1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của tổng công ty rau quả nông sản việt nam thực trạng và giải pháp

91 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Rau Quả Của Tổng Công Ty Rau Quả Nông Sản Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 117,78 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU QUẢ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM (3)
    • 1.1. Tổng quan về Tổng công ty (TCT) rau quả- nông sản Việt Nam (3)
      • 1.1.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT (3)
      • 1.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong TCT (6)
    • 1.2. Tình hình đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT (14)
      • 1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT (14)
        • 1.2.1.1. Tình hình sản xuất rau quả hiện nay trong nước và trên thế giới (15)
        • 1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ rau quả chế biến hiện nay trên thị trường (17)
      • 1.2.2. Đặc điểm đầu tư công nghiệp chế biến rau quả (18)
      • 1.2.3. Nội dung đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả (20)
      • 1.2.4. Khái quát về hoạt động đầu tư phát triển của TCT (21)
      • 1.2.5. Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến (23)
      • 1.2.6. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư (26)
      • 1.2.7. Các lĩnh vực đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT (30)
        • 1.2.7.1. Đầu tư sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến rau quả (30)
        • 1.2.7.2. Xây dựng nhà máy (35)
        • 1.2.7.3. Đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị (36)
        • 1.2.7.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực (39)
        • 1.2.7.5. Đầu tư vào hoạt động xúc tiến thương mại (42)
    • 1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT (44)
      • 1.3.1. Những kết quả đạt được (44)
        • 1.3.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp chế biến ngày càng được hoàn thiện (44)
        • 1.3.1.2. Khối lượng rau quả chế biến tăng qua các năm (45)
        • 1.3.1.3. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến tăng qua các năm (47)
        • 1.3.1.4. Vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ngày càng được chú trọng đầu tư và cải thiện (49)
        • 1.3.1.5. Một số kết quả đạt được khác (51)
      • 1.3.2. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả (53)
  • CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU QUẢ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM (57)
    • 2.1. Những cơ hội, thách thức đối với hoạt dộng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT trong thời gian tới (58)
      • 2.1.1. Những cơ hội (58)
      • 2.1.2. Những thách thức (59)
    • 2.2. Định hướng phát triển của TCT thời gian tới (59)
      • 2.2.1 Định hướng chiến lược (59)
        • 2.2.1.1. Công nghệ (60)
        • 2.2.1.2. Chế biến (61)
        • 2.2.1.3. Thị trường (61)
        • 2.2.1.4. Đầu tư và tín dụng (61)
        • 2.2.1.5. Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật (62)
      • 2.2.2. Định hướng đầu tư (62)
      • 2.2.3. Mục tiêu đầu tư của TCT để phát triển ngành công nghiệp chế biến (64)
        • 2.2.3.1. Căn cứ để xác định mục tiêu (64)
        • 2.2.3.2. Mục tiêu phát triển (64)
        • 2.2.3.3. Mục tiêu đầu tư (67)
    • 2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT rau quả Rau quả- nông sản Việt Nam (68)
      • 2.3.1. Giải pháp về nguyên liệu (68)
        • 2.3.1.1. Giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu (68)
        • 2.3.1.2. Giải pháp đầu tư giống (68)
      • 2.3.2. Giải pháp đầu tư cho khoa học kỹ thuật (69)
      • 2.3.3. Giải pháp về xây dựng (70)
      • 2.3.4. Giải pháp về vốn (71)
        • 2.3.4.1. Các nhóm giải pháp về tạo vốn (71)
        • 2.3.4.2. Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng vốn (73)
      • 2.3.5. Giải pháp về con người (74)
        • 2.3.5.1. Đối với công tác tuyển dụng lao động (74)
        • 2.3.5.2. Đối với công tác đào tạo (75)
      • 2.3.6. Giải pháp về công nghệ và máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến (76)
      • 2.3.7. Giải pháp về thị trường (78)
        • 2.3.7.1. Dự báo nhu cầu thị trường trong những năm tiếp theo (78)
        • 2.3.7.2. Giải pháp để đáp ứng nhu cầu thị trường trên (80)
  • KẾT LUẬN (81)

Nội dung

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU QUẢ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM

Tổng quan về Tổng công ty (TCT) rau quả- nông sản Việt Nam

1.1.1 Khái quát chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT

TCT rau quả nông sản Việt Nam được thành lập từ năm 1960 nhiệm vụ chính là tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả tươi và rau quả qua chế biến, tồn tại mô hình này nhiều năm trong giai đoạn phát triển nền kinh tế

Xã Hội Chủ Nghĩa , đến năm 1988 theo sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, theo chủ trương chung của Nhà nước TCT rau quả Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 63 NN- TCCB/ QĐ ngày 11/2/1988 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên cơ sở hợp nhất 5 tổng công ty (gồm TCT XNK Rau quả Vegetexco, Công ty Rau quả Trung ương, Liên hiệp đồ hộp I, Liên hiệp đồ hộp II và Liên hiệp các xí nghiệp nông- công nghiệp Phủ Quỳ), đến năm 2003 Tổng công ty rau quả Việt Nam tiếp tục được Nhà nước sáp nhập với Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và chế biến (VINAFIMEX), theo quyết định số66/2003/QĐ – BNN – TCCB ngày 11/6/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Với bề dày hoạt động sản xuất chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty đến nay đã trên 40 năm.

Hoạt động sản xuất và kinh doanh của TCT rau quả nông sản Việt Nam có thể được tính từ năm 1988 (là thời kỳ xoá bỏ bao cấp sang nền kinh tế thị trường), và có thể được chia làm 3 thời kì:

1 Từ năm 1988 đến năm 1990 là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp Sản xuất kinh doanh rau quả thời gian này đang nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt- Xô (1986-1990) mà TCT được Chính phủ giao cho làm đầu mối Vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông- công nghiệp đều do Liên

Xô cung cấp Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến được xuất khẩu sang Liên Xô là chính (chiếm 97,7% kim ngạch xuất khẩu).

2 Từ năm 1991 đến 1995 là thời kỳ cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường Hàng loạt chính sách mới của Nhà nước ra đời và tiếp tục được hoàn thiện Nền kinh tế của đất nước bắt đầu tăng trưởng từ nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) và đầu tư phát triển, đã tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của TCT.

Nhưng chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn:

- Trước đây, TCT được Nhà nước giao cho làm đầu mối tổ chức nghiên cứu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả, nay do cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã tích cực đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả, tạo thế cạnh tranh quyết liệt với TCT.

- Sự hụt hẫng đột ngột về thị trường do Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nằng nề tới sản xuất kinh doanh và XNK của TCT Cùng với việc chuyển hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường đã gây cho chúng ta nhiều bỡ ngỡ lúng túng.

Trong bối cảnh đó, toàn thể TCT đã trăn trở, dồn tâm sức tìm những giải pháp, những bước đi thích hợp để trụ lại, ổn định và từng bước phát triển.

3 Từ năm 1996 đến nay là thời kỳ hoạt động theo mô hình “Tổng công ty 90”

Bước vào thời kỳ này TCT có những thuận lợi cơ bản sau:

- Từ những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững bước vào kinh tế thị trường từ những thành công và cả những thất bại trong sản xuất kinh doanh, TCT đã tìm cho mình một hướng đi vững chắc hơn.

- Hoạt động trong mô hình mới lại được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt định hướng phát triển TCT giai đoạn 1998-2000 và 2010, Chính phủ phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010, đã tạo cho TCT cơ hội phát triển mới về chất.

Tuy vậy, thời kỳ này chúng ta cũng gặp không ít khó khăn:

- Khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, sự giảm giá liên tục hàng nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu của TCT.

- Hết năm 1999, chính phủ chấm dứt giao kế hoạch trả nợ Nga cho TCT, sự bao cấp cuối cùng về thị trường không còn nữa

- Sự không cân đối trong đầu tư cùng với thời tiết thất thường và thiên tai liên tục, lại bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn của các đơn vị ngoài TCT, làm cho chúng ta không đủ nguyên liệu sản xuất, đẩy giá nguyên liệu lên cao, tăng giá thành chế biến, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO Việc gia nhập WTO mang lại cho TCT rất nhiều cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra rất nhiều thách thức và khó khăn khiến cho TCT cần phải có những chiến lược kinh doanh và đầu tư đúng hướng mới đảm bảo cho TCT đứng vững trên thị trường quốc tế. Đơn vị phụ thuộc:

2.Cty chế biến XNK điều Bình

1.Phòng tổ chức- hành chính.

2 Phòng kế toán- tài chính.

3 Phòng kế hoạch- tổng hợp.

4 Phòng tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại.

Cty cp thực phẩm XK Tân Bình

Cty cp cảng rau quả

Cty cp NK bao bì Mỹ Châu

NS và TP Sài Gòn

1.Cty cp chế biến TPXK Đồng Giao.

2.Cty cp XNK rau quả I.

3.Cty XNK NS thực phẩm I Hà Nội.

4.Cty cp XNK điều và NS TP HCM.

5.Cty cp rau quả Tiền Giang.

6 Cty cp vận tải và thương mại

7 Cty cp giao nhận và XNK Hải Phòng.

8 Cty cp XNK rau quả Thanh Hoá.

9 Cty cp vật tư và XNK 10.Cty cp sản xuất và dịch vụ XNK rau quả Sài Gòn.

11.Cty cp chế biến TPXK Tiền Giang.

12.Cty cp TP XK Hưng Yên.

13.Cty cp XNK rau quả Tam Điệp.

14.Cty cp rau quả Hà Tĩnh 15.Cty cp xây dựng và sản xuất vật liệu XD. 16.Cty cp Vian.

17.Cty cp XNK rau quả II Đà Nẵng.

18.Cty cp đầu tư XNK nông lâm sản Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.

19.Cty cp vật tư công nghiệp và thực phẩm. 20.Cty XNK nông sản và TPCB Đà Nẵng.

21.Cty liên doanh TNHH Crơn Hà Nội.

22.Cty liên doanh TNHH Luveco.

24 Cty TP và nước giải khát Dona-newtower 25.Cty liên doanh Vinaharris

1.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong TCT

Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức của TCT.

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Tổng Giám Đốc Các phó TGĐ

Chức năng : văn phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo

TCT trong lĩnh vực quản lý hành chính, quản trị , kinh doanh kho của cơ quan văn phòng TCT

1/Tổ chức thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ , bảo mật

2/ Tổ chức thực hiện các chế độ về quản lý tài sản của cơ quan văn phòng, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và phương tiện làm việc

3/ Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ tài sản của cơ quan, phòng cháy, chữa cháy.

4/ Quản lý và điều hành xe ô tô phục vụ cho lãnh đạo và CBCNV đi công tác kịp thời, an toàn.

5/ Phục vụ công tác bảo vệ sức khoẻ cho CBCNV cơ quan văn phòng. 6/ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nội quy quy chế của cơ quan 7/ Thường trực hội đồng thi đua cơ quan TCT.

8/ Tổng hợp, viết báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh cơ quan TCT.

9/ Quản lý kinh doanh kho thuộc cơ quan văn phòng TCT.

1.1.2.2 Phòng tổ chức cán bộ.

Chức năng : Phòng tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đaọ TCT trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động, chính sách chế độ và thanh tra.

1/ Xây dựng đề án hoàn thiện tổ chức TCT; đề án thành lập, tách, nhập,giải thể các đơn vị thành viên TCT.

2/ Xây dựng phương án tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của TCT

Tình hình đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT

1.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT

Trong xu thế hội nhập của thế giới hiện nay, quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng được tăng cường chặt chẽ.

Cả hai phía đều thúc đẩy hợp tác quan hệ kinh tế để tận dụng mọi lợi thế Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên dồi dào, nguồn nhân công giá rẻ, là thị trường tiềm năng lớn đối với các nước phát triển Ngược lại các nước phát triển có công nghệ hiện đại và nguồn vốn lớn cũng chính là đối tượng theo đuổi của các nước đang phát triển Tuy nhiên với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ thì chỉ với một lượng nhỏ hơn rất nhiều nguồn nguyên liệu đầu vào so với trước đây, các công nghệ hiện đại có thể sản xuất một lượng sản phẩm nhiều hơn trước Bên cạnh đó sự giảm nhanh chóng nguồn nguyên liệu tự nhiên và ngày càng nhiều chất liệu nhân tạo được sử dụng đã làm giảm đáng kể vai trò nguồn nguyên liệu thô đầu vào mà các nước đang phát triển cung cấp Điều này cũng có nghĩa là giá sản phẩm thô trên thị trường thế giới có xu hướng ngày càng giảm xuống và thay vào đó là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt với giá thấp hơn hẳn sản phẩm chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu thô như trước.

Việt Nam là nước đang phát triển, xu hướng trên cũng có ảnh hưởng không tốt đối với nước chuyên xuất khẩu các sản phẩm thô như nước ta do giá sản phẩm thô trên thị trường thế giới giảm xuống Ngoài việc nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu giảm, việc nhập khẩu các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng từ nước ngoài cũng sẽ mất nhiều ngoại tệ hơn Thực hiện chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng sản xuất ra xuất khẩu thì khả năng phát triển mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm ở một số nước nông nghiệp như nước ta là hợp lý Tăng cường khâu chế biến sản phẩm thô sẽ làm tăng đáng kể giá trị hàng hoá xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

1.2.1.1 Tình hình sản xuất rau quả hiện nay trong nước và trên thế giới

Việt Nam nằm ở vùng Đông- Nam châu Á, đất nước có chiều dài trên

15 vĩ độ, với mấy ngàn km giáp biển Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa- có mùa đông lạnh (phía Bắc và miền núi), cùng với địa hình từ núi cao đến đồng bằng, đã tạo nên những lợi thế về địa lý- sinh thái so với nhiều nước khác Các hệ thống giao thông đường bộ, đường biển và hàng không thuận tiện cho phát triển thương mại, giao lưu hàng hoá quốc tế và khu vực.

Rau quả ở nước ta được trồng rất sớm từ mầy ngàn năm nay trong quá trình phát triển nông nghiệp Điều kiện tự nhiên cho phép trồng được rất nhiều loại rau quả nhiệt đới, Á nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm Rau quả ở nước ta có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố với quy mô, chủng loại khác nhau Trải qua quá trình sản xuất lâu dài, đã hình thành những vùng rau quả có tập quán sản xuất và kinh nghiệm truyền thống, trong các điều kiện sinh thái khác nhau Mặt khác sự ra đời của hệ thống nhà máy chế biến rau quả (từ năm 1960) và sự phát triển sản xuất rau quả nhất là những năm 1980-1990 trong chương trình hợp tác rau quả Việt- Xô đã thúc đẩy sản xuất ở nhiều vùng trong nước Tuy nhiên trình độ sản xuất rau quả ở nước ta vẫn còn rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới: sản xuất rau quả vẫn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ, phân tán, theo tập quán Ruộng đất phân chi nhỏ từng hộ nông dân, vốn liếng ít ỏi, nhất là ở phía Bắc, càng ngại rủi ro, chưa dám mạnh dạn đầu tư và chưa thích ứng kịp với sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường Do vậy có những trường hợp nông dân bị tác động bởi giá cao hơn, không đảm bảo chữ tín hợp đồng, đây là một nhược điểm và trở ngại trong tổ chức sản xuất rau quả cho xuất khẩu và chế biến hiện nay Vì vậy đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả trong đó đầu tư vào tổ chức sản xuất nguyên liệu cho chế biến là một yếu tố cần thiết đối với sự phát triển của sản xuất rau quả ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả trong khu vực và trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ… vì vậy sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt ở những thị trường này.

Do đó đầu tư phát triển công nghiệp chế biến ở nước ta là một tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

1.2.1.2 Tình hình tiêu thụ rau quả chế biến hiện nay trên thị trường trong và ngoài nước.

Trong những năm trước đây rau quả ở nước ta chủ yếu là tiêu thụ trong nước phần huy động cho chế biến và xuất khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ Gần đây tình hình tiêu thụ rau quả chế biến ở nước ta cũng như nhu cầu tiêu thụ rau quả chế biến trên thế giới tăng mạnh Đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng rau quả ngày càng gia tăng cả về số lượng và những đòi hỏi cao về chất lượng Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm rau, quả chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị, các khu công nghiệp Đối với thị trường thế giới, nhu cầu rau quả chế biến ngày càng tăng mạnh đặc biệt là thị trường Mỹ và EU Ở châu Âu, Đức được coi là thị trường rau quả thứ hai trên Thế giới và đây cũng là một trong những thị trường khó tính Gần đây, thị trường Trung Quốc đang nổi lên và trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ ba thế giới Nga đang xếp ở vị trí thứ tư và tiếp theo là thị trường Pháp Nhìn chung thị trường tiêu thụ rau quả chế biến rất phân tán và đa dạng Đối với thị trường các nước đang phát triển như khu vực châu Á Thái Bình Dương, ngành công nghiệp chế biến rau quả đang trở lên sôi động Khu vực Bắc Mỹ và Đông Âu vẫn là những thị trường truyền thống và ít có nhiều thay đổi Mặc dù có những gia tăng đáng kể ở khu vực thị trường châu Âu, song khu vực thị trường này vẫn còn rất phân tán Trong khu vực châu Âu, ngoài các tập đoàn lớn, rất ít các công ty có quan tâm đến việc kinh doanh thế giới, họ chủ yếu tập trung phát triển và đáp ứng thị trường nội địa.Các công ty như Eckes- Grannini và PepsiCo với thương hiệu Tropicana đang khuếch trương sự ảnh hưởng và mở rộng thị trường Tuy nhiên ngành công nghiệp nước quả châu Âu vẫn thiếu một sự gắn kết chặt chẽ Một trong những nguyên nhân là cơ sở hậu cần vận chuyển vẫn còn yếu kém Bên cạnh đó châu Âu nói chung là một thị trường định hướng giá trị, những áp lực về giá cả và lợi nhuận biên khiến cho việc mở rộng và liên kết ngành công nghiệp này gặp nhiều khó khăn.

1.2.2 Đặc điểm đầu tư công nghiệp chế biến rau quả Đầu tư công nghiệp chế biến rau quả là một hoạt động đầu tư mang tính chất chiến lược của TCT Bên cạnh những hoạt động đầu tư khác như đầu tư vào sản xuất rau quả tươi phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đầu tư vào sản xuất các loại hoa, cây cảnh, đầu tư vào các mặt hàng nông sản khác thì đầu tư công nghiệp chế biến rau quả chiếm một tỷ trọng rất lớn và quan trọng đối với hoạt động đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn TCT. Hoạt động đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả có một số đặc điểm sau:

- Giống như các hoạt động đầu tư khác, đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả có những đặc điểm sau:

+ Đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả đòi hỏi một số vốn rất lớn, thường thì một dự án đầu tư công nghiệp chế biến có số vốn đầu tư lên tới hàng vài chục ngàn tỷ đồng có dự án lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng Số vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư và phải sau vài năm dự án mới hoàn lại được số vốn ban đầu.

+ Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị như nhà xưởng, máy móc, dây chuyền thiết bị phục vụ chế biến, các công trình kỹ thuật, các hạng mục chính và các hạng mục phụ trợ sản xuất là rất lâu do đó không thể tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế… Hơn nữa đầu tư vào công nghiệp chế biến còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện tự nhiên vì nguyên liệu cho chế biến là các loại cây trồng (rau, quả), các cây trồng này đều phải trồng ở những nơi thích hợp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu để đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển tốt thì mới đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho chế biến

+ Quy mô các nhà máy, xí nghiệp chế biến được xây dựng nên phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện về địa lý, địa hình tại chính nơi mà nó xây dựng nên Ví dụ như quy mô đầu tư dây chuyền nước dứa cô đặc tại công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là đầu tư dây thêm dây chuyền nước dứa cô đặc với công suất 10 tấn nguyên liệu/giờ trên cơ sở các hạng mục công trình đã có như nhà xưởng, máy móc thiết bị khác, các hạng mục công trình điện nước và trên cơ sở vùng nguyên liệu dứa của vùng Nam Ninh Bình và Bắc Thanh Hoá và vị trí của Công ty TPXK Đồng Giao trong quy hoạch tổng thể của TCT rau quả Việt Nam.

+ Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư Việc soạn thảo các dự án có tốt (có nghĩa là công tác chuẩn bị dự án có kỹ lưỡng, xem xét tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế, kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội pháp lý… có liên quan có chu đáo) thì mới đảm bảo cho sự thành công của công cuộc đầu tư.

- Bên cạnh đó hoạt động đầu tư vào công nghiệp chế biến có một số đặc điểm riêng:

+ Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến bao gồm rất nhiều loại hình đầu tư như đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển nguồn nhân lực vì vậy nên hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố và để đảm bảo cho công cuộc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến đạt hiệu quả cao thì cần phải giải quyết tốt tất cả các yếu tố tác động đến các loại hình đầu tư trên, kết hợp hài hoà và phân bổ vốn hợp lý cho từng loại hình đầu tư.

+ Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên vì để phát triển công nghiệp chế biến thì rất cần đến nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất Các nguyên liệu này là các cây trồng nông nghiệp, sự sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và khí hậu Các yếu tố về điều kiện tự nhiên thì lại rất khó dự đoán và khó khắc phục được, vì vậy hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến đôi khi không ổn định ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công cuộc đầu tư.

1.2.3 Nội dung đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả

Như đã trình bày ở trên, hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chế biến bao gồm các nội dung đầu tư sau:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất ví dụ như : đầu tư vào việc xây dựng nhà máy, đầu tư xây dựng hệ thống điện nước phục vụ sản xuất …

- Đầu tư vào việc lắp đặt mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất.

Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT

Ngành công nghiệp chế biến rau quả trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu nhất định và được xếp trong nhóm 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp chế biến rau quả chưa bền vững đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế và còn có nhiều hạn chế Trước thách thức đó cần hoạch định chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp này Để làm được điều này, phải nghiên cứu và xem xét những kết quả mà ngành công nghiệp chế biến trong những năm qua đã đạt được và những hạn chế chưa được được giải quyết. Trước hết chúng ta sẽ xem xét những thành tựu cũng như kết quả mà trong những năm qua ngành công nghiệp chế biến của TCT đã đạt được.

1.3.1 Những kết quả đạt được

1.3.1.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp chế biến ngày càng được hoàn thiện.

Lực lượng chủ yếu của công nghiệp chế biến trong thời gian qua là 17 nhà máy gồm 12 nhà máy đồ hộp và 5 nhà máy đông lạnh Trước năm 1999 công suất chế biến ở các nhà máy đồ hộp là 70.000 tấn SP/năm và công suất thiết kế của các nhà máy đông lạnh là 20.000 tấn SP/năm Trong đó, TCT quản lý 11 nhà máy đồ hộp và 1 nhà máy đông lạnh (tổng công suất thiết kế là50.000 tấn/ năm) Những năm cao nhất, các nhà máy đã sản xuất được 30.000 tấn đồ hộp rau quả, 20.000 tấn dứa đông lạnh và 2.000 tấn pure quả

Sau 6 năm thực hiện đề án phát triển rau quả, đến năm 2006 đã có 12 dự án xây dựng nhà máy mới, đưa tổng công suất chế biến lên 313.010 tấn SP/năm Trong đó doanh nghiệp nhà nước 155.253 tấn SP/năm, chiếm 49,6%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh 50.650 tấn SP/năm, chiếm 16,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 107.107 tấn SP/năm, chiếm 34,2% Nhiều cơ sở chế biến rau quả được trang bị đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại như Nhà máy chế biến rau quả Đồng Giao, Kiên Giang… tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao (điển hình như các sản phẩm đồ hộp phục vụ xuất khẩu cung chưa đủ cầu), đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Từ chỗ hầu hết các thiết bị công nghiệp đều cũ và lạc hậu, nay đã có một hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại với công suất 313.031 tấn sản phẩm/năm, đủ sức chế biến các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

1.3.1.2 Khối lượng rau quả chế biến tăng qua các năm.

Trong những năm gần đây, sản lượng rau quả chế biến ngày càng tăng cả về chất lượng và số lượng góp phần đáng kể trong sự phát triển của TCT,nâng cao vị thế của TCT trên thị trường đặc biệt là thị trường ngoài nước.Nhiều sản phẩm rau quả chế biến được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ngày một nâng caoChúng ta có thể thấy được điều này qua bảng số liệu về khối lượng rau quả chế biến trong những năm gần đây như sau:

Bảng 1.10: Cơ cấu - khối lượng các loại sản phẩm rau quả chế biến

Tốc độ phát triển liên hoàn % - 5,2 5 3 2 3,8

Tốc độ phát triển định gốc % - 5,2 10,

Cơ cấu từng loại SP

* Đồ hộp rau quả Nghì n tấn

* Rau quả chiên sấy - nt - 10,

* Rau quả sấy muối - nt - 10,

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy tổng số các loại sản phẩm rau quả chế biến từ năm 2002 – 2006 liên tục tăng, mức tăng bình quân từ năm này sang năm khác là 3,8% Trong đó, cơ cấu từng loại mặt hàng cụ thể có loại tăng có loại giảm nhưng nhìn chung hầu như tất cả đều có xu hướng tăng.Điều này hơn nữa còn góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị quyết số 09/NQ - CP ngày

15/6/2000 của Chính phủ, đã khai thác được lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu sinh thái của các vùng để sản xuất thực phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần cải thiện nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, bảo vệ sức khoẻ và đời sống của nhân dân, tạo cảnh quan môi trường, thực hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo thêm việc làm cho hàng triệu lao động, nhiều hộ nông dân từ nghèo, thoát nghèo đi lên làm giàu.

- Chủng loại các loại rau quả phong phú, đa dạng, nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao đã chiếm lĩnh thị trường của nhiều nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với thời kỳ 1991-1999 Cụ thể như thanh long (sản phẩm đã có mặt trên 10 nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 12,3 triệu USD năm 2003), các mặt hàng vải thiều, dứa chế biến… Năm 2005 Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp hơn 500 tấn vải thiều sang một số thị trường ở Nga và một số nước châu Âu khác Đặc biệt lần đầu tiên Việt Nam đã thoả thuận xuất khẩu trực tiếp vải thiều sang Malaysia, thị trường đang có nhu cầu lớn về quả vải thiều tươi và chế biến (những năm trước).

1.3.1.3 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến tăng qua các năm.

Việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến còn có tác động rất tích cực tới hoạt động xuất khẩu của TCT Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào công nghiệp chế biến thì hoạt động xuất khẩu những mặt hàng rau quả chế biến ngày càng trở nên sôi động Trước đây (trước năm 1991) rau quả củaViệt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Liên Xô cũ và một số nước(chiếm 98% sản lượng xuất khẩu) Nhưng những năm gần đây, mặt hàng rau quả chế biến của nước ta đã xuất hiện ở gần 50 nước , cơ cấu thị trường hầu như không có sự thay đổi lớn và Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, chiếm 44,3% tổng kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên thời gian qua việc xuất khẩu sang Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn,kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất là từ 140 triệu USD năm 2001 xuống còn 80 triệu USD năm 2004 Do đó làm giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu chung toàn quốc mặc dù xuất khẩu sang các nước khác như Pháp, Hàn Quốc. Nga, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan… được đẩy mạnh và tăng cao từ 40-57%. Sản lượng rau quả chế biến chiếm tỷ trọng rất lớn trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 1.11: Kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến

Năm Giá trị xuất khẩu

Tốc độ tăng liên hoàn

Tốc độ tăng định gốc

(Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư)

Năm 1995 xuất khẩu rau quả Việt Nam mới đạt giá trị 56,1 triệu USD nhưng đến năm 2001 đã đạt mức kỷ lục với giá trị gần 330 triệu USD (tăng gấp gần 6 lần năm 1995 và 2,2 lần năm 2000), chiếm 2,2% trong tổng giá trị xuất khẩu năm 2001; sang đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu rau quả lại giảm đáng kể, giá trị xuất khẩu đạt hơn 201 triệu USD, giảm 39,4% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 151,5 triệu USD, giảm 24,4% so với năm 2002; năm 2004 đạt 178,8 triệu USD (tăng 17 triệu USD so với năm 2003); năm

2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 235,5 triệu USD, tăng 31,67% so với năm

2004, trong đó xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản tăng khá mạnh (trên 76%, đạt 13,6 triệu USD), các thị trường khác cũng có mức tăng khá mạnh như Pháp, Singapore riêng thị trường Campuchia và Mỹ giảm.

1.3.1.4 Vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ngày càng được chú trọng đầu tư và cải thiện.

Các vùng nguyên liệu cho chế biến rau quả đã được TCT cũng như các đơn vị nhà máy trực thuộc của TCT ở các địa phương trên cả nước tập trung đầu tư với mục đích vừa cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rau quả vừa đảm bảo năng suất chất lượng nguyên liệu cung cấp Từ chỗ các vùng nguyên liệu còn nhỏ bé, phân tán cách xa nhà máy chế biến, với giống cây năng suất thấp, chất lượng chưa phù hợp yêu cầu của thị trường; đến nay các nhà máy của TCT đã hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung gắn liền với các nhà máy chế biến, thay đổi cơ cấu giống, đưa vào nhiều giống rau quả mới có năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Rau quả ở nước ta có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố với quy mô, chủng loại khác nhau Trải qua quá trình sản xuất lâu dài, đã hình thành những vùng rau quả có tập quán sản xuất và kinh nghiệm truyền thống, trong các điều kiện sinh thái khác nhau

Bảng 1.12: Các vùng sản xuất rau, quả truyền thống chủ yếu trong nước. Vùng kinh tế Các vùng rau quả truyền thống chủ yếu

1 Miền núi và Trung du

Giống su hào (Sa Pa, Hà Giang, Sìn Hồ); giống bắp cải (Bắc Hà, Lạng Sơn); tỏi, gừng, nghệ (các tỉnh); mơ, mận, đào (Lào Cai, Sơn La…), xoài (Sơn La), vải

(Quảng Ninh, Hà Bắc); cam quýt (Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Hoà Bình, chuối (Vĩnh Phúc, Yên Bái…); dứa (Lạng Sơn, Lào Cai…)

Rau các loại, tỏi, ớt, giống rau đồng bằng; hoa , cây cảnh (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…); chuối (các tỉnh dọc sông Hồng); vải, nhãn (Hải Hưng và các tỉnh); dứa (Ninh Bình, Hà Tây); hồng xiêm (Hà Nội)

3 Khu 4 Cam quýt bưởi (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình); ớt (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế); hồ tiêu (Quảng Trị).

4 Duyên hải miền Trung Ớt (Quảng Nam, Đà Nẵng), tỏi (Bình Định); hành tây (Ninh Thuận); rau (Khánh Hoà); dưa hấu (Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa…); xoài (Nha Trang); nho (Ninh Thuận); dứa (Quảng Nam, Đà Nẵng), thanh long (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa…)

Rau ôn đới (Đà Lạt); hồ tiêu (Đắc Lắc); hoa (Đà Lạt)

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU QUẢ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM

Những cơ hội, thách thức đối với hoạt dộng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT trong thời gian tới

Trong xu thế hội nhập của thế giới hiện nay, quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng được tăng cường chặt chẽ.

Cả hai phía đều thúc đẩy hợp tác quan hệ kinh tế để tận dụng mọi lợi thế Xu hướng tăng cường hợp tác giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển do đó ngày càng được đẩy mạnh Việt Nam là nước đang phát triển, xu hướng trên cũng có ảnh hưởng không nhỏ, mang lại cho nước ta những cơ hội lớn:

- Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ và quan trọng hơn cả là vừa qua nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.

- Nhu cầu trái cây của thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU còn rất lớn và có xu hướng tăng lên, trong đó có rau quả chế biến.

- Đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng rau quả ngày càng gia tăng cả về số lượng và những đòi hỏi cao về chất lượng Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm rau quả chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị, các khu công nghiệp.

- Chính phủ có chương trình phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999- 2010 theo Quyết định số 182/1999/QĐ- TTg ngày 03/9/1999 củaThủ tướng Chính phủ ; Bộ thương mại, Bộ Công nghiệp và đặc biệt Bộ NN và phát triển nông thôn đã và đang có những chính sách tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp.

Bên cạnh những cơ hội đã nêu trên, việc hội nhập ngày càng gia tăng giữa các nước với những nguy cơ tiềm ẩn chính là những thách thức lớn đối với chúng ta:

- Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng chế biến TCT bao gồm rau tươi và đã qua chế biến ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài.

- Nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ… Vì vậy, sản phẩm Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt ở những thị trường này.

- Những đối xử bất công của những nước công nghiệp phát triển với những nước đang phát triển trong trao đổi thương mại quốc tế.

Trước những cơ hội và thách thức đó, TCT đã đưa ra các định hướng phát triển cho toàn TCT như sau:

Định hướng phát triển của TCT thời gian tới

Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau quả, hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010 Định hướng chiến lược của TCT đến năm 2010 là:

- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh nhằm khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng của các vùng để sản xuất thực phẩm có giá trị đa sinh tố cho người, góp phần giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi nuí trọc, tạo cảnh quan môi trường.

- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh phải gắn với nhu cầu thị trường, có khả năng ở thị trường trong nước ,thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, cả trước mắt và lâu dài.

- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh ở các vùng trong cả nước trong đó cần quan tâm phát triển ở một số vùng có điều kiện sinh thái đặc biệt như đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng, đồng bằng sông Hồng (nhất là cây vụ đông); vùng cao miền núi phía Bắc; kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh

- Tập trung phát triển các loại cây ăn quả chủ lực xuất khẩu như: cam sành , bưởi (Năm Roi, da xanh), xoài cát Hoà Lộc, Sầu riêng (Ri 6, Chín Hoá), nhãn xuồng cơm vàng , vú sữa Lò Rèn , măng cụt , dứa cayen , vải thiều, thanh long.

- Triển khai xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh chế biến rau quả Đầu tư các vùng nguyên liệu cây ăn quả tập trung cho các nhà máy theo hướng chủ yếu là thâm canh, xây dựng các vườn giống đạt tiêu chuẩn, sản xuất đủ giống tốt, có kiểm soát chất lượng; mở rộng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, bảo quản và chế biến; khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng và thúc đẩy phong trào liên kết “ 4 nhà” gồm sản xuất, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà cung cấp tài chính

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Viện nghiên cứu rau quả, Viện nghiên cứu cây miền Nam giúp các tỉnh về kỹ thuật để các tỉnh có vườn giống đầu dòng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và nhân dân lai ghép, tạo giống tốt cung cấp cho nhu cầu của người trồng rau, quả,hoa, cây cảnh.

- Trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống các cơ sở nghiên cưú khoa học của

Bộ, cần có kế hoạch đầu tư Viện nghiên cứu rau quả thuộc TCT rau quả Việt

Nam cùng với Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam trở thành các Viện nghiên cứu vùng về rau quả, hoa, cây cảnh.

- Nhanh chóng áp dụng và thực hiện quy trình sản xuất bằng công nghệ sạch, công nghệ tưới tiêu, công nghệ bảo quản, chế biến rau quả của Việt Nam sánh kịp các nước trong khu vực.

- Trên cơ sở quy hoạch vùng chuyên canh tập trung, vùng đã có sản phẩm phải được đầu tư cơ sở chế biến phù hợp giữa công suất chế biến với nguồn nguyên liệu Viêc nhập khẩu thiết bị chế biến phải đảm bảo yêu cầu về công nghệ tiên tíên và hiện đại phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng.

- Hoàn thành đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nước quả, đồ hộp ở một số vùng, nghiên cứu đầu tư chế biến nước quả đối với một số quả đặc sản có hương vị riêng của Vịêt Nam.

Trước mắt ở một số tỉnh đã trồng dứa như: Kiên Giang, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình (Đồng Giao), Bắc Giang và một số địa phương khác cần sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mới hoặc đầu tư cải tạo, đổi mới thiết bị đối với nhà máy hiện có để tiêu thụ hết dứa cho người trồng dứa nhưng phải đảm bảo có thị trường tiêu thụ.

Bộ thương mại chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xuất khẩu rau quả vào các thị trường lớn và mới trong đó có Mỹ, Nga nhằm giải quyết ổn định đầu ra cho sản xuất rau quả trước mắt và lâu dài Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí tham gia hội trợ, triển lãm quốc tế, tiếp thị để tìm kiếm thị trường.

2.2.1.4 Đầu tư và tín dụng.

- Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công việc: nghiên cứu khoa học và công nghệ; nhập khẩu, tạo giống đầu dòng; khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về cây ăn quả, hoa , cây cảnh , đào tạo cán bộ.

- Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch được thực hiện đối với các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho chế biến; trồng cây ăn quả theo các dự án.

- Vốn tín dụng Ngân hàng: Đảm bảo vốn cho nhu cầu của người trồng rau quả, hoa,cây cảnh.

- Vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo , nếu thuộc vùng khó khăn.

2.2.1.5 Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông khuyến lâm để huấn luyện nông dân về kỹ thuật trồng trọt cây, rau ăn quả, hoa và cây cảnh nhất là việc áp dụng công nghiệp sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại trong sản xuất rau quả, hoa và cây cảnh; phát huy vai trò tích cực của kinh tế hợp tác và hợp tác xã về phòng trừ sâu bệnh.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT rau quả Rau quả- nông sản Việt Nam

2.3.1 Giải pháp về nguyên liệu

2.3.1.1 Giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu

Mỗi nhà máy tốt nhất cần có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ cho sản xuất chế biến của chính nhà máy mình Vì vậy trước khi đặt địa điểm xây dựng nhà máy cần xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố trong đó nguyên liệu là yếu tố cực kỳ quan trọng Ví dụ như nguyên liệu dứa, dự kiến đến năm 2010 diện tích dứa có 25,6 ngàn ha, tăng 8,1ngàn ha so với hiện trạng (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2004-2010 là 6,5%/năm); sản lượng ước đạt hơn 1000 ngàn tấn tăng 538,2 ngàn tấn so với hiện trạng (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2004-2010 là 13,2%/năm), diện tích tập trung ở tỉnh Ninh Bình (3,2 ngàn ha), Nghệ An (3 ngàn ha), Đồng Nai (3 ngàn ha), Tiền Giang (3,5 ngàn ha), Kiên Giang (3 ngàn ha) Vì vậy các vùng nguyên lịêu này phải được quy hoạch một cách có khoa học để đảm bảo diện tích dứa trồng đạt được đúng so mục tiêu đề ra, đảm bảo cung cấp đủ dứa phục vụ nhu cầu chế biến của các nhà máy.

Việc quy hoạch vùng nguyên liệu cho từng loại rau quả khác nhau phải dựa vào đặc điểm sinh trưởng của từng loại rau quả đó Ví dụ như cam sành, việc lựa chọn vùng đất thích hợp để trồng là đất phù sa có thành phần cơ giới nặng- màu gan gà Vùng trồng cam cho năng suất và chất lượng cao là: huyện Tam Bình, Trà Ôn - Vĩnh Long, Vũng Liêm - Trà Vinh, Càng Long - Trà Vinh,Châu Thành - Hậu Giang.

Từ các vùng nguyên liệu cũ, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu đến mức có thể để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy.

2.3.1.2 Giải pháp đầu tư giống.

- Lựa chọn giống tốt, giống phù hợp với từng loại đất trồng.

- Cần có các cơ sở nhân giống, biện pháp nhân giống đối với từng loại cây trồng Bình tuyển và nhân giống sạch bệnh, đạt chất lượng cao từ cây đầu dòng cung cấp trực tiếp cho các nhà vườn, nên giao cho chủ hộ có cây đầu dòng hoặc các cơ sở nhân giống được công nhận là địa chỉ xanh Ví dụ như dứa cần có biện pháp nhân giống bằng nom thân (chẻ dọc, cắt khoanh), bằng chồi ngọn và huỷ đỉnh sinh trưởng, mỗi vùng nguyên liệu tập trung cần xây dựng một khu vực nhân giống với quy mô bình quân 50 ha (đối với 1 vùng nguyên liệu 1000 ha) để tiến hành nhân nhanh giống dứa Cayen cung cấp cho vùng sản xuất Mật độ dứa Cayen: 5-5,5 vạn chồi/ha (các tỉnh miền Bắc), 6- 6,5 vạn chồi/ha (các tỉnh miền Trung), các tỉnh ĐBSCL mật độ 3-3,3 vạn chồi/ha (hệ số sử dụng đất là 50-60%) Vải thì cần duy trì các giống vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn, và một số giống vải lai giống mới.

- Hoàn thiện qui trình thâm canh cho từng giống cây thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái

- Cần tiếp tục nghiên cứu để chọn ra được giống mới có thời kỳ thu hoạch rải vụ như vải phục vụ chế biến gồm các giống chín sớm, chính vụ, chín muộn nhằm hạn chế tác động của thị trường khi cung vượt quá cầu.

2.3.2 Giải pháp đầu tư cho khoa học kỹ thuật

Trong những năm tới, công tác nghiên cứu về rau quả bao gồm các khâu: nông nghiệp, chế biến và quản lý sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách và thiết thực nhất phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, nhất là :giống, công nghệ mới trong trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh, công nghệ sau thu hoạch, chế biến sản phẩm mới, bao bì, kiểm tra chất lượng sản phẩm… Trong nghiên cứu , đặc biệt coi trọng việc tiếp nhận và ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ của thế giới vào điều kiện nước ta, tranh thủ lợi thế của nước đi sau Chỉ nghiên cứu mới những vấn đề cần thiết và đặc thù ở Việt Nam Mọi nghiên cứu đều phải gắn với sản xuất hàng hoá, thông qua các hợp đồng gắn trách nhiệm và lợi ích của đơn vị và cán bộ nghiên cứu với hiệu quả thực tế sau khi áp dụng vào sản xuất. Đơn vị chuyên trách chính là Viện nghiên cứu rau quả Những vấn đề cần nghiên cứu tại các vùng sinh thái khác nhau, sẽ bố trí tại các đơn vị của hệ thống giống rau quả và các đơn vị thích hợp trong TCT trên cơ sở hợp đồng giao đề tài Nhu cầu đầu tư xây dựng trong các năm tới tập trung chủ yếu là Viện rau quả

Về đào tạo, trong những năm tới bao gồm: đào tạo bổ túc và đào tạo mới đội ngũ cán bộ chuyên ngành rau quả phục vụ cho nghiên cứu đào tạo và sản xuất trồng trọt, chế biến, quản lý, quản trị kinh doanh, để có thể đủ khả năng tiếp cận và làm việc thành thạo với các thiết bị và công nghệ mới, hiện đại Đồng thời đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh rau quả Tổng kinh phí đào tạo trong nước dự tính là

2.3.3 Giải pháp về xây dựng

Như ta đã thấy ngoài 17 nhà máy cũ, một số kho cảng ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh với những trang thiết bị đã cũ và lạc hậu, gần 25 năm qua các doanh nghiệp quốc doanh của ngành rau quả ở Trung ương và các tỉnh hầu như chưa được đầu tư gì thêm Do vậy ngành rau quả ở nước ta nói chung và của toàn TCT nói riêng chưa đủ mạnh để vươn lên Để giải quyết nguyên nhân này trong những năm tới TCT cần đầu tư nâng cấp và xây dựng thêm nhiều nhà máy mới với những trang thiết bị hiện đại hơn, đầu tư xây dựng thêm các nhà máy bao bì phụ trợ cho sản xuất Giải quyết nguyên nhân này là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư của TCT tuy nhiên nó còn kéo theo nhiều vấn đề khác mà TCT cần quan tâm Vấn đề chính và nổi cộm lên trong bất kỳ công cuộc đầu tư nào cũng là vốn Vốn là điều kiện cần thiết và tiên quyết cho các công cuộc đầu tư Việc xây dựng thêm các nhà máy sản xuất chế biến rau quả cũng chính là chủ trương và mục tiêu của nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu lại khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế Vì vậy, vốn cho hoạt động đầu tư xây dựng TCT cần có những biện pháp kiến nghị lên Nhà nước để nhà nước cấp ngân sách đầu tư Giải pháp chính về vốn chúng ta sẽ nghiên cứu trong phần sau.

2.3.4.1 Các nhóm giải pháp về tạo vốn.

Nguồn vốn của TCT hiện nay được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:

- Vốn liên doanh nước ngoài.

* Vốn ngân sách cấp: Đây là một nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu các nguồn vốn của TCT Qua phân tích ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu các nguồn vốn của TCT Vì vậy trong những năm tới TCT cần đề nghị Nhà nước cấp thêm vốn ngân sách cho các hoạt động đầu tư. Ngoài ra TCT có thể cùng các ban ngành, địa phương ở các nhà máy, các xí nghiệp, các công ty con của TCT đề nghị cấp thêm ngân sách để cải tạo cơ sở hạ tầng của khu vực dân cư xung quanh Điều này sẽ giúp cải thiện đời sống nhân dân và cũng là có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT sau này.

* Vốn vay tín dụng: Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn vay tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của công ty Đối với nguồn vốn này thì triển vọng huy động trong tương lai của TCT là rất cao vì hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT đang có hiệu quả cao Tuy nhiên TCT cũng cần phải chú trọng trả đúng hạn các khoản nợ trong quá khứ để nâng cao uy tín, đồng thời thiết lập các mối quan hệ bền vững với các ngân hàng truyền thống để đảm bảo nguồn cung cấp đáng tin cậy Ngoài ra TCT cũng cần tìm những nguồn tài trợ khác an toàn và hiệu quả hơn để tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Vốn liên doanh với nước ngoài: Thiết bị lạc hậu và thiếu vốn đầu tư là khó khăn lớn nhất của TCT trong thời đại hiện nay Thực hiện chủ trương của nhà nước về mở rộng thu hút đầu tư, liên doanh liên kết với nước ngoài, trong những năm tới, TCT cần có những biện pháp tích cực hơn để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài bằng cách tăng cường liên doanh liên kết, xây dựng tốt mối quan hệ với các đối tác liên doanh, đảm bảo hài hoà lợi ích của cả hai bên để công tác liên doanh liên kết có hiệu quả hơn.

* Vốn tự có: Nguồn vốn này như đã phân tích ở trên chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng cơ cấu các nguồn vốn của TCT Nguồn vốn này chủ yếu là lợi nhuận để lại và vốn khấu hao Nguồn vốn này trong những năm qua chiếm chưa đến 10% tổng cơ cấu các nguồn vốn của TCT Tỷ lệ này là khá thấp, do vậy trong thời gian tới TCT có những biện pháp để tăng tỷ lệ nguồn vốn tự có của TCT.

Theo phân tích ở chương 1 ta cũng thấy rằng về số tuyệt đối lượng vốn tự có của TCT trong các năm qua liên tục tăng, đây là một điều đáng mừng vì nó đã chứng tỏ rằng TCT đang hoạt động có hiệu quả, có tích luỹ tăng vốn. Để nguồn vốn này, có thể tiếp tục tăng trưởng thì TCT cần phải có biện pháp tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng và tỷ suất sinh lời vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm , gia tăng lợi nhuận, từ đó tăng lợi nhuận trích ra để tái đầu tư.

Một biện pháp nữa để tăng nguồn vốn tự có của TCT là có thể tiến hành trích khấu hao tài sản cố định ở mức cao mà vẫn đảm bảo có lãi Theo qui định hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước có thể trích khấu hao cơ bản tài sản cố định tới 20% và được giữ toàn bộ khấu hao tài sản cô định thuộc nguồn vốn Nhà nước để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định TCT phải cân nhắc mức trích khấu hao tài sản cố định sao cho giá cả sản phẩm của TCT vẫn phải cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác đặc biệt là các công ty khác trên thế giới. Đối với nguồn vốn là lợi nhuận thì TCT phải tích cực khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có để tăng doanh thu đồng thời tăng lợi nhuận… Ngoài ra TCT cần phải thực hiện các biện pháp giảm chi phí trong quá trình sản xuất cũng như tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm để tăng lợi nhuận.

Vốn khấu hao cũng là một nguồn vốn rất quan trọng TCT cần phải đánh giá lại chính xác gía trị tài sản của mình và có phương pháp khấu hao phù hợp để tránh tình trạng khấu hao quá ít thì sẽ gây lãng phí vốn còn nếu quá nhiều thì sẽ gây tăng gía thành khiến quá trình tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

2.3.4.2 Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng vốn.

Ngày đăng: 19/07/2023, 16:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư. Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt- TS Từ Quang Phương Khác
2. Giáo trình lập và quản lý dự án. Chủ biên PGS.TS, Nguyễn Bạch Nguyệt Khác
3. Dự án phát triển của TCT Rau quả Vịêt Nam đến năm 2010. TCT Rau quả nông sản Việt Nam Khác
4. Báo cáo tổng kết công tác các năm: 2003, 2004, 2005, 2006. TCT Rau quả nông sản Việt Nam Khác
5. Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của TCT 1988-2002. TCT Rau quả nông sản Việt Nam Khác
6. Các dự án đầu tư của TCT. TCT Rau quả nông sản Việt Nam Khác
7. Báo cáo thực hiện xuất khẩu của TCT đến tháng 7/2006 của TCT. TCT Rau quả nông sản Việt Nam Khác
8. Bản tin thị trường của TCT các năm 2003, 2004, 2005, 2006. TCT Rau quả nông sản Việt Nam Khác
9. Đề tài: Nghiên cứu, tuyển chọn, phát triển giống, giống Vải không hạt, Lạc tiên và bảo quản chế biến sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. TCT Rau quả nông sản Việt Nam Khác
10. Đề tài: Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng dây chuyền nước dứa cô đặc tại công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao- TCT Rau quả nông sản Việt Nam. TCT Rau quả nông sản Việt Nam Khác
11. Các tạp chí về nông nghiệp và báo đầu tư . 12. Luận văn viết về TCT các khoá 43,44 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w