chính là những anh hùng Núp của giai đoạn cáchmạng hiện tại nối tiếp truyền thống của quê hương, đất nước Cụ Mết là gạch nốigiữa lịch sử và hiện tại, là thế hệ chiến đấu từ thời chống Pháp, anh Quyết là ngườicán bộ cách mạng, người đã “gieo mầm” cách mạng trong đồng bào Tây Nguyên,rồi Tnú, Mai và tiếp đó là Dít, cả bé Heng – các thế hệ nhân dân Tây Nguyêntruyền thống nối tiếp truyền thống, tiếp nối cuộc chiến đấu, càng về sau càngtrưởng thành mau lẹ
Đặc biệt, Tnú là người con của dân làng Xô Man, cha mẹ mất sớm và được
dân làng cưu mang, nuôi dưỡng Cũng như người dân làng "có cái bụng thương núi, thương nước", Tnú đã sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm Từ tấm
lòng này, Tnú đã mở rộng thành tình yêu gắn bó trung thành thủy chung sâu nặngvới Cách mạng, cán bộ Cách mạng Bởi ngay từ khi còn là một cậu bé, Tnú được
cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn lửa Cách mạng từ thế hệ này sang thế hệ
khác cho hay: "Cán bộ là Đảng Đảng còn núi nước này còn" Vì vậy ngay từ
chặng đầu của cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng TâyNguyên thời chống Mỹ Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quảcảm như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính Bất chấp sự vây lùng khủng bố dãman của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ - đầu anh Xút, bà Nhan đang
bị chúng treo lủng lẳng đầu bản xóm, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừngbảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng Đây là một công việc vô cùngkhó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai và Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô Manmãi tự hào " Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng"
Trang 11Tnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng,bảo vệ cán bộ “ Đảng còn, núi nước này còn” – Lời cụ Mết
2.3.1.2 Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc:Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh,hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ Là những đứa con trong một gia đình nôngdân một lòng một dạ đi theo cách mạng và có những mối thù riêng đối với quângiặc Chiến và Việt - hai chị em đồng thời là hai nhân vật chính của tác phẩmkhông còn cha mẹ Cha bị địch giết hồi chín năm (kháng chiến chống Pháp) còn
mẹ thì chết vì trúng đạn đại bác Mỹ Họ lớn lên trong sự dìu dắt, đùm bọc của ôngNăm (người chú ruột) và sau này là của đoàn thể, đồng đội (một gia đình mới thânthiết của họ) Tuy nói chuyện một gia đình nhưng tác phẩm của Nguyễn Thi có khảnăng ôm trùm hiện thực rộng lớn Số phận của mấy chị em ở đây cũng như cảnhngộ gia đình họ không phải chỉ có ý nghĩa cá biệt Có biết bao người, bao gia đìnhcũng phải gánh chịu những mất mát và đã vượt lên như thế trong cuộc chiến tranhkhốc liệt này Hình tượng cuốn sổ gia đình được nhắc tới mấy lần trong truyện có ýnghĩa nghệ thuật rất quan trọng Nó hé lộ cho ta thấy ý đồ nghệ thuật của nhà vănmuốn qua câu chuyện một gia đình mà đề cập những vấn đề khái quát hơn Lời của
chú Năm trong truyện đã nói lên điều đó : "Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó Chú
kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta" Thông thường, sự khái quát nghệ thuật của Nguyễn Thi là như vậy Nó
luôn tự nhiên như đời sống do bắt mạch thực sự được vào cuộc sống
Trên một ý nghĩa khác, hình tượng cuốn sổ ngầm chứa chức năng lí giảichiều sâu hành động hiện tại của các nhân vật Cuốn sổ ghi chép đủ những sự việc
Trang 12đáng nhớ xảy ra với gia đình lớn của chị em Chiến - Việt, từ chuyện người nào bịgiặc giết vào ngày nào đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao Đặc biệt, cuốn sổ
kể khá tỉ mỉ từng chiến công đánh giặc của các thành viên gia đình, trong đó cóchiến công của Chiến và Việt theo du kích bắn tàu Mỹ trên sông Định Thuỷ Cuốn
sổ - ấy là lịch sử một gia đình, nó cho thấy truyền thống và sự tiếp nối Nó là mộthình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựngcho thế hệ con cháu Chú nói : "Chừng nào bây trọng trọng (lớn lớn) tao giao cuốn
sổ cho chị em bây" Câu nói ấy cũng rất mực tự nhiên mà chứa đầy ý nghĩa Chínhthế hệ mới sẽ là người viết tiếp những trang mới, vẻ vang cho truyền thống
2.3.2 Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc
2.3.2.1 Truyện ngắn “Rừng xà nu”
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh “Làng ở trong tầm đại bác của giặc…” Chỉ
chưa đầy mười chữ mà Nguyễn Trung Thành dựng lên được cả một tư thế của “sựsống trong sự đối diện cùng cái chết”[13; 460], ngày nào cũng như ngày nào cảdân làng Xô Man luôn hứng chịu làn bom đạn kẻ thù Như vậy, “cái tồn sinh nằmtrong vòng đe dọa của sự hủy diệt bạo tàn”[13; 460] Bên cạnh đó là một chuỗi dàicủa những đau thương: Những quần chúng bị giặc giết vì nuôi cán bộ Anh Xút bịtreo trên cây và đầu làng Bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng Tấm lưng Tnú– khi đó còn là một cậu bé – ngang dọc vết dao chém, máu chảy ra rồi đặc quệt lại,tím như nhựa xà nu Rồi chính người cán bộ, anh Quyết hi sinh Rồi Mai gụcxuống, cả đứa con của hạnh phúc, của tình yêu cũng chết dưới đòn đánh tàn bạocủa kẻ thù Còn Tnú, anh chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bảnthân bị giặc đốt mười đầu ngón tay Lửa xà nu đốt cụt mười ngón tay anh, lửa xà
nu như thiêu đốt trong lồng ngực, như cháy cả ruột anh…
Như vậy, những đau thương, mất mát của dân làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung cũng chính là những nỗi đau mất mát của cả dân tộc.Nhưng “lịch sử của làng Xô Man cũng là lịch sử của một sự sống không thể nào
Trang 13dập tắt, của một tư thế sống không biết đến sự cúi đầu”[13; 463] Thanh niênkhông thể đi nuôi cán bộ thì đã có ông bà già Người già không thể đi thì những emthiếu nhi tiếp tục Anh Quyết hi sinh, nhưng Tnú có thể thay thế, Còn Mai, hìnhảnh của Mai không chết, nhân vật này đã có một hậu thân, đó là Dít – em gái Mai,giống Mai như hai giọt nước…như vậy người này ngã xuống thì có người kháctiếp nối Đối lập với sự mất mát, hủy diệt là ý chí sinh tồn, là sự vùng lên của dânlàng Xô Man trong cái đêm ngập tràn tiếng chiêng và ánh lửa.
2.3.2.2 Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
Nếu những đau thương, mất mát do bọn đế quốc gây ra mà dân làng Xô Mangánh chịu không thể nói hết được bằng lời trong tác phẩm “Rừng xà nu” thì ở tácphẩm “Những đứa con trong gia đình” cũng đầy những nỗi đau thương không thể
kể hết được Trước hết, gia đình của Chiến và Việt có một hoàn cảnh đặc biệt.
Đây không phải là một gia đình bình thường trong hoàn cảnh của cuộc sống thờibình mà là một gia đình đi suốt một mạch từ cuộc kháng chiến chống Pháp đếncuộc kháng chiến chống Mỹ (như Tố Hữu đã viết: “Miền Nam đi trước về sau”).Hai chị em lớn lên mồ côi cha và mẹ Nhưng họ không mất cha mẹ một cách bìnhthường Kẻ thù Pháp rồi Mỹ đã giết hại cha mẹ họ một cách dã man Chiến và Việtchứng kiến cái chết của ba má: Cha họ bị giặc Pháp chặt đầu, Má thì trúng đạnpháo giặc Mỹ khi bà đi đấu tranh ở Mỏ Cày về bị giặc bắn đuổi theo Nhưng tronggia đình họ có một “cuốn sổ gia đình” do chú Năm biên chép, một nửa cuốn sổ chúchép những đau thương, tổn thất do kẻ thù của đất nước gây ra ra cho gia đình này:
“Thím Năm bơi xuồng đi rọc lá chuối bị ca-nông Mỏ Cày bắn bể xuồng, chết cònmặc cái quần mới, trong túi còn hai đồng bạc Ông nội nghe súng nổ, sợ bò đứt dây
ra nắm giàm bò, lính tổng Phòng vào nói: “Mày là du kích!” rồi bắn vào giữa bụngông nội…” “Một lối chép sử biên niên gia đình thật nôm na, đơn giản mà sức tốcáo thật lớn lao”[2; 245] Tội ác của kẻ thù để lại dấu ấn sâu đậm trong trang sử cảgia đình lớn Ông bà, cô, bác, cha mẹ của Việt và Chiến bị kẻ thù giết hại hoặclăng nhục Nhưng trong nỗi mất mát đau thương đó, có một sự mất mát đau thương
Trang 14gây xúc động lòng người là nỗi mất mát của người mẹ hai chị em Chiến và Việt.
Đó là “chồng bị giặc chặt đầu, nỗi đau ấy khác gì dao cứa ngang tim”[13; 452],nhưng người mẹ cố không để rơi nước mắt “Chiều hôm đó, về tới nhà má mớikhóc…Bao nhiêu năm sau đó cũng vậy, lúc nào nói đến chuyện trên má cũngkhông khóc” Và nếu lệ cứ ứa ra, thì “má chỉ nằm khóc chứ không kể gì hết” Đauthương ấy, “người mẹ một mình nuốt sâu vào đáy lòng, để lặng lẽ một mình chịuđựng sức thiêu đốt của nỗi đau âm ỉ cháy”[13; 452] Đấy mới đúng là người mẹViệt Nam, con người vì tình yêu, sẵn sàng một mình chịu đau, chịu khổ Như vậy,mối thù sâu nặng, chồng chất cần được trả, đó là ý nghĩa đầu tiên mà “cuốn sổ giađình” của chú Năm nhắn gửi cho những đứa con của gia đình
2.3.2.3 Có thể nói, những đau thương, mất mát trong hai tác phẩm đó
đã hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam.Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩaanh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi mộtđốt, Chiến và Việt cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽsống Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh củatình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những
gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống Chân lí đó đã được minh chứngqua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tácphẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng
có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người
2.3.3 Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm
2.3.3.1 Truyện ngắn “Rừng xà nu”
“Rừng xà nu” là khúc ca hùng tráng về con người và mảnh đất Tây Nguyên
Đó là “những con người bất khuất, kiên cường mà mới nhắc đến ta tưởng như nhà văn vẫn còn xúc động, khâm phục và kính trọng”[1; 199]