Nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong quá trình giúp đỡ học sinh có khó khăn về tâm lí.

Một phần của tài liệu Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu (Trang 30 - 31)

về tâm lí.

Dù chỉ trong vai là người hỗ trợ, trị liệu và can thiệp bước đầu đối với những học sinh có khó khăn về tâm lí, nhưng theo tôi nghĩ để quá trình hỗ trợ xây dựng tâm lí tích cực cho học sinh đạt được hiệu quả thì mỗi giáo viên cũng cần phải tuân theo những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp trong quá trình làm việc với học sinh. Các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp giúp cho giáo viên chủ nhiệm định hướng đúng trong nghề nghiệp đảm bảo cho các cuộc trò chuyện giữa giáo viên và học sinh đạt được hiệu quả. Mặt khác các yêu cầu về đạo đức còn giúp cho giáo viên ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong quá trình thảo luận mục đích cuối cùng là vì lợi ích của học sinh. Vì thế nếu giáo viên không tuân thủ những nguyên tắc về đạo đức của nghề có thể dẫn đến lạm dụng quyền lực trong nghề gây hại cho học sinh, đánh mất lòng tin ở các em đồng thời đánh mất hình ảnh vị trí của mình trong lòng các em. Về những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp giáo viên cần tuân thủ khi xây dựng tâm lí tích cực cho các em theo tôi giáo viên cần đảm bảo tính khách quan trong quá trình trao đổi, thảo luận với học sinh. Tính khách quan thể hiện ở chỗ trong quá trình trò chuyện, trao đổi giáo viên chỉ có một mục tiêu duy nhất là hỗ trợ học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí tự nhận thức và tự giải quyết khó khăn của chính mình ngoài ra giáo viên không có mục tiêu nào khác.

Trong quá trình thảo luận giáo viên cần chú ý không nên chia sẻ những câu chuyện riêng tư, những lo lắng của mình cho học sinh. Nếu giáo viên sa vào vấn đề này thì không những không giúp ích gì được cho học sinh mà tự nhiên lại biến mình thành đối tượng có biểu hiện rối nhiễu tâm lí như học sinh và lúc ấy giáo viên lại phải tìm đến một chuyên gia tư vấn tâm lí khác để tư vấn cho chính mình. Vì quan hệ giữa giáo viên (người xây dựng tâm lí tích cực) và học sinh (người có biểu hiện rối nhiễu tâm lí) là quan hệ một chiều thế nên giáo viên chỉ được phép lắng nghe học sinh chia sẻ cảm xúc, những căng thẳng lo lắng của các em,... và giáo viên phải có nhiệm vụ giúp học sinh vượt qua được những lo âu căng thẳng đó, tự giải quyết vấn đề của mình chứ không phải là giáo viên kể lể chuyện riêng tư của mình và giải quyết vấn đề của mình. Chính vì thế mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh mang tính khách quan.

Một vấn đề nữa theo tôi cũng rất quan trọng mà mỗi giáo viên cần phải nhận thức được đó là giáo viên nên tránh quan hệ nhiều tuyến với học sinh có khó khăn về tâm lí nghĩa là nếu giáo viên và học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí nếu có quan hệ như: quan hệ gia đình ruột thịt (gia đình họ hàng ruột thịt của mình), quan hệ tình cảm (quan hệ thân tình, yêu đương), quan hệ đồng nghiệp ( học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí lại là con của một đồng nghiệp khác trong trường) thì giáo viên không nên nhận giúp đỡ, hỗ trợ về tâm lí vì như vậy sẽ thiếu tính khách quan, giáo viên sẽ bị cảm xúc của chính học sinh chi phối.

Quá trình trò chuyện trao đổi với học sinh bị rối nhiễu đang cần giúp đỡ, giáo viên cần tôn trọng các em, không nên phân biệt hoàn cảnh gia đình, nguồn gốc xuất thân, bệnh tật, tôn giáo,... Sự tôn trọng các em thể hiện qua cách xử sự, lời nói, cử chỉ, giáo viên không nên làm thay những gì mà các em có thể tự làm, tôn trọng những quyết định, lựa chọn của các em dù quyết định ấy chưa phải là giải pháp tốt nhất. Giáo viên không nên ép buộc học sinh ra quyết định mà chỉ có thể làm cho các em tự nhận thức và đưa ra quyết định.

Trên đây là những giải pháp cần có để giáo viên chủ nhiệm có thể giúp học sinh có biểu hiện rối nhiễu thiết lập lại trạng thái cân bằng ổn định về tâm lí. Vẫn biết rằng để làm được tất cả những điều trên thì phải cần rất nhiều thời gian nhưng vì tương lai của các em, mỗi giáo viên hãy xem như đó phần trách nhiệm mà chúng ta phải làm. Giáo viên chủ nhiệm nên giành tình yêu thương hơn cho những em có hoàn cảnh đặc biệt, các em do áp lực gia đình phải chịu nhiều thiệt thòi, bồi đắp thêm cho các em tâm tư, tình cảm mà các em còn thiếu thốn, tạo sự ổn định về tâm lí giúp cho các em có thêm niềm tin, nghị lực trong cuộc sống và tốt hơn trong học tập.

Một phần của tài liệu Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w