Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giúp đỡ những học sinh có khó khăn về tâm lí.

Một phần của tài liệu Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu (Trang 28 - 29)

những học sinh có khó khăn về tâm lí.

Để giúp được những học sinh có khó khăn về tâm lí lấy lại được sự ổn định, cân bằng thì chỉ một mình giáo viên chủ nhiệm là chưa đủ. Theo tôi giáo viên chủ nhiệm cần phải thiết lập mạng lưới cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để có được sự phối hợp đồng bộ trong việc giúp đỡ các em vì chúng ta biết rằng sự nghiệp giáo dục là của toàn đảng, toàn dân đây là vấn đề không phải của riêng ai. Thực tế cho thấy giáo viên chủ nhiệm có cố gắng đến mấy nhưng không có được sự ủng hộ giúp đỡ tận tình của cấp ủy chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, ban lãnh đạo cùng các tổ chức đoàn thể trong trường như: đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, đội, giáo viên bộ môn,... thì khó có thể hoàn thành được chức trách của mình. Nhận thức được điều đó ngay từ khi phát hiện ra trong lớp chủ nhiệm của mình có học sinh rối nhiễu tâm lí, tôi đã có ngay báo cáo gửi lên ban giám hiệu nhà trường phản ánh đầy đủ những thông tin về học sinh có khó khăn về tâm lí. Từ những biểu hiện không bình thường ở trên lớp, cùng với việc giáo viên đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân khiến cho học sinh mắc phải những biểu hiện rối nhiễu như vậy và đề xuất hướng giải quyết,... Vì thế qua cầu nối là giáo viên chủ nhiệm, ban lãnh đạo trường có thể nắm chắc số học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí, để từ đó trong các cuộc họp vấn đề này đã được đưa ra nhằm trao đổi thảo luận giữa lãnh đạo với các giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể trong trường để hỗ trợ tốt hơn cho giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giúp đỡ các em.

Tranh thủ được sự giúp đỡ ấy giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi, tham mưu, đề xuất ý kiến xin cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được miễn giảm học phí, có thể cùng thuyết phục hiệu trưởng, hiệu phó cùng đến nhà phụ huynh để nắm chắc được hoàn cảnh của các em. Đối với các tổ chức đoàn thể của trường thì giáo viên chủ nhiệm có thể đề xuất ý kiến cho công đoàn trường có món quà nhỏ nhằm hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn, các tổ chức đoàn thanh niên, đội phát động các phong trào quỹ bạn nghèo, đội giáo dục đạo đức nề nếp cho học sinh có biểu hiện chống đối không tuân thủ, gây hấn, thu hút các học sinh rối nhiễu tâm lí tham gia tích cực vào các hoạt động của đội, đội có thể tặng quà cho những đội viên có nhiều tiến bộ. Đối với giáo viên bộ môn thì giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối đa năng phối hợp với giáo viên bộ môn trong việc giúp đỡ các em. Có thể do tâm lí một số em thích học môn này, không thích học môn kia nhưng với áp lực của một số giáo viên bộ môn nên các em có những căng thẳng về tâm lí chính vì thế giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với giáo viên bộ môn cho họ biết những suy nghĩ của học sinh về bộ môn của họ, về cách dạy để giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó giáo viên bộ môn cũng

cần quan tâm nhiều hơn đến những học sinh có khó khăn về tâm lí, có sự ưu tiên hơn đối với các em, tránh gây thêm những áp lực không cần thiết đối với các em.

Ngoài ra để quá trình giúp đỡ học sinh có khó khăn về mặt tâm lí của giáo viên chủ nhiệm được thuận lợi hơn thì giáo viên chủ nhiệm còn phải phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài trường. Đó có thể là các lực lượng như: ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị đoàn thể xã, xóm nơi học sinh có khó khăn về tâm lí cư trú. Qua các lực lượng này giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt thêm thông tin của học sinh khi các em ở nhà. Đối với ban đại diên cha mẹ học sinh, qua các buổi họp phụ huynh giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi để họ có những tác động tích cực nhất đối với phụ huynh học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí.

Qua đó cho thấy để thuận lợi hơn trong quá trình giúp đỡ học sinh có khó khăn về tâm lí giáo viên chủ nhiệm cần có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. Bởi đây là một việc làm khó khăn và mất rất nhiều thời gian, bên cạnh đó đòi hỏi sự kiên trì, sự nỗ lực hết mình. Vì thế nếu chỉ có được sự cố gắng một mình của giáo viên thì tôi nghĩ rằng khó có thể đạt được hiệu quả. Chính vì thế mỗi giáo viên chủ nhiệm cần liên kết với các lực lượng giáo dục học sinh để tăng cường sức mạnh đồng bộ đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu (Trang 28 - 29)