1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu

38 925 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 307 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU Trong các lĩnh vực khoa học nghiên cứu về con người thì nghiên cứu về tâm lí từ lâu đã trở thành một đề tài được rất nhiều người quan tâm trong đó có các nhà giáo dục học. Đối tượng chính để các nhà giáo dục học nghiên cứu đó chính là tâm lí học sinh trong đó có học sinh trung học cơ sở. Có một nhà sư phạm nổi tiếng của nước ngoài đã từng nói rằng: “Điều quan trọng nhất đối với nhà giáo là phải hiểu người rồi mới dạy người”. Còn nhà giáo dục nổi tiếng V.A. Xukhômlinxki cũng từng khẳng định: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước tiên cần tìm hiểu con người về mọi mặt như thế”. Lời khẳng định của nhà giáo dục ấy có ý muốn nói rằng: để tác động đến người học có hiệu quả nhất thì nhất định người giáo viên phải tìm hiểu tâm lí người học. Chính vì thế những tri thức cơ bản về đặc điểm phát triển tâm lí học sinh là thực sự cần thiết đối với tất cả các nhà giáo dục, từ nhà quản lí đến người trực tiếp giảng dạy, chủ nhiệm học sinh. Trên thế giới, người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển tâm lí học sinh thì phải kể đến công trình nghiên cứu của nhà giáo dục I. M. Xêtrênôp. Công trình này đã tạo ra hứng thú và góp phần thúc đẩy việc tìm hiểu nghiên cứu về tâm lí học sinh của các nhà giáo dục khác được phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh thành tựu trên còn có các công trình nghiên cứu về tâm lí học sinh của các nhà giáo dục khác cũng rất nổi tiếng như: “Qui luật tâm lí” của Weber và Feiner, “Trí nhớ” của Ebbi nhauz, “Cảm giác và vận động” của W. Wundt,… Ngoài ra còn có những tác phẩm đầu tiên về tâm lí học sư phạm như: “Tâm lí học sư phạm” của nhà giáo dục, nhà tâm lí học người Nga P.P. Karterv, “Nói chuyện với các nhà giáo viên về tâm lí học” của nhà tâm lí học Mỹ W. James,… đã mở ra triển vọng cho sự phát triển ngành khoa học nghiên cứu về tâm lí của học sinh. Đến năm 1906, ở Nga tổ chức “hội nghị tâm lí học sư phạm” lần thứ nhất đã diễn ra tại Peterburg. Các nhà giáo dục học và tâm lí học có mặt tại hội nghị này cho rằng: Cần phải chỉ ra nguồn gốc phát triển tâm lí trong quan hệ của nó với quá trình dạy học. Chính vì thế nhà giáo dục học Mararencô đã khẳng định rằng: “Nhà giáo dục hiểu biết học sinh không phải trong quá trình nghiên cứu học sinh một cách thờ ơ mà trong chính quá trình cùng làm việc với học sinh và trong chính sự giúp đỡ học sinh một cách tích cực. Nhà giáo dục phải xem xét học sinh không phải như là một đối tượng nghiên cứu mà là một đối tượng giáo dục”. Lời khẳng định ấy đã cho ta hiểu rằng trong quá trình giáo dục, muốn nắm bắt được đặc điểm tâm lí của học sinh thì nhà giáo dục không thể quan sát các em một cách thờ ơ, hời hợt được mà phải cùng đồng hành lắng nghe, thấu hiểu, giúp đỡ các em có thể nhận ra chính mình, điều chỉnh hành vi của mình tốt hơn.

Trang 1

A MỞ ĐẦU Trong các lĩnh vực khoa học nghiên cứu về con người thì nghiên cứu về tâm lí từlâu đã trở thành một đề tài được rất nhiều người quan tâm trong đó có các nhà giáodục học Đối tượng chính để các nhà giáo dục học nghiên cứu đó chính là tâm lí họcsinh trong đó có học sinh trung học cơ sở Có một nhà sư phạm nổi tiếng của nước

ngoài đã từng nói rằng: “Điều quan trọng nhất đối với nhà giáo là phải hiểu người rồi mới dạy người” Còn nhà giáo dục nổi tiếng V.A Xukhômlinxki cũng từng khẳng

định: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước tiên cần tìm hiểu con người về mọi mặt như thế” Lời khẳng định của nhà giáo dục ấy có ý muốn nói rằng: để tác

động đến người học có hiệu quả nhất thì nhất định người giáo viên phải tìm hiểu tâm

lí người học Chính vì thế những tri thức cơ bản về đặc điểm phát triển tâm lí học sinh

là thực sự cần thiết đối với tất cả các nhà giáo dục, từ nhà quản lí đến người trực tiếpgiảng dạy, chủ nhiệm học sinh

Trên thế giới, người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu về vai trò củagiáo dục đối với sự hình thành và phát triển tâm lí học sinh thì phải kể đến công trìnhnghiên cứu của nhà giáo dục I M Xêtrênôp Công trình này đã tạo ra hứng thú vàgóp phần thúc đẩy việc tìm hiểu nghiên cứu về tâm lí học sinh của các nhà giáo dụckhác được phát triển mạnh mẽ hơn

Bên cạnh thành tựu trên còn có các công trình nghiên cứu về tâm lí học sinh của

các nhà giáo dục khác cũng rất nổi tiếng như: “Qui luật tâm lí” của Weber và Feiner,

“Trí nhớ” của Ebbi nhauz, “Cảm giác và vận động” của W Wundt,… Ngoài ra còn

có những tác phẩm đầu tiên về tâm lí học sư phạm như: “Tâm lí học sư phạm” của nhà giáo dục, nhà tâm lí học người Nga P.P Karterv, “Nói chuyện với các nhà giáo viên về tâm lí học” của nhà tâm lí học Mỹ W James,… đã mở ra triển vọng cho sự

phát triển ngành khoa học nghiên cứu về tâm lí của học sinh

Đến năm 1906, ở Nga tổ chức “hội nghị tâm lí học sư phạm” lần thứ nhất đã diễn

ra tại Peterburg Các nhà giáo dục học và tâm lí học có mặt tại hội nghị này cho rằng:Cần phải chỉ ra nguồn gốc phát triển tâm lí trong quan hệ của nó với quá trình dạy

học Chính vì thế nhà giáo dục học Mararencô đã khẳng định rằng: “Nhà giáo dục hiểu biết học sinh không phải trong quá trình nghiên cứu học sinh một cách thờ ơ mà trong chính quá trình cùng làm việc với học sinh và trong chính sự giúp đỡ học sinh một cách tích cực Nhà giáo dục phải xem xét học sinh không phải như là một đối tượng nghiên cứu mà là một đối tượng giáo dục” Lời khẳng định ấy đã cho ta hiểu

rằng trong quá trình giáo dục, muốn nắm bắt được đặc điểm tâm lí của học sinh thìnhà giáo dục không thể quan sát các em một cách thờ ơ, hời hợt được mà phải cùng

Trang 2

đồng hành lắng nghe, thấu hiểu, giúp đỡ các em có thể nhận ra chính mình, điều chỉnhhành vi của mình tốt hơn.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về tâm lí lứa tuổi học sinh phải kể đến một số công

trình nghiên cứu có tên tuổi như: “Tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học sư phạm” của Lê

Văn Hồng, Lê Ngọc Long, Nguyễn Văn Thắng Nxb ĐHQGHN, 2001) Nội dung củatài liệu đã trình bày các hiện tượng và quy luật tâm lí lứa tuổi qua đó nêu lên nhữngnguyên nhân động lực của sự phát triển tâm lí cùng những đặc trưng tâm lí qua cácgiai đoạn phát triển của các lứa tuổi học sinh Bên cạnh đó phải kể đến một số côngtrình khác như “Tâm lí học trẻ em và tâm lí học sư phạm” ( Lê Văn Hồng, hội đồng

bộ môn tâm lí học giáo dục, BGDHN, 1975), “Tâm lí học” ( Phạm Minh Hạc, T1,2.NXBGD 1989),… là những tác phẩm cùng bàn về tâm lí học sinh

Từ lịch sử của vấn đề nghiên cứu trên chúng ta thấy ở bất kì quốc gia nào, thời đạinào vấn đề nghiên cứu tâm lí lứa tuổi học sinh cũng là một vấn đề đáng quan tâmtrong đó đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở - một lứa tuổi có đời sống tâm lírất đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp Từ đó có thể khẳng định rằngtrong các giai đoạn phát triển của cuộc đời mỗi con người, lứa tuổi thiếu niên có một

vị trí rất quan trọng vì đây là quãng đời diễn ra những “biến cố” rất đặc biệt từ đây cóthể kéo theo một loạt những thay đổi về tâm lí Thời kì này cảm nhận về tính trẻ con

và nhu cầu được tự khẳng định bản thân mình xuất hiện ở học sinh Ngoài ra lứa tuổinày xuất hiện ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan, đó là nhu cầu muốn tựkhẳng định bản thân mình và được mọi người thừa nhận với việc các em vẫn ý thứcđược rằng mình chưa đủ khả năng Mâu thuẫn này được tạo ra từ những thay đổi lớntrong tâm lí học sinh

Bên cạnh đó lứa tuổi này các em cũng đang đứng trước một thử thách rất lớn củacuộc sống Đó là sự phát triển rất nhanh của thế giới nói chung và của Việt Nam nóiriêng về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ,… kéo theo các mối quan hệcon người này càng đa dạng, phức tạp Chính vì thế đời sống tâm lí của học sinh nóichung và học sinh trung học cơ sở nói riêng đang có nhiều biến động to lớn với nhiềubiểu hiện đáng lo ngại Các em thường có những biểu hiện của trạng thái rối nhiễutâm lí như: trầm cảm, rối loạn lo âu, chống đối không tuân thủ, gây hấn,…Những biểuhiện đó nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc ảnhhưởng đến học tập, khó tiếp thu kiến thức, kết quả kém, chán học, bỏ học,… Vậy câuhỏi đặt ra là làm thế nào để học sinh có khó khăn về mặt tâm lí như trên có thể nhận rachính mình, từ đó thay đổi hành vi, thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng tâm sinh lí củabản thân theo hướng tích cực hơn, ở trình độ cao hơn? Đây cũng chính là vấn đề đángquan tâm của những người làm nghề giáo dục mà đặc biệt là những giáo viên chủnhiệm – những người luôn trực tiếp đồng hành với các em

Trang 3

Xuất phát từ cơ sở lí luận trên cùng với việc nhận thấy sự cần thiết của vấn đề cầnlàm, bản thân cũng là một giáo viên cấp trung học cơ sở và đã từng có nhiều nămđược ban lãnh đạo nhà trường tin tưởng phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, tôinhận thấy rằng: là một giáo viên chủ nhiệm ngoài các chức năng: quản lí, giáo dục,dạy học, giáo viên còn có thêm chức năng tư vấn tâm lí hoặc xây dựng tâm lí tích cựccho những em có biểu hiện rối nhiễu tâm lí Muốn như vậy thì giáo viên phải nắmchắc được bản chất, nguyên nhân của từng loại biểu hiện rối nhiễu tâm lí để từ đó đề

ra các giải pháp, góp phần xây dựng tâm lí tích cực cho các em Vì thế tôi quyết định

lựa chọn đề tài “Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lí tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí bậc trung học cơ sở” Đề tài đã được thể nghiệm

tại trường trung học cơ sở nơi tôi công tác và bước đầu đã thu được một số kết quảđáng ghi nhận Vậy tôi xin được mạnh dạn trình bày đề tài này Rất mong được cáccấp quản lí giáo dục và các đồng nghiệp đọc, góp ý, bổ sung

Trang 4

B NỘI DUNG

I Thực trạng học sinh Trung học cơ sở có những biểu hiện rối nhiễu tâm lí và công tác chủ nhiệm trong việc xây dựng tâm lí tích cực cho những học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí.

1 Thực trạng học sinh Trung học cơ sở có những biểu hiện rối nhiễu tâm lí.

a Thực trạng học sinh trung học cơ sở nói chung.

Mặc dù thường bị các nhà tâm lí học, giáo dục học gán cho những tên gọi rất đặcbiệt: thời kì khủng hoảng, thời kì quá độ, tuổi ổi ương bất trị, tuổi nổi loạn,… thếnhưng học sinh ở lứa tuổi này cũng có những ưu thế riêng của nó so với các lứa tuổikhác Đó là sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự hình thành các phẩm chất mới về trítuệ, đạo đức, đồng thời xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quảcủa sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, các kiểu quan hệ người lớn, bạn bè, các hoạtđộng học tập, hoạt động xã hội Chính vì thế các em rất có ưu thế về sức khỏe để duytrì trạng thái cân bằng ổn định tâm lí rất có lợi cho học tập Theo một số nghiên cứu

có quy mô cấp nhà nước, cấp bộ trọng điểm được triển khai từ năm 2001- 2005 trênhàng chục triệu học sinh trung học cơ sở thuộc các vùng miền khác nhau của ViệtNam cho thấy: “Chỉ số IQ của học sinh Việt Nam đạt chuẩn (100 điểm) ngang bằngvới học sinh cùng tuổi của các nước đang phát triển Ngoài ra một số quá trình nhậnthức khác cũng không thua kém học sinh của một số nước phát triển khác như: khốilượng trí nhớ đạt mức chuẩn, khả năng tập trung, di chuyển cũng đạt trên chuẩn”

(Dẫn theo: “Bài tập thực hành tâm lí học” Trần Trọng Thủy ( Chủ biên), 1990) Việc

đưa ra dẫn chứng trên để thấy được những học sinh có trạng thái tâm lí ổn định,chuyên cần, chăm lo trong học tập thì kết quả rất đáng khen ngợi Nhưng bên cạnhnhững điều đáng mừng ấy, ta còn thấy rằng hiện nay học sinh trung học nói chung,học sinh trung học cơ sở nói riêng đã và đang phải chịu áp lực rất nhiều phía từ giađình, nhà trường và xã hội Chính vì thế khiến nhiều em đã quá căng thẳng và dẫn đếnhiện tượng rối nhiễu tâm lí

Qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, tình trạng học sinh lứa tuổithiếu niên có biểu hiện rối nhiễu tâm lí ngày càng tăng, trong đó những biểu hiệnthường gặp nhất là trầm cảm, rối loạn lo âu, chống đối không tuân thủ, gây hấn,…Theo thống kê của viện sức khỏe tâm thần cho biết, nước ta có khoảng 3- 6% dân sốmắc bệnh trầm cảm trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở Còn số liệucủa bệnh viện tâm thần trung ương năm 2005 cho thấy trong tổng số 5.000 người cóbiểu hiện bất thường khi đến khám thì có tới 30% là học sinh trung học cơ sở Theođiều tra của bệnh nhi trung ương tại một số trường trung học cơ sở thì cũng có tới20% học sinh lo lắng, có biểu hiện của bệnh rối loạn tâm trí hay còn gọi là trầm cảm

Trang 5

Trên đây quả thật là những con số đáng lo ngại, đáng để cho mọi người phải quantâm Bên cạnh đó, số học sinh mắc chứng rối loạn lo âu cũng đáng phải báo động.Hiện nay, cả nước có khoảng 10% học sinh mắc bệnh Với căn bệnh này, nếu để kéodài và không được tư vấn kịp thời, đúng cách thì sẽ dẫn đến lo âu bệnh lí và cũng lànguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm và rối loạn tâm thần thực sự.

Quả thật với những vấn đề rối nhiễu tâm lí như trên nếu không được điều chỉnhkịp thời sẽ ảnh hưởng đến học tập của học sinh và kéo theo những hậu quả khó lường.Đây chính là vấn đề nan giải không những đối với gia đình, toàn xã hội mà còn là thửthách rất lớn đối với ngành giáo dục khi những mầm non tương lai của đất nước đangđứng trước bờ vực của sự mất cân bằng về trạng thái tâm lí

b Thực trạng học sinh trung học cơ sở tỉnh, huyện và tại trường địa phương nơi công tác.

Năm học 2012- 2013 đối với cấp trung học cơ sở thuộc tỉnh Nghệ An nói chung

và địa bàn huyện Đô Lương nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.Chúng ta thực sự vui mừng vì qua “kì thi học sinh giỏi quốc gia năm 2013 tỉnh có 95học sinh đạt giải và đứng thứ 2 của cả nước Kì thi olimpíc vật lí lớp 8 kết quả có90/130 học sinh được công nhận là học sinh giỏi Thi học sinh giỏi lớp 9 với 1.294 em

dự thi trong đó đạt 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 7 huy chương đồng”

(Dẫn theo số liệu của cục thống kê tỉnh Nghệ An, chuyên mục giáo dục đào tạo) Bên

cạnh đó còn phải kể đến những thành tích rất đáng biểu dương của ngành giáo dụchuyện, đó là có rất nhiều học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh, giỏi huyện ở tất cả các mônhọc Sở dĩ có được điều đó chính là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy chínhquyền, các ngành đoàn thể địa phương và lãnh đạo các trường học cùng với sự nỗ lựchết mình của các em Ngoài ra còn có sự hỗ trợ giúp đỡ rất lớn về tinh thần, vật chất

từ phía phụ huynh, gia đình các em - những người đã tạo điều kiện thuận lợi về mọimặt, là chỗ dựa tinh thần giúp các em ổn định tâm lí trong suốt quá trình học tập Tuy nhiên bên cạnh niềm vui mà các em đã đạt được thì đâu đó vẫn còn một sốhọc sinh học hành sa sút, ngại tham gia các hoạt động khác, ngại giao tiếp với mọingười, sống thu mình khép kín và thậm chí có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại.Liên quan đến thực trạng ấy hẳn phải xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, một trongnhững nguyên nhân ấy là do học sinh mắc phải những khó khăn về tâm lí chưa đượcgiải tỏa, tư vấn kịp thời Xin được dẫn ra một vài vụ việc đáng tiếc đã xảy ra mà bảnthân tôi thiết nghĩ nếu có ai đó có thể đứng ra giúp các em giải tỏa kịp thời những bứcxúc tâm lí thì đâu đến nỗi:

- Ngày 13/4/2012: Một học sinh trường chuyên Thanh Chương- Nghệ An đã gieomình xuống sông Lam tự vẫn

Trang 6

- Ngày 17/4/2013: Một nữ sinh 14 tuổi ở xã Nghĩa Bình- Tân Kì- Nghệ An đã lẳnglặng lội ra dòng sông Con Khi mọi người phát hiện thì cô bé đang vùng vẫy giữadòng nước và chìm dần.

- Cầu Bến Thủy- Vinh- Nghệ An trước đây đã trở thành địa điểm để một số học sinhtìm đến tự kết liễu đời mình Vì chán học nên một nam sinh Nghệ An đã nhảy cầu tựvẫn

- Năm học 2011- 2012, một em học sinh lớp 8 trường THCS Thái Sơn- Đô Nghệ An khi bị mẹ hỏi có lấy tiền của mẹ không, sau đó vì tính tự ái em đã treo cổtrên cành xoan trong vườn tự vẫn

Riêng trường trung học cơ sở tại địa phương- nơi tôi công tác, tuy chưa đến mứcnghiêm trọng như những vụ việc nói trên, nhưng qua công tác giảng dạy và chủ nhiệmlớp, tôi nhận thấy một số em có những biểu hiện rối nhiễu tâm lí như: biểu hiện củachứng trầm cảm, rối loạn lo âu, chống đối không tuân thủ, gây hấn Đây là những rốiloạn tâm lí thường hay xảy ra khi học sinh có ức chế đối với một vấn đề nào đó trongcuộc sống Với vai trò, trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy,quản lí, giáo dục các em, tôi nhận thấy mình cần phải xây dựng tâm lí tích cực chocác em, giúp các em từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực, có thêm niềm tin, nghị lực sống,giúp cho việc học tập được tốt hơn

2 Thực trạng công tác chủ nhiệm trong việc xây dựng tâm lí tích cực cho những học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí.

a Ưu điểm:

* Đối với giáo viên:

Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp đã được quyđịnh trong điều 31, điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông vàTrung học phổ thông nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 thì giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay còn có quyền được tưvấn, tham vấn, hỗ trợ cho những học sinh có khó khăn về mặt tâm lí và những người

có tác động tiêu cực đến tâm lí học sinh Vấn đề này đã được nêu rõ tại điều 16 mục 1

và điều 31 mục 6 của điều lệ Trường trung học, Trung học phổ thông nhiều cấp học

Từ những quy định cụ thể của điều lệ cho thấy giáo viên chủ nhiệm là người được

ưu tiên hơn giáo viên bộ môn khác ở chỗ họ được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ tưvấn và có thể tư vấn cho học sinh khi cần thiết

Quá trình tư vấn xây dựng tâm lí tích cực cho học sinh, giáo viên còn nhận được

sự động viên, ủng hộ, quan tâm kịp thời của ban lãnh đạo nhà trường Đây cũng làđiều kiện thuận lợi để giáo viên hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

Trang 7

Ngoài ra về phía gia đình học sinh, giáo viên còn nhận được sự đồng tình, ủng hộnhiệt tình của một số bậc phụ huynh- những người luôn luôn mong muốn con cái họ

có sức khỏe tốt, tâm lí ổn định, giúp cho việc học tập được tốt hơn Đặc biệt trongthời đại hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin nên mỗi giáo viên có thể

dễ dàng liên lạc với gia đình học sinh thông qua điện thoại về những biểu hiện, hành

vi không bình thường của học sinh

* Đối với học sinh:

Được sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp các em nhậnthức được chính mình, tự biết giải quyết vấn đề, qua đó hình thành tính tự lập, nângcao tinh thần trách nhiệm, giúp các em ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm

Với nhiệm vụ xác định, trị liệu, can thiệp bước đầu của giáo viên chủ nhiệm đốivới những biểu hiện rối nhiễu tâm lí sẽ góp phần giúp cho học sinh giảm thiểu nguy

cơ mắc bệnh trầm trọng và kéo theo những hệ lụy khó lường

* Đối với nhà trường:

Với sự hợp tác tốt giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh có khó khăn về tâm lí sẽđạt được một trong những mục tiêu chung của nhà trường đó là việc giảm thiểu số họcsinh có học lực yếu kém, học sinh không đủ điều kiện sức khỏe để học tập, học sinh

có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì có khó khăn về tâm lí,…

Giáo viên chủ nhiệm ngoài các chức năng dạy học, quản lí, giáo dục còn có thêmchức năng tư vấn tâm lí cho học sinh (tư vấn ngay trong nghề dạy học) Đây là mộtvấn đề kiêm nhiệm rất có lợi cho nhà trường trong khi trường chưa chưa có bộ phận

tư vấn học đường chuyên nghiệp

b Tồn tại:

* Đối với giáo viên:

Ai cũng biết rằng xây dựng tâm lí tích cực cho học sinh có khó khăn về tâm lí làmột việc làm rất thiết thực đối với công tác chủ nhiệm Vậy mà một bộ phận nhỏ giáoviên chủ nhiệm hiện nay vẫn chưa được nhiệt tình với công việc này cho lắm Quakhảo sát thăm dò một số ý kiến của giáo viên chủ nhiệm trong trường và giáo viênchủ nhiệm trường bạn, tôi nhận thấy rằng lí do ngại tư vấn tâm lí cho học sinh của cácgiáo viên chủ nhiệm là xuất phát từ nhiều nguyên nhân Ý kiến thứ nhất họ cho rằngcông việc chủ nhiệm hiện nay đã quá nhiều việc, thêm một chức năng tư vấn nữa liệu

có làm được không, đây quả là một vấn đề quá tải đối với giáo viên Ý kiến thứ haicho rằng những đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí học sinh gây ranhững khó khăn nhất định cho giáo viên chủ nhiệm trong việc xác định, phân loạinhững học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí Đây cũng là một lứa tuổi có tâm sinh lí

Trang 8

thay đổi bất thường, một lứa tuổi thực sự khó bảo Một số ý kiến khác lại xuất phát từviệc tiếp cận phụ huynh học sinh Do nhận thức còn hạn hẹp nên một số phụ huynhkhi giáo viên đề cập đến vấn đề của con em mình thì họ tỏ ra phẫn nộ, từ chối hợp táchoặc nói những lời thiếu khiếm nhã tới giáo viên Một số phụ huynh khác do gánhnặng cơm áo gia đình cho nên họ khoán hẳn con cái cho giáo viên chủ nhiệm muốnlàm sao thì làm Chính vì thế vấn đề xây dựng tâm lí tích cực cho học sinh có biểuhiện rối nhiễu tâm lí hiện nay vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định.

Ngoài ra một số giáo viên chủ nhiệm khi học sinh có vấn đề tâm lí cần chia sẻ thìgiáo viên lại tỏ ra lúng túng vì chưa tìm hiểu sâu về nghiệp vụ tư vấn tâm lí, hoặc tròcần chia sẻ thì giáo viên lại có tiết dạy

* Đối với học sinh:

Khi được giáo viên chủ nhiệm quan tâm, hỏi han và tỏ ý muốn giúp đỡ thì các emlại ngại chia sẻ tâm sự của mình, thậm chí có em còn phản ứng bằng cách sống thumình, ngại giao tiếp, ngại tham gia các phong trào của đội, trường, các hoạt động xãhội khác,…

* Đối với nhà trường:

Mặc dù chức năng tư vấn, tham vấn hỗ trợ học sinh có khó khăn về tâm lí đã đượcBGD và ĐT chỉ thị cho các trường học thực hiện từ năm 2005 nhưng ở một số trườnghọc hiện nay vẫn chưa có giáo viên tư vấn tâm lí chuyên trách Bên cạnh đó cơ sở vậtchất như phòng tư vấn tâm lí chưa có hoặc chưa được đảm bảo Hơn nữa do ngânsách hàng năm của mỗi trường còn hạn hẹp, vì thế chưa có điều kiện biên chế giáoviên làm công tác tư vấn tâm lí cho học sinh Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụcông tác này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng

Từ thực trạng về phía học sinh trung học cơ sở và công tác của giáo viên chủnhiệm như đã nói ở trên, tôi nhận thấy rằng bên cạnh những ưu điểm đáng ghi nhậnthì vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn mà theo tôi nghĩ điểm mấu chốt là ở giáoviên chủ nhiệm, ở lòng nhiệt tình và sự đồng cảm sẻ chia đối với các em vẫn còn hạnchế Một nhà giáo người Nga đã từng viết: “Đến với một nhà giáo dục, điều chủ yếu

đó là tình người Đó cũng là nhu cầu sâu sắc trong mỗi con người Có lẽ mầm mốngcủa hứng thú sư phạm là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy tình người để tạo ra hạnh phúccho con người Đó là một điều vô cùng quan trọng vì khi tạo ra niềm vui cho ngườikhác, cho trẻ thơ thì ở họ là một tài sản vô giá đó là tình người mà tập trung ở sự nhiệttâm, thái độ ân cần chu đáo” Chính vì thế bổn phận của mỗi giáo viên chúng ta hãynhận thức đúng, đủ về vai trò, chức năng của một giáo viên chủ nhiệm Đối với những

em học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí chúng ta hãy giúp các em tìm lại được chínhmình, tự giải quyết vấn đề, giúp các em học tập tốt hơn

Trang 9

Để làm tốt được điều đó giáo viên chủ nhiệm cần phải có nhiều giải pháp có tínhkhả thi Từ thực tiễn đã áp dụng và đã đạt được hiệu quả, tôi xin phép được trình bàymột số giải pháp như sau

II Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác xây dựng tâm lí tích cực cho học sinh Trung học cơ sở có biểu hiện rối nhiễu tâm lí.

1 Giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức đúng, đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng tâm lí tích cực cho những học sinh có khó khăn về tâm lí.

Vẫn biết rằng thêm một chức năng tư vấn, hỗ trợ xây dựng tâm lí tích cực cho họcsinh có những biểu hiện rối nhiễu tâm lí hiện nay là một việc làm quá tải đối với mộtgiáo viên chủ nhiệm, bởi vì họ đâu phải chỉ riêng công tác chủ nhiệm mà chức năng

cơ bản của họ là dạy học, truyền thụ kiến thức cho học sinh, giúp các em có đượchành trang tốt nhất để bước vào đời Thế nhưng theo tôi mỗi giáo viên chúng ta cầnnhận thức đúng, đủ vai trò, trách nhiệm của mình đó là ngoài các chức năng dạy học,giáo dục, quản lí học sinh thì chúng ta còn phải nâng cao vai trò trách nhiệm của mìnhtrong việc giúp đỡ những học sinh có khó khăn về tâm lí bởi nếu không ổn định được

về tâm lí thì các em khó có thể học tập tốt được Đây không chỉ là những quy định vềchức năng của giáo viên chủ nhiệm đã được phổ biến trong điều lệ trường Trung học

cơ sở, trường Trung học phổ thông, trường Trung học phổ thông nhiều cấp học của

Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn là xuất phát từ lòng nhiệt tình, sự tận tâm của mộtngười làm giáo dục Do đó mỗi giáo viên hãy tự ý thức rằng đằng sau trách nhiệm củagia đình đối với các em thì trách nhiệm của thầy cô cũng đóng một vai trò rất quantrọng và có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ củacác em Một kết quả học tập tốt chỉ thực sự đến với những em học sinh cần cù cộngvới việc các em được sở hữu thân hình khỏe mạnh và tâm lí ổn định Một lớp chủnhiệm thật xuất sắc khi số học trong lớp ấy học tập, nề nếp tốt và học sinh hoàn toànkhỏe mạnh về thể trạng và ổn định về tinh thần Còn gì vui bằng khi mỗi giáo viênchủ nhiệm chúng ta làm được tất cả những điều đó cho các em Chính vì thế là giáoviên – những người cha, người mẹ thứ hai của các em chúng ta hãy vì tình thương, sựđồng cảm, sẻ chia, hãy cho các em một cảm giác yên tâm hơn, vững vàng hơn khi ởtrường, nhất là những em có biểu hiện rối nhiễu tâm lí, các em đang rất cần chúng tahơn bao giờ hết Khi đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, chắc chắn giáoviên sẽ tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho các em

2 Giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt được tâm lí lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở Chúng ta biết lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là một lứa tuổi có tâm sinh lí hết

sức phức tạp Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là tâm trạng dễ thay đổi thất thường Cólúc đang vui nhưng chỉ là một cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mình

Trang 10

nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay Ở lứa tuổi này có nhiều sự thay đổi vềsinh lí trong cơ thể các em và sự thay đổi đó có ảnh hưởng tới tâm lí học sinh Đó là

sự phát triển của hệ xương và hệ cơ, giữa xương bàn tay và các đốt ngón tay khôngđồng đều nên dẫn đến các em làm việc lóng ngóng vụng về Sự phát triển của hệ timmạch không cân đối Thể tích tim tăng nhanh nhưng đường kính của các mạch máuphát triển chậm gây rối loạn tâm thất của tuần hoàn máu nên các em thường có cảmgiác mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, dễ xúc động, dễ bị kích động, bộc phát, nhiệtthành, hăng say, bực tức cáu gắt vì không làm chủ được mình,… Ngoài ra lứa tuổinày cũng khiến nhiều em cảm thấy mình trở thành người lớn một cách khách quan và

sự thay đổi về mặt sinh lí đã góp phần tạo nên nguồn gốc sự nảy sinh ở thiếu niên cảmgiác về tính người lớn Do những thay đổi về tâm lí của học sinh rất phức tạp như vậynên theo tôi nếu giáo viên không nắm bắt được tâm lí lứa tuổi học sinh khó có thể xácđịnh những học sinh nào có biểu hiện tâm lí ổn định, bình thường và những học sinhnào có biểu hiện rối nhiễu tâm lí Bởi với một học sinh Trung học cơ sở mặc dù có thểtrạng khỏe mạnh phát triển bình thường về mọi mặt, rất ổn định về tâm lí, nhưngnhiều khi theo quy luật phát triển của lứa tuổi có những lúc các em có những hànhđộng, việc làm đôi khi chúng ta cũng không lí giải được huống chi là những em cónhững biểu hiện rối nhiễu tâm lí Chính vì thế tìm hiểu, nắm bắt được tâm lí học sinh

sẽ là cơ sở giúp cho giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ hơn quy luật phát triển tâm lí lứa tuổi

từ đó có thể xác định đúng những học sinh có tâm lí ổn định và những học sinh cóbiểu hiện không bình thường về tâm lí

3 Giáo viên chủ nhiệm cần xác định đúng những học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí và phân loại những biểu hiện.

a Biểu hiện rối nhiễu tâm lí và những học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí.

Biểu hiện rối nhiễu tâm lí là hiện tượng tâm lí phát triển không bình thường, Dấuhiệu của biểu hiện rối nhiễu tâm lí là vừa diễn ra trong nội tâm vừa được biểu hiện racác hành vi bên ngoài trái với quy luật phát triển tự nhiên

Học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí là những học sinh có những biểu hiện, hành

vi không bình thường trái với những biểu hiện của những bạn cùng trang lứa Họcsinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí thường hay căng thẳng, lo âu, sợ hãi quá mức vềmột vấn đề gì đó Các em thường ngồi một xó trong lớp, ngại giao tiếp, vui chơi, ngạitham gia các hoạt động xã hội, hoặc có thể đề cập đến những vấn đề tiêu cực như: tỏ

ra bất cần với cuộc sống, tự tử, hoặc thường hay nói không muốn sống, …khi đượcngười khác hỏi han thường hay có phản ứng không tốt, không hợp tác với người giaotiếp Các em thường hay bực bội vô cớ, đổ lỗi cho người khác về những lỗi lầm màmình gây ra, có những hành vi lệch chuẩn, gây hấn, vi phạm pháp luật,

Trang 11

Hiện nay do áp lực từ nhiều phía, tình trạng học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm líxảy ra ngày càng nhiều và có thể phân ra từng loại biểu hiện rối nhiễu như: trầm cảm,

tự tử, rối loạn lo âu, chống đối không tuân thủ, gây hấn,… Nếu để kéo dài việc họcsinh mắc những biểu hiện trên thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến học tập của các em.Chính vì thế giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần xác định đúng những học sinh cóbiểu hiện rối nhiễu tâm lí, sau đó cần phân loại để từ đó tìm ra những hướng tư vấnthích hợp vì không phải loại biểu hiện nào hướng tư vấn cũng giống nhau Để xácđịnh đúng học sinh có biểu hiện, giáo viên chủ nhiệm cần quan sát những biểu hiệntâm lí của các em trong điều kiện tự nhiên, nhất là trong hoạt động vui chơi, học tập,lao động, giao tiếp Vì chính trong những môi trường ấy học sinh mới bộc lộ rõ nhấtnhững trạng thái bất thường về tâm lí của mình

Năm học 2012- 2013, tôi được ban lãnh đạo trường giao cho nhiệm vụ dạy học vàchủ nhiệm lớp 8B Khi mới nhận nhiệm vụ của mình tất cả giáo viên chủ nhiệm trongtrường ai cũng ái ngại cho tôi rằng năm học trước vị thứ về nề nếp, học tập của lớp ấyluôn đứng bét trường Thú thật lúc đầu tôi cũng rất lo lắng Chính vì thế ngay từnhững ngày đầu làm công tác chủ nhiệm tôi đặc biệt để ý đến những học sinh của lớptôi để tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại như vậy Một thời gian tôi nhận thấy một trongnhững nguyên nhân khiến cho lớp tôi thường có vị thứ đội sổ của trường đó là do 3

em học sinh trong lớp

Trường hợp thứ nhất là em Nguyễn Thị Vân, trong các hoạt động của lớp, đội,trường như lao động, thu gom giấy loại, các cuộc thi cấp chuyên hiệu của đội,… emchưa tham gia các hoạt động này, quan sát em ngồi học tôi trông em có vẻ mệt mỏi,

uể oải không tập trung, thỉnh thoảng không hiểu có chuyện gì lại tự nhiên khóc Giờ

ra chơi tôi thấy em ngồi buồn ủ rũ, không hòa đồng với các bạn trong lớp Có hômtrống tiết tôi ra tận sân thể dục khi đang trong giờ học thể dục của các em, tôi thấyVân đang đứng một mình tách ra khỏi các bạn cùng lớp

Còn em Phạm Thị Sáng, tôi thấy trong giờ học em thường có biểu hiện lo sợ quámức về một vấn đề gì đó Đôi khi tôi gọi em đứng dậy hỏi bài, em thường trả lời thiếudứt khoát, hoặc câu trả lời của em chẳng đâu vào đâu cả Khi chấm bài kiểm tra của

em tôi chẳng hiểu vấn đề em định viết là gì Nó rất lan man, mơ hồ mặc dù em viếtgần hết cả một mặt giấy Có hôm em đã có những hành vi gây cho không ít người sựsửng sốt không hiểu vì sao lại như thế Em thường đi thất thểu ngoài đường với vẻmặt thất thần, có khi còn ném đá vào những người qua đường, rồi leo trèo lên cả đàitưởng niệm hò hét Nhưng những hành vi này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn,bình thường em vẫn hay lo âu căng thẳng, sợ sệt

Trường hợp em Phạm Văn Đức thì lại khác, khi giáo viên yêu cầu làm một việc

gì đó em thường hay phớt lờ hoặc từ chối, hoặc cố ý gây bực mình cho giáo viên chủ

Trang 12

nhiệm lớp Yêu cầu em vệ sinh lớp thì em lại đi muộn và đổ lỗi cho bạn khác là khônglàm Khi xếp chỗ ngồi thì em tỏ ra khó chịu với các bạn ngồi cạnh Các bạn phát hiệnlỗi báo với cô chủ nhiệm thì Đức đe dọa đòi đánh các bạn Em còn quấy nhiễu cácbạn trong lớp bằng cách xịt van xe đạp, cướp kiện khi các bạn gái đang vui chơi vàném và chỗ khác.

Qua việc theo dõi, quan sát, tìm hiểu kĩ, tôi nhận thấy ba em học sinh lớp tôi đúng

là những học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí Đây là những loại biểu hiện rối nhiễu

mà tôi đã từng gặp và từng giúp đỡ rất nhiều em ở các năm học trước Do đó căn cứvào bản chất của mỗi loại biểu hiện rối nhiễu, tôi đi đến kết luận: em Nguyễn Thị Vân

có biểu hiện của chứng bệnh trầm cảm, em Phạm Thị Sáng có biểu hiện của chứng rốiloạn lo âu, em Phạm Văn Đức vừa có biểu hiện của chống đối không tuân thủ, vừa cóbiểu hiện gây hấn Những biểu hiện này thực tế đã gây không ít khó khăn cho các emtrong học tập, sinh hoạt, tạo nên rào cản ngăn cách giữa các em với các bạn trong lớp,gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi đua hàng tuần của cả lớp - một trong nhữngnguyên nhân khiến cho lớp thường xếp vị thứ cuối trường Chính vì thế theo tôi ngay

từ khi học sinh mới có biểu hiện, giáo viên chủ nhiệm là người phải có trách nhiệmcan thiệp bước đầu cho các em, giúp các em giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm trọngphải tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lí chuyên trách hoặc phải điều trị bằng cách dùngcác loại thuốc, chưa kể là các em có tâm lí tiêu cực tất xảy ra những hệ lụy khó lường

4 Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh lại mắc những biểu hiện rối nhiễu tâm lí như vậy.

Để có được hướng đi đúng cho việc xây dựng tâm lí tích cực cho mỗi học sinh cóbiểu hiện rối nhiễu tâm lí như đã nói ở trên, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu nguyênnhân vì sao mỗi học sinh lại có những biểu hiện như vậy Chúng ta biết rằng khi xảy

ra một vấn đề nào đó ắt phải có nguyên nhân của nó Thông thường một đứa trẻ đượcsinh ra vốn tâm lí rất bình thường, nhưng do một số nguyên nhân chủ quan, kháchquan nào đó khiến cho học sinh ấy có những biểu hiện, hành vi bất thường Ở đây tôimuốn đề cập đến cả hai nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất từ bản thân các

em, gia đình nhà trường và xã hội

a Nguyên nhân từ phía bản thân các em.

Để xã hội ngày càng phát triển thì cần phải có nhiều nhân tài Vì thế để đáp ứngyêu cầu đó thì học sinh ngày nay đang ra sức học tập tốt trong đó có lứa tuổi học sinhtrung học cơ sở Với tâm lí luôn sợ thua kém bạn bè nên các em đã lao vào học, họcbất kể giờ giấc ngày, đêm mà các em chưa ý thức được rằng phải có lúc để cho đầu ócnghỉ ngơi thư giãn Chính vì thế để phấn đấu thực hiện những mơ ước tốt đẹp ấy là rấtchính đáng nhưng chỉ có điều, mức độ điều chỉnh mà các em đặt ra là quá cao nên khó

Trang 13

có thể đạt được Hậu quả là có nhiều em vì quá căng thẳng dẫn đến những khủnghoảng về tinh thần.

b Nguyên nhân từ phía gia đình.

Hầu hết các phụ huynh đều có tâm lí chung là muốn con mình học giỏi, đạt điểmcao, thi đậu vào trường này, trường nọ, trở thành ông nọ bà kia,… Vì thế lúc nào cũngthúc giục con cái học Cứ như vậy điệp khúc ấy cứ như chiếc búa tạ gõ đều đặn tra tấntinh thần con trẻ, khiến cho con cái học hành căng thẳng, không thể kiểm soát lí trícủa mình

Một số gia đình hoàn cảnh nông thôn, con đông do đó kinh tế rất khó khăn Thếnhưng cha mẹ lại đau yếu nên mất khả năng lao động kiếm tiền nuôi con ăn học khiếncho con phải vừa học vừa tự bươn chải kiếm sống Một số phụ huynh khác vì gánhnặng cơm áo nên không có thời gian quan tâm, chăm lo cho con

Bên cạnh đó một số bậc phụ huynh chưa ý thức chăm lo rèn dạy con từ nhỏ, vì quánuông chiều con cho nên họ chưa dạy cho con các chuẩn mực đạo đức, những điềuhay lẽ phải, những điều không được phép làm Chính vì thế đã tạo điều kiện cho tâm

lí con luôn có biểu hiện không vâng lời, chống đối người lớn gây bức xúc,… Một sốphụ huynh khác do nhận thức còn hạn chế nên khi đã phát hiện ra con có những biểuhiện rối loạn hành vi nhưng vẫn tỏ ra bình thường thậm chí cho rằng “trời sinh voisinh cỏ”, hoặc khoán hẳn cho giáo viên mà họ chưa hiểu rằng để lấy lại được sự cânbằng về tâm lí cho các em thì phải cần lắm sự hợp tác giữa phụ huynh và giáo viên Ngoài ra không ít gia đình có sự cãi vã bất hòa giữa cha mẹ hoặc vì nghiện cờ bạcrượu chè nên một số ông bố thường hay đánh đập con vô cớ Những xung đột gia đình

đó khiến cho con trẻ quá căng thẳng về tâm lí

c Nguyên nhân từ phía nhà trường.

Do lịch học ở các trường hiện nay quá căng, các em không những học chính khóa

vào các buổi sáng mà còn học tăng buổi hầu hết các môn ở trường vào buổi chiều.Với lịch học này có thể những em học sinh có sức khỏe tốt thì các em sẽ tiếp thu đượccòn với những em sức khỏe yếu việc hàng ngày hàng tuần phải tiếp thu một khốilượng kiến thức khổng lồ như vậy quả là rất quá tải đối với các em, thời gian để chocác em thư giãn đầu óc nghỉ ngơi là quá ít chính vì thế một số em đã quá căng thẳngdẫn đến rối nhiễu tâm lí

Ngoài ra một số giáo viên còn thiếu sự quan tâm đến hoàn cảnh đặc biệt của các

em Khi học sinh mắc lỗi, thay vì tìm hiểu nguyên nhân, hỏi han, động viên, chia sẻgiúp đỡ thì chính giáo viên tạo ra áp lực đối với các em bằng cách quát nạt, sử dụnghình phạt gây tổn thương đến tinh thần các em mà chúng ta đã từng thấy vấn đề này

Trang 14

trên một số phương tiện thông tin đại chúng Vì thế làm cho các em cảm thấy luôn tự

ti về mình, sự mặc cảm bản thân vì thua kém bạn bè đã dẫn đến tâm lí một số học sinh

có biểu hiện xa lánh bạn bè, ngại giao tiếp, sống thu mình,…

d Nguyên nhân từ phía xã hội.

Xã hội ngày nay với sự phát triển vũ bão của khoa học kĩ thuật, công nghệ thôngtin đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người có thể chiếm lĩnh những tri thức mới.Song bên cạnh những ưu thế đó còn tồn tại một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm líhọc sinh đó là việc học sinh dễ rơi vào các tệ nạn Một trong những tệ nạn ấy là nạnnghiện Game Một số học sinh vì quá nghiện Game nên chơi bất kể thời gian, giờgiấc Đã có không ít những em vì quá cuốn hút say mê với trò chơi dẫn đến thần kinhquá căng thẳng và có biểu hiện rối nhiễu tâm lí

Nói về nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện rối nhiễu tâm lí có rất nhiều, nhưngđiều cơ bản là mỗi giáo viên chúng ta phải biết tìm hiểu mỗi học sinh có biểu hiện rốinhiễu là xuất phát từ nguyên nhân nào Muốn tìm hiểu được điều đó, theo tôi giáoviên chủ nhiệm cần tìm hiểu qua những kênh thông tin khác nhau như: có thể tìm hiểuthông qua các em học cùng lớp, tìm hiểu gia đình học sinh, tìm hiểu qua thầy cô giáo

bộ môn, tổng phụ trách đội, BGH nhà trường, địa phương nơi cư trú

Qua việc tìm hiểu tình hình các em và những thông tin như đã nói trên, tôi nhậnthấy nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện rối nhiễu tâm lí học sinh đó là phần lớnxuất phát từ phía gia đình

Tìm đến nhà em Phạm thị Sáng, tôi mới thấy được tình cảnh của em rất đángthương Nhà em nghèo Bố thì chẳng làm được việc gì, suốt ngày uống rượu, đánhđập, chửi bới mẹ con em vô cớ Mẹ em trong một lần tai nạn giao thông nên mất sứclao động Vì thế gánh nặng của cơm áo gạo tiền đổ lên vai của Sáng Em vốn tên làSáng, nhưng tôi thấy cuộc sống của em chẳng sáng tí nào Trò chuyện với mẹ của em,tôi có ý muốn hỏi bà vì sao gần đây Sáng lại có những biểu hiện tâm lí rối nhiễu nhưvậy Thấy sự chân thành của tôi, nước mắt lăn dài trên má, bà bắt đầu kể cho tôi nghecâu chuyện Trước đây bố Sáng cũng rất chăm lo cho gia đình Ông đã từng vào Namlàm phụ hồ, thợ xây để kiếm tiền phụ giúp gia đình, nuôi con ăn học Nhưng do áp lực

từ phía bên nội rằng tôi sinh được ba con gái, không có con trai nối dõi tông đường,không bằng anh bằng em nên mọi người bên nội tỏ ra khinh thường gia đình tôi.Chính những lời nói xúc xiểm đã làm cho ông ấy chán nản Ông ấy đã giải sầu bằngrượu, lâu dần thành quen, ông ấy trở nên nghiện rượu và thường hay đánh đập chửibới mẹ con tôi vô cớ Những em của Sáng còn nhỏ dại nên chúng chẳng biết gì, còncon Sáng nó thường động viên tôi:

Trang 15

- Mẹ đừng giận bố Con biết bố có nỗi khổ tâm lắm Con không giận bố vì bố là bốcủa con mà!

Nghe con nói vậy tôi càng thương nó hơn Tôi biết tâm lí nó cũng rất căng thẳngsau mỗi lần bị bố đánh đau và đuổi ra khỏi nhà Hàng ngày sau giờ học, nó đi bắt cua

để bán lấy tiền đong gạo Có nhiều hôm nó hớn hở chạy về khoe với tôi rằng hôm naycon bắt được những hai cân bán được một trăm năm mươi ngàn, mua thức ăn về cho

bố mẹ với các em hết năm mươi ngàn, còn lại một trăm ngàn mẹ cho con nộp tiền học

mẹ nhé Nghe con nói như vậy tôi đau lòng lắm Nhìn bàn tay con nhăm nhút các vếtđứt vì bị cua kẹp tôi thấy thương nó hơn bao giờ hết Thế rồi một hôm, do nhà hết củiđun chưa kiếm được, nó không có để nấu nước Nó sang nhà bà Hồng mượn ấm điện

về để nấu Nhưng do sơ suất nên ấm đã bị cạn nước và cháy Bà hàng xóm đòi nhưngtrong nhà lại không còn tiền Chính vì thế, nó bị bố đánh một trận thừa sống thiếu chết

và đuổi ra khỏi nhà Hôm ấy liền một ngày một đêm, tôi không thấy nó về Tôi lo lắngtìm khắp nhưng không thấy Vừa sáng sớm ngày mai, người ta đã gọi tôi và cho biếtcon Sáng đang ném đá vào người đi đường, la hét đập phá ở khu đài tưởng niệm Tôivội vàng chạy ra thì thấy con tôi vẻ mặt thất thần, la hét ầm ĩ Kể từ hôm đó trở đi, nóluôn sống trong sự hồi hộp, lo âu, căng thẳng, sợ sệt Bà dừng lại, cố nén nỗi đau đớntột cùng Tôi thấy thương bà quá

Trường hợp của em Vân thì lại khác, em lớn lên trong sự đùm bọc yêu thương của

cả ba thế hệ: ông bà, bố mẹ, anh chị em Thế nhưng Vân lại có biểu hiện của chứngtrầm cảm Mẹ của Vân kể cho tôi nghe khi bà mang bầu Vân mới được hai tháng thì

bị cảm nặng nên dùng thuốc tây Chính vì thế từ khi sinh ra cho đến khi được ba tuổi,trái với những đứa trẻ khác thì Vân mới chỉ bập bẹ gọi được tiếng mẹ Càng lớn, Vâncàng ít nói, không bao giờ chia sẻ với ai về điều gì, kể cả mẹ Thể trạng của em yếunên em chẳng làm được việc gì, thỉnh thoảng tự nhiên em khóc không hiểu vì chuyện

gì Các lớp sáu và bảy Vân còn vượt qua được nhưng do học tập ngày càng căngthẳng, kiến thức ngày càng cao và nhiều khó tiếp thu nên Vân đã có một năm lưu banlại lớp tám không được lên lớp chín Mẹ em nói:

- Có nhiều lúc tôi định cho nó nghỉ học nhưng tôi nghĩ lại sau này dù có đi làm côngnhân thì ít nhất cũng phải có bằng tốt nghiệp lớp chín, vì thế tôi lại tiếp tục xin chocon đi học

Bố mẹ bất lực trước những sai lầm của con và đã từng nhiều lần bị các chú công an

xã triệu tập vì tội quấy rối, phá phách sự bình yên của làng xóm, tôi đang nói đếntrường hợp của em Phạm Văn Đức Qua chính quyền địa phương tôi được biết bố emkhông có công ăn việc làm ổn định Mẹ em quanh năm chỉ quanh quẩn với mấy sàoruộng Tìm hiểu kĩ tôi thấy cuộc sống gia đình em không được yên ấm, bố mẹ dothiếu thốn về kinh tế nên thường xuyên cãi vã nhau Em thiếu đi sự quan tâm, chăm

Trang 16

sóc, yêu thương của bố mẹ của bố mẹ Chính điều này đã tác động lớn đến tâm lí củaĐức khiến cho em thường có biểu hiện rối nhiễu tâm lí như: Phớt lờ yêu cầu đề nghịcủa người lớn, luôn có hành động việc làm thách thức với người lớn, thiếu tìnhthương đồng cảm với mọi người dẫn đến những hành vi tiêu cực Chính vì lơ là tronghọc tập nên dẫn đến kết quả học tập của em rất kém.

Mặc dù để tiếp cận gia đình học sinh tìm hiểu thêm thông tin về các em là một việclàm rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian nhưng tôi nghĩ chỉ có như vậy giáo viênchủ nhiệm mới có nắm chắc được hoàn cảnh mỗi em và tìm hiểu đúng nguyên nhânsau đó mới mong đề ra các giải pháp phù hợp Từ những lần tiếp xúc với gia đình họcsinh tôi thực sự cảm thấy rất thương các em vì các em không những thiếu thốn về vậtchất mà còn thiếu thốn cả về tinh thần, về sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia

từ gia đình Vì thế tôi tự nhận thấy là một giáo viên chủ nhiệm mình cần phải rút gầnkhoảng cách với các em hơn, bằng cách quan tâm và giúp đỡ các em ổn định về tinhthần để tốt hơn cho việc học Tôi cho các em hiểu tôi chính là người các em đang cần,

là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất để các em có thể chia sẻ những tâm sự của mình

5 Lắng nghe, thấu hiểu, sẻ chia và đưa ra những hướng giải quyết hiệu quả nhất đối với mỗi học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí.

Ta biết rằng sự phát triển tâm lí của trẻ không tuân theo những quy luật sinh học

mà tuân theo những quy luật xã hội Dù bộ óc có tinh vi đến đâu đi chăng nữa nhưngsống trong xã hội loài người không được sự dạy dỗ giáo dục của giáo viên thì họcsinh khó có thể hình thành nhân cách tốt Do vậy nắm được quy luật trên đối với họcsinh bị rối nhiễu tâm lí, giáo viên càng phải là người tốt nhất tạo điều kiện cho sự pháttriển tâm lí của trẻ bằng cách lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia để từ đó đưa rahướng giải quyết hiệu quả nhất

Tôi bắt đầu chọn thời điểm để gặp riêng em Nguyễn Thị Vân vào sáng thứ hai sautiết chào cờ, lớp chủ nhiệm của tôi có tiết hai là tiết thể dục Khi các em học sinh đã rahết ngoài sân thể trong lớp chỉ còn lại mình Vân, tôi nhẹ nhàng tiến đến em và nói:

- Vân à! Chiều nay cô muốn gặp em để trao đổi một số vấn đề, cô tin chắc rằng câuchuyện cô trao đổi sẽ có lợi cho em Em đừng từ chối đến trường gặp cô nhé! Vânkhông nói gì, em chỉ hơi khẽ gật đầu Tôi cảm thấy rất vui vì lời đề nghị của tôi đãđược Vân chấp nhận

Đúng như lời hứa chiều hôm ấy Vân đến trường gặp tôi Tại lớp học, tôi nhẹ nhàngkéo ghế ngồi đối diện với em và bắt đầu cuộc trò chuyện Tôi để cho em tự nhận rachính mình, tự nhận xét về mình bằng câu hỏi:

- Em hãy nói cho cô biết em nhận thấy mình là người như thế nào? Thấy Vân lúngtúng, tôi đưa ra một số gợi ý cho em: Ví dụ trong học tập, trong cuộc sống, em đã thấy

Trang 17

mình sống hòa đồng vui vẻ với các bạn hay chưa? Trong các phong trào hoạt độngcủa lớp, đội, trường em đã chủ động tham gia hay chưa?

Sau câu hỏi của tôi, em vẫn lặng im không trả lời Tôi thấy đôi mắt của em bắtđầu ngân ngấn lệ Tôi vội nắm lấy tay em và đưa ánh mắt nhìn em với tất cả sự trìumến thân thương Tôi vẫn chờ đợi câu trả lời của em hơn bao giờ hết Năm phút saudường như để lấy lại được sự can đảm và đáp lại sự chờ đợi của tôi Vân mới thốt lênrằng:

- Thưa cô…em… chưa ạ! Vì em thấy mình tham gia… cũng chẳng để làm gì Emcảm thấy mình thua kém các bạn Nhiều khi không hiểu vì sao em cảm thấy buồn, họckhông tập trung được

Giọng Vân như đứt quãng, nghẹn ngào, em nhìn tôi với vẻ mặt buồn rầu Sau câutrả lời của em tôi thấy em đã thực sự đối mặt với cảm xúc thực sự của chính mình Em

đã tự nhận ra chính mình

Bằng giọng dịu dàng tôi nói với em rằng cuộc sống thật sự có ý nghĩa đối với mỗingười khi mỗi người cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống Để cảm nhận được niềmhạnh phúc đó, con người cần phải sống sao cho có ý nghĩa, nghĩa là phải tạo cho mìnhmột tâm thế vui vẻ, lúc nào cũng cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống Tôi dẫn ra cho emmột vài trường hợp cụ thể về những người khuyết tật hoàn toàn mất khả năng vậnđộng, nhưng họ vẫn thiết tha yêu cuộc sống, và cống hiến cho cuộc đời này bằng tất

cả những gì mình có Sự cống hiến đó không phải là những gì to tát mà có thể bằnglời ca tiếng hát, bằng một bức tranh, bằng một câu chuyện,… lúc đó những sản phẩmtinh thần mà họ tạo thật sự có ý nghĩa với cuộc đời này Trái lại một số người luônthiếu niềm tin và nghị lực trong cuộc sống, ngại tham gia các hoạt động, ngại giaotiếp, sống thu mình,… những người như vậy cô nghĩ họ chưa tôn trọng chính bản thânmình và còn làm cho những người thân của họ thật sự phải phiền lòng

Khi nghe tôi chia sẻ như vậy tôi thấy trong ánh mắt của Vân có gì đó thay đổi khácthường so với mọi ngày Tôi nghĩ đây là một tín hiệu tốt Tôi tiếp tục đưa ra nhữngcâu hỏi cho em rằng:

- Trong gia đình, em thấy mình là một người con, cháu hiếu thảo với ông, bà, bố, mẹchưa? Hay là em vẫn để mọi người phiền lòng? Vì sao bố mẹ lại phiền lòng vì em?Những câu hỏi này, Vân như cảm nhận được sự thân thiện của tôi nên em trả lời ngay:

- Cô à! Em thực sự rất ngại nói chuyện với mọi người trong gia đình Không hiểu vìsao em không thích Ngay cả mẹ thường ngày rất gần gũi với em nhưng em cũngkhông muốn chia sẻ, không hiểu sao em lại như vậy

Tôi nhìn Vân nhẹ nhàng nở một nụ cười thân thiện với em và bảo:

Trang 18

- Vấn đề là ở chỗ em không muốn giãi bày tâm sự của mình với người thân Em phảihiểu rằng, gia đình là môi trường quan trọng nhất đối với mỗi người ở đó có ông, bà,

bố, mẹ, anh, chị, em,… là những người thương yêu em nhất và họ sẵn sàng lắng nghe

em chia sẻ những lúc em cần Là con gái, em có thể chia sẻ với mẹ của mình nhữngnỗi lo âu, phiền muộn của em Mẹ là người sẽ giúp em giảm bớt những nặng nề vềtinh thần, giúp em cảm thấy thoải mái hơn

Dường như từ đầu cuộc trò chuyện cho đến lúc này tôi mới thực sự cảm thấy Vânnhư cởi mở tấm lòng đối với tôi Tôi thấy khuôn mặt em tỏ vẻ tinh nhạy hơn, đặc biệt

là đôi mắt không giống như mọi lần chỉ cúi gầm mặt hoặc nhìn vào khoảng không nào

đó như người vô hồn

Tôi tiếp tục đưa ra cho em một số tình huống lựa chọn và tự tìm cách giải quyết:

- Nếu trong những phút thư giãn nghỉ ngơi giữa các tiết học, các bạn trong lớp đưa ralời đề nghị hãy ra chơi cùng các bạn với những trò chơi như đá cầu, nhảy dây, đánhchuyền,… hoặc tham gia các hoạt động ca múa hát ở ngoài trời, em sẽ trả lời các bạnnhư thế nào? Lớp chúng ta đang có phong trào thu gom giấy loại, ủng hộ quỹ bạnnghèo, các cuộc thi cấp chuyên hiệu do hội đồng đội phát động như: khéo tay haylàm, nhà sử học nhỏ tuổi, thầy thuốc nhỏ tuổi thì em sẽ làm gì để hưởng ứng nhữngcuộc phát động đó?

Vân nhẹ nhàng đưa mắt nhìn tôi và trả lời:

- Thưa cô, em sẽ tham gia các cuộc phát động đó ạ!

Với câu hỏi:

- Vậy điều mong muốn lớn nhất của em trong năm học này là gì?

Vân nói:

- Em mong sức khỏe của mình được tốt hơn, sống hòa đồng vui vẻ với bạn bè, đượclên lớp để khỏi ông bà, bố mẹ, thầy cô phiền lòng

Tôi tỏ ra rất hài lòng với mục tiêu em đã đặt ra, đã biết tự giải quyết, tự tìm hướng

đi cho riêng mình

Trang 19

Sau cuộc trò chuyện hôm ấy khoảng cách giữa cô trò chúng tôi được xóa bỏ Trongcác tiết dạy, tôi quan sát thấy em tập trung hơn nhiều và đã giơ tay phát biểu xây dựngbài Giờ ra chơi, tôi thấy em đã bắt đầu tiếp xúc chuyện trò với một số bạn ngồi bêncạnh Những lần tập thể dục, ca múa hát ngoài trời, phong trào văn nghệ của lớp em

đã tham gia,… Nói tóm lại Vân đã có sự thay đổi tiến bộ rõ rệt

Đối với em Phạm Thị Sáng, tôi đề nghị gặp riêng em tại trường nhưng lần đầu tiêntôi như thấy em muốn trốn tránh lời đề nghị của tôi Em nói rằng em phải đi bắt cua

để lấy tiền chi tiêu gia đình Lần một không được nên lần thứ hai tôi quyết tâm phảigặp và trò chuyện với em cho bằng được Khi đưa ra lời đề nghị tôi nói ngay với emrằng:

- Sáng à! Mặc dù cô chưa một lần đi bắt cua và chắc chắn rằng cô sẽ bắt không giỏibằng em nhưng cô hứa chiều nay sau khi cô trò chúng ta trò chuyện, trao đổi cô sẽ đibắt cua cùng em nhé! Cô nghĩ là em sẽ không từ chối lời đề nghị của cô chứ!

Với lời đề nghị này, tôi muốn trấn an và muốn em thật sự yên tâm không phải lolắng điều gì Cuối cùng với lời đề xuất nhiệt tình của tôi, Sáng đã đồng ý Thế rồi tôibắt đầu cuộc trò chuyện với em bằng một lời đề nghị:

- Em hãy chia sẻ với cô những khó khăn trong học tập và hoàn cảnh gia đình mà emđang gặp phải?

Bất ngờ với lời đề nghị của tôi, Sáng tỏ ra không muốn chia sẻ Em chỉ nói với tôirằng:

- Không có việc gì đâu cô ạ!

Tôi cho em cảm giác yên tâm hơn bằng cách thủ thỉ tâm tình với em, cô là một giáoviên chủ nhiệm, so với các thầy cô bộ môn khác, cô là người có điều kiện gần gũi,cảm thông, chia sẻ với em nhiều hơn, là chỗ dựa vững chắc mà em có thể tin tưởng đểgiãi bày tâm sự với cô Cô sẽ giữ kín bí mật này nếu em muốn Thấy tôi nói vậy, Sáng

có vẻ yên tâm Trong những lời kể của em tôi lắng nghe rất cẩn thận và tỏ ra rất tôntrọng em Em kể cho tôi nghe chuyện cái ấm nước, chuyện bị cha đánh đập, chuyện

họ hàng bên nội rẻ rúng vì mẹ không sinh được em trai, chuyện bà nội quyết khôngcho đất vì không có cháu nội là cháu trai để nối dõi tông đường,…

- Em có cảm nhận được tâm trạng của mình khi bị bố đánh đập vì chuyện cái ấmnước? Cho cô biết vì sao em lại có những hành động ở ngoài đường và ở khu tưởngniệm như vậy?

Sáng trả lời:

- Sau chuyện cái ấm, em đã nói với bố rằng để em đi bắt cua em mua ấm khác trả chongười ta nhưng bố không nghe lời nói của em, bố đánh em đau lắm Mẹ can bố cũng

Ngày đăng: 30/05/2014, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w